Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)



tải về 0.65 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.65 Mb.
#19912
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chào Em Thăng Long Ngàn Năm

Trần Chí Phúc với ca khúc mới ở www.tranchiphuc.com.




Trần Chí Phúc

“Một ngàn năm trước chiếu dời đô” , thoáng bâng khuâng. Mới đó mà đã một ngàn năm trôi qua kể từ tháng bảy năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ vừa lên ngôi, dời thủ đô từ Hoa Lư về thành Thăng Long, cũng là Hà Nội ngày hôm nay.


Lịch sử dân tộc Việt Nam đã bắt đầu sáng chói với triều đại nhà Lý, có danh tướng Lý Thường Kiệt đã mấy lần đem quân qua đánh nhà Tống bên Tàu năm 1076, một thành tích duy nhất vì lúc nào cũng là quân từ phương Bắc tràn xuống xâm lăng lãnh thổ dân Việt Nam. Và bài thơ đầu tiên nói về độc lập dân tộc “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư… Đất nước Việt Nam vua Nam ở “ của danh tướng họ Lý ra đời .
 Kể từ năm 1010 cho đến nay, thành Thăng Long, đã gắn liền với những giai đọan thăng trầm của đất nước. Gần đây nhất lịch sử đã ghi trận thắng oai hùng của vua Quang Trung vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, tiến quân thần tốc bất ngờ trong mấy ngày Tết, đánh tan mấy vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long khỏi tay quân giặc. Và cũng từ năm đó, vua Quang Trung đã đổi tên Thăng Long thành Bắc Thành và chọn thủ đô là Phú Xuân thuộc miền Trung .
Từ thời điểm này, cái tên Thăng Long đã trở thành quá khứ, thành phố này từng là thủ đô của những triều đại Lý, Trần, Lê, Trịnh, Mạc.
Khi vua Gia Long thành lập triều Nguyễn nối tiếp cai trị đất nước đã chọn Huế làm thủ đô (1802-1945). Đến tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam lại chọn thành phố mà Lý Thái Tổ đã chọn để làm thủ đô trở lại; mặc dù là thành phố cũ nhưng với cái tên mới là Hà Nội. Như vậy, Thăng Long xưa tức Hà Nội nay.
Nhắc lại chuyện lịch sử có nhiều cảm xúc, một ngàn năm qua thật mau.
Từ Ài Nam Quan của địa đầu giới tuyến phía bắc đất nước với biên giới Trung quốc, dân tộc Việt Nam đã tiến về phía nam đến tận mũi đất Cà Mau giáp cùng biển cả, có dãy Trường Sơn kiêu hùng của miền Trung , có biển Đông bao la cùng hai quần đảo Hòang Sa Trường Sa to lớn. Hai con sông lớn nhất của đất nước là Hồng Hà và Cửu Long. Đó là những nét chính của mảnh đất hình chữ S.
Năm 939 Ngô Quyền lập ra triều đại nhà Ngô được coi là năm mà dân tộc Việt Nam chính thức độc lập. Từ năm 939 đến năm 1010 trải qua các triều Ngô, rồi triều Tiền Lê  (Lê Đại Hành) ngắn ngủi rồi đến triều Lý.
Trước thời Ngô Quyền, dân tộc ta đã trải qua một ngàn năm bị đô hộ bởi giặc Tàu.
Rồi từ đó cho đến nay, dù một đôi lần bị giặc phương Bắc xâm lăng vài năm, như thời nhà Trần bị quân Nguyên (Tàu)  đem quân tấn công, quân Minh (Tàu) cai trị nứơc ta khỏang 10 năm rồi bị Lê Lợi kháng chiến thành công lập nên triều Lê, thời nhà Nguyễn bị quân Pháp đô hộ khỏang 80 năm. Tính tổng quát, thì Việt Nam đã được độc lập khỏang 1000 năm. Đất nước và dân tộc kiêu hùng này đã từng chiến đấu với các đế quốc hùng mạnh nhất của thế giới...
Như vậy, 1000 năm trước đó bị Tàu đô hộ rồi kế đến 1000 năm độc lập tính cho đến thời điểm 2010 này. Và 1000 năm kế tiếp ra sao ai mà biết, đến năm 3010 không ai có thể tưởng tượng nỗi lòai người sẽ như thế nào.
Chào Em Thăng Long Ngàn Năm, bài hát ghi tâm tình của một con dân Việt Nam xa xứ. Điều nhấn mạnh là đất nước vẫn còn đây và mong ước vẫn trừơng tồn cùng đời sống người dân ấm no, hưởng được tự do.
Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam cả ngàn năm, đã từng xâm lăng nhiều lần và từ nỗi lo đó, cầu mong dân tộc Việt Nam mãi mãi tránh được nỗi đau bị dân Tàu đô hộ một lần nữa.  
Mấy trăm năm trước, Bà Huyện Thanh Quan đã làm bài thơ Thăng Long Thành Hòai Cổ và hôm nay năm 2010, Trần Chí Phúc viết bài hát Chào Em Thăng Long Ngàn Năm.
Lời ca như sau :

“Một ngàn năm trước chiếu dời đô.
Về nơi đất tốt có sông hồ
Nằm mơ vua Lý thấy rồng bay
Đặt tên Thăng Long Hà Nội hôm nay.
Chào em Thăng Long ngàn năm, đất nước còn đây ông cha dựng xây.
Từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, Hồng Hà uốn quanh Cửu Long chín nhánh.
Trường Sơn hiên ngang , Biển Đông bao la, Hòang Sa Trường Sa tên kêu thiết tha.
Chào em Thăng Long ngàn năm, sông núi rền vang tiếng hát hùng anh.
Còn mãi câu thơ đất Việt của ta, người người đứng lên một lòng tranh đấu.
Ngàn năm qua mau, dù bao đổi thay, tình yêu không phai dòng máu Lạc Hồng.
Chào em thành phố tuổi ngàn năm
Bài ca thương nhớ gởi quê nhà
Người đi xa xứ vẫn hoài mong.
Việt Nam ấm no Việt Nam tự do
Chào em Thăng Long ngàn năm, đất nước còn đây, Việt Nam muôn năm.

Bài hát được thu âm với bốn giọng ca Ngọc Diệp, Mỹ Thanh, Thanh Vũ và tiếng đàn ghi ta cùng tiếng hát của tác giả, là món quà gởi tặng bằng hữu văn nghệ.


Xin mời vào www.tranchiphuc.com để nghe ca khúc này.
Một ngàn năm trôi qua, dấu tích của thành Thăng Long đã không còn vì những giai đọan chiến tranh, chỉ còn một số cổ vật mới vừa được khai quật trong một khu đất gọi là Hòang Thành Thăng Long, thóang ngậm ngùi. Ôi mấy chữ độc lập, tự do, ấm no, tuy đơn giản nhưng thật khó mà thực hiện cho dân tộc Việt Nam.
San Jose , tháng 9 năm 2010
Trần Chí Phúc
Phong Thủy Ngàn Năm Thăng Long (1/2)

Thiên Đức

I/ Hai bản dịch chiếu dời đô sai lầm nghiêm trọng:

Hiện nay nhà nước Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị làm lễ kỷ niệm một ngàn năm Thăng Long, căn cứ vào bản chiếu dời đô của ông Lý Công Uẩn (năm 1010). Vấn đề đặt ra là hậu thế đã hiểu và học được gì từ sự kiện lịch sử này? Để không tủi nhục với tiền nhân.

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư (ĐVSKTT) (1) ghi chép sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi gần một năm đã tự tay viết chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La đổi tên là thành Thăng Long có nội dung theo bản gốc như sau:
 
Phiên âm:
THIÊN ĐÔ CHIẾU
Tích Thương gia chí Bàn Canh ngũ thiên, Chu thất đãi Thành Vương tam tỉ. Khởi Tam đại chi sổ quân tuẫn vu kỷ tư, vọng tự thiên tỉ. Dĩ kỳ đồ đại trạch trung, vi ức vạn thế tử tôn chi kế; thượng cẩn thiên mệnh, hạ nhân dân trí, cẩu hữu tiện triếp cải. Cố quốc tộ diên trường, phong tục phú phụ. Nhi Đinh Lê nhị gia, nải tuẫn kỷ tư, hốt thiên mệnh, võng đạo Thương Chu chi tích, thường an quyết ấp vu tư, trí thế đại phất trường, toán số đoản xúc, bách tính hao tổn, vạn vật thất nghi. Trẫm thậm thống chi, bất đắc bất tỉ.

Huống Cao vương cố đô Đại La thành, trạch thiên địa khu vực chi trung; đắc long bàn hổ cứ chi thế. Chính Nam Bắc Đông Tây chi vị; tiện giang sơn hướng bội chi nghi. Kỳ địa quảng nhi thản bình, quyết thổ cao nhi sảng khải. Dân cư miệt hôn điếm chi khốn; vạn vật cực phồn phụ chi phong. Biến lãm Việt bang, tư vi thắng địa. Thành tứ phương bức thấu chi yếu hội; vi vạn thế đế vương chi thượng đô.Trẫm dục nhân thử địa lợi dĩ định quyết cư, khanh đẳng như hà? (2)


Hiện nay có hai bản dịch chính thức Thiên đô chiếu này được công nhận đăng ký và phổ biến công khai trên báo chí và sử liệu Việt Nam, đó là:

* Bản dịch thứ nhất của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, in trong Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993. (3)

Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại; ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.
Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?

* Bản dịch thứ hai của Nguyễn Đức Vân, in trong Tóm tắt lịch sử Triều Lý - Ban quản lý Di tích lịch sử văn hóa Đền Đô - Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh; Giấy phép xuất bản số 35/VHTT ngày 22/10/2001 của Sở Văn hóa - Thông tin Bắc Ninh (4)

CHIẾU DỜI ĐÔ
Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần đời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam Đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời ? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi dời.
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

Sự khác biệt lớn nhất và gây nhiều tranh cãi của hai bản dịch này là cụm từ phong thủy “long bàn, hổ cứ” được dịch thành “rồng chầu, hổ phục” và “rồng cuộn hổ ngồi”. Rất tiếc là cả hai bản dịch theo lối phóng tác, tượng thanh, tượng hình đã hoàn toàn sai lạc về học thuật cũng như về phong thủy đem lại nhiều nghịch lý, gây hậu quả nghiêm trọng. (Ngoài ra còn một bản dịch khác của Ngô Tất Tố, đã dịch cụm từ trên là thế rồng bò, hổ ngồi) (5)



A /- Về học thuật:
Điều lưu ý đầu tiên là hai cụm từ “Thăng Long” và “long bàn, hổ cứ” xuất phát từ một người viết ra đó là ông Lý Công Uẩn, tại một thời điểm nhất định (1010), để chỉ cùng một vùng đất định cư, như vậy nếu dịch thuật ra tiếng Việt thì phải sử dụng cùng một phương pháp giống nhau. Ý nghĩa của hai cụm từ này nếu không tương tự nhau thì chí ít cũng phải bổ sung cho nhau chứ không thể đối nghịch nhau trong sự việc đặt tên cho một vùng đất.

Điều lưu ý kế tiếp là những cụm từ này có thể có nhiều lối dịch khác nhau, thế nhưng lối dịch chuẩn xác nhất vẫn phải hội đủ hai điều kiện nói trên.

Từ “Thăng Long” được dịch là “rồng bay lên” rất chuẩn và chính xác không ai tranh cãi. Chữ long là một danh từ, chữ thăng đứng trước chữ long là một động từ đóng vai tỉnh từ bổ nghĩa cho chữ long.
Áp dụng phương cách thứ tự dịch thuật này vào cụm từ “long bàn”, chữ bàn là danh từ, chữ long là danh từ đóng vai tĩnh từ bổ nghĩa cho chữ bàn, như vậy phải dịch là địa bàn của rồng hay là chỗ ở của rồng mới là chính xác.
Tương tự như vậy cụm từ “hổ cứ” phải dịch là căn cứ của hổ, hay nơi ở của cọp.

Nếu từ Thăng Long dịch là rồng bay lên, trong khi cụm từ “long bàn, hổ cứ” dịch là rồng cuộn hổ ngồi, hay rồng chầu hổ phục, thể hiện hai lối dịch khác nhau về ngữ pháp không thể chấp nhận được.

Nếu cho rằng dịch rồng cuộn hổ ngồi, hay rồng chầu hổ phục là đúng, điều này gián tiếp nói rằng cụm từ “long bàn hổ cứ” đã viết sai ngữ pháp, thay vì phải viết là “bàn long, cứ hổ”. Sự kiện này hoàn toàn không thể xảy ra với một người học chữ hán từ nhỏ làm quan đại thần, lên làm vua, sử dụng chữ hán mỗi ngày vào thời điểm Việt Nam chưa có chữ Việt.

B /- Về phong thủy:
Ngoài ra lối dịch trên hoàn toàn sai lạc, đem lại nhiều nghịch lý theo ý nghĩa phong thủy của nó.

1)- Chữ rồng cuộn hay rồng chầu mô tả một trạng thái, hay động tác của con rồng an phận, định vị một nơi, trong khung trời hẹp. Điều này hoàn toàn tương phản với ý nghĩa của tên gọi Thăng Long là rồng bay lên trời, ở khung trời mở rộng mang trạng thái hoàn toàn tự do và phóng khoáng.

2)- Rồng cuộn, rồng chầu là loại rồng mang trách nhiệm tận trung phục vụ nhà vua hoàn toàn đối nghịch với hình ảnh rồng bay lên trời , chỉ sự chia ly, rời bỏ nhà vua ra đi, không hẹn ngày trở lại. Có thể nào đặt hai tình thế đối nghịch trong cùng một thế đất hay không?

3)- Rồng cuộn, rồng chầu ở thể TỊNH, trong khi rồng bay lên trời ở thể ĐỘNG, trong một vùng đất lại đặt tên vừa tịnh lại vừa động rất mâu thuần hoàn toàn trái với nguyên tắc dịch lý mà người xưa rất coi trọng.

4)- Theo truyền thuyết rồng luôn luôn ở trong mây, mới có thể vùng vẫy phát huy uy lực của mình, thế nhưng theo hai bản dịch rồng cuộn hay rồng chầu là hai loại rồng thoát ra ngoài môi trường thuận lợi vốn cần thiết của rồng. Như vậy đây là loại rồng thất thế , hết thời.
Hổ ngồi hay hổ phục cũng là loại hổ rời xa núi rừng, “dựa núi nhìn sông” chẳng khác gì loại hổ trong sở thú nuối tiếc một thời quá khứ như bài thơ “nhớ rừng’ của Thế Lữ tâm tình:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối


......
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Rồng và hổ trong hoàn cảnh như đã diễn tả không thể là loại sinh vật phát huy được sở trường và sở đoản của mình được, khó có sự trung thành bền bỉ khi chính những sinh vật này luôn luôn hồi tưởng quá khứ.

5)- Rồng là sinh vật theo truyền thuyết ở trên trời mây, vậy tại sao Lý Công Uẩn lại đặt tên cho vùng đất Đại La là rồng bay lên trời. Câu hỏi đặt ra rồng xuất phát từ đâu đến để có thể bay lên trời? Phải chăng từ trong lòng đất thiên đô. Nếu đúng như vậy thì chữ long bàn phải có nghĩa là vùng đất sinh sản ra rồng để bay về trời. Cũng theo truyền thuyết rồng là sinh vật có linh tánh, bay lên khung trời mở rộng, có khả năng chọn lựa một nơi tốt đẹp và thiêng liêng để sản sinh bảo tồn nòi giống. Như vậy vùng đất Thăng Long phải là nơi “linh thiêng”. Nói một cách tổng quát hơn đây là vùng đất “địa linh để sản sinh nhân kiệt”

6)- Hổ cứ được dịch là nơi trú ngụ của con hổ. Cũng còn ý nghĩa là nơi sản sinh ra mãnh hổ để bảo vệ vùng đất của mình. Như vậy đây là vùng đất nguy hiểm bất khả xâm phạm.

7)- Cụm từ “long bàn hổ cứ” tự thân cũng có ý nghĩa bổ sung cho nhau. Nếu cho rằng vùng đất này sản sinh ra rồng tượng trưng cho nhà vua, thì chính vùng đất này cũng phải sản sinh ra mãnh hổ tượng trưng cho binh tướng giỏi để hỗ trợ cho nhà vua. Vì rằng vua mà không có binh tướng giỏi thì chẳng làm được việc gì cả.

8)- Theo hai bản dịch thế đất rồng cuộn hổ ngồi hay rồng chầu hổ phục mang tính huyền bí, phức tạp, mơ hồ khó hình dung ra được vị trí thế đất như thế nào.Trái lại theo nội dung văn bản chiếu dời đô rất trong sáng và rõ ràng đây là thế đất bằng phẳng, “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước” lại nằm tại vị trí “chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước”.

9)- Như vậy, dưới nhãn quan phong thủy Thăng Long có giá trị như là vùng đất “nội ngoại lưỡng toàn”.
Thứ nhất về phía đối nội đây là thế đất địa linh sản xuất ra nhân kiệt mọi người dân đều có cơ hội phát huy mọi tài năng của để vươn lên trong khung trời mở rộng không giới hạn.

Thứ hai về đối ngoại đây là thế đất bất khả xâm phạm. Tất cả mọi thế lực ngoại bang xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam như đi vào hang cọp đều phải trả giá bằng mạng sống không có đường về.


Đúc kết từ những ý nghĩa trên, cụm từ “long bàn, hổ cứ” nên dịch là “ ổ rồng, hang cọp” (là nơi rồng và cọp ở và sinh sản, cũng là nơi bất khả xâm phạm) lối địch này có ưu điểm ngắn gọn thay vì giải thích dài dòng, nhưng lại bao quát được hai ý nghĩa là nơi cư trú (về mặt ngôn ngữ) cũng là nơi sản sinh rồng, cọp (về mặt phong thủy). Lại phù hợp với nội dung của bản chiếu dời đô đã mô tả thế đất Thăng Long.

Người xưa thường hay sử dụng ngôn ngữ đầy sáng tạo hoặc hư cấu nhằm che dấu một nội dung phong thủy nào đó, với điều kiện ngôn ngữ này lại không quá xa rời mục đích và hình tượng của nó. Và cụm từ “long bàn, hổ cứ” cũng không thoát ra ngoài thông lệ cố hữu đó.

Điểm quan trọng cần nói thế đất “ổ rồng, hang cọp” là thế đất “vượng phát cho dân tộc và đất nước” chứ không phải là thế đất vượng phát riêng cho một cá nhân ông vua, hay một triều đại nào cả. Ý niệm này đã được thể hiện trong phần đầu của chiếu dời đô: Vua thấy thành Hoa Lư ẩm thấp chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác, tự tay viết chiếu truyền rằng:
“Ngày xưa, nhà Thương đến đời Bàn canh năm lần dời đô, nhà Chu đến Thành Vương ba lần dời đô, há phải các vua thời Tam đại ấy theo ý riêng tự dời đô xằng bậy đâu. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”
Do vậy khi tìm hiểu giá trị phong thủy của đất Thăng Long là phải xét đến hiệu quả của thế đất này trong suốt quá trình sử dụng, chứ không thể chỉ chú trọng đến thời điểm nhà Lý dời đô.

II/- Kiểm chứng qua lịch sử:
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, nước Việt Nam được hình thành từ năm 2879 trước Tây Lịch cho đến nay 2010 sau Tây Lịch tổng cọng là 4889 năm, đã trải qua nhiều thời kỳ hay triều đại như sau:

Bảng thống kê các triều đại (thời kỳ) Việt Nam

Qua bản thống kê, có thể rút ra những tổng kết như sau:
• Thời tiền sử từ năm 2879 đến 258 trước Tây Lịch tổng cọng 2672 là thời gian dài, rất tiếc là không có sử liệu ghi chép đầy đủ, do đó vẫn còn nhiều tranh cãi.
• Trải qua ba thời kỳ Bắc thuộc 111 tr.TL - 39s.Tl, 43 - 544 s TL, 603 - 939 tổng cọng 987 năm, nước Việt Nam đặt dưới sự đô hộ của người Tàu đây là những trang sử đen tối và ô nhục nhất của đất nước, mà không người Việt Nam nào có thể quên được.
• Kể từ khi ông Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long (1010) đến khi nhà Hồ bỏ thành Thăng Long dời về Tây Đô (1397). Tổng cộng thời gian sử dụng thành Thăng Long là 387 năm cũng là thời gian ngự trị của thời Lý và thời Trần. Đây là khoảng thời gian dài nhất trong những trang sử độc lập (có sử liệu) của Việt Nam cũng là những trang sử vinh quang và oai hùng, phát huy được hiệu quả giá trị phong thủy nhất của đất Thăng Long mang ý nghĩa “nội ngoại lưỡng toàn” là “phát huy dân trí, và đánh đuổi ngoại xâm, mở mang bờ cõi”.
• Ngoài ra những thời đại khác không sử dụng kinh đô Thăng Long, một số yểu tử, hoặc rơi vào sự lệ thuộc ngoại bang, hay nội chiến tương tàn. Chỉ ngoại trừ nhà Lê được tồn tại 105 năm.
Tất cả những điều trên đã khẳng định được giá trị phong thủy của Thăng Long, không ai có thể tranh cãi.
Để minh chứng một lần nữa chúng tôi đi vào chi tiết phân tách thành quả của thế đất trên như sau:

1)- Đối nội, dân trí:
Thời nhà Lý và nhà Trần rất hiểu rõ giá trị phong thủy của Thăng Long, nên đã ra sức tạo nên những điều kiện thuận lợi để phát triển dân trí bằng những biện pháp: Mở Quốc Tử Giám, Hàn Lâm Viện, tạo cơ hợi đồng đều cho mọi người dân ra sức cống hiến cho đất nước bằng các cuộc thi tuyển hàng năm.

- Năm 1075, tháng 2, xuống chiếu tuyển Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường. Lê Văn Thịnh trúng tuyển, cho vào hầu vua học.


- Năm 1076 mùa hạ, tháng 4, đại xá, Xuống chiếu cầu lời nói thẳng.
Cất nhắc những người hiền lương có tài văn võ cho quản quân dân.
Chọn quan viên văn chức, người nào biết chữ cho vào Quốc tử giám.
- Năm 1077 tháng 2, thi lại viện bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật.
- Năm 1086 tháng 8, thi người có văn học trong nước, sung làm quan ở Hàn lâm viện, Mạc Hiển Tích trúng tuyển, bổ làm Hàn lâm học sĩ. (1)

2) Đối ngoại: Bất khả xâm phạm, Chống ngoại xâm
Triều đại Nhà Lý và Nhà Trần đã lập nên những trang sử sáng chói về thành tích chống ngoại bang. lịch sử đã ghi công:

- Lý Thường Kiệt với thành tích “Bắc phạt Tống, Nam bình Chiêm” và ngạo nghễ đứng trên đất Tàu phổ biến tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam:



Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phân định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhử đẳng hành khan thủ bại hư!

Dịch:

Sông núi nước Nam, Nam đế ở,
Rõ ràng phân định tại sách trời
Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?
Cứ thử làm xem, chuốc bại nhơ!

Mở rộng thêm đất nước với ba châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính.
- Ỷ Lan Thái phi xuất thân chỉ là một cô gái hái dâu, đã góp công ổn định quan trường hậu cung để cho vua Lý Nhân Tông yên tâm đánh thắng quân Chiêm Thành.
- Ngoài ra thời nhà Trần có Hưng Đạo Vương đại thắng quân Nguyên, Mông với trận Bạch Đằng Giang oai hùng, vang danh kim cổ.
- Tổ chức Hội nghị Diên Hồng (1283) đế lấy ý dân quyết chiến thắng là một biến cố lịch sử trọng đại cho hậu thế noi theo.
Tóm lại với những thành tựu được lưu danh trên những trang sử nhà Lý và nhà Trần trong thời gian sử dụng đất Thăng Long đã minh chứng giá trị phong thủy vốn có của vùng đất này. (còn tiếp)

Ghi chú:
1)- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
http://docs.google.com/viewer?a=v&pid=sites&srcid=dmlldGhvYy5jb218d2VifGd4OjMzZjFiN2U3Nzc5ZTExYzQ
2)- Bản gốc Thiên đô chiếu
http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Dat-nuoc-Con-nguoi/1000-nam-Thang-Long-Ha-Noi/2010/03/3BC8C739/

3)- Bản dịch Thiên Đô chiếu chính thức của viện khoa học xã hội Việt Nam


http://www.tuyengiao.vn/Home/thanglonghanoi/thanglonghanoi/2009/5/9315.aspx

4)- Bản dịch Thiên Đô chiếu của Nguyễn Đức Vân


http://thuvien.maivoo.com/Lich-su-c4/Thien-Do-Chieu-Ban-dich-cua-Nguyen-Duc-Van-d34965

5)- Lý Công Uẩn Chiếu dời đô Thăng Long - Vịnh Hạ Long


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116912&z=257
Phong Thủy Ngàn Năm Thăng Long (Kết)

Thiên Đức

Tòa nhà quốc hội hay công cụ trấn yểm thành Thăng Long? (3)


để không còn sản sinh ra nhân kiệt.
Nguồn: Thiên Đức.

III/- Hậu thế học được gì từ những sự kiện lịch sử của thời nhà Lý:

Để trả lời chính xác vấn đề này không gì tốt hơn, là làm một cuộc so sánh những sự kiện đã xảy ra trong hai thời đại nhà Lý và chế độ csvn, tất yếu sẽ có lời đáp thỏa đáng.

A/- Thời đại nhà Lý:
Khởi đầu từ cuối năm 1009 đến năm 1225, tồn tại được 215 năm trải qua 9 đời vua, đã lập nên những trang sử oai hùng vẻ vang cho đất nước nhờ vào các yếu tố:
Thịnh Thiên thời:
Triều đại nhà Lý được thành lập do một tình cờ may mắn của lịch sử xảy ra vào tháng 10 năm 1009, vua Lê Ngọa Triều băng hà, không còn con cháu nhà Lê nào xứng đáng để kế vị, ông Lý Công Uẩn được triều thần tôn vinh lên ngai vàng, mở đầu cho một triều đại mới. Đây là một dấu ấn vàng son đầu tiên của lịch sử Việt Nam về sự chuyển giao triều đại trong ôn hòa, không đổ máu, không hận thù, rất được thịnh thiên thời.

Tạo Nhân Hòa:
Sau khi lên ngôi, ông Lý Công Uẩn rất coi trọng sự việc tạo dựng nhân hòa là một trong ba yếu tố cần có của người mưu sự việc lớn “trị quốc, bình thiên hạ”. Sự việc tạo nhân hòa đã thực hiện trong suốt triều đại nhà Lý chứ không riêng gì thời ông Lý Công Uẩn. Đặc biệt đáng chú ý nhất là việc đại xá nhằm đoàn kết toàn dân.

Triều đại nhà Lý trải qua hơn hai thế kỷ, việc đại xá xảy ra rất nhiều khó thống kê đầy đủ, thế nhưng chỉ cần tính trong 30 năm đầu tiên của nhà Lý ( từ 1009 đến 1040) việc đại xá được ghi nhận như sau:

1)- Năm 1009 mùa Đông, tháng 10, ngày Tân Hợi, vua Ngọa Triều băng hà, ngày Quý Sửu, Lý Công Uẩn tự lập làm vua.
Thế rồi cùng nhau dìu Công Uẩn lên chính điện, lập làm thiên tử, lên ngôi Hoàng đế. Trăm quan đều lạy rạp dưới sân, trong ngoài đều hô “vạn tuế”, vang dậy cả trong triều. Đại xá cho thiên hạ, lấy năm sau làm niên hiệu Thuận Thiên năm đầu. Đốt giềng lưới, bãi ngục tụng, xuống chiếu từ nay ai có việc tranh kiện cho đến triều tâu bày, vua thân xét quyết. (tr.79)

2)- Năm 1010 Vua tự tay viết chiếu dời đô, tháng 12, cung Thúy Hoa làm xong, làm lễ khánh thành (thành Thăng Long), đại xá các thuế khóa cho thiên hạ trong 3 năm, những người mồ côi, góa chồng, già yếu, thiếu thuế lâu năm đều tha cho cả.

3)- Năm 1017 Mùa xuân, tháng 3, xuống chiếu xá tô ruộng cho thiên hạ.

4)- Năm 1028 Đại xá thiên hạ. Vua xuống chiếu cho lấy tiền lụa ở kho lớn ban cho thiên hạ .

5)- Năm 1031 Mùa thu, tháng 8, mở hội chay để khánh thành chùa Đại xá thiên hạ.

6)- Năm 1036 tháng giêng, mở hội ở Long Trì khánh thành pho tượng phật Đại Nguyện. Đại xá thiên hạ.

7)- Năm 1040 Mùa đông, tháng 10, mở hội La Hán ở Long Trì, đại xá thiên hạ, tha tội lưu, tội đồ và một nửa tiền thuế cho thiên hạ. (1)

Ngoài ra còn nhiều sự kiện lịch sử khác mang tính nhân hòa xảy ra trong triều đại nhà Lý như sau:

- Năm 1055 Mùa đông, tháng 10, [1b] đại hàn, vua bảo các quan tả hữu rằng: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù bị giam trong ngục, khổ sở về gông cùm, chưa rõ ngay gian, ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho Hữu ty phát chăn chiếu, và cấp cơm ăn ngày hai bữa.

- Năm 1064 Mùa hạ, tháng 4, vua ngự ở điện Thiên Khánh xử kiện. Khi ấy công chúa Động Thiên đứng hầu bên cạnh, vua chỉ vào công chúa, bảo ngục lại rằng: “Ta yêu con ta cũng như lòng ta làm cha mẹ dân. Dân không hiểu biết mà mắc vào hình pháp, trẫm rất thương xót, từ nay về sau, không cứ gì tội nặng hay nhẹ đều nhất luật khoan giảm”.

- Năm 1076 mùa hạ, tháng 4, đại xá, Xuống chiếu cầu lời nói thẳng

- Năm 1103 Mùa xuân, Thái hậu phát tiền ở kho Nội phủ để chuộc những con gái nhà nghèo đã phải bán đi ở đem gã cho những người góa vợ. (1)

Từ những dòng sử liệu trên, có thể đưa đến những kết luận như sau:

1)- Trong 30 năm , nhà Lý đã thực hiện bảy lần đại xá để tạo sự đoàn kết của toàn dân, tính trung bình trên dưới năm năm một lần. Như vậy ở vào triều đại này, một tù nhân vì bất cứ lý do gì, cũng được xét cho đại xá trong vòng năm năm.

2)- Vào thời điểm nhà Lý còn chịu ảnh hưởng của Khổng học Đông Phương, lý thuyết dân chủ, nhân quyền của Tây phương (nếu có) cũng chưa du nhập vào Việt nam, thế mà các vị vua thời Lý đã có ý so sánh sự đói lạnh của người tù và người dân bình thường. Đây là một ý tưởng đầy nhân bản tiếc rằng vào thời này chưa trở thành một quyền thực thụ có tên gọi như ngày nay đó là quyền sống, và được sống bình đẳng.

3)- Những con gái nhà nghèo được Thái hậu bỏ tiền ra chuộc để khỏi gả bán cho người góa vợ, cũng là một ý tưởng nhân bản tôn trọng giá trị nhân phẩm người phụ nữ, bản thân cái nghèo không phải là một cái tội.

4)- Ngoài sự việc đại xá để đoàn kết, nhà vua thời Lý đã dũng cảm tiên phong ra chiếu chỉ vào năm 1076 cầu mong được lời nói thẳng. Chiếu chỉ này ban ra sau khi đã đại xá thiên hạ. Hành vi này chẳng những thực hiện được chính sách đoàn kết dân tộc mà còn là một chính sách biết tôn trọng ý nguyện của người dân “Ý dân là ý trời”. Đây chính là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt Nam về tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Rất tiếc, những dòng sử liệu về bản chiếu này hiện nay vẫn chưa được các nhà sử học tìm thấy và khai thác.


Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
28488987 -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
28488987 -> Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương