Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)



tải về 0.65 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.65 Mb.
#19912
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Nguyển Ngọc Quang

KỶ NIỆM THĂNG LONG VÀ NHU CẦU CHÍNH TRỊ

TRẦN GIA PHỤNG


Vào tháng 7 năm canh tuất (1010), vua Lý Thái Tổ (trị vì 1010-1028) đời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, và ngài đổi tên Đại La thành Thăng Long. Tính cho đến nay, danh xưng Thăng Long được chẳn một ngàn năm. Nhà nước cộng sản Việt Nam (CSVN) dự tính tổ chức Lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long vào ngày thứ Sáu 1-10-2010 (24-8 canh dần).

Ngày dương lịch và âm lịch nầy không phải là ngày dời đô, cũng không phải là một ngày trọng đại trong lịch sử Việt Nam. Ngày 1-10 là ngày quốc khánh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ). Như thế nói trắng ra, vì nhu cầu chính trị, CSVN mượn Lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long để tập họp dân chúng, mừng quốc khánh cộng sản Trung Quốc (CSTQ).


Đây không phải là lần đầu vì nhu cầu chính trị, CSVN sử dụng thủ thuật nầy. Khi mới cướp chính quyền năm 1945, HCM đã một lần sáng kiến ra cách thức nầy để lấy lòng viên cao ủy Pháp tại Đông Dương là đô đốc Georges Thierry d’Argenlieu.

Nguyên theo tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, tại Việt Nam giải giới quân đột Nhật ở nam vĩ tuyến 16 là quân đội Anh và ở bắc vĩ tuyến 16 là quân dội Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ). Sau khi theo quân Anh, tái chiếm miền Nam Việt Nam, Pháp thương lượng với THQDĐ đưa quân ra Bắc. Sợ bị tiêu diệt, HCM vội vàng ký với Pháp thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó Pháp thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do (état libre), có chính phủ riêng, nghị viện riêng và tài chính riêng trong Liên Bang Đông Dương (LBĐD) và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân đội Pháp đến thay thế quân đội Trung Hoa để giải giáp quân đội Nhật (điều 2).

Thỏa ước Sơ bộ hoàn toàn trái ngược với lời thề chống Pháp của HCM khi trình diện chính phủ vào ngày 2-9-1945. (Đoàn Thêm, 1945-1964: Việc từng ngày, Hai mươi năm qua, California: Nxb. Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 13.) Thỏa ước Sơ bộ bị dân chúng và các đảng phái chính trị theo chủ trương dân tộc phản đối.

Sau khi thương thuyết với THQDĐ, cao uỷ Pháp tại Đông Dương, đô đốc D’Argenlieu, mở cuộc kinh lý khu vực phía bắc vĩ tuyến 16 từ ngày 14-5-1946. D’Argenlieu đến Vạn Tượng (Vientiane, Laos) ngày 17-5-1946, đến Hà Nội chiều ngày 18-5-1946. Trên danh nghĩa, D’Argenlieu là cao uỷ, đại diện chính phủ Pháp tại LBĐD. Việt Nam là một quốc gia trong LBĐD. Vậy D’Argenlieu là nhà lãnh đạo hay quốc trưởng của Việt Nam và là cấp chỉ huy của HCM. Theo nghi thức ngoại giao, để đón tiếp quốc trưởng, nhà cầm quyền Việt Minh phải treo quốc kỳ (cờ đỏ sao vàng) trong ba ngày để đón D’Argenlieu, nhưng VM nói là để mừng sinh nhật HCM là ngày 19-5, tránh làm cho dân chúng phản đối chuyện đón quan chức Pháp.

Ngày sinh nhật nầy có nhiều câu hỏi cần được đặt ra. 1) Nhiều tài liệu cho thấy HCM nhiều lần ghi năm sinh khác nhau, không chính xác. 2) Riêng trong đơn xin vào Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) vào đầu năm 1922, HCM, lúc đó có tên là Nguyễn Ái Quốc, ghi trong phiếu cá nhân rằng ông sinh ngày 15-2-1895. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la Franc-Maçonnerie coloniale”, Revue française d’Histoire d’Outre-mer, 3ème Trimestre, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, 1998, tr. 105.) Vậy tại sao bây giờ lại đổi ngày sinh thành 19-5. 3) Trước đó, HCM không đề cập đến sinh nhật, thì tại sao nhân cuộc viếng thăm của D’Argenlieu lại có chuyện sinh nhật HCM?

Vì các lẽ đó, dư luận cho rằng HCM ngụy tạo sinh nhật để treo cờ, nhằm đón tiếp D’Argenlieu. Tuy nhiên, nếu treo cờ để đón đại diện Pháp thì HCM sợ dân chúng phản đối và kết tội phản bội vì lúc đó tinh thần chống Pháp của dân chúng rất cao, nên HCM vì nhu cầu chính trị, mượn cớ treo cờ mừng sinh nhật để tránh sự bất bình của dân chúng. Cần chú ý, ngày 19-5 là ngày ra mắt công khai mặt trận Việt Minh năm 1941 ở Pắc Bó, Cao Bằng.

Trường hợp sửa đổi ngày kỷ niệm vì nhu cầu chính trị thứ hai là ngày thành lập đảng CSVN. Vào ngày 6-1-1930, HCM, lúc đó lấy tên là Lý Thụy, với tư cách là đại biểu của Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS), đứng ra thành lập đảng CSVN tại Hồng Kông. Ngoài những tài liệu Tây phương, tài liệu cụ thể về ngày thành lập đảng là “Báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ II của đảng” do HCM trình bày ngày 11-2-1951. Trong mục thứ hai tiểu đề “Đảng ta ra đời”, HCM xác định: “Ngày 6-1, Đảng ta ra đời.” (Bài nầy được đăng trong sách do HCM viết, Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tt. 97-120; và được đăng lại trong HCM toàn tập, tập 6, Hà Nội: Nxb. ChínhTrị Quốc Gia, 2000, tt. 153-176.)

Như thế, rõ ràng ngày thành lập đảng CSVN là ngày 6-1-1930. Xin kèm theo đây một tài liệu kỷ niệm thành lập đảng CSĐD năm 1948. (Chú ý câu mở đầu: Chính đảng của công nhân Đông Dương thành lập vào ngày 6-1-1930.) (Trích: Chính Đạo, HCM, con người và huyền thoại, tập 1, in lần thứ hai, Houston: Nxb. Văn Hóa, 1997, tr. 247.)

Tuy nhiên, về sau tại Đại hội III đảng Lao Động (tức đảng CSVN) ở Hà Nội từ 5 đến 10-9-1960, Bộ chính trị Trung ương đảng Lao Đông yêu cầu Đại hội thông qua quyết định thay đổi ngày thành lập đảng là 3-2-1930, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô.” (Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, Nxb. Tuổi Xanh, không đề nơi xuất bản, 2001, tr. 74.)

Năm 1960, do nhu cầu chính trị, đảng Lao Động sửa ngày thành lập đảng theo lệnh của Liên Xô, nhưng cho đến nay, Liên Xô sụp đổ 20 năm rồi, đảng CSVN vẫn chưa chịu sửa lại cho đúng ngày thành lập, mà vẫn bắt học sinh học tập sai ngày, và đảng viên kỷ niệm sai ngày thành lập đảng CSVN.

Chẳng những đổi ngày vì nhu cầu chính trị, mà cũng vì nhu cầu chính trị, CSVN còn sửa luôn lịch để tạo sự bất ngờ trong cuộc tổng tấn công miền Nam Việt Nam vào năm 1968. Nguyên sau khi Bộ chính trị Trung ương đảng Lao Động (CSVN) quyết định sẽ tổng tấn công miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân, chính phủ Bắc Việt ra quyết định số 121/CP ngày 8-8-1967, cho Nha Khí tượng thay đổi âm lịch, theo đó tháng chạp năm Đinh mùi trong lịch mới ở Bắc Việt không có ngày 30 (âm lịch), trong khi ở Nam Việt có ngày 30 (âm lịch). Điều đó có nghĩa là Tết Bắc Việt Nam đến trước Tết Nam Việt Nam một ngày.

Việc đổi âm lịch nầy có hai điểm đáng ghi nhận:


1) Nha Khí tượng Hà Nội xác nhận việc đổi âm lịch không theo tính toán của những nhà khoa học lịch pháp, mà theo quyết định của nhà cầm quyền Hà Nội, tức việc đổi âm lịch có tính cách chính trị. (”Lời giới thiệu của Nha Khí tượng” Hà Nội, trong sách Lịch thế kỷ XX , Nxb. Phổ Thông, Hà Nội, 1968.) 2) Việc đổi âm lịch không được thông báo trước mà chỉ cho dân chúng Bắc Việt biết khi in lịch cho dân chúng sử dụng vào đầu năm 1968, nghĩa là chỉ còn hơn một tháng là đến Tết âm lịch năm mới (mậu thân). (Điều nầy được xác nhận trong “Lời nói đầu” hoặc “Lời giới thiệu” của các lần xuất bản về sau nầy; ví dụ lần xuất bản thứ nhì (1977), thứ ba (1982), và thứ tư (1991). Như thế, phải chăng Hà Nội muốn giữ bí mật việc đổi âm lịch để chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân?

Việc đổi âm lịch đúng ngày mồng Một Tết Mậu Thân ở ngoài Bắc trùng hợp vào dịp tổng tấn công ở miền Nam Việt Nam, khiến về sau người ta nghi ngờ đây không phải là sự ngẫu trùng, mà đây là một âm mưu có tính toán để đánh lừa Nam Việt Nam và thế giới về lệnh tấn công của HCM tại Hà Nội vào ngày mồng Một Tết Mậu Thân, 24 giờ đồng hồ tức trước Tết ở miền Nam Việt Nam.

Chẳng những HCM mà các học trò của ông cũng học theo HCM đổi ngày vì nhu cầu chính trị. HCM chết ngày 2-9-1969. Ngày 2-9 là ngày quốc khánh của Bắc Việt cộng sản. Vì vậy, Bộ chính trị đảng Lao Động liền quyết định công bố cho dân chúng biết ngày chết của HCM là ngày 3-9-1969. Lần nầy nhiều người biết chuyện HCM chết, đảng Lao Đông không thể “lấy thúng úp tai voi” mãi, nên sau năm 1975, đảng CSVN đành phải điều chỉnh trở lại ngày chết của HCM là 2-9, trùng với ngày quốc khánh của chế độ CSVN.

Quả thật các đảng viên CSVN rất thuộc bài vở của HCM. Nay thủ thuật ra lệnh cho dân chúng treo cờ để mừng sinh nhật chủ tịch, lại được đảng CSVN tái ứng dụng lần nữa, dùng lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long để tập họp dân chúng Việt Nam mừng quốc khánh CHNDTQ.

Đảng CSVN mừng quốc khánh CSTQ là noi gương chính trị của HCM, vì HCM là đảng viên đảng CSTQ. Sau đây là lời tự bạch của HCM trong bài “Cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt”, viết nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đảng CSTQ (1/7/1921 – 1/7/1961). HCM kể rằng: “Riêng về phần tôi, trong hai thời kỳ, tôi đã có vinh dự hoạt động trong đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến Quảng Châu hồi 1924-1927, tôi vừa theo dõi phong trào cách mạng trong nước ta,vừa tham gia công việc đo đảng Cộng sản Trung Quốc giao phó… Tôi được tham gia việc dịch tài liệu nội bộ và việc “tuyên truyền đối ngoại”, tức là viết bài về phong trào công nông cho một số báo bằng tiếng Anh. Lần thứ hai tôi đến Trung Quốc (cuối năm 1938) vào thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Là một người binh nhì trong “Bát lộ quân”, tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một đơn vị ở Quế Lâm. Sau đó, được bầu làm bí thư của chi bộ (kiêm phụ trách nghe rađiô) của một đơn vị ở Hành Dương...” Cũng trong bài viết trên, HCM đã mô tả “mối quan hệ giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Việt Nam thật là: Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình,/ Tinh thần hữu nghị quang vinh muôn đời!” (HCM toàn tập, tập 10, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 366-367.)

Người sáng lập và lãnh đạo đảng CSVN có vinh dự hoạt động trong đảng CSTQ thì đảng CSVN mừng kỷ niệm quốc khánh CSTQ là chuyện không mới. Tuy nhiên, HCM và đảng CSVN mang ơn đảng CSTQ (“Trăm ơn, ngàn nghĩa, vạn tình...”) và muốn trả ơn như thế nào, đó là chuyện của CSVN, chứ không phải là ơn nghĩa của Trung Quốc đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam, ngay từ trước một ngàn năm Thăng Long, từ thời Hai Bà Trưng cho đến bây giờ, đã có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với tập đoàn lãnh đạo bá quyền Bắc Kinh.


Không thể vì ơn nghĩa giữa hai đảng mà CSVN phản quốc, bán đứng Việt Nam cho CHNDTQ. Vào cuối thế kỷ 20, đảng CSVN đã ký liên tiếp hai bản hiệp ước dâng đất dâng biển cho CHNDTQ trước sự phẫn nộ của dân tộc Việt. Đó là Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, ký tại Hà Nội ngày 30-12-1999, nhượng cho Trung Quốc ải Nam Quan lịch sử, một nửa Thác Bản Giốc, nhiều cao điểm quân sự trọng yếu dọc biên giới phía bắc nước ta; và Hiệp ước phân định lãnh hải, ký tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000 làm cho Việt Nam mất vào tay Trung Quốc khoảng 10,000 Km2 hay khoảng 8% mặt biển Vịnh Bắc Việt.


Nay một lần nữa, Thăng Long, cựu đô trong khoảng 8 thế kỷ của dân tộc Việt Nam, bị đảng CSVN đưa ra làm phẩm vật hiến tế, để mừng quốc khánh của CHNDTQ. Các nhà cầm quyền Trung Quốc đã bao lần đem quân xâm lược Việt Nam và giày xéo cố đô Thăng Long. Trung Quốc là một đại họa thường trực cho dân tộc Việt Nam từ thời cổ đại cho đến ngày nay.

Mượn chuyện kỷ niệm ngàn năm Thăng Long để mừng quốc khánh CHNDTQ là một điều hoàn toàn trái ngược với truyền thống lịch sử của cựu đô Thăng Long và lịch sử của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam vốn HIẾU HÒA, KHÔNG GÂY HẤN VỚI TRUNG QUỐC, NHƯNG SẴN SÀNG CHỐNG TRẢ TẤT CẢ NHỮNG CUỘC XÂM LĂNG CỦA TRUNG QUỐC. Vì thế, người Việt Nam không chấp nhận và phản đối mạnh mẽ hành vi nhục nhã của nhà cầm quyền CSVN, vì nhu cầu chính trị, mượn lễ kỷ niệm ngàn năm Thăng Long để mừng quốc khánh CHNDTQ.


TRẦN GIA PHỤNG


Lý Công Uẩn dời đô sang Tầu?

Ngô Nhân Dụng
Ðại lễ Ngàn Năm Thăng Long sắp khai mạc chính thức. Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản cho mở hội đúng ngày quốc khánh của Trung Cộng, với một bộ phim dài về Lý Thái Tổ trong đó ông vua khai sáng nhà Lý mặc y phục kiểu Tầu, bảnh bao như tài tử Hồng Kông. Bộ phim thực hiện ở bên Tầu, các vai phụ tuyển toàn dân Trung Quốc, phim do người Tầu sửa chữa kịch bản và dàn dựng, đạo diễn toàn bộ!

Người không hiểu nổi tại sao quý quan cộng sản lại chọn bắt đầu kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vào ngày quốc khánh Trung Cộng. Lý Công Uẩn đã chính thức dời đô trong tháng 7 âm lịch, chứ không phải đầu tháng 10.

Nhà toán học Ngô Bảo Châu tháng 5 năm ngoái (2009) đã viết một bức thư gửi cho các đại biểu Quốc Hội Việt Nam, về chuyện cho Trung Quốc khai thác mỏ bô xít ở nước ta. Trong thư có đoạn: “Trung Quốc thực hiện chính sách ‘thực dân mới’... Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây: quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa. Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn, thì ta chỉ nhận phần thiệt thòi, còn bản sắc ta thì tồn tại được bao lâu. Vấn đề độc lập văn hóa, giữ gìn bản sắc vô cùng hệ trọng, xin quý vị lưu ý...”

Những nhận định của ông Ngô Bảo Châu về vấn đề “quan hệ hữu cơ vốn có” giữa Việt Nam và Trung Quốc và việc “giữ gìn bản sắc dân tộc” đang là một chuyện thời sự nhân vụ Lý Công Uẩn sang Tầu đóng phim. Thế kỷ 18, ông Lê Quýnh từ chối không chịu kết tóc bím và bỏ đồ Việt Nam để mặc y phục Tầu, dù chịu áp lực của nhà Thanh. Ông nói: “Ðầu tôi có thể chặt nhưng tóc tôi không thể đổi; da tôi lột ra được nhưng tôi không đổi áo.” Ngày nay, cộng sản Việt Nam đưa vua Lý sang Tầu mặc y phục, mũ mão giống y như tài tử đóng vai Tần Thủy Hoàng! Một dân tộc mất quặng mỏ, mất rừng, mất gỗ và mất môi trường sống trong lành cũng không nguy hiểm bằng mất cả linh hồn, khi bản sắc dân mình không còn nữa.

Trước khi coi đầy đủ cuốn phim Lý Công Uẩn này, cả nước đã uất lên vì giận. Ðây là âm mưu cho Lý Công Uẩn dời đô một lần nữa, từ Việt Nam sang Trung Quốc! Một nhà giáo trong nước phê bình: “Từ trang phục cho đến cảnh quan, từ áo mão cho đến búi tóc, hình ảnh toát ra cho ta thấy: Ðây là một phim Trung Quốc; chẳng khác gì những phim lịch sử Trung Quốc khác mà đông đảo người Việt Nam quen xem.” Trên Blog Gốc Xậy, trích dẫn nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: “Ðây là một bộ phim Trung Quốc, không có gì để tranh cãi. Ðạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc.” Một độc giả góp ý trong blog: “Họ đã bôi nhọ lịch sử nước ta và coi thường dân trí” của người Việt Nam! Có người tố cáo ông Trịnh Văn Sơn, một người bỏ tiền làm phim, ngoài đời “rất tôn sùng Trung Quốc, toàn chê ngoài Việt Nam thôi.” Tên ba bố con ông ghép lại thành tên Tôn Trung Sơn, quốc phụ nước Tầu từ năm 1911. Tên công ty của ông Sơn là “Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành.” Hình logo của công ty này là cảnh “Ðông phương hồng, mặt trời lên” trên ngọn núi. Những lời tố giác này cũng hơi quá đáng. Bao nhiêu lãnh tụ cộng sản Việt Nam đã lấy tên Trung Hoa và đề cao thành tích của người Trung Hoa. Ông Ðặng Xuân Khu chẳng hạn. Việc ông đề cao cuộc Vạn Lý Trường Chinh khi chọn bí danh có khác gì việc ông Sơn chọn tên Trường Thành?

Những người làm cuốn phim Lý Công Uẩn đã bênh vực các quan chức trong đảng, biện hộ rằng việc thực hiện cuốn phim này hoàn toàn là do sáng kiến tư nhân, đảng và nhà nước không can dự. Nếu cuốn phim có vẻ “Tầu” quá thì những người bỏ tiền làm phim chịu trách nhiệm, còn đảng cộng sản vô can. Các bộ trưởng, phó thủ tướng chỉ ủng hộ đem phim lên chiếu ti vi sau khi nhận được quá cáp mà thôi!

Nhưng nếu điều này là sự thật thì cũng chính là mối nguy hiểm lớn hơn nữa! Người ta tự động ỷ lại vào Trung Quốc không cần Bộ Chính Trị yêu cầu. Vì người ta đã tập nhiễm thói quen ỷ lại, hướng về Bắc Kinh từ thời 60 năm nay rồi!

Khi các nhà kinh doanh văn hóa tính làm một cuốn phim biểu hiện tinh thần tự chủ của dân tộc Việt Nam, mà họ chấp nhận giao phó cuốn phim đó cho người Trung Hoa làm hộ một cách không dè dặt, không do dự, thì trong đầu óc họ nghĩ ngợi thế nào? Họ phải quen sống với một nếp suy nghĩ nào đó, thì mới tự nhiên, không ngần ngại, nhờ ngay các nhà đạo diễn, những nhà viết kịch bản Trung Hoa làm giúp việc biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam! Phải chăng họ coi người Trung Hoa và người Việt cũng vậy, không có gì khác nhau cả? Phải chăng vì họ đã nghe quen những câu hát “Việt Nam Trung Hoa núi liền núi sông liền sông” từ bao nhiêu năm nay rồi? Phải chăng vì họ vẫn thuộc lòng những câu thơ Hồ Chí Minh “Mối tình thắm thiết Việt Nam-Hoa; Vừa là đồng chí vừa là anh em” đọc khi tiễn đưa Lưu Thiếu Kỳ? (Hồ Chí Minh Toàn Tập, cuốn số 11, từ trang 64 đến trang 76). Ðã là đồng chí lại là anh em thì còn lo gì mà không nhờ “ông anh đồng chí” làm phim hộ? Mấy thế hệ người Việt Nam đã được huấn luyện từ khi là học sinh mẫu giáo là phải học tập Mao chủ tịch, noi gương Mao chủ tịch, ghi nhớ công ơn Mao chủ tịch, vân vân. Cái tinh thần đó đã được thấm nhuần trong các đồng chí như Trịnh Văn Sơn.

Trên mạng Tuyên Quang Online, một bạn trẻ tên là Bạch Văn Cơ viết, từ năm 2007,

xem lại lịch sử các phim ảnh thịnh hành, anh thấy: “Ðầu những năm 90: điện ảnh Ðài Loan. Giữa những năm 90: điện ảnh Hồng Kông, Hàn Quốc. Từ đó đến nay: điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ðài Loan cùng ‘tổng tấn công.’”

Khán giả Việt Nam có coi phim Ðài Loan, Nam Hàn, Hồng Kông cũng chỉ để giải trí, có thể vô hại. Nhưng khi một nước Việt Nam muốn làm cuốn phim kỷ niệm một năm đại lễ của dân tộc, mà lại phải đi cầu viện năng khiếu nghệ thuật của người Trung Quốc, giao khoán cho họ kể chuyện tổ tiên mình, thì đó là quốc sỉ. Nó cho thấy tinh thần nô lệ về văn hóa đã nhiễm vào đầu óc nhiều người quá rồi, đã thành một phản xạ, một tập quán tự nhiên.

Từ khi Hồ Chí Minh tái lập đảng Cộng Sản năm 1950, 51, ông nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông, cho vào cương lĩnh của Ðảng Lao Ðộng. Quá trình nô lệ văn hóa bắt đầu. Ðây là một giai đoạn nô lệ mới, khác với thời kỳ 1000 năm từ thế kỷ thứ nhất khi Mã Viện sang chiếm nước ta, vì do một đảng lãnh đạo nước Việt Nam tự nguyện theo người Hán. Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, còn Hồ Chí Minh dời bộ óc người Việt Nam sang bên Tầu, để được nhuộm đỏ theo tư tưởng Mao! Câu thơ Chế Lan Viên viết: “Bác Mao không ở đâu xa - Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao” được lưu truyền, cho thấy Hồ Chí Minh rất hãnh diện được ví như một ông “Mao nội hóa,” một ông “Mao con.” Nếu không đồng ý với Chế Lan Viên thì chắc Hồ đã cấm không cho phổ biến hai câu thơ này!

Mối họa đồng hóa từ giữa thế kỷ 20 bắt đầu với ông Hồ, người đã không ngần ngại tuyên bố không cần viết sách nào về chủ nghĩa Mác nữa, vì tất cả những gì cần nói đã có bác Mao viết hết rồi!

Nhưng “Tư tưởng Mao Trạch Ðông” là gì? Ðó không phải chỉ là việc khai thác và áp dụng lý thuyết Mác xít mà thôi. Ðó chính là một sản phẩm của nền văn hóa độc đáo Hán tộc. Như Ngô Bảo Châu nhận định: “Ðất nước, con người, văn hóa Trung Quốc có nhiều thứ để ta cảm phục và học tập. Nhưng nếu ta rập khuôn theo mô hình của họ, đi theo con đường họ đã đi, làm theo cái họ nói tức là cái họ muốn,” thì ta sẽ mất hết bản sắc của mình. Nói vậy chưa đủ. Phải nói: Nếu rập khuôn theo mô hình Mao chủ tịch thì người Việt Nam sẽ tự tiêu diệt bản sắc của nước mình. Vì Mao là một sản phẩm của văn hóa người Hán. Hai dân tộc Việt và Hán sống trong những điều kiện địa lý, lịch sử khác nhau, các kinh nghiệm, truyền thống văn hóa khác nhau nhiều lắm. Họ không thể bắt chước mình mà mình cũng không thể theo họ được.

Tư tưởng chính trị Trung Hoa, mà Mao Trạch Ðông là một đại biểu sáng chói, thích hợp với một chế độ cường quyền tập trung, áp dụng trên một quốc gia quá rộng lớn và quá đông dân, so với nước Việt Nam ta. Việt Nam sống trên một “bán đảo” giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Ðộ. Từ 3000 năm trước dân mình lại sớm hòa nhập với nền văn minh của các sắc dân Nam Á và Nam Ðảo. Người Việt Nam có thể chấp nhận quyền bình đẳng Nam Nữ vì ảnh hưởng văn minh Nam Ðảo; có thể bao dung chế độ xã thôn tự trị; sống với nhau vừa tình vừa lý, vua quan và dân chúng gần gũi nhau. Người Trung Hoa không thể “linh động,” “xuề xòa” hoặc “chín bỏ làm mười” như vậy.

Thời Nguyễn Ánh đã lầm lớn, khi Nguyễn Văn Thành sao chép bộ luật nhà Thanh soạn thành luật Gia Long, áp dụng ở nước ta. Những luật lệ đó khắc nghiệt, coi khinh phụ nữ, dọa nạt, đàn áp dân, để củng cố chế độ tập trung quyền hành của người Mãn trên nước Trung Hoa. Áp dụng lối cư xử đó vào Việt Nam, khiến dân chúng oán thoán, nhất là dân Bắc Thành, nơi trước đó chỉ áp dụng đạo luật Hồng Ðức nhà Lê. Cho nên, hơn nửa thế kỷ sau khi người Pháp sang xâm chiếm, dân ngoài Bắc đã hờ hững không ai muốn chết để bảo vệ vua quan nhà Nguyễn. Một tên “gác dan tu viện” như Nguyễn Văn Phụng được các cố đạo Pháp đưa từ Ma Cao về, đổi tên là Lê Văn Phụng, cũng thu hút được nhiều người theo, vì dân đang chán chế độ và còn tưởng nhớ nhà Lê. Việc Hồ Chí Minh nhập cảng tư tưởng Mao Trạch Ðông vào dùng ở nước ta, ghi trong cương lĩnh đảng Lao Ðộng từ năm 1950, cũng sai lầm y như luật Gia Long vậy. Nó bắt người Việt Nam sống như lối người Tầu, gây căm thù, chia rẽ dân tộc, đối xử với nhau theo đường lối của các cố vấn Trung Quốc.

Những cuốn sách gối đầu giường của Mao không phải là sách của Karl Marx. Mao thường mang bên mình bộ Tư Trị Thông Giám của Tư Mã Quang, bộ lịch sử các triều đại Trung Hoa diễn tả theo quan điểm Tống Nho tôn quân quyền tuyệt đối. Tư tưởng Mao Trạch Ðông thích hợp với nước Trung Hoa lúc đó đang chờ một bạo chúa ra tay “bình thiên hạ” bằng cách “sát nhất nhân vạn nhân cụ.” Nhưng chính sách, đường lối đó hoàn toàn trái ngược với phong tục, tập quán, nền nếp văn hóa của người Việt Nam. Hậu quả là sau khi học tập, bắt chước theo Mao Trạch Ðông người Việt sẽ bỏ mất bản sắc dân Việt. Cảnh nô lệ văn hóa bắt nguồn từ đó. Trong bài tới sẽ trình bày một hiện tượng nô lệ văn hóa rùng rợn: Cộng Sản Việt Nam đã học cách giết người theo Mao Trạch Ðông như thế nào. Từ đó, người Việt Nam không còn đối xử với nhau như trước nữa.

Ngàn Năm Thăng Long...
Trần Khải
Như những ngày sắp tết, không khí lễ hội lúc nào cũng làm lòng người nao nức. Ngay cả trong thời chiến tranh Nam-Bắc cũng thế, lòng tôi lúc nào cũng bâng khuâng khi mùa lễ tới -- không chỉ là thêm một tuổi, thêm những ngày dày dặn, thêm một bước trên đường đời gió bụi, nhưng còn là thâm cảm với dòng thờøi gian bất tuyệt, nơi đó đời người chỉ là phù du, như mộng, như sương, như làn gió sẽ sớm rồi biến mất.

Ngàn Năm Thăng Long cũng thế. Tôi đã nhìn các clip hình ảnh trên YouTube, thấy các đaị lộ rực sáng, các cổng đèn hoa... và chứng kiến Thăng long sắp bước qua ngàn năm nữa. Màu sắc đẹp, rực rỡ lễ hội hoa đèn. Nhưng lần này còn là bùi ngùi, không phải là như đón Hội Tết sắp tới, không phải là để hít thở không khí giao thời ngàn năm, nhưng là một nỗi thâm cảm, nỗi lo sợ rằng không chắc gì đất nước mình sẽ còn nguyên vẹn lãnh thổ -- không lẽ tới thế hệ của mình, sẽ là những ngườøi lưu lạc cho một Việt Nam kiểu Tây Tạng, sẽ là những người chứng kiến quê nhà bị nuốt chửng bởi anh khổng lồ Phương Bắc trăm mưu ngaà kế và hiểm ác vô lường.

Nhà nước Hà Nội đang tưng bừng nhiều hình thức lễ hội.

Như là sẽ “Đón 1.000 anh hùng dự đại lễ 1.000 năm Thăng Long,” nghe tới phát lạ. Tại sao không 999? Vì con số 9 nhiều may mắn hơn, mà số 9 khi đọc là âm “cửu,” có nghĩa là trường tồn. Trong khi con số zero lúc nào cũng có thể xui xẻo. Phải chăng vì nhà nưoơc sợ các lời bàn thầy bói, nên đã ra lệnh cấm xem bói, lên đồng, vân vân...

Lại có cả chuyện “1.000 nhà báo sẽ hoạt động đưa tin về Đại lễ,” nghe cũng phát lạ. Thế còn 1.001 nhà báo có được không? Nghe con số ngàn lẻ một lúc nào cũng thơ mộng, có phải không.

Lại còn hình ảnh 1.000 em gáí mát-sa, 1.000 cô tuyệt sắc giai nhân múa bụng... mà chúng ta vẫn gặp trên các mạng thông tin Internet thì ở đâu? Không phải hình ảnh này cũng thơ mộng tuyệt vời hay sao? Không phải rằng Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương và Chủ Tịch Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cũng có những kiểu lễ hội riêng hay sao?

Chỉ còn vài ngaỳ nữa là Đạị Lễ Ngàn Năm Thăng Long. Lẽ ra phải là ngày vui của cả nước để mừng sự bền vững cương thổ của quê nhà. Tuy nhiên, ngày khai mạc và bế mạc Đạị Lễ Ngàn Năm Thăng Long lại là những ngày “xưng tụng vạn tuế Thiên Triều Bắc Kinh.”

Nhà văn Hà Sĩ Phu, tức Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Tụ, trong “Thư của công dân gửi Chủ tịch nước, về tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long,” đăng trên mạng Boxitvn ngaỳ 26-9-2010, nêu lên vấn đề như sau, trích:


“...Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Tôi là công dân Nguyễn Xuân Tụ, tiến sĩ Sinh học, bút danh Hà Sĩ Phu, 71 tuổi, thường trú tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng, trân trọng gửi đến Chủ tịch một ý kiến ngắn liên quan đến việc tổ chức Đại lễ "1000 năm Thăng Long - Hà Nội".

Kỷ niệm 1000 năm ngày ra đời và phát triển thủ đô Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa rất thiêng liêng trong suốt chặng đường dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta, việc kỷ niệm long trọng là một chủ trương rất đúng.

Tuy vậy, Đại lễ này tiến hành trong tình hình đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp: cả về xây dựng cũng như bảo vệ đất nước đều có hai mặt, mặt thành tựu đáng vui mừng và mặt yếu kém đáng lo âu. Mọi mặt đều có sự phân hóa theo hai đầu trái ngược.

Trong dịp diễn ra Lễ hội, không người Việt Nam yêu nước nào lại có thể mải vui mà quên tình trạng đất nước mình vẫn còn bị xếp hạng là một nước nghèo, số đông dân chúng vẫn còn phải kiếm sống rất chật vật, số đông vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ để làm chủ đất nước.

Mối đe dọa bị xâm lấn và đồng hóa của nước láng giềng phương Bắc từ lịch sử 1000 năm đang hiện về rõ hơn lúc nào hết, và sự tự vệ, tự cường chủ quan của ta hiện nay nhiều mặt tỏ ra thua kém tổ tiên oai hùng thuở trước, trong khi điều kiện khách quan của thế giới hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Mọi hiện tượng đã phơi bày trên báo chí khắp nơi, trong và ngoài nước, thiết tưởng không cần nhắc lại dài dòng.

Trong bối cảnh như vậy, tôi muốn bày tỏ 3 điều lo lắng cũng là ba đề nghị như sau:


Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
28488987 -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
28488987 -> Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương