NHỮng đIỀu cần biết về BỆnh sốt xuất huyếT Đinh Ngọc Nhân Phòng y tế



tải về 206.99 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu19.10.2017
Kích206.99 Kb.
#33774
1   2
a) Điều trị triệu chứng

- Nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm.

- Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.

Chú ý: Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h. Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

b) Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue:

Không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu.



Truyền dịch cấp cứu sốc dengue vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu giảm khoảng 20 đến 30% thế tích do albumin trong máu thoát quản ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, khi bị sốt xuất huyết nước không trở vào lại lòng mạch cho đủ nhu cầu cơ thể, bởi một số lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.

2. Phân cấp điều trị bệnh nhân



Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch với lượng bênh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.

- Tiêu chuẩn điều trị tại nhà:

Tất cả những bệnh nhân Sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch:

+ Bệnh nhân Độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.

+ Bệnh nhân Độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.
- Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12 – 24 giờ):

+ Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.

+ Bệnh nhân Độ I và Độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.

+ Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II nhưng có đau tức gan và gan lớn.

+ Tất cả bệnh nhân độ III. 

- Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

+ Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.

+ Bệnh nhân Độ I hoặc Độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).

+ Bệnh nhân Độ II hoặc Độ III và có chảy máu quan trọng.

+ Tất cả bệnh nhân Độ IV.

Lưu ý: Không cho bé ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ (có thể gây nhầm lầm với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ).

VII. DỰ PHÒNG 



1. Vắc xin:

Lý tưởng nhất là có một vắc xin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virus gây bệnh. Đáng tiếc là một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. 

2. Kiểm soát véc tơ truyền bệnh: hiện tại, kiểm soát véc tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả:

Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày (đặc biệt là sáng sớm và chiều tối) nên có biện pháp phòng tránh khác so với các loại muỗi chỉ hoạt động ban đêm như Anophele và Culex. Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mang tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh cao có tác dụng tốt nhất.

Không cho trẻ hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.

Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi đốt.

Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi…





Diệt Lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết

3. Phương pháp chính để kiểm soát số luợng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, các nơi có nước như lu, vại; làm sạch bình bông, gáo dừa, lốp xe, vỏ lon, chén bát cũ, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư, khơi thông cống rãnh … đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi (thả cá 7 màu trong các bể nước, hòn non bộ, bể cá, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, phát quang bụi râm... . Khi có dịch thì đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng./.

tải về 206.99 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương