Những biện pháp ngăn chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước châu Á và Đông Nam Á của chính phủ Argentina



tải về 37.14 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.09.2016
Kích37.14 Kb.
#32011


Những biện pháp ngăn chặn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, các nước châu Á và Đông Nam Á của chính phủ Argentina

I/ Các biện pháp về Hải quan:

1/ Áp dụng việc thực hiện “Cấp giấy phép không có giá trị tự động nhập khẩu” cho mặt hàng mũi giày nhằm tránh việc biến Argentina trở thành nước chỉ làm công đoạn gia công, lắp ráp. Các biện pháp này cũng được áp dụng đối với các mặt hàng như: dệt may, túi xách, cặp, ví bằng vải hoặc nhựa. Qui định này nhằm tránh việc tăng trưởng thái quá và làm chậm lại việc nhập khẩu. Việc “Cấp giấy phép không có giá trị tự động nhập khẩu” sẽ được áp dụng ngay lập tức nhưng cũng sẽ dành một thời gian cho các nhà nhập khẩu thích ứng với hệ thống mới, mặt khác sẽ không áp dụng giấy phép này đối với những mặt hàng đang lưu động trên thị trường để tránh gây phức tạp, rắc rối.

2/ Kiểm tra Hải quan toàn bộ tại thời điểm thực tế:

Đối với những hàng hóa nhập khẩu có mức rủi ro cao sẽ phải qua cửa kiểm soát “Hành lang đỏ” 100% (Kiểm tra sát sao hàng hóa và giấy tờ). Bộ phận hải quan phân tích rủi ro gủi tới các bộ phận thi hành “những cảnh báo trực tiếp” bao gồm thông báo tất cả các việc kiểm tra trước đó, trước khi hàng hóa được đi qua biên giới. Việc kiểm tra này do các máy móc đặt ở những khu vực trọng điểm theo dõi và ghi hình . Đối với những hàng hóa nhạy cảm, khai dưới giá do hải quan định giá, chưa kiểm tra hải quan tại các điểm kiểm tra, sẽ chỉ được tiến hành tại các điểm mà Hải quan có đặt máy theo dõi để có thể ghi hình quá trình tiến hành kiểm tra.

3/ Áp dụng “Hải quan đặc biệt” để kiểm tra việc nhập khẩu các mặt hàng dệt may, giày, đồ chơi, xe đạp, hàng công nghệ thông tin, đồ điện tử và dụng cụ. Cơ cấu hải quan này giúp theo dõi một cách chính xác và chi tiết từng mặt hàng cùng với việc kiểm soát những nhà nhập khẩu có hành vi vi phạm hay bị coi là thành phần có khả năng gây hại thông qua việc vi phạm của từng nhà nhập khẩu.

4/ Kiểm tra gắt gao các mặt hàng xuất xứ từ Trung quốc và các nước Đông- Nam Á: Thông báo “Cảnh báo trực tiếp” về các mặt hàng và nhãn hiệu gây hại tới sức khỏe và an toàn của nhân dân. Sẽ phân tích các mẫu hàng và tăng cường kiểm tra giấy chứng nhận an toàn hàng hóa.

5/ Sẽ ban hành một hệ thống đánh giá và chuẩn hóa hóa đơn đối với những hàng hóa xuất phát từ Trung quốc. Từ nay, trước khi cấp phép lưu thông cho hàng nhập khẩu, hải quan Argentina sẽ buộc phải định giá lại các hàng hóa do hải quan Trung quốc đánh giá để tránh việc đánh giá và điều chỉnh không đúng về giá cả. Hoặc nhà nhập khẩu có thể xuất trình một hóa đơn có chứng thực của lãnh sự của Đại sứ quán Argentina tại nước người bán. Đây được coi là một công cụ hiệu quả nhất để kiểm soát quá trình kiểm tra.

6/ Tăng cường tiêu chuẩn giấy tờ:

Thông qua công hàm ngoại giao, Tổng cục Hải quan Argentina sẽ yêu cầu Hải quan Trung quốc thông tin để hợp pháp hóa hóa đơn do người nhập khẩu xuất trình hoặc trong trường hợp sai sót, các nhà nhập khẩu có thể xuất trình hóa đơn của người bán có chứng nhận của lãnh sự Argentina tại nước xuất khẩu.

7/ Sẽ bắt buộc thực hiện thêm các qui định về an toàn nhập khẩu lốp xe và bánh xe cùng với việc kiểm tra chất lượng 2 lần. Điều này sẽ được tự động áp dụng sau khi tuyên bố.



II/ Các biện pháp kiểm tra mặt hàng:

1/ Đối với túi xách, cặp, ví bằng vải hoặc nhựa : Áp dụng qui định: “Cấp giấy phép không có giá trị tự động nhập khẩu” cho mặt hàng này, nó đòi hỏi nhà nhập khẩu phải đăng ký tại Tổng ban công nghiệp, thương mại và quản lý các xí nghiệp vừa và nhỏ của Argentina. Đơn yêu cầu cấp giấy phép phải đi kèm với bản khai liệt kê thành phần nguyên liệu của những mặt hàng nói trên.



2/ Lốp xe:

Đây là một bộ phận ảnh hưởng tới tính an toàn của các loại xe gắn máy, việc thương mại hóa cần được thông qua việc cấp giấy chứng nhận chất lượng ban đầu gọi là CHAS. Đã được cảnh báo về chất lượng lốp xe nhập khẩu từ Trung quốc, đã có hàng loạt khuyết tật về chất lượng, không chỉ ở Argentina mà còn ở các nước khác như Mỹ. Vì lý do này, việc áp dụng kiểm tra chất lượng CHAS sẽ không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng IRAM-AITA qua phân tích thử nghiệm các mặt hàng mẫu.

Để có được giấy chứng nhận chất lượng CHAS mới, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu cần phải thông qua việc đáp ứng tiêu chuẩn INTI, hoàn thành các chỉ tiêu về an toàn và chất lượng như:


  • Đáp ứng một hệ thống bảo hành, bồi thường thiệt hại trong trường hợp xảy ra lỗi, bao gồm một hệ thống thông tin điện thoại và/hay một trang web để tiếp nhận yêu cầu khiếu nại.

  • Đáp ứng một hệ thống mã vạch cho mặt hàng để có thể nhận biết, thông qua các dấu hiệu in trên sản phẩm như: tên nhà sản xuất và nhập khẩu, nhà máy và tuần sản xuất.

  • Hoàn thành các tiêu chuẩn qui định của ISO 17025 trong những xưởng thử nghiệm của từng nhà sản xuất trong nước hoặc ngoài nước.

  • Thử nghiệm những lốp xe sẽ được thương mại trên lãnh thổ Argentina và đảm bảo đạt yêu cầu tiêu chuẩn IRAM nói trên và trong trường hợp phát hiện khuyết tật, phải thực hiện những thay đổi cần thiết.

  • Phải thông qua việc kiểm tra hàng năm để thẩm tra rằng những xưởng kiểm tra chất lượng và các hệ thống bảo hành và mã vạch đạt tiêu chuẩn yêu cầu nêu ra ở trên.

Những nhà nhập khẩu phải bổ sung trong bản đăng ký các chi tiết như: Hợp đồng đại diện từ phía nhà sản xuất nước ngoài cùng trách nhiệm chung của nhà sản xuất trong việc thực hiện những yêu cầu an toàn đặt ra.

3/ Bánh xe (tanh xe):

Trong trường hợp này, phải bảo đảm an toàn trong giao thông đối với bánh xe nhập khẩu tù Trung quốc. Cho tới nay, tanh xe không nằm trong danh mục các bộ phận của xe ô tô theo yêu cầu giấy chứng nhận chất lượng CHAS. Biện pháp mới sẽ được thực hiện thông qua việc hoàn thành các tiêu chuẩn IRAM-AITA, qui định về kích cỡ cũng như yêu cầu phải đóng dấu cỡ, kích thước, tên nhà sản xuất và ký hiệu bằng mực không phai, số CHAS, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu.



4/ Mũi giày:

Áp dụng qui định: “Cấp giấy phép không có giá trị tự động nhập khẩu” cho mặt hàng này, nó đòi hỏi nhà nhập khẩu phải đăng ký tại Tổng ban công nghiệp, thương mại và quản lý các xí nghiệp vừa và nhỏ của Argentina. Đơn yêu cầu cấp giấy phép phải đi kèm với bản khai liệt kê thành phần nguyên liệu đã được sử dụng trong sản xuất mũi giày.

Bộ trưởng kinh tế Argentina cũng nhấn mạnh rằng, các biện pháp nêu trên nhằm tránh tình trạng “không trung thực”, thúc đẩy sự hồi phục của thị trường trong nước và quản lý ngoại thương để có thể cân bằng đầu tư, tạo công ăn việc làm và ổn định kinh tế. Ông cũng khẳng định rằng việc kìm hãm nhập khẩu trên sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào tới giá cả thị trường, do đó sẽ không phải lo lắng tới việc tăng giá của các mặt hàng bị ảnh hưởng.

Những biện pháp trên được đưa ra trong năm 2007, trong lúc Argentina đang bị thâm hụt lớn trong cán cân thương mại với Trung quốc bởi việc tăng tiêu thụ trong nước, tăng nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp như máy móc, điện thoại di động ngày càng nhiều từ Trung quốc. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001, Argentina gần như đã dập tắt các dòng chảy nhập khẩu và bảo đảm 6 năm thặng dư liên tục. 7 tháng đầu năm 2007, Argentina đã nhập khẩu một khối lượng lớn các mặt hàng nêu trên từ Trung quốc với chất lượng kém. Năm 2007 sẽ đánh dấu sự trở lại của việc thâm hụt. Theo bản phân tích của các nhà tư vấn, dự kiến thâm hụt với Trung quốc sẽ là 847 triệu USD, nghiêng về phía Argentina.

Báo El Cronista của Argentina ngày 14/9/2007, trong mục “Diễn đàn” đã đăng một bài viết của một giáo sư trường Đại học Tổng hợp La Plata- Argentina nói về Quyết định số 57/2007 của hải quan Argentina và các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Argentina đối với Trung quốc và các nước Châu Á và Đông - Nam Á như là một sự phân biệt đối xử không hợp pháp, vi phạm đến những qui tắc cơ bản của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Cũng trong ngày 14/9/2007, Phòng Thương mại đối với các nước Đông –Nam Á của Argentina đã tổ chức một cuộc họp giữa những người đại diện về thương mại của Trung quốc và các nước nhóm G.4 để trao đổi thông tin và có ý kiến về những biện pháp hạn chế nhập khẩu của Chính phủ Argentina đối với họ.

Tham dự cuộc họp có đại diện của các nước: Trung quốc, Hàn quốc, Hồng kông, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Thái lan, Việt Nam và đại diện của tổ chức xúc tiến xuất khẩu Chile. Phát biểu tại cuộc họp, các đại biểu tỏ ra rất lo ngại và không đồng tình về những quyết định và các biện pháp mà Chính phủ Argentina đã đưa ra, nhằm hạn chế và ngăn chặn hàng nhập khẩu từ những nước này. Một số ý kiến phát biểu nói rằng đây là sự phân biệt đối xử, độc đoán và không bình đẳng của Argentina đối với họ. Riêng Trung quốc tỏ ra rất bất bình và nói rằng họ đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web và đã thông báo cho tất cả các Đại sứ quán các nước tại Bắc kinh về quyết định hạn chế này của Argentina.

Cuối buổi họp, tất cả các đại biểu đã nhất trí làm và gửi 1 thư bày tỏ sự lo lắng và bức xúc đối với sự việc này gửi lên Bộ Ngoại giao Argentina. Ngoài ra, sẽ viết một bài báo nói về các biện pháp hạn chế và những tác hại của nó đối với từng nước và thông qua các phương tiện truyền thông, bày tỏ sự lo ngại của họ đối với quyết định này để có được sự ủng hộ rộng rãi từ mọi phía.



Nhận định:

Những biện pháp và chính sách hạn chế trên của Argentina không chỉ nhằm vào Trung quốc mà còn nhằm vào hàng loạt các nước khác ở Châu Á và Đông- Nam Á, trong đó có Việt nam. Mục đích của nó là nhằm tránh hiện tượng gian lận thuế đối với hàng nhập khẩu bán phá giá hoặc đối với những sản phẩm không được hưởng ưu đãi thương mại xuất xứ từ Trung quốc và các nước nhóm G.4, để tăng thu thuế cho Argentina, để bảo vệ nền công nghiệp trong nước, có cơ nguy hại cho nền kinh tế Argentina và sức khỏe của nhân dân, cũng như đòi hỏi nâng cao các yêu cầu về chất lượng và độ an toàn của các mặt hàng nhập khẩu, thúc đẩy sự hồi phục của thị trường trong nước và quản lý ngoại thương, để có thể cân bằng đầu tư, tạo công ăn việc làm và ổn định kinh tế, bảo vệ và liên kết với các nhà sản xuất trong nước, tăng sản xuất để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Đây là nhưng biện pháp do phía Argentina đơn phương đề ra, đặc biệt là về các biện pháp hải quan, chưa thống nhất với hải quan của các nước nói trên, kể cả chưa thông báo rộng rãi đối với các lãnh sự quán của Argentina tại các nước đó, nên việc thực hiện chính sách và các biện pháp này bước đầu rất khó khăn. Một số hàng hóa của các nước nói trên nhập vào Argentina đang bị đình trệ và khó giải quyết.



Ý kiến đề xuất:

Trường hợp của Việt nam, việc hạn chế nhập khẩu trên đã được áp dụng đối với việc xuất khẩu điều hòa nhiệt độ (liên doanh giữa Việt Nam và Hàn quốc) vào Argentina từ ngày 10/9/2007, sau khi có quyết định số N° 3/2007 ban hành, các doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng điều hòa nhiệt độ có xuất xứ của Việt Nam vào Argentina phải : Đặt cọc một số tiền đảm bảo khi làm thủ tục hải quan, tương đương giữa trị giá tính bán phá giá do hải quan Argentina qui định, trừ đi phần giá FOB ghi trong hóa đơn. Số tiền phải đặt cọc trong trường hợp bán phá giá có thể lên tới 200% số tiền tính bị thiệt hại, còn số tiền phải đảm bảo trung bình từ 150-200% tính trên giá FOB khai trong hóa đơn. Hiện nay các nhà sản xuất đồ điện gia dụng Argentina đang đề nghị Bộ Kinh tế Argentina yêu cầu các nhà nhập khẩu máy điều hòa nhiệt độ chứng minh nguồn gốc hàng hóa sau khi tố cáo họ nhập các sản phẩm này của Trung quốc với chứng từ xác nhận có nguồn gốc từ Malaysia, Thái lan và Việt Nam nhằm tránh các biện pháp chống bán phá giá mà Chính phủ Argentina đang áp dụng hàng nhập khẩu từ Trung quốc và nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Theo quyết định N° 3/2007, Hiệp hội các nhà sản xuất điện tử của Argentina (AFARTE) đã tuyên bố từ chối nhập khẩu điều hòa nhiệt độ từ Việt Nam.

Trong trường hợp hạn chế nhập khẩu của Chính phủ Argentina, ta có thể:


  • Làm thư bày tỏ sự lo ngại và không đồng tình đến Bộ ngọai giao Argentina trước sự việc này.

  • Công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông ở Argentina, ở trong nước và cả trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Argentina sự việc này.

  • Có bài viết đăng trên các phương tiện truyền thông ở Argentina và ở trong nước nói về ảnh hưởng và tác hại của việc hạn chế nhập khẩu đối với Việt Nam.

  • Tranh thủ sự ủng hộ của các Phòng Thương mại theo mặt hàng của Argentina, vận động họ viết thư bày tỏ sự lo lắng và hợp tác để đề nghị chính phủ giải quyết vấn đề. Từng Phòng Thương mại có thể gửi thư riêng biệt hoặc các Phòng Thương mại sẽ có tiếng nói chung bằng một thư, hoặc một đề nghị gửi Chính phủ Argentina yêu cầu giải quyết vấn đề.

  • Nhờ các luật sư Argentina biện hộ cho từng trường hợp cụ thể.

Trên đây là phần tổng hợp những nội dung cơ bản những quyết định, chính sách hạn chế nhập khẩu của Chính phủ Argentina đối với Trung quốc và các nước Châu Á và Đông - Nam Á và những kiến nghị của Thương vụ Việt Nam tại Argentina.

Xin kính gửi Đại Sứ quán Việt nam tại Argentina, Bộ Công Thương, Cục Quản lý Cạnh tranh và Vụ Châu Mỹ Bộ Công Thương để biết, theo dõi và có biện pháp xử lý.

Thương vụ Việt Nam tại Argentina.

Dương Thế Hưng.








tải về 37.14 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương