Nội dung của luật tạng Pali (Pali Vinayapitaka): Có 3 bộ chia thành 5 tập: Suttavibhanga



tải về 131.37 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích131.37 Kb.
#30566

  1. Nội dung của luật tạng Pali (Pali Vinayapitaka):

Có 3 bộ chia thành 5 tập:

  • Suttavibhanga (Kinh Phân Biệt) Giải thích các giới điều của Tỷ kheo, được chia thành 2 loại: 1. Bhikkhu Vibhanga bao gồm 227 giới; 2. Bhikkhuni Vibhanga bao gồm 311 giới.

  • Khandhaka (Kiền Độ) : trình bày bao quát các sinh hoạt của tăng đoàn, được chia thành 2 loại: 1. Mahavagga (Đại phẩm- gồm 10 kiền độ): Đại kiền độ (thọ giới); Bố tát kiền độ; Vũ an cư kiền độ; Tự tứ kiền độ; Bì cách kiền độ (giày dép); Dược kiền độ; Ca thi na kiền độ (Y công đức); Y kiền độ; Chiêm ba kiền độ (những việc rắc rối xảy ra ở Campa); Câu thiểm di hay Kiều thưởng di kiền độ (việc rắc rối xảy ra ở Kosambi); và 2. Cullavagga (Tiểu phẩm-gồm 12 kiền độ): Yết ma kiền độ, Biệt trú kiền độ; Phú tàng kiền độ; Diệt tránh kiền độ (dập tắt tranh chấp); Tạp sự kiền độ; Phòng xá kiền độ; Phá tăng kiền độ; Oai nghi kiền độ; Già Bố tát kiền độ (ngăn bố tát); Tỳ kheo ni kiền độ (nói về ni giới); Ngũ bách nhân kiền độ (500 vị kết tập pháp tạng); Thất bách nhân kiền độ

  • Parivara (Phụ tùy): Gồm 19 chương, là những điều liên hệ đến 2 bộ phận trên.



  1. Năm bộ luật quan trọng của các bộ phái:

  • Dharmagupta phiên âm là Đàm-vô-đức được dịch là Pháp Tạng Bộ, Tứ Phần Luật

  • Sarvastivada: phiên âm là Tát-bà-sa Bộ, dịch là Hữu Bộ, có Thập tụng luật

  • Kasyapiya: phiên âm là Ca-diếp-di Bộ, dịch Ẩm Quang Bộ hay Thiện Tuế Bộ, có Giải Thoát Giới Kinh

  • Mahisasaka: phiên âm là Di-sa-tắc Bộ, dịch là Hóa Địa Bộ hay Chánh Địa Bộ, có Ngũ Phần Luật

  • Vatsiputriya: phiên âm là Bà-ta-phú-la Bộ, dịch là Độc Tử Bộ có Ma ha Tăng Kỳ Luật




  1. Luật tạng được truyền vào Trung Hoa

  • Thập tụng luật: Cưu Ma La Thập dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ 6 đến năm thứ 8 (404-406) đời Diêu Tần.

  • Tứ Phần Luật: Do Phật đà da xá và Trúc Phật Niệm dịch (410-413)

  • Ma Ha Tăng Kỳ Luật: Do Phật đà bạt đà la và Pháp Hiển dịch (418)

  • Ngũ Phần Luật: Do Phật đà thập và Trí Thắng dịch (423)

  • Giải thoát giới Kinh do Phất nhã Lưu Chi dịch (538-544)

  • Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ Nại Da Do tam tạng Nghĩa Tịnh dịch (700-711)



  1. Xiển dương Luật Học tại Việt Nam

  • Thiền sư Hương Hải (1628-1715): Giải Sa Di Giới Luật

  • Thiền sư Pháp Chuyên (1726-1798): Quy sơn cảnh sách Cú Thích Lược Ký; Tỳ Ni Oai nghi Sa Di cảnh sách Ấn chú yếu lược; Tỳ Ni Nhật Dụng thiết Yếu Phát Ẩn Âm chú; Sa Di Luật nghi Yếu Lược tang Chú; Sự nghĩa luật yếu lược

  • Thiền Sư Toàn Nhật (-1835): Sa Di Oai Nghi Tăng Chú Giải Ngụy Tử Tiểu thiên

  • Thiền Sư Chánh Thành (1872-1949): Tứ Phần Như Thích, Bồ tát Giới Kinh, Tỳ kheo giới kinh; Sa Di Giới; Tỳ Ni Hương Nhũ

  • Thiền Sư Trí Hải (Bích Liên-1876-1950): Quy Sơn cảnh Sách (dịch Nôm)

  • Thiền Sư Huyền Ý (1891-1951) Sa Di Luật Diễn nghĩa

  • Thiền Sư Tuệ Tạng (1889-1959): Kinh Phạm Võng giải; sa di luật

  • Thiền Sư Khánh Anh (1895-1961) Tại gia cư sĩ luật

  • Thiền Sư Thiện Hòa (1907-1978): Giới Đàn Tăng, Tỳ kheo giới kinh

  • Thiền Sư Bửu Chơn (1911-1979): Tứ Thanh Tịnh Giới

  • Thiền Sư Trí Hải (Thanh Thao-1906-1979): Nghi Thức Thọ Tam Quy; Sa Di Luật

  • Thiền Sư Hộ Tông (1893-1981): Luật xuất gia

  • Thiền Sư Trí Thủ (1909-1984): Nghi thức truyền giới tại gia và Bồ tát Thập Thiện; Luật Tỳ Kheo; Yết ma Yếu Chỉ, Tứ Phần Hiệp Chú

  • Thiền sư Hành Trụ (1904-1984) Sa di luật giải; Quy Sơn Cảnh sách; Tứ Phần giới Bổn Như Thích; Phạm võng Bồ tát giới; Tỳ Kheo giới kinh

  • Thiền sư Giới Nghiêm (1921-1988) Luật tạng Pali

  • Thiền sư Bình Minh (1924-1988): Yết ma Chỉ Nam

  • Thiền sư Thiện Chơn (1914-1992) Luật Tứ Phần Hiệp Chú; Luật Tứ Phần tỳ Kheo Ni Lược Ký, Tỳ Ni Hương Nhũ

  • Thiền Sư Đôn Hậu (1905-1992) Cách thức sám hối các tội đã phạm; Luật Tứ Phần Tỳ kheo Ni Sao…

Nội dung các loại giới



  1. Giới Tỷ kheo:

Về công dụng

  • Chỉ trì: Không làm việc bất thiện tức hành trì (các giới bản của TK và TKN

  • Tác trì: Thực hành các điều Phật quy định là hành trì

Về tánh chất:

  • Tánh giới: tánh chất của việc làm đó là giới; nghĩa là nếu vi phạm là có tội, bao gồm 4 trọng giới

  • Già giới: Những điều ngăn cấm để khỏi phạm tội: ví dụ uống rượu, tích trữ vàng bạc (bản thân của chúng không có tội, nhưng chúng là nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm…

Về phương diện (hay khoa):

  • Giới pháp: những điều do Phật chế

  • Giới thể: giới thể này phát sinh khi thọ giới cụ túc và chi phối giới tử suốt đời; thành tựu nhờ 3 nhân tố: giới tử chí thành, giới sư thanh tịnh, giới đàn trang nghiêm

  • Giới hạnh: các hành vị của 3 nghiệp hoạt hiện ra ngoài phù hợp với giáo pháp

  • Giới tướng: tướng trạng của giới

Thông thường các luật sư chia giới bản của TK và TKN thành 5 thiên:

  • Thiên ba la di: tội nghiêm trọng

  • Thiên Tăng già bà thi sa: tương đối nghiêm trọng

  • Thiên Ba dật đề: nhẹ hơn hai loại trên

  • Thiên Đề xá ni: tội thuộc về ăn uống

  • Thiên đột cát la: thuộc về oai nghi

Bảy tụ:

  • Ba la di

  • Tăng già bà thí sa

  • Thâu lan giá: tội liên quan đến hai khoản trên, nhưng nhẹ hơn

  • Ba dật đề

  • Đề xá ni

  • Ác tác: ác hạnh thuộc về thân

  • Ác thuyết: ác hạnh thuộc về miệng

Phân chia qua tên gọi:

  • Khai: Mở ra: nghĩa là TK được uống rượu (theo yêu cầu của thầy thuốc) để chữa bệnh

  • Già: Ngăn lại: sau khi lành bệnh thì cấm không được dùng rượu nữa

  • Trì: tuân thủ

  • Phạm: vi phạm

  • Danh: tên gọi của giới

  • Chủng: chúng loại của giới

  • Tánh: tánh chất của giới

  • Tướng: tướng trạng của giới




  1. Giới Bồ Tát (đại thừa):

  1. Nhiếp luật nghi giới: còn gọi là biệt giải thoát luật nghi, bao gồm các giới căn bản của tại gia cũng như xuất gia (chư ác mạc tác)

  2. Nhiếp thiện pháp giới: lấy việc thực hành các điều thiện làm giới (chúng thiện phụng hành)

  3. Nhiêu ích hữu tình giới: nghĩa là lấy việc làm lợi ích cho chúng sanh làm giới, còn gọi là nhiếp chúng sanh giới

Dựa trên mối liên hệ của ba pháp giới định tuệ, các luận sư phân chia:

  • Biệt giải thoát luật nghi (bao gồm nhiếp luật nghi giới)

  • Định cọng giới: lấy thiền định làm giới; nghĩa là do tu tập thiền định mà thân tâm hành giả đoạn trừ được lậu hoặc, thân tâm thanh tịnh, giới thể cụ túc và giải thoát do định sinh

  • Đạo cộng giới: lấy trí tuệ làm nền tảng cho giới; nghĩa là do tu tập vô lậu nghiệp, được trí tuệ vô lậu. Giới thể viên mãn, có được giải thoát do tuệ sinh



CÁC PHÁP YẾT MA (Kamma)


  1. Khái niệm tổng quát về cộng đồng tăng lữ:

  1. Tăng (tăng già), phiên âm từ Sangha, có nghĩa là một hội chúng, một cộng đồng mà các thành viên của nó được ràng buộc lẫn nhau trong một mục đích duy nhất. Từ Sangha (tăng già) không phải là do đức Phật chế ra để áp dụng cho tổ chức Phật giáo mà rất nhiều tôn giáo sử dụng thuật ngữ này. Tuy nhiên, Sangha trong Phật giáo không đơn giản là một cộng đồng hòa hợp (vì nếu sự hòa hợp ấy không phản ánh đúng tinh thần cản bản của Phật pháp thì hòa hợp ấy gọi là hóa hợptrong phi pháp); Sangha cũng không chỉ là một cộng đồng gồm những người có cùng chung mục đích, một lý tưởng (như các tổ chức khác) mặc dầu đó là động lực cơ bản tạo nên sự đoàn kết, hòa hợp cho một tổ chức. Trong ý nghĩa của đạo Phật, cộng đồng đệ tử xuất gia của Phật (sangha) phải là mãnh đất tốt cho sự tăng trưởng các thiện pháp, là nền tảng cho mọi sự tiến bộ của tâm linh. Chính vì vậy Tăng già mới được đặt vào trong hằng ngũ Tam Bảo, làm nơi nương tựa an ổn cho thế gian. Thành phần của tăng (theo Yết Ma Yếu Chỉ) gồm các vị Tỷ kheo và Tỷ kheo Ni, và thành phần dự bị của tăng sa di. Sa di ni và thức xoa ma na.


  1. Phân loại tăng:

    1. Phân loại theo túc số: a. tăng gồm 4 người (túc số tối thiểu để tác pháp yết ma cho những sinh hoạt thông thường như thuyết giới, v.v…; b. tăng gồm 05 người: đây là túc số tăng hớp pháp để làm tất cả các pháp yết ma; ngoại trừ việc truyền giới cụ túc tại các đô thị và xuất tội tăng tàn. Lưu ý: túc số tăng năm người cũng có thể áp dụng để truyền giới cụ túc tại những địa phương mà số tỷ kheo ở đó quá ít; c. Tăng gồm 10 người: trừ xuất tội tăng tàn, tất cả các yết ma khác đều có thể làm với túc số tăng này; d. Tăng gồm 20 người: có thể thực hiện với bất cứ tăng sự nào.




    1. Phân loại theo tính phái: tăng già được chia làm 2 bộ gồm Tỷ kheo tăng và tỷ kheo ni tăng




    1. Phân loại theo trú xứ:Chiêu đề tăng (không thường trú tại bất cứ trú xứ nào (60 vị đầu tiên); Thường trú tăng.




  1. Các nguyên tắc chi phối đời sống của tăng

    1. Thường xuyên tụ họp

    2. Tụ họp trong tinh thần hòa hợp, chấp hành tăng sự trong tinh thần hòa hợp và giải tán trong tinh thần hòa hợp

    3. Không ban hành những luật lệ không thích hợp, những luật lệ không đáng được ban hành, cũng không bãi bỏ những luật lệ đã được ban hành từ trước, sống đúng những gì đã được quy định bởi công đồng tăng lữ

    4. Luôn phải kính trọng, phục vụ các tỷ kheo trưởng lão, có nhiều kinh nghiệm tu tập trong pháp luật, sẵn sàng nghe theo lời khuyên của các bậc trưởng thượng như thế

    5. Sống không bị lôi cuốn bởi tham ái

    6. Trú xứ của các Tỷ kheo luôn là những nơi nhàn tịnh

    7. Sống an trú trên chính niệm tạo thành những cộng đồng thanh tịnh khiến các bạn đồng tu từ những phương khác nếu chưa đến thì muốn đến, đã đến thì muốn cùng sống và cùng tu tập trong sự an lạc.

Tuy nhiên, trong cuộc sống tập thể thì luôn có những bất hòa, tranh cải (Ni kiền tử), do vậy các pháp yết ma là nền tảng tạo ra sự hòa hợp và thanh tịnh cho sự tồn tại của tăng đoàn Phật giáo.


  1. Khái quát về Yết ma:




  1. Yết ma là phiên âm của từ Karma (Kamma) với nghĩa đen là hành động hay hành vi, thường được các Luật sư Trung Hoa dịch là hành động hay tác pháp, nói một cách đầy đủ là Tác pháp biện sự, nghĩa là lập thủ tục để giải quyết các tăng sự; các vị giới sư Trung Hoa thường giải thích là “vạn sự do tư thành biện cố”, nghĩa là tất cả công việc của tăng già đều dựa vào đây mà được thành tựu viên mãn. Cần lưu ý rằng, để phân biệt hành vi của cá nhân và việc làm của tập thể, từ Kamma (karma) thay vì dịch là nghiệp (tức hành động có tác ý-intention action), thì các giới sư chỉ phiên âm là yết ma, hay nói cho đủ là Tăng già yết ma (Sanghakarma-tức hành vi của tăng, hay sự biểu quyết của tăng).




  1. Phân loại yết ma: Tổng quát, yết ma có ba trường hợp:

  1. Tâm niệm yết ma: nghĩa là tự mình nghĩ và nói thành lời ra trước bàn Phật mà không cần có người thứ hai chứng kiến. Về nguyên tắc, yết ma đòi hỏi phải biểu hiện bằng lời nói. Trường hợp này được áp dụng cho những công việc như tâm niệm bố tát, tâm niệm an cư, tâm niệm tự tứ đối với những tỳ kheo sống độc cư.

  2. Đối thú yết ma: là sự tác pháp giữa hai hoặc ba vị tăng; một người nói, một hay người con lại lắng nghe. Trường hợp này áp dụng giữa hai hoặc ba tỳ kheo, vì chưa đủ túc số tăng.

  3. Tăng pháp yết ma: là pháp yết ma áp dụng cho tăng số từ 4 người trở lên, được chia thành 3 loại:

  • Đơn bạch: hay còn gọi là bạch nhất, nghĩa là chỉ một lần tác bạch giữa tăng thì việc làm ấy (yết ma) thành tựu. Theo thống kê của Yết ma chỉ nam và Yết ma yết chỉ, có 44 pháp thuộc đơn bạch yết ma; thông thường bản chất công việc trong 44 pháp này vốn đơn giản, chỉ cần một lần tuyên bố cho tăng biết là đủ.

  • Bạch nhị: một lần tuyên bố và một lần biểu quyết (yết ma) thì tăng sự thành tựu. Bạch nhị yết ma có 73 pháp (theo Yết ma yếu chỉ) và 76 pháp (theo Yết ma chỉ nam). Các tăng sự này có tầm quan trọng hơn loại thứ nhất; vì vậy, sau khi tuyên bố xong cần phải có sự biểu quyết thuận của tăng.

  • Bạch tứ: nghĩa là một lần tuyên bố, ba lần biểu quyết thì tăng sự mới thành tựu. Bạch tứ yết ma có 39 pháp. Đây là trường hợp của những tăng sự quan trọng nhất, và tăng sự này chỉ thật sự thành tựu sau một lần tuyên bố (bạch tăng) và ba lần biểu quyết thuận của đại tăng.




  1. Những điều kiện cần thiết đối với pháp yết ma: Muốn thực hiện pháp yết ma cần phải hội đủ 3 yếu tố mới hợp quy; gồm nhân, pháp và sự.

  1. Nhân: tức là người hay nhân cách. Trong tăng đoàn, Tỷ kheo với yếu tố xác quyết tư cách không chỉ là chức năng mà còn là phẩm chất. Vì thế, sự thanh tịnh của mỗi Tỷ-kheo qua việc tuân thủ các giới điều Patimokkha chính là bản chất của các vị ấy.

  2. Pháp: tức những nguyên tắc, những thủ tục đã được quy định cụ thể cho từng trường hợp yết ma: trường hợp nào đơn bạch, trường hợp nào bạch nhị, trường hợp nào bạch tứ…

  3. Sự: tức sự vật cụ thể hay sự việc diễn tiến. Ví dụ, Yết ma kiết đại giới thì phải có những tiêu tướng (mốc được định vị) rõ ràng, đúng pháp và diễn tiến công việc theo thứ lớp, không được lộn xộn.




  1. Các giai đoạn tiến hành Yết ma: quá trình của Yết ma diễn tiến theo ba giai đoạn, gồm gia hành, căn bản và hậu khởi.

  • Gia hành hay còn gọi là tiền phương tiện

  • Căn bản tức trọng tâm hay chính thức pháp yết ma (đơn bạch, bạch nhị hay bạch tứ)

  • Hậu khởi: (ví dụ thuyết giới bao gồm việc tụng đọc các học xứ trong giới kinh, từ bài tựa cho đến các bài kệ thất Phật, các kệ tán giới… )


Lưu ý: Tất cả các loại yết ma, từ đơn bạch đến bạch tứ, đều có tiền phương tiện giống nhau. Sau khi tăng đã tập hợp trong tinh thần hòa hợp và thanh tịnh, một Tỷ kheo đại diện tăng tác pháp yết ma; tỷ kheo khác, gọi là Duy Na, cũng đại diện tăng để trả lời câu hỏi:

  • Vấn đáp 1:Tăng đã họp chưa?

  • Tăng đã họp (xác nhận sự tập họp của tăng là đúng thời gian quy định, đúng pháp. Tăng họp đúng pháp là Tăng túc số đúng như quy định của túc số tăng cho từng pháp yết ma)

  • Vấn đáp 2: Hòa hợp không

  • Hòa hợp? (xác định bản chất của tăng, tức sự hòa hợp, vì trong cùng một cương giới nếu tăng không xác nhận là hòa hợp thì yết ma của tăng bất thành)

  • Vấn đáp 3: Người chưa thọ Cụ túc đã ra chưa?

  • Đã ra (Kiểm điểm thành phần của tăng, xác định thành phần hay tư cách pháp nhân của tăng)

  • Vấn đáp 4: Các Tỷ kheo không đến có thuyết dục không?

  • Đáp: Nếu có thì đáp có, nếu không đáp không (trong trường hợp thuyết giới, các Tỷ kheo có mặt trong đại giới, nhưng có duyên sự chính đáng được phép không tập hợp trong giới trường thì phải gởi dục và thành tịnh. Gởi dục là gởi ý chí tùy thuận tăng, sẽ chấp hành bất cứ quyết định nào của tăng. Tuy nhiên, có một vài thay đổi tùy loại yết ma; ví dụ yết ma kiết tiểu và đại giới thì không tỳ kheo nào được vắng mặt dù bất cứ lý do nào do đó không được phép gởi dục và như vậy vấn đáp 4 được bỏ qua trong trường hợp này)

  • Vấn đáp 5: Tăng nay tập họp để làm gì?

  • Nói lên tăng sự Yết ma(Xác định mục đích mà tăng tập họp để tác pháp, ví dụ yết ma thuyết giới, yết ma kết đại giới…)

Lưu ý: Thể thức tổng quát của tiền phương tiện giống nhau, nhưng pháp Yết ma có yết ma đơn, yết ma kép khác nhau. Một tiền phương tiện chỉ có tác dụng cho một pháp yết ma duy nhất; ví dụ, trường hợp giải và kết đại giới hay tiểu giới: sau khi tác tiền phương tiện để yết ma giải giới, thì cần có tiền phương tiện khác đề kiết giới, gọi là yết ma đơn. Trái lại, yết ma kép là một tiền phương tiện chung cho yết ma tiếp theo. Ví dụ, trường hợp tự tứ, tác pháp chủ yếu là đơn bạch yết ma, nhưng nếu tăng đông quá cần phải điểm tăng số thì bạch nhị để sai người phát thẻ (hành xá la), hoặc cần có người nhận tự tứ của các tỷ kheo, thì lại thêm bạch nhị Yết ma để sai người nhận tự tứ. Tuy nhiên, trong vấn đáp cuối cùng, câu trả lời cần phải nói là: yết ma tự tứ: Đây gọi là yết ma kép. Cần nhớ kỹ rằng Yết ma giải giới và kết giới là yết ma đơn; trong khi ấy, yết ma truyền giới cụ túc là yết ma kép.




  1. Các yếu tố để thành tựu yết ma: Có 4 yếu tố căn bản để yết ma được thành tựu:

  1. Nhân thành tựu: người tham dự phải đầy đủ tư cách

  2. Tăng thành tựu: túc số tăng phải đúng theo quy định cho mỗi pháp yết ma

  3. Giới thành tựu: ở trong cương giới đã được quy định

  4. Yết ma thành tựu: các giai đoạn của yết ma gồm gia hành, cân bản và hậu khởi được thực hiện đúng như pháp.




  1. Già (ngăn) Yết ma: tăng pháp yết mà đòi hỏi sự nhất trí tuyệt đối, không có trường hợp đa số áp đảo thiểu số. Do đó, khi tăng tác pháp yết ma, nếu có người đủ tư cách pháp lý nói lên lời phủ nhận tác pháp ấy thì yết ma bất thành. Có hai trường hợp được Già yết ma:




  • Tỷ kheo thanh tịnh được kể trong tăng số có quyền già yết ma

  • Người không được kể trong tăng số nhưng có quyền già yết ma: đó là trường hợp giới tử xin thọ cụ túc giới, nhưng nửa chừng thối chí, xin không thọ giới nữa thì yết ma truyền giới phải hủy bỏ.

Có hai trường hợp không được Già Yết ma (quyền phủ quyết):



  • Người được kể trong tăng số, nhưng không có quyền Già yết ma; đó là trường hợp các Tỷ kheo đang là đối tượng của yết ma ha trách, tẫn xuất, y chỉ, không cho đến nhà bạch y…

  • Người không được kể trong tăng số: những tỳ kheo mất quyền tỷ-kheo, và những người khác không liên quan đến pháp Yết ma đó.




  1. Phi tướng của Yết ma: Để yết ma được thành tựu cần phải thực hiện đúng thể thức và quy tắc dựa trên 3 yếu tố căn bản: nhân, pháp, sự. Nếu tiến hành không đúng thể thúc, lộn xộn thì yết ma thành ra phi pháp hay phi tướng. Có 7 trường hợp:

  1. Phi pháp phi tỳ ni: sai cách thức và sai số lượng

  2. Phi pháp biệt chúng: Biệt chúng là sự tập hợp không đồng bộ, tăng không hòa hợp và những người vắng mặt không gởi dục đúng pháp

  3. Phi pháp hòa hợp: tăng tuy hòa hợp, tập họp đúng quy định nhưng các thủ tục tiến hành không đúng pháp, các loại yết ma không được áp dụng đúng tầm mức quan trọng của các tăng sự

  4. Như pháp biệt chúng: tiến hành đúng thể thức nhưng tăng không hòa hợp

  5. Pháp tương tự biệt chúng: các pháp yết ma được áp dụng đúng quy định, nhưng tiến hành lộn xộn

  6. Pháp tương tự hòa hợp: trái với biệt chúng là hòa hợp. Phương tương tự thì giống điều e ở trên

  7. Già bất chỉ: yết ma bị ngăn cản đúng pháp mà không chịu đình chỉ, nghĩa là người ngăn đủ tư cách để ngăn và ngăn đúng cách. Dù bị ngăn (phủ quyết) nhưng tăng vẫn tiến hành tác pháp gọi là phi tướng của yết ma.


TRUYỀN GIỚI VÀ THỌ GIỚI
Luật tạng của tất cả bộ phái Phật giáo đều nhấn mạnh đến tính quan trọng của sự thọ giới và trì giới.Tuy giữa các bộ phái có nhiều cái nhìn khác nhau về bản chất và sự tồn tại của giới thể vô tác hay vô biểu, nhưng trên bình diện tổng thể, họ đều nhất trí với nhau về hiệu quả của khả năng phòng hộ của giới. Vì vậy, việc truyền giới và thọ giới không chỉ chú trọng đến nội dung mà cần phải tuân thủ nghiêm túc hình thức truyền thọ giới.Cần lưu ý rằng bản chất vủa giới tại gia là sự toàn thiện về đạo đức cá nhân nên sự truyền thọ có thể được thực hiện giữa một nhóm người với một người. Nhưng giới xuất gia bao gồm cả đạo đức của cá nhân và tập thể, do vậy sự truyền thọ cần phải thông qua tập thể theo thủ tục yết ma, tức là thủ tục hành sự của tăng. Theo tinh thần Phật dạy, sở dĩ cần có một tiến trình nghiêm túc trong việc truyền thọ giới pháp là để tránh sự chia rẽ trong tăng đoàn, vì vấn đề của người xuất gia không đơn giản là trách nhiệm cá nhân hay quan hệ thầy trò, mà nó cón là một trách nhiệm liên đới. Sự thanh tịnh hay sa đọa của một tu sĩ không chỉ đem lại hậu quả cho một người mà còn quan hệ đến sự hưng thịnh và suy đồi của Phật pháp. Vì vậy, tư cách của người làm thầy cũng như tư cách người thọ giới đều là những vấn đề mà tăng già cần có tránh nhiệm chung phải kiệm nghiệm. Do ý nghĩa này mà các pháp yết ma cho việc truyền thọ giới xuất gia cần phải được tăng già chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Cần lưu ý rằng, dù theo quan điểm của kinh luật hay luận tạng, không bao giờ có vấn đề cho phép một người (cả xuất gia lẫn tại gia) tự thọ giới (trừ trường hợp các vị đã đạt đến địa vị vô học của A la hán). Bởi vì trong một ý nghĩa nào đó việc tự thọ giới là không biết đến sự tồn tại của tăng đoàn, và đấy là nguyên nhân tạo ra sự chia rẽ. Một cách tổng quát, việc truyền thọ giới xuất gia phải tuân theo những quy định sau:


  1. Tư cách làm thầy:

  • Một Tỷ kheo muốn làm thầy, thu nhận đệ tử phải đủ 5 điều kiện sau đây: a. Phải đủ 10 tuổi hạ; b.Phải am tường giới luật, biết rõ các trường hợp trì phạm khinh trọng; c. Phải có kiến thức văn hóa tổng quát; d. Phải có kinh nghiệm tu tập để hướng dẫn đệ tử có kết quả; e. Phải có chánh kiến để đoạn trừ tà kiến cho đệ tử (An. IIIB.)

  • Ngoài ra, vị ấy phải hội đủ 7 điều kiện sau: a. Biết có phạm; b. Biết không phạm; c. Biết phạm nhẹ; d. Biết phạm nặng; e. Đầy đủ uy nghi chánh hạnh; f. Chứng đắc tứ thiền; Đoạn trừ các lậu hoặc, giác ngộ giải thoát (AN.IIIB)




  1. Yết ma súc chúng: là thể thức yết ma để chấp nhận một Tỷ kheo được phép thu nhận đệ tử xuất gia truyền Sa di và Cụ túc giới sau khi xét nghiệm cẩn thận tư cách của vị tỷ kheo ấy. Ý nghĩa của việc làm này cũng giống như một người học xong ngành y, tự xét hội đủ khả năng và điều kiện để trị bệnh cho người thì phải thông qua sự chấp thuận của hội đồng bác sĩ mới được hành nghề. Luật quy định, một tỷ kheo được 10 hạ, đầy đủ điều kiện làm thầy, muốn nuôi dạy đệ tử thì phải xin phép Tăng. Nếu chưa được Tăng cho phép mà tự tiện thu nhận đệ tử và truyền trao giới pháp thì đó là hành vi phi pháp. Việc làm này có thể gây ra sự chia rẻ trong tăng đồng thời không tôn trọng sự hiện diện của tăng và những quy định chung trong sinh hoạt tăng đoàn.

Sau khi nghiệm xét tư cách làm thầy của vị Tỷ kheo, nhận thấy không có điều nào thiếu sót, tăng tiến hành bạch nhị yết ma để cho phép. Sau khi tăng họp, tỷ kheo xin yết ma súc chúng bước ra lễ tăng ba lễ, quỳ xuống và bạch: “Đại đức tăng xin lắng nghe, tôi Tỷ kheo… yêu cầu tăng xin được độ người, truyền giới cụ túc. Kinh mong tăng chấp thuận, tôi tỳ kheo…. (bạch ba lần)”- Nếu nhận thấy vị tỷ kheo ấy chưa đủ điều kiện và khả năng, tăng có thể bác bỏ thỉnh cầu bằng cách tuyên bố “Này đại đức, thôi đi, hãy khoan độ người”- Nhưng nếu chấp thuận thì tăng tiến hành thủ tục yết ma súc chúng. Thầy yết ma bạch “Đại đức….Tỷ kheo… nay thỉnh cầu tăng cho phép độ người, truyền thọ giới cụ túc, nếu thời gian thích hợp đối với tăng, mong tăng chấp thuận. Tăng nay cho phép Tỷ kheo…. được độ người, truyền thọ cụ túc giới, đây là lời tác bạch. Đại đức….Tỷ kheo… nay thỉnh cầu tăng cho phép độ người, truyền thọ giới cụ túc.Này cho phép Tỷ kheo… này được độ người, truyền thọ cụ túc.Các trưởng lão nào chấp thuận tăng cho phép tỷ kheo… được độ người…. thì im lặng ai không chấp thuận, hãy nói.

Tăng đã chấp thuận cho tỷ kheo… được độ người…., vì im lặng tôi ghi nhận như vậy.”


  1. Thế phát xuất gia, thọ Sa di giới: Có ba loại sa di: Khu ô sa di (7-13); Ứng pháp sa di (sa di đúng pháp); Danh tự sa di hay hình đồng sa di, nghĩa là trên danh nghĩa sa di hay hình thức giống sa di. Theo thông lệ, khi một người được thầy cho cạo tóc xuất gia, phải thọ trì tam quy ngũ giới, làm tập sự trong thời gian ba tháng, sau đó mới được thọ giới sa di. Để hợp pháp, người làm thầy phải tác pháp yết ma, cầu thỉnh Hòa Thượng và A xà lê, sau đó hai vị này sẽ truyền thọ quy y và 10 giới (Theo Tùy Cơ của Đạo Tuyên, trước phải hỏi các già nạn trước khi truyền tam quy).

(Phép yết ma truyền sa di “Yếu chỉ.- p.95)


  1. Ngoại đạo xuất gia: Ngoại đạo muốn xuất gia làm Tỷ kheo phải trải qua thời gian thử thách ở chung với tăng chúng 04 tháng. Thời gian ấy, nếu vị ấy nghe người ta chỉ trích đạo cũ của mình mà không nổi giận, nghe ca ngợi đạo Phật mà hoan hỷ, thì chứng tỏ ông ta đã dứt khoát tư tưởng, quyết chí xuất gia, tăng có thể cho vị ấy thọ Cụ túc. Văn bản các luật quy định cụ thể như sau:

- Tứ Phần luật: Trước hết cho cạo tóc, khoác cà sa, đến quỳ trước tăng và bạch: Đ.Đ Tăng, xin lắng nghe, con… nguyên là ngoại đạo, quy y Phật, …,…, Con nay cầu xin xuất gia theo đức Thế Tôn. Đức TT chí chân, đẳng chánh giác, là thầy của con (3 lần). - Con… nguyên là ngoại đạo, đã quy y…., cầu xin xuất gia học đạo theo đức Thê Tôn. Đức Như Lai…. (3 lần)-

Sau đó, hướng dẫn cho thọ 10 giới (văn thọsa di).

Sau phần quy y và cho thọ 10 giới, người ấy đến giữa tăng tự tác bạch xin bốn tháng sống chung: Đ Đ tăng…., con… nguyên là ngoại đạo thỉnh cầu tăng cho 4 tháng sống chung mong tăng chấp thuận, từ mẫn cho con 4 tháng sống chung (3 lần).

Thầy yết ma bạch tăng: “Đ Đ tăng….,… nguyên là ngoại đạo thỉnh cầu tăng cho 4 tháng sống chung, nếu thời gian thích hợp đối với tăng, tăng nay chấp thuận cho vị ngoại đạo kia kia bốn tháng sống chung. Đây là lời tác bạch.

Đ Đ tăng…., con… nguyên là ngoại đạo thỉnh cầu tăng cho 4 tháng sống chung, tăng nay cho người ấy 4 tháng sống chung. Các trưởng lão nào chấp thuận tăng cho người ấy 4 tháng sống chung thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói. Tăng đã chấp thuận cho người ấy 4 tháng sống chung, vì im lặng tôi ghi nhận như vậy.

LƯU Ý: Tứ phần luật: bạch nhi; Thập tụng luật: bạch tứ (riêng Ngũ phần, Ma ha tăng kỳ, Thiện kiến không đề cập).





  1. Giới cụ túc:

  1. Sanskirt: upasampada, Hán dịch là cận viên, và giải thích là gần gủi với Niết bàn. Theo nghĩa đen, upasampada có nghĩa là “cùng đến nơi”, tức chỉ cho sự thành công hay thành tựu. Theo nghĩa thường dùng, upasapada được hiểu là sự thành tựu trọn vẹn, hay bước lên chỗ cao. Giới Tỷ kheo được gọi là cụ túc vì nó thể hiện trọn vẹn đời sống mẫu mực của một thánh giả A-la-hán, bao gồm 4 sự thanh tịnh: biệt giải thoát luật nghi, thanh tịnh về phòng hộ các căn môn hay căn luật nghi, thanh tịnh về phương tiện sinh sống hay mạng thanh tịnh, và thanh tịnh do chánh niệm tỉnh giác (niệm thanh tịnh).

  2. Vấn đề đắc giới: người thọ đủ tư cách làm thầy tỷ kheo và hành sự của tăng hoàn toàn hợp pháp. Theo các luận sư, đắc giới là sự phát khởi của giới thể vô biểu hay vô tác trong thân tâm người thọ. Giới thể vô biểu hay vô tác cần phải được hiểu rằng giới thể hay bản chất tồn tại của giới chính là vô biểu. Vô tác hay vô biểu là những thế lực điều động các hoạt động của thân, khẩu và không biểu lộ ra bên ngoài cho người khác có thể thấy. Thế lực đó là khả năng phòng hộ của giới; nó giống như sự phản xạ có điều kiện của một người học võ do luyện tập lâu ngày, có khả năng phòng vệ sinh mạng của mình bất cư lúc nào và dưới mọi trường hợp. Biệt giải thoát luật nghi là khả năng phòng hộ thân và khẩu không cho đi vào các hoạt động bất thiện, do đó thế lực của giới thể vô tác có ảnh hưởng trực tiếp ngay trên những phản xạ của thân và khẩu. Theo Luật sư của Nhất thiết Hữu bộ, có 10 trường hợp đắc giới cụ túc:

    1. Tự nhiên đắc giới: do mình tự chứng ngộ mà không có thầy truyền (chỉ có Phật và các vị Độc giác)

    2. Kiến đế đắc giới: những vị chứng bốn thánh đế và bước vào thánh đạo (chỉ có trường hợp của nhóm tôn giả Kiều Trần Như)

    3. Thiện lai Tỷ kheo: đắc giới do Phật gọi “đến đây, này Tỷ kheo”-Da xá là người đầu tiên đắc giới này.

    4. Do xác nhận Phật là đại sư: trường hợp duy nhất là tôn giả Đại ca Diếp khi gặp Phật liền tuyên bố rằng “đây là đạo sư của tôi” liền trở thành tỷ kheo mà không qua cách thức truyền thọ.

    5. Do khéo trả lời: trường hợp đặc biệt chỉ xảy ra một lần đối với Tô đà di, khi mới 07 tuổi, đã khéo trả lời câu hỏi của Phật “Nhà con ở đâu?- Ba cõi không đâu là nhà”. Sau đó Phật khiến tăng bạch tứ yết ma cho thọ cụ túc.

    6. Do thọ bát kỉnh pháp: Ma Ha Pajapati Gotami

    7. Do gởi đại diện: Trường hợp đặc biệt cho ni Pháp Thọ (hay Pháp Lữ), đẹp nổi tiếng. Khi hay nàng sẽ xuất gia thọ giới làm tỷ kheo ni, nhiều thanh niên tổ chức đón đường bắt cóc, do đó Phật cho phép nàng gởi đại diện đến giữa tăng mà thọ, sau đó truyền lại.

    8. Do người thứ năm là người trì luật: người trì luật được giải thích là người thông thạo các nghi thức yết ma. Đây là trường hợp dành cho những vùng biên cương, nơi không thể tập họp đủ số tăng gồm 10 người, cho nên chỉ cần 5 người trong đó ít nhất một vị biết tác pháp yết ma

    9. Thọ với tăng gồm 10 Tỷ kheo: dành cho mọi trường hợp, và bắt buộc đối với những vùng đô thị nơi có khả năng hợp tăng đủ số 10 người

    10. Tam ngữ đắc giới: Thọ cụ túc bằng cách chỉ đọc ba lần quy y Phật, Pháp và tăng. Đây là trường hợp xảy ra thường xuyên trước khi Phật quy định việc thọ đại giới với pháp bạch tứ yết ma. Sau đó, cách này không còn được áp dụng. Theo các nhà Hữu Bộ, 07 trường hợp đầu là hy hữu, tất cả các bộ phải đều áp dụng việc truyền giới theo trường hợp thứ 8 và 9.




  1. Tư cách người thọ giới:

- Nguyên thủy, những người xuất gia đầy đủ 20 tuổi liền được thọ giới cụ túc ngay. Trong hơn 1000 đệ tử, chỉ có La hầu la là người phải thọ sa di lúc mới 7 tuổi. Tuy nhiên, theo cả hai truyền thống Bắc và Nam truyền, trước khi thọ cụ túc phải thọ sa di giới. Mục đích là ngăn ngừa những trường hộ xuất gia mà chí nguyện không bền vững. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp nếu nhận thầy tư cách giới tử đã đầy đủ, không cần thiết phải học tập làm sa di thì được cho thọ cụ túc. Trong trường hợp này, sự truyền thọ giới sa di và cụ túc được tiến hành liên tục trong một lúc.

Khi giáo hội được mở rộng, công việc nghiệm xét tư cách giới tử trở nên phức tạp hơn. Trọng tâm của sự thẩm tra này kà nhằm vào nghi biểu của giới tử; những người sáu căn không đầy đủ, tức mù, què, điếc, câm, ngọng… đều không được chấp nhận (Một vài bộ phái như Nhứt thiết hữu bộ, căn bản thuyết nhất thiết hữu bộ quy định loại trừ hẳn những người chột, quá cao, quá lùn, quá đen, quá trăng, cho đến người mắt lé).

Điểm cần lưu ý dù quy định và tổ chức theo hình thức nào đi nữa thì hia tiêu chuẩn đạo đức và trình độ hiểu biết về Phật pháp vẫn là hai tiêu chí quan trọng hàng đầu.


  1. Tư cách của Hòa thượng truyền giới:

Hòa thượng là thổ âm của các xứ thuộc miền tây vực Trung Quốc, bắt nguồn từ thuật ngữ Upadhyaya, phiên âm Hán là Ô ba đà da hay Ưu ba đà da, thường được dịch là thân giáo sư, nhưng thường được gọi là bổn sư. Theo nghĩa đen, Upadhyaya được hiểu là vị giám hộ, tức vị thầy trực tiếp dạy dỗ việc học đạo cũng như hành đạo cho đệ tử. Hòa thượng cho cạo tóc và truyền sa di giới gọi là Hòa thượng thế độ; Hòa thượng truyền cụ túc giới gọi là hòa thượng truyền giới và Hòa thượng truyền dạy kinh luật gọi là hòa thượng y chỉ. Thông thường, Hòa thượng thế độ, truyền sa di và y chỉ là một, vì có trách nhiệm hướng dẫn học tập các bổn phận của người xuất gia. Trừ trường hợp đặc biệt như hòa thượng thế độ hoàn tục hay qua đời thì mới được phép thỉnh cầu vị khác làm hòa thượng truyền giới cụ túc; hoặc cần học hỏi thêm pháp luật mà hòa thượng thế độ không đủ khả năng hướng dẫn thì mới thỉnh cầu vị khác làm hòa thượng làm y chỉ (Những đức tình cần thiết phải có để làm hòa thượng giống như tư cách làm thầy)

Theo quy định của luật tạng, một vị hòa thượng không được đồng thời nuôi dạy hai sa di và trong một năm không được truyền giới cụ túc cho hai người; bởi vì hòa thượng truyền giới đồng thời cũng là vị giám hộ, có trách nhiệm thay tăng giáo dục cho người mới thọ giới học tập các bổn phận của tỷ kheo và thông suốt cả giới luật của tỷ kheo, thời gian tối thiểu là năm năm kể từ ngày thọ giới. Nếu cùng lúc truyền giới cho hai người thì khó có thể chu toàn trách nhiệm giáo dục ấy.



Tuy nhiên, vì việc truyền thọ giới cụ túc ở nước ta được tổ chức quy mô rộng rãi cho nhiều người, vì vậy một giới đàn thường bao gồm cả giới sa di, cụ túc, bồ tát. Tại mỗi đàn giới, chỉ thỉnh một hòa thượng truyền giới gọi là đàn đầu hòa thượng, cùng với hai vị A xà lê và bảy vị tôn chứng. Nhưng việc truyền giới bằng phương pháp này cũng bày tỏ sự thiếu sót của nó, vì hòa thượng truyền giới sau khi đã truyền giới xong hầu như không biết rõ số giới tử mình đã truyền, không có trách nhiệm giáo dục gì với họ cả. Rồi những người đã thọ giới trở về địa phương của mình, y chỉ theo bổn sư mình thì phần lớn ít ai được học tập tương đối bổn phận của tỷ kheo, bởi vì ngày cả vị bổn sư ấy có người cùng không thông hiểu luật gì cả. Do vậy, rất nhiều người tỷ kheo có nhiều năm hạ lạp, dự phần vào hàng thượng tọa nhưng không hiểu biết gì về các pháp yết ma như thuyết giới, an cư, tự tự…, không biết gì về Patimokkha. Đây là sự thật đáng báo động vì nó liên quan đến phẩm chất tăng đoàn và sinh mạng của Phật pháp; do vậy, những vị trì luật cần phải lưu tâm để chỉnh đốn.


  1. Các điều kiện để yết ma thành tựu:

Tác pháp chính để đắc giới cụ túc là bạch tứ yết ma; nhưng trước khi chính thức yết ma còn có một số thủ tục cần phải tiến hành một cách hợp pháp thì yết ma mới thành tựu. Có bốn điều kiện để một yết mà được thành tựu; đó là giới thành tựu (điều kiện giới trường); sự thành tựu (giới tử không có các trường hợp trở ngại); tăng thành tựu (phải đủ túc số); yết ma thành tựu ((bạch tứ yết ma đúng pháp)

  1. Giới thành tựu (p.116)

  2. Sự thành tựu: 13 các già nạn – Autarayikadharma (cũng gọi là chướng pháp chướng thánh quả, trở ngại)- hay trở ngại đối với giới tử; gồm 1. Phạm biên tội (phạm một trong bốn trọng cấm); 2. Phá tịnh hạnh của tỷ kheo ni (trước khi xuất gia đã có lần phá trinh của tỷ kheo ni -dù cưỡng hiếp hay được thỏa thuận); 3. Tặc trú (nghĩa đen là ăn cắp chánh pháp; nhằm chỉ những người vì lợi dưỡng tự mình cạo tóc, nép lén trong chúng xuất gia để hưởng thụ); 4. Phá nội ngoại đạo (ngoại đạo xuất gia một thời gian rồi tự động trở về với đạo cũ, sau đó lại đến xuất gia nữa; 5. Giết cha; 6. Giết mẹ; 7. Giết A La Hán; 8. Phá hòa hợp tăng (phá pháp luân tăng-tự xưng là Phật, đặt ra luật lệ, lập tăng đoàn riêng và phá yết ma tăng); 9. Với ác ý gây thương tích thân Phật (5, 6,7,8,9: năm tội đại nghịch); 10. Bất năng nam, đàn ông bất lực cũng gọi là hoàng môn (có 5 loại: Sanh hoàng môn-không có cả nam căn lẫn nữ căn; Kiền hoàng môn-bị thiến như thái giám, hoạn quan; Đổ hoàng môn- thấy kẻ khác hành dâm nổi máu ghen, nam căn bị biến đổi; Biến hoàng môn- với dâm tâm thúc đẩy muốn hành dâm nhưng khi giao hợp thì năm căn biến đổi; Bán nguyệt hoàng môn- trong một tháng có 15 ngày nam căn biến đổi, trở thành bất lực); 11. Phi nhân- không phải là người, ví dụ như ma quỉ, a tu la, thần linh dạ xoa, càn thát bà; 12. Súc sinh- theo tín ngưỡng Ấn Độ, một số loài súc sinh như rồng hay rắn thần có thể hóa hiện hình người nhưng chung không thể chứng đắc Niết bàn trong hiện tại, trừ tái sanh làm người (do vậy, câu hỏi này sẽ không phù hợp với những nơi không có tín ngưỡng này); 13.Nhị hình- tức một loại lại cái hay bán nam bán nữ-vừa có nam căn vừa có nữ căn.




  1. Tăng thành tựu: Những quy định về yết ma hợp pháp (lưu ý: yết ma chỉ thành khi không bị phủ quyết bởi tỷ kheo trong túc số tăng và giới tử). Mỗi lần yết ma chỉ được phép với một giới tử; trong trường hợp đặc biệt, có thể tác pháp hai hoặc ba; nhưng từ 4 giới tử trở lên đã thành số tăng nên không thể là đối tượng của tác pháp, yết ma bất thành.




  1. Yết ma thàng tựu

II. Tiến hành tác pháp:



Thông thường, trong giới đàn, ngoài 10 giới sư ra còn có thêm một vị trợ lễ, cũng gọi là dẫn thỉnh.Nếu là giới đàn lớn thì có 4 tỷ kheo dẫn thỉnh làm công tác diễn lễ và hai tỷ kheo khác làm giám đàn, cầm nghi trượng ngồi hai bên trước tăng. Các tỷ kheo trợ lễ này không kể trong túc số tăng, nhưng thảy đều ở trong phạm vi giới trường. Vì vậy, theo luật định, các tỷ kheo cùng hiện diện trong một cương giới mà làm yết ma thì phải hòa hợp.

  1. Thỉnh giới sư (tr. 122)

  2. Yết ma truyền giới cụ túc: tác pháp tiền phương tiện hay gia hành (thầy yết ma xướng và một trong các vị tôn chứng hoặc dẫn lễ đáp)

  3. Giáo thọ giới tử: Thầy giáo thọ dẫn giới tử đến chỗ khuất giới trường mà tăng đang họp. Việc làm này không thuộc phận sự của tăng. Thầy giáo thọ cần dạy trước giới tử những điều phải trả lời trước tăng cho thông thuộc, để giới tử không bối rối, sợ hãi khi đối diện với đại tăng (tr. 124-126)

  4. Bạch tăng dẫn giới tử vào

  5. Giới tử bạch tăng xin giới

  6. Yết ma hỏi các chướng pháp (128)

  7. Bạch tứ yết ma truyền cụ túc (129-130)

  8. Truyền pháp tứ khí (parajikas)

  9. Truyền pháp tứ y (ăn, mặc, ngủ, thuốc men)

  10. Giáo giới

XẢ VÀ THỌ Y BÁT


  1. BA Y: theo Phật chế, một tỷ kheo phải có đủ ba y và một bình bát. Ba y gồm 1. An đà hội (Antarvasas= y trong hay y dưới); 2. Uất đà la tăng (uttara sangha= y khoác vai=thượng y); 3. Tăng già lê (samghati- có hai lớp, loại y trùm kín thân thể). Tuy nhiên, nguyên tắc này có thay đổi theo từng văn hóa của quốc gia. Theo thông dụng, an đà hội có 5 điều, uất da la tăng có 7 điều và tăng già lê từ 9 đến 13 điều thuộc bậc hạ, và từ 15 đến 19 là bậc trung, và 21 đến 25 là bậc thượng. Trước khi thọ nhận phải làm phép điểm tịnh, tức ghi một hay ba dấu chấm trên góc y. Khi điểm tịnh, tự tay mình cầm viết ghi một hay ba chấm trên y, vừa nói thành tiếng hay tâm niệm “tôi điểm tịnh”




  1. Xả man y: Sau khi đắc cụ túc giới, tân tỷ kheo phải xả man y đã thọ lúc sa di. Hướng về thầy yết ma hay giới sư, lễ một lễ, hay đó bưng y và bạch “Đại đức tăng rũ lòng thương xót, con… man y này trước con đã thọ, nay xin xả.”




  1. Xả các y củ: Trong ba y, y nào không dùng nữa phải xả; đối trước bàn tổ hoặc một tỷ kheo “Đại đức nhất tâm niệm, con tỷ kheo… tăng già lê (…) là một trong ba y của con trước đã thọ trì, nay xin xả.”




  1. Thọ ba y:




  1. An đà hội “Đại đức…. con tỷ kheo, đây là an đà hội 5 điều, mỗi điều gồm một khoảng dài và một khoảng ngắn, là y được cắt rọc, nay con xin thọ trì”- Khi đắp y đọc bài kệ “lành thay y giải thoát, Y vô thượng phước điền. Con nay cúi đầu thọ, Nguyện kiếp kiếp không rời”- Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra.

  2. Uất đa la tăng: Lành thay y giải thoát, Y vô thượng phước điền. Con nay cúi đầy thọ, nguyện đời đời thường khoát. Án độ ba độ ba ta bà ha.

  3. Tăng già lê: Lành thay y giải thoát, y vô thượng phước điền. Vâng lãnh như lai mạng, nguyện độ khắp quần sanh. Án ma ha ca bà ba tra tất đế ta bà ha.




  1. Bình bát: Patra, Hán âm bát đa la, dịch ứng lượng khí, nghĩa là vật dụng để lường mức thích hợp. Bình bát là một trong sáu vật dụng tùy thân cần thiết của một tỷ kheo, là phương tiện để thực hành thánh chủng, là tín hiệu truyền thừa của thánh chủng.

  1. Thọ bát: Đại đức…. con tỷ kheo… đây là bát đa la, đúng cỡ để thường dùng, nay con xin thọ. Kệ: “Lành thay bát đa la, Như lai ứng lượng khí, vâng giữ để nuôi thân, nuôi lớn trí tuệ mạng- Án chỉ rị chỉ rị phạ nhật ta hồng phấn tra.

  2. Xả bát: Đại đức…, con… đây là bát đa la, trước đã thọ trì, này con xin xả




  1. Tọa cụ: Nisidana, âm Hán Ni sư đàn và dịch là tọa cụ, vật dụng để lót ngồi. Ban đầu, kích thước được quy định khoảng 1,6 chiều dài và 1,2m chiều ngang, phần rìa chung quanh bốn bên, mỗi bên thêm khoảng 0,3 m. Lớn hơn quy định này là phạm tội ba dật đề.

  1. Thọ tọa cụ: Đại đức… con…., đây là Ni sư đàn được may đúng lượng, nay con xin thọ trì. Kệ “Tọa cụ ni sư đàn, nuôi lớn chồi tâm tánh, trải bày lên đất thánh, vâng giữ mạng Như Lai- Án đàn ba đàn ba ta bà ha.

  1. Đãy lọc nước: “lành thay đãy lọc nước, biểu hiện đức từ tâm, tùy thân, tùy thời dụng, mới hợp đạo thánh hiền. Án phạ tất ba ra ma ni ta ba ha.

THỈNH THẦY Y CHỈ


Người mới thọ giới Tỷ kheo, công việc trước tiên là phải học tập đầy đủ các bổn phận của một vị tỷ kheo.Phật dạy, nếu tỷ kheo chưa đủ 5 tuổi hạ thì không được sống riêng biệt một mình. Nếu đủ 5 tuổi hạ mà chưa học hết giới bổn, chưa rõ điều nào nên làm…. Điều nào phạm…, không biết làm các pháp yết ma, không rõ các phận sự thuyết giới, an cư, tự tứ; tỷ kheo ấy cũng không được phép rời y chỉ, dù tuổi hạ 60 và tuổi đời 80.

Thông thường, vị y chỉ chính là bổn sư thế độ cho xuất gia và là Hòa thượng truyền giới cụ túc.Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, hòa thượng hoặc viên tịch, hoặc bỏ đạo, thi phải tìm đến một vị thượng tọa đủ các đức tính để thỉnh cầu y chỉ. Nếu thượng tọa có thể làm y chỉ, vị ấy phải hỏi han cẩn thận vị bổn sư của người xin y chỉ, gốc gác, trú xứ, sự học hỏi kinh điển một cách rõ ràng. Nếu thấy hồ nghi thì Thượng tọa nên nói, “tôi không quen biết ông. Vậy ông nên đi nơi khác mà cầu y chỉ.”

Luật cũng ghi lại rằng nếu vị tân tỷ kheo tìm đến một vị thượng tọa xin y chỉ, nếu thượng tọa ấy không đủ khả năng cung cấp phật pháp cũng như vật thực thì vị ấy có thể bỏ đi ngay (kinh Khu rừng…). Phép thỉnh ý chỉ: “Đại đức rũ lòng thương xót. Con tỷ kheo… nay cầu y đại đức làm thầy y chỉ. Ngưỡng mong đại đức làm nơi nương tựa cho con. Con nương tựa đại đức sống và học đạo”- Đáp “Được vậy, Ta làm y chỉ cho người! Hãy cẩn thận chớ buông lung”.

BỐ TÁT VÀ THUYẾT GIỚI




  1. Duyên khởi và ý nghĩa

Theo Luật Tứ Phần, vào những ngày 8, 14, 15, 23, 29, 30, các nhóm ngoại đạo thường tập hợp về một chỗ để cùng giảng đạo và cùng thọ nhận các sự cúng dường của giới đệ tử tại gia. Do thấy việc làm có ý nghĩa này, vua Tần bà sa La (Bimbisara) đã trình bày lên với đức Phật với ước mong là chúng tỷ kheo cũng sẽ có những ngày tập họp như thế để chúng tại gia có nhân duyên nghe pháp và cúng dường. Đức Phật đã hoan hỷ nhận lời. Đầy là nhân duyên của lễ Bố tát.

Bố tát là dịch âm từ Bắc Phạn (Sanskrit) Posatha và Nam Phạn (Pali) Uposatha, theo tiếng Phạn tiêu chuẩn là upavasatha, nghĩa đen là sống gần, hay ngày phụng sự. Theo truyền thống của Vệ đà, mỗi nữa tháng tôn giáo này có ngày hiến lễ Soma. Trước ngày hành lễ, người tế sư phải tiết chế các dục lạc, nhịn ăn và vào trong hỏa thất tức nhà thờ lửa. Do vậy, upavasatha cũng được hiểu là “ngày kiêng cử”, hoặc ngày nhịn ăn; nói theo ngôn ngữ Trung Hoa là “ngày trai”. Luận Câu xá giải thích posatha xuất phát từ hai động từ “PUS” với ý nghĩa nuôi lớn, và “DHA” là đặt để hay duy trì. Trên nền tảng này, Hán dịch là Posatha là trưởng tịnh, tức nuôi lớn sự thanh tịnh hay cách thiện pháp. Nội dung của lễ Bố tát là tụng đọc Patimokkha với ý nghĩa được rút gọn trong bài kệ:
Chư ác mạc tác (Không làm các điều ác)

Chúng thiện phụng hành (Thực hành các điều thiện)

Tự tịnh kỳ ý (Giữ tâm ý trong sạch)

Thị chư Phật giáo (Đức Phật dạy như thế)



Lễ Bố tát có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Tăng đoàn Phật giáo. Lễ Bố tát cũng không chỉ giới hạn trong hàng ngũ tu sĩ, mà còn được mở rộng cho các đệ tự tại gia dưới hình thức thọ trì 8 học giới, gọi là cận trú trong thời hạn một ngày một đêm; hoặc tam quy và ngũ giới. Ý nghĩa này được đức Phật nhấn mạnh qua việc giáo giới tôn giả Đại kiếp Tân Na.



  1. Các giai đoạn tiến hành

  1. Dự kỳ sám hối (theo truyền thống Trung Hoa): được tiến hành trước ngày thuyết giới định kỳ một ngày với mục đích là kiểm điểm việc trì giới của các tỷ kheo trong nữa tháng qua nhằm tránh sự tranh luận cải và tranh chấp phức tạp, đưa đến sự chia rẽ trong tăng đoàn, đặc biệt là lễ bố tát thuyết giới.

  2. Nhật kỳ sám hối: Theo ý nghĩa rộng rãi, nhật kỳ sám hối có từ 4 đến 8 ngày bố tát, gồm các ngày 7 và 8, 14 và 15, 22 và 23, 29 và 30. Đây là những ngày để cho chúng tại gia thọ giới cận trụ, học tập đời sống xuất gia. Đối với hàng tỷ kheo, chỉ có 2 ngày bố tát, là những ngày định kỳ thuyết giới bắt buộc. Trừ trường hợp nạn duyên xảy ra với tăng (tai hoa do chính quyền đưa đến, đạo tặc, nước, lửa, bệnh, người, ma quỷ, ác thú…) không thể giữ đúng hạn thì ngày thuyết giới có thể triển hạn. Trừ hai ngày chính, các ngày còn lại gọi là trung gian bố tát; ví dụ, nếu kỳ hạn là ngày 15 phải thuyết giới nhưng do tai họa bất ngờ, những ngày sau đó nếu thuận tiện có thể bố tát, nhưng không quá ngày 28 (nếu tháng thiếu là 27); và nếu kỳ hạn là ngày 30 thì triển hạn không quá ngày 13. Lý do là việc thuyết giới cần phải cách ngày để các tỷ kheo có thể tham dự, đồng thời để có đủ thời gian đề tác pháp sám hối, hầu có sự thanh tịnh và hòa hợp trong tăng đoàn.

  3. Tăng hòa hợp: mỗi loại yết ma đều có hốn trường hợp cần nghiệm xét để biết có thành tựu hay không: a. biệt chúng phi pháp; b. biệt chúng như pháp; c. hòa hợp phi pháp; c. hòa hợp như pháp (chỉ có trường hợp thứ tư yết ma mới thành tựu)

  4. Việc kiểm tăng (hành xá la hay hành trù: phát thẻ và đếm thẻ)

  5. Gởi dục và thanh tịnh

  6. Yết ma công nhận bệnh cuồng si

  7. Giáo thọ Ni: người được tăng sai giáo thọ ni phải hội đủ 10 đức tánh: a. Đủ 20 hạ; b. Giới luật đầy đủ; c. Đa văn, kiến thức rộng rãi; d. thông suốt hai bộ luật (tỷ kheo và tỷ kheo ni); đ. Quyết đoán, không do dự liên hệ đến các vấn đề pháp và luật; e. không xuất thân từ thành phần hèn hạ; f. dung mạo khả quan; g. giỏi thuyết pháp; h. có thể thuyết pháp khích lệ khiến mọi người hoan hỷ; i. chưa từng phạm giới.

  8. Thuyết giới cho sa di (mười giới)

  1. Chính thức thuyết giới:

  1. Túc số tăng: tối thiểu từ bốn vị tỷ kheo trở lên

  2. Ngồi gần nhau để người này với tay chạm đến thân thể người bên cạnh (trong trường hợp quá đông) với mục đích để các tỷ kheo có thể cùng ngồi trong giới trường. Trong lúc nghe giới, tỷ kheo phải chăm chú nghe, không được phép nhập định, tránh cả việc lần chuỗi.

  3. Trong cùng một giới trường: tất cả các tỷ kheo trong cùng trú xứ phải tập hợp đầy đủ, trừ có duyên sự cần phải gởi dục và thuyết tịnh

  4. Tăng phải thanh tịnh

  5. Luật quy định có 5 cách thuyết giới

  1. Thuyết giới chi tiết: từ đầu đến cuối

  2. Thuyết giới tóm lược: bốn ba la di, 13 tăng tàn, 2 pháp bất định sau đó tóm lược…

  3. Thuyết giới tóm lược: tựa giới kinh, 4 ba la di và 13 tăng tàn (như trên)

  4. Thuyết giới tóm lược: tựa giới kinh, 4 ba la di

  5. Thuyết giới tóm lược: chỉ có bài tựa giới kinh




  1. Tác pháp thuyết giới: (204)

  2. Yết ma thuyết giới…( 209) (kẻ trí khéo giữ giới, hay được ba điều vui, danh dự và lợi dưỡng, chết được sanh lên trời, Tôi nay nói giới kinh, công đức thuyết giới này, ban khắp cả chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo)

AN CƯ VÀ TỰ TỨ




  1. An cư

  1. Duyên khởi:

Theo Tứ phần luật, có 2 nguyên nhân khiến đức Phật quy định lễ an cư: a. Sự than phiền của giới cư sĩ đối với nhóm lục quần tỷ kheo; b.các tôn giáo đều không đi hành đạo trong ba tháng mùa mưa để tránh việc sát hại côn trùng…Theo Kinh Điển Tôn, việc an cư đã được chư Phật quy định từ lâu, và an cư không chỉ để tránh dẫm đạp sinh linh, mà còn là thời gian thích hợp nhất để các tu sĩ tập trung tu học. Thêm vào đó, an cư là biểu hiện tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng tăng lữ, đồng thời an cư cũng là dịp để hàng đệ tử tại gia có điều kiện thuận lợi học tập Phật pháp và ủng hộ tăng bảo.

  1. Hạn kỳ an cư: Theo lịch Ấn độ, mùa an cư bắt đầu từ mồng một trăng tròn tháng A sa đà, tức nửa tháng 6 dương lịch, kéo dài suốt ba tháng cho đến ngày trăng tròn tháng Ất thấp phược đệ xà. Theo Huyền Trang và Pháp Hiển, mồng một tháng A sa đà tương đương với 16/6 theo lịch Trung Quốc. Các xứ Phật giáo phương Nam bắt đầu an cư vào ngày 16/6 (theo lịch TQ). Nhưng ở TQ, an cư được quy định từ ngày 16/4 (lịch TQ). Sự quy định này lấy cơ sở từ bản dịch chữ Hán Kinh Vu lan, theo đó, ngày tự tứ được tổ chức vào ngày 15/7 lịch TQ. Các nước ảnh hưởng TQ đều theo thông lệ này. Cũng cần lưu ý rằng thời điểm an cư cũng tùy thuộc vào thời tiết của từng địa phương. Có hai hạn kỳ của sự an cư là tiền an cư (an cư phần đầu, cụ thể là bắt đầu an cư vào ngày 1 trăng tròn tháng tháng tư) và hậu an cư (từ 17/4 hay tháng 5 cho đến hết ngày 16/5 hay tháng 6). Theo thông lệ ở nước ta, tiền an cư vào ngày 16/4 âm lịch, và từ 17/4 đến 16/5 thuộc về hậu an cư.

  2. Thọ an cư: a. phân phòng xá; b. hành trù; c. kiết giới

  3. Xuất giới và phá hạ

  1. Xuất giới tác pháp thọ nhật: duyên sự chính đáng được phép xuất giới từ 07 ngày trở lui, và thời hạn từ 7 ngày đến 40 ngày.

  2. Phá hạ: vi phạm các điều thuộc quy chế an cư mà luật đã định. Có hai trường hợp phá hạ: hợp pháp và không hợp pháp. Phá hạ không hợp pháp là tự mình bước ra khỏi phạm vi của trú xứ an cư mà không có duyên sự, không có tác pháp đúng pháp. Phạm vào trường hợp này bị xem như là mất hạ và không được tự tứ ở bất cứ đâu. Truờng hợp phá hạ hợp pháp là do những tai nạn bất ngờ, gồm có: 1. Nguy hiểm phạm hạnh; 2. Nguy hiểm vì kho tàng; 3. Quỷ phá, 4. Rắn độc; 5. Thú dữ; 6. Thiếu thốn các nhu cầu; 7 Giặc cướp; 8. Phá tăng (tăng tại trú xứ mất hòa hợp)




  1. Tự tứ: tiếng Phạn là Pravana, Hán dịch Tự tứ,

phiên âm là Bát Hòa La, cũng dịch là thỉnh thỉnh hay tùy ý; nghĩa là thỉnh cầu người khác chỉ những khuyết điểm của mình trên cơ sở của ba trường hợp: do được thấy, được nghe, được nghi. Mục đích của tự tứ cũng giống như thuyết giới là biểu hiện sự thanh tịnh và hòa hợp của tăng.Khác với thuyết giới, tự tứ là hình thức bố tát nhưng không đọc giới bổn và tự tứ cũng được tổ chức vào ngày rằm trăng tròn, nhưng một năm chỉ có một lần. Quan trọng hơn việc thuyết giới ở chỗ tự tứ mở ra một giai đoạn mới trong đời sống phạm hạnh của một tỷ kheo sau khi chấm dứt thời hạn an cư ba tháng. Có một số điểm cần phải lưu ý trong lễ tự tứ

  1. Vấn đề túc số: tối thiểu là 5 tỷ kheo, bởi vì trong số này có một vì tỷ kheo bạch tự tứ, nghĩa là cầu tăng chỉ khuyết điểm thì số tăng còn lại phải có đủ 4 vị. Nếu không đủ, chỉ tác pháp tâm niệm hoặc đối thủ tự tự

  2. Vấn đề tác pháp: Tự tứ không có đọc giới bổn, mà mỗi người từ vị lớn nhất cho đến tỷ kheo nhỏ nhất phải tự mình yêu cầu tăng chỉ điểm. Như vậy tự tự có thể xem là phê bình và bố tát là tự phê bình.

  3. Vấn đề gởi dục: do duyên sự đặc biệt, tỷ kheo có thể gởi dục nhưng không có sự thuyết tịnh (khác với bố tát)

  4. Tác pháp tự tứ: a. dự kỳ sám hối (trước tự tứ một ngày); b. hành trù và hành thảo; c. ni tăng sai người thỉnh giáo giới tự tứ; c. Yết ma tự tứ (242)

  5. Triển hạn tự tứ; đủ 9 tuần thì tăng tác pháp tự tứ; nếu có duyên sự cần triển hạn thì phải họp tăng để tác pháp yết ma triển hạn. Có hai duyên sự để triển hạ: a. kéo dài thời gian tu tập; b. tăng chưa được hòa hợp

  6. Sau tự tứ: a. giải và kết đại giới; b. thọ y ca thi na; c. phân chia lợi dưỡng


tải về 131.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương