Nhập Nhằng ‘Một Ngàn Năm Thăng Long’ Nguyễn Lộc Yên (Sept. 2010)



tải về 0.65 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.65 Mb.
#19912
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Trần Văn Giang

Hải Ngoại, ngày 15/08/2010

 Lời Kêu Gọi Tẩy Chay mừng quốc khánh

nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa ngày

1 tháng 10 Năm 2010

dưới tiêu đề "Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội"

 

Thành Thăng-Long được Đức Vua Lý Thái Tổ thành lập vào tháng 7 năm Canh Tuất (1010), đến nay đã được 1000 (một ngàn) năm.



 

Sự tích này ghi trong:

 

1/ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Bản Kỷ - Quyển II (tr 81)

... Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 [1010], (Tống Đại Trung Tường Phù năm thứ 3)... Mùa thu, tháng 7, vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra kinh phủ ở thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long.

 

2/ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Chính Biên - Quyển II - trang 106

Tháng 7, mùa thu, dời kinh đô đến thành Thăng Long... Nhà vua bằng lòng lắm, mới từ Hoa Lư dời kinh đô đến Đại La thành. Thuyền ngự đến bên thành, có con rồng hiện ra. Nhà vua sai đổi tên là thành Thăng Long.

 

3/ Việt Nam  Sử Lược của Trần Trọng Kim - Chương IV - Nhà Lý trang 39

Thái-tổ thấy đất Hoa-lư chật hẹp không có thể mở-mang ra làm chỗ đô-hội được, bèn định dời đô về La thành. Tháng 7 năm Thuận-thiên nguyên-niên (1010), thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La-thành, Thái-tổ lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng hiện ra, bèn đổi Đại-la thành là Thăng-long thành, tức là thành Hà-nội bây giờ. Cải Hoa-lư làm trường-an phủ và Cổ-pháp làm Thiên-đức phủ.

 

4/ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam Tập 2 của Lê Mạnh Thát - Chương X - Vạn Hạnh Và Việc Dời Đô Về Thăng Long - Trang 596

"Sau khi lên ngôi, một trong những việc đầu tiên mà Lý Thái Tổ làm, là dời đô về Thăng Long vào mùa Thu tháng 7 năm Canh Tuất (1010)".

 

Như vậy, tháng 7 mùa thu năm 1010 đến tháng 7 mùa thu năm 2010, thành Thăng-Long xưa, tên gọi Hà Nội ngày nay thành lập được 1000 năm. Nếu tính theo dương lịch năm 2010, thì tháng 7 mùa thu bắt đầu vào ngày 10/08/2010 dương lịch. Do đó đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội phải là ngày 10/08/2010 chứ không phải 1/10/2010 như Nguyễn Sinh Hùng Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã ấn định.



 

Ngày 1/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, và ngày 10/10 là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Trung hoa Dân quốc (Đài Loan). Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn ngày 1/10/2010 làm Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội là một sự tính toán kỹ lưỡng nhằm hợp thức hóa tình trạng Tầu cộng đô hộ Việt Nam. Và kinh phí cho buổi lễ là 94 ngàn tỷ Đồng Việt Nam (theo VNExpress) xấp xỉ khoảng 4,5 tỷ Mỹ kim (1 tỷ Đồng # 50.000 $).

 

Đây là hành vi vừa phí phạm tài sản quốc gia, vừa xuyên tạc lịch sử, cũng như bôi nhọ công đức của tổ tiên đã dầy công dựng nước và giữ nước, thật là một sỉ nhục cho người Việt Nam đi mừng quốc khánh của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc và đó là điều không thể chấp nhận được.



 

Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử cực lực phản đối hành động nêu trên, đồng thời thiết tha kêu gọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, còn quan tâm đến lịch sử nước nhà, hãy đồng loạt phản đối, tẩy chay quyết định chọn ngày 1/10/2010 là ngày khai mạc đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

 

Chúng tôi đề nghị:

 

1/ Hãy đồng loạt kiến nghị thư đến văn phòng của Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng cộng sản Việt Nam cũng như Nguyễn Sinh Hùng phó thủ tướng thường trực kiêm trưởng ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đòi hỏi ngưng ngay dự án mừng ngày quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa 1/10/2010 dưới tiêu đề " Đại lễ khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng-Long Hà Nội".



 

2/ Phổ biến khắp nơi lời kêu gọi tẩy chay này bằng nhiều hình thức như ghi hàng chữ No china 1/10/2010; Tẩy chay 1/10/2010...

 

3/ Biểu tình tại gia, không tham dự ngày 1/10/2010; các cửa hàng, người bán lẽ đình chỉ buôn bán ngày 1/10/2010; các phương tiện giao thông công cộng không chuyển bánh ngày 1/10/2010; các trường tiểu, trung, đại học không mở cửa, cũng như học sinh, sinh viên, không đến trường ngày 1/10/2010. Đây chỉ là gợi ý, tại chỗ mọi người dân có thể linh động thực hiện việc phản đối.



 

4/ Các cơ quan công quyền đồng loạt treo cờ rũ (nghĩa là cờ chỉ kéo lên phân nửa). Đây là nói lên ý nghĩa Việt Nam đã bị Tầu cộng đô hộ một cách chính thức qua đảng Cộng sản Việt Nam.

 

5/ Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam cộng sản cũng như công an nhân dân, không tham dự diễn binh, diễn hành ngày 1/10/2010; cũng như từ chối làm công tác an ninh trật tự. Có làm được như vậy mới thực sự là quân đội, công an của nhân dân.



 

6/ Những thành phần dân chúng khác mang khăn trắng trên đầu, để tang cho Việt Nam trở thành quận huyện của Tầu cộng phương Bắc.

 

Chúng ta hãy cùng nhau quyết liệt tẩy chay ngày 1/10/2010. Đừng để cho anh linh tổ tiên bị sỉ nhục và lịch sử Việt Nam bị hoan ố thêm nữa.



 

Hãy Quyết Liệt Tẩy Chay Ngày 1/10/2010

 

Trân trọng



 

Nguyễn Việt Phúc Lộc (Nhóm Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam và Tinh Thần Trúc Lâm Yên Tử tại Âu Châu)


Lời Kêu Gọi Tẩy Chay đã được đăng tải trên các trang http://www.truclamyentu.info/, http://www.quansuvn.info/


Lò TV – Đường tới thành Thăng Long: bản gốc

 

 



Để tránh những “cực đoan xuyên tạc, vu khống, và chụp mũ vô căn cứ một cách hoang đường nhất” về bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long và góp phần đập tan tành “các thế lực thù địch”, xin tạm tiết lộ một vài cảnh trong bản gốc, quay tại phim trường Ba Đình (Hà Nội), với những gương mặt diễn viên chính cống của nước CHXHCNVN.



NSƯT Bạch Tuyết: Đưa "Nhật ký trong tù" vào cải lương !!!!!!!!!!
(ra mắt vào đại lễ chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội)

Không lâu sau ngày ra mắt trường ca cải lương Phật hoàng Trần Nhân Tông, TS-NSƯT Bạch Tuyết cho biết mình vừa hoàn thành phần chuyển thể cải lương tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh thành Trường ca Hồ Chí Minh, công trình đã được bà ấp ủ suốt 14 năm qua.

* Từ đâu bà có ý tưởng chuyển thể tập thơ Nhật ký trong tù của Bác thành trường ca cải lương?

- Trong các tác phẩm của Bác, tôi rất thích Nhật ký trong tù, những bài ca về khí khái của một con người dù trong hoàn cảnh khốn cùng nhưng không hề sợ hãi, khát khao tháo cũi sổ lồng, tìm tự do cho dân tộc. Đây là thời kỳ đầy biến động mà dân tộc ta phải trải qua một chặng đường dài từ những đau thương, mất mát đến thành công.

100 năm ra đời và phát triển của cải lương cũng song hành với thời đại này mà tôi cũng là người gần như sống trọn trong giai đoạn phát triển bão táp nhưng đầy thú vị này. Tôi đã ấp ủ ý tưởng, đọc và nghiền ngẫm tư liệu trong 14 năm trời. Theo tôi, những gì đáng tôn kính nhất không phải để thờ mà mọi người phải cảm được, phải thấy được những giá trị của nó, phải sống cùng nó. Tôi chỉ góp phần đưa tác phẩm văn học, những tư tưởng của Bác đến với mọi người nhiều hơn, để cho mọi người dễ nghe, dễ thấm cũng như phương châm của Bác là làm sao để dân “dễ nhớ, dễ thuộc, dễ làm theo”.

* Cái “thần” của Nhật ký trong tù sẽ được thể hiện như thế nào?

- Trong 14 năm qua, tôi đã tìm đọc rất nhiều tài liệu cả trong lẫn ngoài nước về Bác và tác phẩm Nhật ký trong tù, nghiền ngẫm kỹ những lời bình, tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia. Tất cả những kiến thức thu nhặt được để lắng đọng lại cùng với những cảm nhận, suy nghĩ của riêng bản thân mình, cố gắng thể hiện được tâm sự của một con người tuy “một mình” nhưng vẫn đang ở giữa mọi người.

Và tôi tìm thấy được cả tinh thần của Kiều và Lục Vân Tiên trong tác phẩm này. Ở Bác có nỗi xót thương đời của Nguyễn Du cũng như cái nghĩa khí, khảng khái của dân tộc trong Nguyễn Đình Chiểu. Và chỉ có Bác với nghĩa khí làm người của dân tộc Việt Nam thì trong cảnh tù đày trên đất bạn mà vẫn thấy được một Trung Hoa vĩ đại, người dân Trung Hoa đẹp và người dân Trung Hoa cần phải được giải phóng. Tôi đã chỉnh sửa rất nhiều lần cũng như nhờ những nhà nghiên cứu, phê bình về văn học, văn hóa xem và góp ý để có một bản chuyển thể thật ưng ý.

* Trường ca Hồ Chí Minh sẽ được cụ thể hóa thành tác phẩm ra sao?

- Chắc chắn tôi sẽ phải thể hiện công trình này thành tác phẩm cụ thể. Hiện tại tôi vẫn đang suy nghĩ, tìm ý tưởng và chắc chắn một điều tác phẩm này sẽ rất chú trọng đến chất âm nhạc. Khi thực hiện Trường ca Phật hoàng Trần Nhân Tông tôi đã sử dụng nhiều làn điệu Bắc Bộ nhưng lần này Hồ Chí Minh là người của đất nước, của dân tộc nên tôi sẽ kết hợp âm nhạc của cả ba miền.

* Tác phẩm này sẽ kịp ra mắt vào đại lễ chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?

- Bản thân tôi và nhiều người nữa rất hy vọng có thể hoàn thành tác phẩm vào dịp chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhưng đây là tác phẩm không thể làm gấp được. Tất cả cần phải đủ phúc, đủ duyên thì mới hoàn thành công việc tốt được.



* Cảm ơn bà, hy vọng Trường ca Hồ Chí Minh sẽ kịp đến với đại lễ!

(Theo thethaovanhoa)
Каталог: groups -> 28488987
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
28488987 -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam
28488987 -> Trận Chiến Dựng Lại Quốc Kỳ

tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương