Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1187/QĐ-bnn-tccb ngày 21/4/2006 về việc Phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và Chủ rừng giai đoạn 2006 2010



tải về 160.27 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích160.27 Kb.
#4728


BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________________________________________







ĐỀ ÁN

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chức Kiểm lâm

giai đoạn 2011 – 2015

(Kèm theo Quyết định phê duyệt số: 3569/QĐ-BNN-TCCB ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

___________________________________


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức kiểm lâm và chủ rừng có nhiều tiến bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức kiểm lâm và chủ rừng từng bước được nâng lên, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý lâm sản.

Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/4/2006 về việc Phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Kiểm lâm và Chủ rừng giai đoạn 2006 – 2010. Sau gần 5 năm triển khai thực hiện chương trình này đã tổ chức 112 lớp đào tạo, bồi dưỡng cho 5.059 học viên; trong đó, một số nội dung đã đạt và vượt kế hoạch được giao. Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Kiểm lâm từng bước được nâng lên; năm 2006, số công chức kiểm lâm có trình độ trên đại học chiếm 0,4%, trình độ đại học chiếm 28%, trung cấp 46,8%, sơ cấp 24,8%; đến 2009, số công chức kiểm lâm có trình độ trên đại học 1%, (tăng 0,6%), đại học 45% (tăng 23%), trung cấp 46% (giảm 0,8%) và sơ cấp 8% (giảm 16,8%).

Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, chúng ta đang thực hiện chủ trương hiện đại hoá Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và xã hội hoá công tác quản lý bảo vệ rừng thì yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm là cần thiết.

Qua tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 1187/QĐ-BNN-TCCB ngày 21/4/2006, các địa phương và các Bộ, Ngành có liên quan đều thống nhất cần thiết phải tiếp tục triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm. Xuất phát từ thực tiễn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao cho Cục Kiểm lâm xây dựng Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chức kiểm lâm giai đoạn 2011 – 2015”.



Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN I (2006-2010)

VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC KIỂM LÂM VÀ CHỦ RỪNG
Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình “đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Chương trình 1187) theo các nội dung tại Quyết định số 1187/QĐ-BNN-TCCB ngày 21 tháng 4 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, như sau:

I. VỀ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

Đã tổ chức biên soạn, thẩm định và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt các bộ tài liệu đưa vào sử dụng trong chương trình này, bao gồm:

- Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (ban hành theo Quyết định 732/QĐ/BNN-TCCB ngày 19/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu huấn luyện võ thuật lực lượng Kiểm lâm (ban hành theo Quyết định 1779/QĐ/BNN-TCCB ngày 20/6/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (ban hành theo Quyết định 1973/QĐ/BNN-TCCB ngày 11/7/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu “ bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm lâm viên trung cấp” (ban hành theo Quyết định 4154/QĐ/BNN-TCCB ngày 27/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn (ban hành theo Quyết định 4699/BNN-TCCB ngày 30/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên chính (ban hành theo Quyết định số 2260/QĐ-BNN-TCCB ngày 11/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên (ban hành theo Quyết định số 94/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch Kiểm lâm viên sơ cấp (ban hành theo Quyết định số 94/QĐ-BNN-TCCB ngày 12/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT);



Ngoài các bộ tài liệu đã được đưa vào sử dụng nêu trên, đã xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ rừng, đang tổ chức thẩm định để trình Bộ ban hành đưa vào sử dụng.

II. KẾT QUẢ ĐÀO TẠO

1. Về mở lớp:



TT



Nội dung

Kế hoạch 2006-2010

(học viên)


Thực hiện

Tỷ lệ % so kế hoạch

Tỷ lệ % so mục tiêu

Số lớp

Số học viên







1

Kiểm lâm địa bàn

400

15

590

184

100

2

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực QLBVR

800

7

320

40

32

3

Phòng cháy, chữa cháy rừng

1.200

58

3.243

270

100

4

Võ thuật

400

1

26

8

1

5

Lái xe

240

2

70

29

7

6

Bồi dưỡng thi nâng ngạch công chức Kiểm lâm

375

2

271

100

100

7

Tiếng dân tộc

300

2

52

22




8

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên chính

200

17

855

427

70

9

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên

200

14

532

260

15

10

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên trung cấp

-

4

173




4




Tổng




122

6.092







2. Về đối tượng và chất lượng đào tạo:

a) Đối tượng đào tạo theo chức vụ:

- Công chức là lãnh đạo cấp Chi cục Kiểm lâm và tương đương chiếm 2%;

- Công chức là lãnh đạo cấp Hạt kiểm lâm và tương đương chiếm 15%;

- Công chức chuyên môn nghiệp vụ và kiểm lâm địa bàn chiếm 83%;

b) Đối tượng đào tạo theo cấp học:

- Trên đại học: 1,2%;

- Đại học: 78%

- Trung cấp: 18%

- Sơ cấp: 2,8%



2. Chất lượng đào tạo:

- Loại giỏi: 11,7%

- Loại khá: 78,2%

- Loại trung bình: 10,1%

Sau mỗi khoá học các Trường đều tổng hợp ý kiến đánh giá của các học viên về nội dung chương trình học, tài liệu, chất lượng và phương pháp giảng dạy… kết quả đánh giá của các học viên như sau:

TT

Nội dung

Tốt

(%)

Khá

(%)

Trung bình

(%)

Không ý kiến

(%)

1

Nội dung chương trình học

90,2

9,2

0,1

0,5

2

Chất lượng giảng dạy

86,3

11,0

0,8

1,9

3

Phương pháp giảng dạy

78,4

10,9

0,9

9,8

4

Tài liệu

90,2

8,0

-

1,8







86,0

10,0

0,45

5,45

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THEO TỪNG MỤC TIÊU

1. Mục tiêu thứ nhất: 100% Công chức kiểm lâm đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn ngạch công chức Kiểm lâm.

Theo quy định tại Quyết định số 09/QĐ-BNV ngày 05/10/2006, của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về ban hành chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm, khi chuyển xếp ngạch công chức kiểm lâm, ngoài các quy định như đối với công chức hành chính thì công chức kiểm lâm còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch công chức kiểm lâm.

Theo thống kê, hiện nay số lượng công chức kiểm lâm toàn quốc là 10.243 người; trong đó:

- Số đã được học và cấp chứng chỉ đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch công chức kiểm lâm (theo chương trình 1187) đến hết năm 2010 sẽ đạt khoảng 1.600 người (tương ứng 15,6%).

- Số còn lại khoảng 8.643 người (tương ứng 84,4%) chưa được đào tạo; chia theo cơ cấu ngạch hiện tại như sau:

+ Kiểm lâm viên chính: 800 người;

+ Kiểm lâm viên: 2.500 người;

+ Kiểm lâm viên trung cấp: 4.000 người;

+ Còn lại là kiểm lâm viên sơ cấp;

2. Mục tiêu thứ hai và thứ ba: 50% công chức có trình độ đại học; 30% công chức Kiểm lâm có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp.

Để thực hiện mục tiêu này, thông qua 2 hình thức chủ yếu:

- Thông qua công tác tuyển dụng mới;

- Đào tạo nâng cao đối với những công chức kiểm lâm đã được tuyển dụng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ.

Khi xây dựng chương trình vào năm 2006, số công chức kiểm lâm có trình độ trên đại học chiếm 0,4%, trình độ đại học chiếm 28%, trung cấp 46,8%, sơ cấp 24,8%. Đến nay, công chức kiểm lâm có trình độ trên đại học 96 người (chiếm 1%, tăng 0,6%), đại học 4.615 người (chiếm 45%, tăng 23%, trong đó công chức dưới 45 tuổi có trình độ đại học chiếm 54%), trung cấp 4.735 người (chiếm 46%, giảm 0,8%) và sơ cấp 795 người (chiếm 8%, giảm 16,8%).

3. Mục tiêu thứ tư: đào tạo một số chuyên gia giỏi cho ngành (ít nhất ở trung ương có 10 người, cấp địa phương có rừng ít nhất có 1 người).

Mục tiêu này mới thực hiện được ở Trung ương và một số tỉnh, thành phố thông qua các hình thức cử đi tham gia các lớp đào tạo ở trong nước, quốc tế hoặc thông qua bổ sung kiến thức thực tiễn (từ năm 2006 đến nay, ở Trung ương số cán bộ đã hoàn thành chương trình đào tạo tiến sỹ là 4 người, thạc sỹ là 18 người); còn lại nhiều địa phương công tác này chưa thực hiện được.



4. Mục tiêu thứ năm: 100% Kiểm lâm địa bàn được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn.

Chương trình bồi dưỡng kiểm lâm địa bàn đã được quan tâm và triển khai thực hiện từ năm 2002 theo Quyết định 4699/BNN-TCCB ngày 04/6/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành tài liệu “bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn”.

Căn cứ vào kế hoạch giao, tại Trung ương (2 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II) đã tổ chức mở được 15 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho 590 công chức kiểm lâm địa bàn, đạt 184% so kế hoạch giao. Ngoài ra, bằng các chương trình khác, như chương trình về khuyến lâm, các Cơ quan Kiểm lâm vùng, thuộc Cục Kiểm lâm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư quốc gia tổ chức được 8 lớp/806 học viên là kiểm lâm địa bàn được bồi dưỡng kiến thức về khuyến lâm.

Từ năm 2007, việc đào tạo, bồi dưỡng kiểm lâm địa bàn chủ yếu được phân cấp cho các địa phương; theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành phố thì các đơn vị đã sử dụng tài liệu “bồi dưỡng kiểm lâm địa bàn” ban hành theo Quyết định 4699/QĐ-BNN-TCCB để tập huấn cho hầu hết công chức kiểm lâm địa bàn trong phạm vi toàn quốc.



5. Mục tiêu thứ sáu: 100% Hạt trưởng, Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế được bồi dưỡng nghiệp vụ về điều tra hình sự, xử phạt vi phạm hành chính.

Đã tổ chức mở được 7 lớp/320 học viên được đào tạo nghiệp vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản (đạt 40%). Nguyên nhân của việc không thực hiện đúng kế hoạch đề ra xuất phát từ điều kiện thực tế, hiện nay ở Trung ương không đủ kinh phí, thời gian để đào tạo đến toàn bộ các Hạt trưởng; trong khi đó, các địa phương lại không có điều kiện để tự tổ chức đào tạo cho các đối tượng này.

Thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về điều tra hình sự và xử lý vi phạm hành chính cho lãnh đạo cấp Hạt, cấp phòng trực thuộc các Chi cục Kiểm lâm đã được thực hiện từ năm 2001 bằng việc thông qua các đợt tập huấn do Cục Kiểm lâm tổ chức.

6. Mục tiêu thứ bảy: 100% Kiểm lâm cơ động, phòng cháy, chữa cháy rừng được đào tạo nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng.

Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng; hàng năm, lực lượng kiểm lâm đều triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; do vậy, nhu cầu đào tạo nâng cao kỹ năng trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng ở các địa phương là rất lớn. Từ thực tế đó, theo kế hoạch ban đầu, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy rừng được giao cho 2 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II đảm nhận, nhưng do nhu cầu thực tiễn nên Ban chỉ đạo của Bộ đã đồng ý chuyển việc đào tạo, bồi dưỡng công tác này cho 3 Cơ quan Kiểm lâm vùng, thuộc Cục Kiểm lâm thực hiện; kết quả đã tổ chức được 58 lớp/3.243 học viên tham gia. Đến nay, theo báo cáo của các Chi cục Kiểm lâm địa phương hầu hết kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng đã được tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy rừng



7. Mục tiêu thứ tám: 10% cán bộ, công chức kiểm lâm được đào tạo lái xe.

Theo kế hoạch, số công chức kiểm lâm dự kiến được đào tạo lái xe là 240 người. Năm 2007, đã tổ chức mở 2 lớp đào tạo lái xe tại 2 Trường Công nhân kỹ thuật I và IV, với số lượng học viên tham gia là 70 người (đạt 29% so kế hoạch; đạt 7% so mục tiêu). Thực tế, việc đào tạo lái xe đã trở thành xã hội hoá, các địa phương đều mở các lớp học lái xe; do vậy, từ năm 2008, Cục Kiểm lâm đã đề nghị Ban chỉ đạo chuyển cho các địa phương tự tổ chức đào tạo nội dung này để dành thời gian, kinh phí để đào tạo nội dung khác.



8. Mục tiêu thứ chín: 20% đến 30% cán bộ, công chức kiểm lâm được huấn luyện võ thuật.

Năm 2007 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I mới mở được 1 lớp võ thuật, có 26 học viên tham gia (đạt 8% so kế hoạch; đạt 1% so mục tiêu). Từ năm 2008, tuy có triệu tập nhưng hầu hết các địa phương không có nhu cầu đăng ký học, nên Cục Kiểm lâm đề nghị cho chuyển các Chi cục Kiểm lâm tự liên hệ đào tạo tại địa phương.



9. Mục tiêu thứ 10: 100% chủ rừng được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng.

Đến nay, mục tiêu này mới hoàn thành việc biên soạn tài liệu giảng dạy, đang chờ Bộ thẩm định nên chưa tổ chức đào tạo được. Sự chậm trễ này do chưa bố trí được kinh phí và nhân lực để thực hiện chương trình; mặt khác, các đối tượng là chủ rừng hiện nay rất đa dạng, cần nghiên cứu xác định cần ưu tiên đào tạo cho đối tượng nào là chính, căn cứ vào đó để xây dựng chương trình, tài liệu cho phù hợp.



IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những mặt đã đạt được

- Từ năm 2006 – 2010 đã tổ chức đào tạo được 122 lớp/6.092 học viên; trong đó, một số nội dung đã đạt và vượt kế hoạch được giao, như: bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng đạt 270% so kế hoạch; bồi dưỡng kiểm lâm địa bàn đạt 184% so kế hoạch; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính đạt 427% so kế hoạch; kiểm lâm viên đạt 260% so kế hoạch…

- Đã xây dựng được 8 bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng nhu cầu đào tạo của các học viên. Hàng năm, thường xuyên cập nhật, bổ sung những nội dung, chính sách mới vào tài liệu cho phù hợp, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn.

- Ban chỉ đạo 1187/QĐ-TCCB của Bộ đã thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đánh giá; kịp thời điều chỉnh, bổ sung, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện;

- Trong quá trình thực hiện đã linh hoạt trong việc sắp xếp, bố trí thời gian, chương trình học một cách hợp lý; tăng cường sự phối hợp với các địa phương để liên kết bằng nguồn kinh phí của các địa phương để vừa đạt mục tiêu đào tạo, vừa giảm bớt chi phí về thời gian, chi phí của các học viên.

2. Những mặt còn hạn chế

- Một số mục tiêu, nội dung thực hiện thấp so kế hoạch hoặc chưa thực hiện được, như: đào tạo võ thuật (được 8% so kế hoạch; 1% so mục tiêu); đào tạo lái xe (được 29% so kế hoạch; 7% so mục tiêu); đào tạo tiếng dân tộc (được 22% so kế hoạch); bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ rừng chưa thực hiện được (mới biên soạn được tài liệu)…

- Một số nội dung đào tạo tuy đã đạt và vượt so kế hoạch, nhưng so với mục tiêu đề ra thì còn rất thấp, như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm (đạt 300% so kế hoạch, nhưng mới đạt 15,6% so với mục tiêu); xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản (mới đạt 32% so mục tiêu)…

Nguyên nhân

- Chương trình 1187 được phê duyệt từ năm 2006, nhưng thực tế thời gian 2 năm đầu chủ yếu triển khai việc xây dựng chương trình, tài liệu giảng dạy; công tác đào tạo chủ yếu tập trung vào 3 năm còn lại (từ 2008 – 2010), do vậy tiến độ thực hiện có chậm so dự kiến.

- Xuất phát từ thực tế, một số nội dung rất cần thiết đối với các công chức kiểm lâm nên nhu cầu cần được đào tạo rất lớn, như: bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm; bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; kiểm lâm địa bàn…Tuy nhiên, do điều kiện thực tế ở Trung ương không đủ kinh phí, thời gian để đào tạo; trong khi đó, các địa phương lại không đủ điều kiện và kinh phí để tự tổ chức đào tạo. Mặt khác, do thực tế hiện nay chỉ có 2 trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I và II mới có đủ điều kiện cấp chứng chỉ nên mặc dù các đơn vị đã ưu tiên bố trí nhưng cũng cần phải có thêm thời gian mới cơ bản hoàn thành chương trình này.

- Một số nội dung có trong kế hoạch đào tạo nhưng nhu cầu từ các địa phương lại rất thấp, như: đào tạo lái xe, võ thuật, tiếng dân tộc…

- Kinh phí hỗ trợ cho các học viên rất thấp, giá cả thị trường liên tục tăng trong khi thời gian học tập lại dài ngày, có những nội dung học tập rất vất vả, như: đào tạo võ thuật, lái xe.

- Chương trình 1187 đặt ra một số mục tiêu quá cao, như: mục tiêu bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm (100%); bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản (100%); kiểm lâm địa bàn…Tuy nhiên, kế hoạch tiến độ thực hiện hàng năm và kinh phí cần thiết cho đào tạo lại thấp. Có một số mục tiêu đề ra nhưng trong kế hoạch thực hiện lại không có trong chương trình…

- Do đặc thù của lực lượng kiểm lâm vào những tháng mùa khô cần phải tập trung lực lượng tăng cường cho công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, vì vậy vào những thời điểm này khó triệu tập được học viên, ít nhiều đã ảnh hưởng đến kế hoạch đào tạo.

3. Những vấn đề đặt ra cần điều chỉnh trong chương trình đào tạo công chức Kiểm lâm.

Do chương trình 1187 đặt ra một số mục tiêu quá cao, tuy nhiên kế hoạch tiến độ thực hiện hàng năm và kinh phí cần thiết cho đào tạo lại thấp. Có một số mục tiêu đề ra nhưng trong kế hoạch thực hiện lại không có trong chương trình… Do vậy, cần xem xét điều chỉnh hợp lý một số mục tiêu của chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn của giai đoạn tới, như sau:



3.1. Những nội dung cần tập trung tăng cường đào tạo

3.1.1 Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm

Theo quy định tại Quyết định số 09/QĐ-BNV ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về quy định chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức Kiểm lâm thì đối với công chức kiểm lâm ngoài việc cần phải có các tiêu chuẩn như đối với công chức hành chính khác, còn phải có chứng chỉ học khoá bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm. Hiện nay, số công chức kiểm lâm toàn quốc chưa qua lớp bồi dưỡng bắt buộc này còn khoảng 8.643 người (84,4%); do vậy, để chuẩn hoá tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm theo quy định, cần phải tiếp tục triển khai đào tạo nội dung này. Bao gồm:

+ Kiểm lâm viên chính: 800 người;

+ Kiểm lâm viên: 2.500 người;

+ Kiểm lâm viên trung cấp: 4.000 người;

3.1.2. Đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ

a) Đào tạo về áp dụng pháp luật:

Nội dung này bao gồm: nghiệp vụ về điều tra hình sự và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản. Đây là nội dung rất cần thiết, bởi lẽ: theo quy định của pháp luật thì cơ quan kiểm lâm có thẩm quyền khởi tố, điều tra hình sự và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; trong khi đó, công chức kiểm lâm hiện nay chủ yếu được đào tạo chuyên môn ở các trường đại học, trung học chuyên ngành về lâm nghiệp (một số được đào tạo chuyên ngành luật, nhưng số này ít); trong quá trình thực thi nhiệm vụ thường xuyên va chạm với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; do vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao và thực thi nhiệm vụ phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật thì cần phải tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ này.

Số cần đào tạo sâu hơn trong lĩnh vực này tập trung vào các đối tượng là hạt trưởng, phó Hạt trưởng; Trưởng phòng, phó trưởng phòng Thanh tra pháp chế; Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng; cán bộ làm công tác pháp chế tại các Hạt Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm là những người trực tiếp tham gia các hoạt động về điều tra hình sự và xử phạt vi phạm hành chính.

b) Bồi dưỡng nghiệp vụ theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cho các đối tượng chuyên trách làm công tác khoa học, thống kê cập nhật thông tin, phục vụ cho công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, cảnh báo phát hiện sớm cháy rừng; giao đất giao rừng, quản lý nương rãy…

c) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn: đây là công tác thường xuyên, nhằm bổ sung, củng cố kiến thức nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn. Ngoài các bộ tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiểm lâm địa bàn đang thực hiện, cần bổ sung sâu hơn các kiến thức, kỹ năng về tuyên truyền vận động, phương pháp tiếp cận người dân, công tác khuyến lâm, đào tạo tiếng dân tộc; trong đó ưu tiên các đối tượng mới được tuyển dụng.

d) Bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ rừng: đối tượng đào tạo là những người là tổ trưởng, nhóm trưởng, đội trưởng của các nhóm, tổ, đội quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng.

e) Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm và các lực lượng bảo vệ rừng khác.



3.2. Một số nội dung đề nghị phân cấp cho các địa phương

a) Đào tạo võ thuật;

b) Đào tạo lái xe;

c) Đào tạo tiếng dân tộc;

d) Bồi dưỡng nghiêp vụ cho kiểm lâm địa bàn; nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng, nghiệp vụ cho các chủ rừng (ở cấp Trung ương chỉ đào tạo đến các Tiểu giáo viên);

TÓM LẠI

Trên cơ sở đánh giá toàn diện chương trình về đào tạo bồi dưỡng công chức kiểm lâm và chủ rừng giai đoạn 2006 – 2010; trong khi hiện nay, cả nước chưa có một cơ sở nào chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm thì việc tiếp tục triển khai thực hiện chương trình về đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm giai đoạn II (2011 – 2015), nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý bảo vệ và phát triển rừng là hết sức cần thiết.



Phần II

MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, KẾ HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Trang bị kiến thức về quản lý nhà nước và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức kiểm lâm nhằm có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.



2. Dự kiến chỉ tiêu giai đoạn 2011 – 2015 như sau:

1) 100% công chức kiểm lâm được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm lâm (trong đó, ở trung ương đào tạo khoảng 2.000 người);

2) 100% công chức kiểm lâm được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về công tác pháp chế, thanh tra và áp dụng pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng (trong đó, những người làm chuyên trách công tác pháp chế, thanh tra tại các hạt kiểm lâm huyện; hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, hạt kiểm lâm rừng phòng hộ; đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra hình sự và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng);

3) 100% công chức kiểm lâm địa bàn được bồi dưỡng nghiệp vụ (trong đó, ở trung ương đào tạo tiểu giáo viên cho 400 người);

4) 100% công chức kiểm lâm (tương đương 600 người) chuyên trách làm công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được đào tạo nghiệp vụ theo dõi diến biến tài nguyên rừng;

5) 100% những người đứng đầu hoặc tổ trưởng, nhóm trưởng, đội trưởng đội quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng được bồi dưỡng nghiệp vụ (trong đó, ở trung ương đào tạo tiểu giáo viên cho 400 công chức kiểm lâm về bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ rừng);

6) 100% công chức kiểm lâm được tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy rừng, chống chặt phá rừng (trong đó, ở trung ương đào tạo 2.000 người).

II. QUAN ĐIỂM

- Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải bám sát nhu cầu thực tế, phù hợp với tiêu chuẩn ngạch công chức kiểm lâm;

- Thực hiện phương châm xã hội hoá trong công tác đào tạo, phân cấp một số nội dung để các đơn vị ở địa phương tự tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở thống nhất về tài liệu do trung ương ban hành;

III. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Hoàn thiện chương trình, tài liệu giảng dạy:

Năm 2011, tập trung hoàn chỉnh các bộ tài liệu sau đây:

- Bổ sung chỉnh lý tài liệu các ngạch kiểm lâm cho phù hợp với Quyết định số 09/QĐ-BNV;

- Bổ sung chỉnh lý tài liệu “xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản”;

- Xây dựng tài liệu đào tạo tiểu giáo viên về bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên, kiểm lâm viên trung cấp;

- Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên về bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ rừng;



- Tài liệu đào tạo tiểu giáo viên bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn.

2. Kế hoạch mở lớp (ở Trung ương):

TT

Nội dung

Số học viên được đào tạo

Tổng

2011

2012

2013

2014

2015

1

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên chính

800

160

160

160

160

160

2

Bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ kiểm lâm viên

1.200

240

240

240

240

240

3

Tiểu giáo viên bồi dưỡng kiến thức QLNN và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên và kiểm lâm viên trung cấp

320




80

80

80

80

4

Xử lý vi phạm trong lĩnh vực QLBVR và quản lý lâm sản

400

80

80

80

80

80

7

Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

600

120

120

120

120

120

8

Đào tạo Tiểu giáo viên về nghiệp vụ cho chủ rừng

400




100

100

100

100

9

Bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy rừng

2.000

400

400

400

400

400

10

Tiểu giáo viên nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn

400

80

80

80

80

80




Tổng

6.120

1.080

1.260

1.260

1.260

1.260

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Phân cấp đào tạo:

Do số lượng công chức kiểm lâm toàn quốc rất lớn (trên 10.000 người), số có nhu cầu đào tạo nhiều; trong khi đó, thời gian và kinh phí dành cho đào tạo hàng năm còn hạn chế; do vậy cần phải phân cấp cho các địa phương đào tạo một số nội dung, trên cơ sở chương trình tài liệu chuẩn do Trung ương ban hành. Việc phân cấp như sau:

1.1. Ở cấp trung ương:

a) Thống nhất việc biên soạn chương trình, tài liệu giảng dạy; in ấn, phát hành tới các địa phương;

b) Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II:

Trực tiếp đào tạo (hoặc phối hợp với địa phương để đào tạo) về kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm; gồm:

- Kiểm lâm viên chính;

- Kiểm lâm viên;

- Đào tạo tiểu giáo viên ngạch kiểm lâm viên trung cấp

Phạm vi đào tạo:

- Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, đào tạo các tỉnh từ Thừa Thiên Huế trở ra;

- Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II, đào tạo các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào;

c) Các cơ quan Kiểm lâm vùng I, II, III (thuộc Cục Kiểm lâm):

Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ; gồm:

- Nghiệp vụ về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;

- Đào tạo tiểu giáo viên về nghiệp vụ cho chủ rừng;

- Nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng;

- Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm lâm địa bàn.

1.2. Ở địa phương:

Cử cán bộ đi học các lớp tiểu giáo viên do trung ương mở để tự đào tạo lại cho các đối tượng còn lại của địa phương; bao gồm:

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm lâm viên trung cấp, sơ cấp (theo hình thức liên kết với các trường ở trung ương)

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho kiểm lâm địa bàn;

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chủ rừng;

- Liên hệ với các cơ sở đào tạo tại địa phương để đào tạo các nội dung khác, như: lái xe, tiếng dân tộc…

2. Phương thức đào tạo

- Đào tạo tập trung ở hai Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II và các cơ quan Kiểm lâm vùng (thuộc Cục Kiểm lâm);

- Đào tạo tại địa phương.

3. Chứng nhận, chứng chỉ đào tạo

- Các Trường Cán bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I và II cấp chứng chỉ về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm;

- Cục Kiểm lâm cấp chứng chỉ, chứng nhận về các nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ.

4. Về kinh phí:


  1. Ở cấp trung ương:

Để thực hiện Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công chức Kiểm lâm giai đoạn 2011- 2015”. Nguồn kinh phí dự kiến 19,3 tỷ đồng, chi tiết theo biểu sau:

Đơn vị: triệu đồng

TT

Nội dung

2011

2012

2013

2014

2015

1

Kinh phí xây dựng chương trình, biên soạn, thẩm định tài liệu giảng dạy; in ấn, phát hành

400

270

200

200

200

2

Kinh phí mở lớp

2.050

4.000

4.000

4.000

3.350

3

Đánh giá, sơ kết, tổng kết

50

100

150

100

230




Tổng cộng

2.500

4.370

4.350

4.300

3.780

- Nguồn kinh phí: từ ngân sách nhà nước (phụ thuộc vào nhu cầu đào tạo và khả năng bố trí ngân sách nhà nước hàng năm).

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức Kiểm lâm do các Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II thực hiện; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành do các cơ quan Kiểm lâm vùng thực hiện.



  1. Ở địa phương:

Các địa phương tự chủ động kinh phí từ ngân sách địa phương, nguồn thu từ xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng để tổ chức các nội dung đào tạo theo phân cấp.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ở cấp trung ương:

a) Kiện toàn Ban chỉ đạo, trên cơ sở Ban chỉ đạo chương trình 1187 trước đây để tổ chức thực hiện.

b) Tổng cục Lâm nghiệp:

- Trực tiếp chỉ đạo Cục Kiểm lâm, các đơn vị trực thuộc Tổng cục phối hợp tổ chức triển khai thực hiện;

- Phối hợp với các Cục, Vụ và đơn vị có liên quan thẩm định chương trình, tài liệu;

- Xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, 5 năm và hướng dẫn thực hiện;

c) Cục Kiểm lâm (thuộc Tổng cục Lâm nghiệp):

- Phối hợp với các Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm;

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 5 năm, hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

- Tham gia soạn thảo và thẩm định giáo trình, tài liệu;

- Cử cán bộ tham gia giảng dạy các chuyên đề phù hợp có liên quan đến nghiệp vụ kiểm lâm;

- Chỉ đạo các cơ quan Kiểm lâm vùng I, II, III tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành; cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng;

- Phối hợp với 2 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện hàng năm, đánh giá, sơ kết, tổng kết.

d) Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I, II:

- Chủ trì, phối hợp với Cục Kiểm lâm và các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng biên soạn, trình cấp có thẩm quyền thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo;

- Trực tiếp đào tạo hoặc phối hợp đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm lâm và cấp chứng chỉ đào tạo;

- Chủ trì tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về cải tiến phương pháp đào tạo, hình thức liên kết đào tạo;

- Xây dựng dự toán cả giai đoạn và từng năm trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí.

e) Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

- Chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện;

- Chủ trì thẩm định giáo trình, tài liệu; nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm;

f) Vụ Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn):

Chủ trì và phối hợp với Vụ Kế hoạch cân đối kế hoạch tài chính tổng thể, cũng như kế hoạch tài chính hàng năm; thẩm định phê duyệt dự toán chi tiết;

2. Ở địa phương:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

- Chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo công chức kiểm lâm 5 năm, hàng năm, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Tự chủ về kinh phí và tổ chức đào tạo các nội dung đã được phân cấp;

- Phối hợp Cục Kiểm lâm, các Trường trong việc tổ chức đào tạo và liên kết đào tạo;

- Tổng hợp báo cáo hàng năm về kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức kiểm lâm và chủ rừng của địa phương./.


KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đã ký



Hứa Đức Nhị


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 160.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương