Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)



tải về 0.65 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.65 Mb.
#19912
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Phanxipăng

Đề cập Hà Nội xưa, thiên hạ vẫn nhắc Thăng Long tứ trấnThăng Long tứ quán. Tuy nhiên, về hai danh mục di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc này, hiện có rất nhiều người (kể cả dân thủ đô) hoặc thiếu am tường, hoặc thường... nhầm lẫn!




4 + 4 = 7

Một trong những lý do khiến đông người nhầm lẫn: hai danh mục mang tên gọi hao hao nhau. Lại thêm, tổng số di tích của hai bộ tứ không phải 8, mà là... 7!

Đơn giản vì đền Quan Thánh còn gọi quán Trấn Vũ đều thuộc cả hai danh mục.

Thăng Long tứ trấn gồm 4 ngôi đền thờ 4 vị thần trấn giữ 4 hướng của kinh thành xưa: đền Quan Thánh, đền Kim Liên, đền Bạch Mã và đền Voi Phục.

Thăng Long tứ quán gồm 4 toà điện thờ hệ thống thần linh thuộc đạo Lão: quán Trấn Vũ, quán Huyền Thiên, quán Đồng Thiên và quán Đế Thích.

7 nơi này đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.
 


Thăng Long tứ trấn

Đền Quan Thánh hiện toạ lạc cuối phố Quan Thánh, tiếp giáp đường Thanh Niên, thuộc quận Ba Đình, cạnh hồ Trúc Bạch và hồ Tây. Lẽ ra phải được gọi Quán Thánh, vì đây là một "quán" (sẽ nói rõ sau) thờ thánh Trấn Vũ / Chân Vũ / Huyền Vũ.

Trên cổng đền có tạc 3 chữ Hán 真武 觀 Chân Vũ quán. Sát nóc tiền đường, tấm hoành phi sơn son thếp vàng khắc 3 chữ Hán  鎮武 觀 Trấn Vũ quán.

Thánh Trấn Vũ là Văn Xương Đế Quân, một hình tượng linh thiêng do sáp nhập hai nhân vật thần thoại - truyền thuyết Trung Hoa và Việt Nam. Với Trung Hoa, đó là vị thần "quy xà hợp thể" (kết hợp rùa với rắn) được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc; có khả năng trừng trị loài hồ tinh quấy nhiễu lương dân. Với Việt Nam, đó là vị thánh ở núi Sái, còn gọi núi Quy Mẹ, ở huyện Đông Anh, Hà Nội, từng giúp An Dương Vương trừ khử ma quái nhằm xây dựng thành Cổ Loa.

Pho tượng Trấn Vũ trong đền Quan Thánh được đúc bằng đồng, cao 3,96m, nặng cỡ 4 tấn. Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn thì đền lẫn tượng được tạo lập vào đời Lê Vĩnh Trị, tức giai đoạn 1676 - 1680. Tượng thể hiện một đạo sĩ nai nịt gọn gàng, ngồi xoã tóc, tay trái bắt quyết (an uỷ quyết), tay trái nắm thanh gươm có rắn quấn và tì lên lưng rùa. Tác phẩm rất tinh xảo, phản ánh trình độ nghệ thuật điêu khắc cũng như kỹ thuật đúc kim loại của nước ta từ 4 thế kỷ trước. Được đúc cùng thời gian với tượng là quả chuông đồng cao xấp xỉ 1,5m hiện treo trên gác tam quan nơi nghi môn. Quả chuông ấy đã vang vọng âm thanh vào bài thơ lục bát của Dương Khuê mà lâu nay vẫn được dân gian truyền tụng y hệt bài ca dao quen thuộc:


 

Phất phơ ngọn trúc trăng tà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.
Mịt mùng khói toả ngàn sương,
Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây hồ.

Tương truyền đền Quan Thánh có từ thế kỷ XI, ngay sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Song diện mạo hiện thấy cơ bản do lần đại trùng tu vào năm Quý Tị 1893, niên hiệu Thành Thái thứ V. Đền Quan Thánh được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá ngày 28-4-1962.



Đền Voi Phục cũng ở quận Ba Đình, trong địa bàn phường Ngọc Khánh, thuộc khu vực công viên Thủ Lệ. Tên khác của di tích này là đền Linh Lang, vì đây thờ Linh Lang Đại Vương trấn giữ phía tây kinh thành Thăng Long. Soạn sách Người và cảnh Hà Nội (NXB Hà Nội, 1982), Hoàng Đạo Thuý ghi: "Sự thật, Linh Lang là ông hoàng Bẩy đời Lý. Mẹ ông đi mò ốc ở hồ Tây, bị vua chấm. Đến lúc có mang lại bỏ. Bà về nuôi con khôn lớn, làm nhà cho con học ở Tào Sách, trên quán La, bờ hồ Tây. Khi giặc Tống đến, ông đi đánh, lập công to. Bấy giờ vua mới nhận và phong cho là Dâm Đàm Vương. Dâm Đàm là tên cũ của hồ Tây. Nhưng ông hoàng không thích giàu sang, vẫn cứ sống đời bình thường. Khi ông mất, nhà vua trao cho một trại giữ lệ cúng giỗ, vì thế trại lấy tên là Thủ Lệ. Nay khu đền thành công viên".

Linh Lang Đại Vương đời Lý tức ông hoàng Bẩy có họ tên Lý Hoằng Chân. Thân mẫu của hoàng tử là Cảo Nương.

Cổng đền có cặp voi đá tư thế quỳ, nên dân chúng quen gọi đây là đền Voi Phục. Ngay tại cổng đền Voi Phục, quân dân ta từng lập chiến công oanh liệt trong trận đấu chống thực dân Pháp ngày 21-12-1873: lấy đầu trung uý Adrien Paul Balny d'Avricourt, phó thuyền trưởng. Cũng thời điểm nọ, thiếu tá hải quân Francis Garnier bị tử thương nơi cầu Giấy, gần đền Voi Phục.

Được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá ngày 28-4-1962, đền Voi Phục vừa đề cập còn được gọi Voi Phục Thủ Lệ để phân biệt với đền Voi Phục ở Thuỵ Khuê tức Voi Phục Thuỵ Khuê.

Đền Voi Phục Thuỵ Khuê được dựng vào cuối thế kỷ XV, cuối triều Hồ, đầu triều Lê, thờ Linh Lang Đại Vương đời Trần, được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá ngày 21-1-1986.

Đền Bạch Mã toạ lạc trên phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm. Theo sách Hà Nội nghìn xưa của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán (Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội, 1975) thì "đó là đền thờ thần chính khí Long Đỗ, hay Tô Lịch giang thần, hay thành hoàng Hà Nội gốc".

Vì sao nơi thờ thần Long Đỗ lại được gọi đền Bạch Mã ?

Truyền thuyết kể rằng Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La, tức Hà Nội, vào năm Canh Tuất 1010, nhưng kế đó đắp thành Thăng Long mãi không được vì cứ đắp lại lở. Vua sai người tới đền cầu đảo, liền thấy một con ngựa trắng từ trong đền đi ra, đi đến đâu để dấu chân đến đấy, xong ngựa về lại đền rồi... biến mất. Vua theo dấu vó ngựa mà xây thành đắp luỹ thành công. Do đó, vua tôn thần Long Đỗ làm Quốc Đô Định Bang Thành Hoàng Đại Vương, và kính cẩn gọi đền bằng hiệu Bạch Mã. Nếu vậy, đền đã xuất hiện từ thế kỷ XI ư? Tương truyền đền Bạch Mã đã có từ thế kỷ IX, trong thời Bắc thuộc, bị Cao Biền dốc sức yểm không nổi nên phải phụng thờ. Thần Long Đỗ trấn giữ phía Đông thành Thăng Long.

Bộ Văn hoá và Thông tin đã xếp hạng đền Bạch Mã vào danh mục di tích lịch sử - văn hoá ngày 12-12-1986.



Đền Kim Liên còn được gọi đền Cao Sơn, thờ Cao Sơn Đại Vương trấn giữ phía nam thành Thăng Long. Kim Liên là địa danh chỉ làng cổ, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa. Tương truyền thần Cao Sơn từng giúp Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh.

Một số tài liệu cho rằng đền Kim Liên được khởi lập năm Canh Ngọ 1510, đời vua Lê Tương Dực. Năm 1946, toàn quốc kháng Pháp, đền Kim Liên bị cháy trụi.

Ngày 9-1-1990, Bộ Văn hoá Thông tin công nhận đền Kim Liên là di tích lịch sử - văn hoá. Năm 2000, đình Kim Liên được tôn tạo, phục chế.
 


Thăng Long tứ quán

Chùa là nơi thờ Phật và Bồ Tát, nơi tăng ni tu tập. Quán là nơi thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng Lão Quân và một số tiên thánh, nơi đạo sĩ hành trì Lão giáo.

Lão giáo - còn được gọi Đạo giáo - là tôn giáo được Trương Đạo Lăng khai sáng tại Trung Hoa vào đời Hán Thuận Đế (126 - 144). Du nhập vào Việt Nam, Đạo giáo có những yếu tố hoà quyện với tín ngưỡng thánh thần bản địa, mà quán Trấn Vũ tức đền Quan Thánh là ví dụ.

Trên tinh thần "tam giáo đồng nguyên" bao gồm Nho, Phật, Lão, Đạo giáo phát triển ở nước ta đến hết thời nhà Mạc. Sang thời Lê trung hưng, Đạo giáo dần suy thoái và hầu hết các quán đã Phật giáo hoá, trở nên chùa. Bốn đạo quán lớn ở Thăng Long cũng nằm trong xu thế nọ, chỉ trừ Trấn Vũ.

Quán Huyền Thiên được khởi tạo vào thời Lý, định hình kiến trúc như hiện nay vào thời Nguyễn, biến thành chùa Huyền Thiên nằm ở 54 phố Hàng Khoai, quận Hoàn Kiếm, đối diện chợ Đồng Xuân. Không chỉ thờ Phật và Bồ Tát, chùa còn có điện thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.

Quán Đồng Thiên biến thành chùa Kim Cổ nằm ở số 73 phố Đường Thành, quận Hoàn Kiếm. Tương truyền tại khu vực di tích này từng được vua Lý Thánh Tông xây cung Ỷ Lan để giai nhân làng Sủi từ Bắc Ninh về ở. Ỷ Lan đã sinh con trai, sau trở thành vua Lý Nhân Tông. Cung Ỷ Lan đã trở nên đình Tạm Thương bên phải chùa. Nơi đây có một cặp câu đối đề cập Đồng Quán tức quán Đồng Thiên:
 

Kim Cổ danh lam sắc tướng huy hoàng thiên cổ tự;
Đồng Quán thắng tích từ bi phổ độ thập phương dân.

Nghĩa:


Danh lam Kim Cổ cảnh sắc huy hoàng nơi chùa cổ;
Thắng tích Đồng Quán từ bi phổ độ khắp mười phương.


Quán Đế Thích biến thành chùa Hưng Khánh, còn gọi chùa Vua, nằm ở 17 phố Thịnh Yên, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng. Thực ra, chùa Vua là tên gọi chung cụm di tích hiện tại gồm chùa Hưng Khánh và điện Thiên Đế. Chính toà điện này là vết tích quán Đế Thích thuở xưa. Tương truyền thời Lê có ông hoàng nọ theo đạo Lão, lại là tay cực kỳ mê cờ tướng, rất hâm mộ "siêu cao thủ" Đế Thích, bèn tạo lập quán Đế Thích trên vùng đất trước đó từng dựng cung Thừa Lương.

Nguyên gốc, trong Ấn Độ giáo, Đế Thích là thần Indra - thần mưa, thần sấm sét, thần chủ các thần trên thế giới. Đế Thích đã được Phật hoá và Đạo hoá. Với Phật giáo, Đế Thích sai phái Cửu Long / 9 rồng xuống trần mừng đấng Thế tôn đản sinh. Đạo giáo thì chuyển hoá Đế Thích thành Ngọc Hoàng Thượng Đế. Trong tư duy dân gian phương Đông, trong đó có Việt Nam, Đế Thích lại là vua cờ tướng.

Điều thú vị là hằng năm, vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, chùa Vua tưng bừng mở hội thi đấu cờ tướng suốt 4 hôm ròng, từ mùng 6 đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, để mừng ngày Đế Thích đản sinh. Cổ lệ quy định: kỳ thủ nào đoạt chức vô địch 3 năm liền thì được vinh hạnh khắc tên vào bia đá đặt sẵn ở bi đình. Hội cờ tướng chùa Vua thường thu hút đông đảo khách thập phương, không chỉ những kẻ mê tướng-sĩ-tượng-xe-phao-mã, mà còn hấp dẫn giai nhân tài tử ngoạn du dịp tân xuân.
 

Phanxipăng

 



Đền Quan Thánh tức quán Trấn Vũ.
Ảnh: Phanxipăng

Đền Voi Phục Thủ Lệ.
Ảnh: Phanxipăng

Phanxipăng viếng đền Voi Phục Thuỵ Khuê.
Ảnh: Quế Chi

Quán Đồng Thiên nay là chùa Kim Cổ.
Ảnh: Thiện Tâm

Quán Đế Thích còn gọi chùa Vua.
Ảnh: Phanxipăng

Ý Nghĩa Nào Cho Kỷ Niệm 1000 Năm Thăng Long ? ? ?



Ban Biên Tập Tự Do Ngôn Luận  

Cách đây gần một năm, ngày 09/11/2009, toàn thể Âu Châu và gần như toàn thể Thế giới đã long trọng kỷ niệm 20 năm “bức tường ô nhục” Berlin sụp đổ, mở ra một giai đoạn Đông Âu hết cuộc đời trại lính và kiếp sống hoả ngục do chủ nghĩa và chế độ cộng sản tạo ra, để xây dựng một chế độ tự do dân chủ với những thành quả kinh tế, văn hoá, xã hội mau chóng thâu đạt.

Hầu hết các chính khách nổi tiếng trên thế giới đã hội ngộ tại Berlin với những bài diễn văn, lời tuyên bố trong ngày mang tên « Lễ hội của Tự do » này. Dù là kỷ niệm việc khai tử một chế độ tai ác, hiểm hoạ của nhân loại, nhưng hôm đó chẳng có gì là huênh hoang, vỗ ngực, phỉ báng kẻ thù, thậm chí thách thức những chế độ Cộng sản còn sót lại. Tất cả đều khiêm tốn, nhẹ nhàng, gần như chẳng muốn kể công của bất cứ ai đối với lịch sử. Nữ Thủ Tướng Đức Angela Merkel thì nêu ra những bức tường vô hình cần xoá bỏ thêm, bức tường của tính toán, mưu lợi, của thiển cận trong đầu óc nhân loại ! Nữ Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thì kêu gọi « hãy hành động để cho hàng triệu con người đang phải xa cách nhau, có thể không vì những bức tường với hàng rào kẽm gai (dẫu có thể vẫn còn), được tự do sống những giấc mơ của họ ngay cả bên kia các biên giới hiện hữu » … Xen vào giữa các tuyên bố, diễn văn là những bài ca khúc nhạc như « Kẻ sống sót đến từ Vácsava », « Mình không sinh ra để theo gót », « Chúng ta là một » … Tất cả đều là những tiếng nói đầy nhân nghĩa, tình người, nhắc nhớ những giá trị nhân bản mà nhân loại (đặc biệt các nước Đông Âu) đã khôi phục hay phải tiếp tục khôi phục sau cơn bão tàn phá của Cộng sản. Chi phí cho toàn buổi lễ kỷ niệm cũng chẳng có gì quá cao, dù Âu Châu rất giàu có. Không hề có những phô trương, hoang phí, những lố bịch, kệch cỡm. Đấy quả thật là một lễ kỷ niệm đúng và đầy ý nghĩa.

Lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long tại Hà Nội thì ra sao ? Điều đầu tiên như trêu ngươi, gây xốn mắt toàn thể dân Việt chính là thời điểm đại lễ : thay vì khai mạc đúng 1000 năm sau ngày vua Lý Công Uẩn xây cất thành Thăng Long là mồng 10/08 (tính ra dương lịch), thì nhà cầm quyền lại chọn lấy ngày 01/10, quốc khánh của Trung Cộng, cái chế độ đang bảo trợ cho Việt Cộng nhưng lại đang xâm lăng Việt Nam. Rõ ràng là hành vi xúc phạm biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long, vốn toát lên tinh thần tự chủ độc lập của đất nước, ý thức bảo vệ lãnh thổ của Dân tộc suốt thiên niên kỷ qua, vừa là thái độ sỉ nhục anh linh của hàng triệu con cháu vua Hùng vốn đã đem xương máu chống Bắc phương xâm lược suốt dòng lịch sử để Tổ quốc độc lập và lãnh thổ toàn vẹn, vừa là ý đồ của Cộng đảng muốn Dân tộc và Đất nước càng lệ thuộc TC hơn, như đã lệ thuộc kể từ thời Hồ Chí Minh bái lạy Mao Trạch Đông làm thầy và chủ. Điều gây công phẫn thứ hai là nhà cầm quyền CS đã bỏ ra một số tiền khổng lồ : 4 tỷ rưỡi USD tiền thuế của nhân dân, 10 % của một ngân sách quốc gia nghèo mạt, để chi tiêu hoang phí vào việc tổ chức với những hình thức phô trương vô lối như đúc trống đồng (100 cái), tượng rồng (1000 con) ; như xây cả một bức tường dài 4 km mang tên “Con đường gốm sứ” hết sức phi nghệ thuật, một thứ “rác văn hoá” do sự xâm lấn của tính thương mại, sự thiếu thống nhất đồng bộ về nội dung lẫn chủ đề và chưa chi đã bong tróc, nứt vỡ ; như may đến 10 ngàn bộ trang phục cho cả một vạn người cùng nhảy múa trong dịp Đại lễ, với chi phí lên tới gần tỷ bạc, mặc xong một lần lại cho vào kho, đợi thêm ngàn năm nữa, chưa kể chi phí cho việc luyện tập 10 ngàn diễn viên không chuyên, cho việc ghép nhạc, việc tổng diễn tập ; như chi hàng chục tỷ cho một số báo đưa tin kiểu bốc thơm về đại lễ, chi 300 tỷ để đóng hai cuốn phim lịch sử « Đường đến thành Thăng Long » và « Khát vọng Thăng Long » với đạo diễn Tàu, trường quay Tàu, phong cách Tàu, diễn viên phụ Tàu, mà dù chỉ giới thiệu sơ sơ đã bị công chúng lẫn các chuyên gia la ó, phản đối, lắc đầu bất mãn …



Đúng ra, như nói trên kia, lễ kỷ niệm phải là lúc nhắc lại tinh thần nguyên thuỷ của biến cố, của nhân vật, nhắc lại những gì tốt đẹp đã đạt được nhờ vào và kể từ sau nhân vật, biến cố được kỷ niệm ấy. Thế mà như lịch sử cho thấy, gần 1000 năm qua, dù ở dưới chế độ Phong kiến, chế độ Pháp thuộc rồi chế độ Cộng hoà (tại miền Nam), Dân Việt chúng ta, về phương diện chính trị, đã luôn đoàn kết trên dưới một lòng chống đủ ngoại thù xâm lược đến từ Bắc phương lẫn Tây phương (tiêu biểu là Hội Nghị Diên Hồng triều Trần), đã bắt đầu phát huy tinh thần dân chủ trong chế độ Pháp thuộc và chế độ Cộng hoà ở miền Nam (tiêu biểu là quyền ngôn luận và nền báo chí tương đối tự do trong hai chế độ ấy) ; về phương diện pháp luật thì đã nỗ lực xây dựng được một nền pháp chế tương đối công minh và nhân bản mà vua lẫn dân đều phải tuân giữ (tiêu biểu là Luật Hồng Đức triều Lê, vốn nổi tiếng khắp thế giới), đã thiết lập được một số định chế để ngăn chặn khuynh hướng chuyên quyền độc tài của vua chúa lẫn quan lại (tiêu biểu là chức quan ngự sử mà hầu như triều đại nào cũng có và cơ cấu làng xã họ tộc với quy tắc bất thành văn “phép vua thua lệ làng”) ; về phương diện văn hoá thì đã biết quý chuộng chữ nghĩa thánh hiền, tuyển chọn nhân tài từ mọi tầng lớp không phân biệt, thường xuyên theo chính sách chiêu hiền đãi sĩ (tiêu biểu là Văn miếu, Võ miếu và trường Quốc Tử giám từ triều Lý, vốn đã đào tạo ra hàng vạn nhân tài cho đất nước trong hơn 700 năm tồn tại) ; đã tạo một môi trường thuận lợi cho bao tuyệt tác văn chương chào đời (tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu …) ; đã tôn trọng các tôn giáo và duy trì tinh thần đạo giáo hoà đồng (tiêu biểu là sự du nhập và phát triển của Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, Tin Lành … ; sự xuất hiện và nở rộ của các tôn Lbản địa như Cao đài, Hoà hảo …) ; trên phương diện xã hội dân sinh thì đã luôn tôn trọng quyền tư hữu đất đai của nhân dân, dẫu có quan niệm “đất vua chùa làng”, dù mỗi chế độ hay mỗi triều đại có những chính sách điền địa khác biệt (tiêu biểu là Luật Người cày có ruộng thời Đệ Nhị Cộng Hoà ở miền Nam), đã luôn vui sống tại nơi chôn nhau cắt rốn, trên mảnh đất hình chữ S mà Tổ tiên đã để lại trong niềm tôn trọng tình nghĩa đồng bào, trong ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.

Lẽ ra, trong tinh thần chuẩn bị xa và gần cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, các giá trị văn minh nhân bản mà bao thế hệ Việt tộc đã dày công xây dựng đó phải luôn được tưởng nhớ, đề cao và thể hiện. Thế nhưng, qua hơn nửa thế kỷ dưới chế độ Cộng sản, Dân Việt đã đau đớn nhìn thấy lãnh thổ và lãnh hải mất từng mảng lớn vào tay quân bành trướng Đại Hán (qua các công hàm, hiệp ước đầy khiếp nhược), lãnh đạo CS chưa bao giờ đoàn kết thực sự với nhân dân để chống ngoại bang xâm lược, còn cấm cản, bỏ tù những ai biểu lộ thái độ phản đối Bắc triều. Quyền tự do ngôn luận, vốn là quyền tiên khởi, thì bị hoàn toàn triệt tiêu ; báo giấy, báo hình, báo điện tử và các phương tiện truyền thông xã hội đều nằm trong tay đảng và nhà nước ; các nhà dân báo tự do bị sách nhiễu cầm tù, các tờ dân báo độc lập bị truy lùng cấm cản. Luật pháp chỉ được áp dụng và áp dụng khắt khe cho thường dân, còn đảng và nhà nước thì được miễn trừ, đảng viên và cán bộ thì được nhẹ tay, châm chước hay thoát khỏi. Luật rừng luật tiền thay thế luật pháp, pháp quyền thế chỗ pháp trị. Cơ chế chính trị đảng quyền, độc tài và toàn trị tiêu diệt hết mọi nhân quyền và dân quyền, biến tam quyền phân lập thành tam quyền phân công dưới cây gậy chỉ huy của đảng ; công an và quân đội trở thành công cụ trong tay kẻ cầm quyền và chỉ phục vụ kẻ cầm quyền. Giáo dục thì loại trừ người nghèo (vì đủ thứ học phí và phụ phí), phân biệt chính kiến (chuyên môn không bằng chính trị) ; việc tuyển chọn nhân tài và viên chức nhà nước thì theo tiêu chuẩn đảng tịch, thân thích và tiền bạc ; nhiều trí thức của đất nước bị bỏ phế hay cầm tù vì bất đồng quan điểm với đảng, cụ thể như luật sư Lê Công Định, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, giáo sư Phạm Minh Hoàng. Văn chương, nghệ thuật nằm dưới vòng kim cô của đảng, phải phục vụ mục tiêu chính trị của đảng ; trong hơn nửa thế kỷ chẳng có tác phẩm giá trị nào xuất hiện ngoại trừ những tác phẩm mang tính đối kháng hay phê bình chế độ. Các tôn giáo thì bị nhà cầm quyền tìm cách kiểm soát, khống chế, xâm nhập, lũng đoạn và làm thoái hoá bản chất : trở thành vật trang trí hay biện hộ viên cho chế độ ; các tín hữu đấu tranh cho tự do tôn giáo, công bằng xã hội hay dân chủ nhân quyền thì bị đàn áp. Toàn bộ đất đai đều thuộc quyền quản lý (có nghĩa là quyền sở hữu) của nhà nước (thực tế là của đảng viên cán bộ có chức quyền) ; nhân dân (cá nhân, dòng tộc, giáo hội) chỉ còn quyền sử dụng, thành thử phải chịu bao điêu đứng trong sinh sống và hoạt động. Nạn dân oan và giáo oan ngày càng gia tăng cách thê thảm. Chính vì thế mà hơn ba triệu người đã đau đớn rời bỏ quê cha đất tổ, đứt ruột từ giã nơi chôn nhau cắt rốn vì không chịu nổi chế độ phi nhân hà khắc, gian dối tàn bạo. Một nửa đã thành công đến được bến bờ tự do, nửa còn lại đã phải trả giá bằng tử vong hoặc bằng thảm nạn : bị cướp bóc, hãm hiếp, đánh đập trên biển, giữa rừng … Xã hội Việt thì thiếu vắng nghĩa đồng bào tình nhân loại, con người Việt như đang dẫm đạp nhau mà sống, đất nước Việt thì ngày càng suy thoái ô nhiễm về môi trường …

Chính vì không phát huy được tinh thần Thăng Long đúng nghĩa -do não trạng tự tôn là chóp bu tiến hoá nhân loại, đỉnh cao trí tuệ loài người, cộng với tâm địa gian trá bất công, duy vật vô thần, hận thù bạo lực- đảng và nhà cầm quyền CSVN mới mừng kỷ niệm Thăng Long với kiểu cách ngoại diện, phung phí, khoe mẽ, với đầu óc xu nịnh, nô lệ, khiếp nhược lân bang, với ý đồ mánh mung, cơ hội, chụp giựt, bòn rút công quỹ, với những sản phẩm văn hoá vừa lai căng, vừa bôi bác, vừa tốn kém, vừa giả tạo.

Có người đã đề nghị làm lại hai bộ phim ngốn 300 tỷ nói trên, làm lại con đường gốm sứ vô duyên và nứt vỡ, cũng như thay đổi nhiều chương trình biểu diễn khác … Nhưng dù có thực hiện được những việc ấy, cuộc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vẫn vô nghĩa nếu không tưởng nhớ, đề cao và khôi phục những giá trị văn hoá đầy nhân bản của Dân tộc xoay quanh tâm điểm là con người. 

Ban Biên Tập Tự Do Ngôn Luận


Phim Ngàn Năm Thăng Long Là Phim Tàu

 Bút Xuân Trần Công Tử








 “Phim Lịch sử Việt Nam Lý công Uẩn dời đô ra Thăng Long. Từ trang phục diễn viên cho đến cảnh quan, từ áo mão vua, quan cho đến búi tóc...Tất cả cho thấy, đây là một phim Tàu; phim lịch sử Tàu, không phải phim lịch sử Việt Nam. Tốn hơn 100 tỷ tiền thuế của dân để làm bộ phim như vậy, bây giờ chỉ có thể đem vứt vô thùng rác"

Ý kiến BX: Chúng không vứt đâu mà chúng để loan truyền mới là điều đau đớn!

Bút Xuân Trần Công Tử liền có Thơ: 

Phim Tàu Ngàn Năm Thăng Long 

Tức cành hông khi xem phim lịch sử!

Nào ai ngờ bọn Việt cộng gian manh

Chúng liếm trôn bọn Tàu cộng Bắc Kinh

Đem Văn hóa nhà Nam ra đồng hóa! 
 

Đồng hóa Tàu để dần dần sẽ xóa

Văn hóa Việt, ôi mưu kế độc thay!

Từ ngàn xưa, chúng mãi mãi bậc thày

bọn bán nước cầu vinh:

Minh, Duẩn, Đồng, Thọ, Giáp,

Mạnh, Dũng, Trọng, Vịnh, Triết… 
 

Chúng mê quyền lực nên nhẫn tâm dâng nước

Chúng đã thành Tàu, chẳng nghĩ đến nhà Nam

Dăm triệu lính Việt Quân đội Nhân dân

bị chúng xua đi đánh, bị thác oan

Để nay chúng cúi đầu, liếm trôn Tàu làm nô lệ! 
 

Thằng giặc Minh không kể chi sĩ diện

Nó công khai chịu lệnh bọn Tàu phù(1)

Cả một bày đàng điếm dốt, cực ngu

Thân khuyển mã chúng báo đền Trung quốc! 
 

Chúng đã cho nghệ sĩ (2)

sang Đông hưng diễn trước

Trò lên đồng xin lỗi tướng Phục Ba

Là chính thằng Mã Viện cướp nước ta

Hai Vua Trưng phải ra tài quân sự! 
 

65 năm thằng giặc Minh đổi Sử

Chúng rất kiêng những đoạn đánh Tàu phù

Từ Ngô Quyền, rồi Lê Lợi, Quang Trung…

Với dã tâm chúng dâng toàn đất nước! 
 

Chính sách tàm thực, cài người, đi nhiều bước (3)

Bô-xít Tây nguyên, Nam Quan, Bản Giốc,

Núi Đất, Hoàng, Trường Sa…

Nửa triệu mẫu đầu nguồn, đồng bào có thấy xa?

Chuyện mất nước chỉ còn trong gang tấc! 
 

Vào “ngàm” rồi, quẫy đạp là chết giấc (4)

Hàng trăm thằng đang nịnh bợ xun xoe

Dũng, Mạnh, Triết, Trọng, Vịnh…một lũ đê hèn

Chúng bán nước! Dân ngồi trơ mắt ếch? 
 

Tôi đã nói: “Thật nhục làm người Việt

Vợ chồng thằng Sinh Sắc đẻ cobra (5)

Chui đầu vào nô lệ, khó mà ra

Bởi mưu kế bọn Tàu phù thâm độc! 
 

Chúng sửa Sử, chúng Hán hóa Việt tộc!

Hán hiện nay tràn lan khắp Việt Nam

Lấy vợ, đẻ con, Văn hóa, tiếng nói, mưu kế dã man…

Ôi khốn khổ cho nước Việt bất hạnh! 
12-9-10

Bút Xuân Trần Công Tử

  1. Hồ chí Minh chịu lệnh từ các Cố vấn và tướng Tàu: La quý Ba, Vy quốc Thanh, Trần Canh…để đề ra chính sách: Cải cách Ruộng đất, Tết

Mậu Thân, cưỡng chiếm miền Nam… 

  1. Tết Nguyên đán vừa rồi (2010) Vẹm cho bọn nghệ sĩ mặc quần áo đóng vai Hai Bà Trưng cùng ông Thi Sách

sang Đông Hưng (gần Móng cáy) lên đồng mời Mã Viện về xin lỗi và dâng rượu.

Đứa giả Mã Viện quở Hai Bà đã phạm uy nó.

Hiện Trung cộng đã gửi hàng trăm giáo viên sang VN dạy chữ Hán cho học sinh Việt, phục sinh ông Khổng tử

vốn là ông thánh của nhà Nho xưa! Người Việt nay chỉ xem phim Tàu, áp dụng phong tục tập quán Tàu, bỏ không học Sử Việt, sẽ nói tiếng Tàu vì nhiều phụ nữ có chồng và con là Tàu. 50 năm cho mướn rừng đầu nguồn, chúng sinh sản hơn loài chuột nhắt, sau 50 năm đuổi chúng đi đâu khi chúng đã lập thành làng, thành tổng, huyện, thị trấn và cả thành phố? Người Tàu sẽ di cư từ Vân Nam, Quảng đông …xuống Lạng sơn, Cao bằng…làm ăn vì ở Tàu người quá đông, khó làm ăn. Trung cộng sẽ cho dân đẻ đứa con thứ 2, có phải chính sách dùng dân số thống trị thế giới trong tương lai? VN, Lào, Cam bốt là hỏng rồi!Tên Henry Kissinger đã quá ngu! Dân Mỹ chính trị cũng đần!

  1. Chính sách tằm ăn dâu.

  2. Ngàm: mộng cột kèo của cái nhà gỗ khi xưa.

  3. Thứ rắn hổ cực độc, chính là thằng giặc Hồ chí Minh,

Cha mẹ nó là Nguyễn sinh Sắc, Nguyễn kim Loan ở thôn Kim

Liên huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ an. Ông nó là Hồ sĩ Tạo gian dâm với bà nó đẻ ra Nguyễn sinh Sắc, chứ không phải Nguyễn sinh Nhậm (tráng men) vì khi vợ Nguyễn sinh Nhậm lấy Nhậm thì y thị đã có mang (Nguyễn sinh Sắc) với Hồ sĩ Tạo .Chính vì vậy, Nguyễn sinh Công (Cung) đổi họ từ Nguyễn ra Hồ. 

Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
28488987 -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
28488987 -> Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương