NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”


“Chúa Thánh Thần” của Vatican ngày nay



tải về 425.97 Kb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích425.97 Kb.
#18255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Chúa Thánh Thần” của Vatican ngày nay


Đặc điểm của Chúa Thánh Thần thời đó là: ban ơn, che chở, giữ gìn cho các tín đồ. Ngày nay khoa thần học đã “nâng cấp” Chúa Thánh Thần lên rất nhiều bậc… nào là sáng tạo lịch sử, hoạt động và hướng dẫn lịch sử v.v… Ngài là biểu tượng của sức mạnh và là sự khôn ngoan. Trong nhiều trường hợp, Vatican đã “bắt” Chúa Thánh Thần phải “khôn ngoan” đến mức “tinh quái”. “…Khi ban Thánh Thần Đức Kitô cho Giáo hội, là Chúa cũng đồng thời ban hoa trái sứ mạng cứu độ của Ngài cho mọi dân tộc qua mọi thời đại dựa vào việc Giáo hội công bố tin mừng và yêu thương phục vụ gia đình nhân loại… Giáo hội được Chúa Thánh Thần hướng dẫn để đóng vai trò của mình trong việc hoàn thành chương trình của chúa”(S17). Dù “khôn ngoan tinh quái” nhưng Chúa Thánh Thần vẫn bị Vatican đánh lừa, xỏ mũi… Đọc đoạn trích dẫn trên ta có thể nhận ra ngay dù Chúa có “ban này, ban nọ…” cho mọi dân tộc qua mọi thời đại, nhưng phải “dựa vào việc giáo hội công bố…”. Nếu không “dựa vào” nghĩa là không được giáo hội “cho phép” thì Chúa muốn ban cũng đành “chào thua..” Nhưng “siêu” nhất là Vatican đã “bắt” Ngài phải “chui tọt” vào trong các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo, để làm “gián điệp” cho Vatican… “Giáo hội tin chắc rằng ẩn sâu trong các dân tộc, các nền văn hóa và các tôn giáo Á Châu này luôn có một sự khao khát “nước hằng sống”, một sự khao khát do chính Chúa Thánh Thần khơi dậy và chỉ mình Đức Giêsu Cứu Thế mới có thể thoả mãn. Giáo hội trong chờ Chúa Thánh Thần tiếp tục chuẩn bị tâm hồn các dân tộc Á Châu này để họ bước vào cuộc đối thoại với Đấng Cứu Tinh nhân loại. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần trong khi thi hành sứ mạng yêu thương và phục vụ, Giáo hội có thể tạo điều kiện cho Đức Giêsu Kitô và các dân tộc Châu Á gặp gỡ nhau, trong khi các dân tộc ấy tìm kiếm một cuộc sống sung mãn. Chỉ khi nào có cuộc gặp gỡ ấy người ta mới tìm được nước hằng sống đem lại sự sống đời đời, hay cụ thể hơn, cho họ hiểu biết Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô do Ngài sai đến…” (S18).

Người đọc vô tư, khách quan, không thiên kiến khi đọc đoạn trích dẫn trên cũng phải tự hỏi: Chúa toàn năng hay Vaticăn toàn năng? Vì 97% dân chúng phi Kitô giáo ở Châu Á chưa hề biết Giêsu là ai! Chúa Thánh Thần là ai? Chúa không thể tự bộc lộ mình trước quần chúng Châu Á mà phải thông qua Vatican, phải được Vatican tạo điều kiện: “Giáo hội có thể tạo điều kiện cho Đức Giêsu Kitô và các dân tộc Châu Á gặp gỡ nhau…” Đó là chưa nói đến việc quần chúng Châu Á có “cần gặp” hay không.

Tuy nhiên với phong cách vốn có của mình Vatican cứ tiếp tục giọng điệu quen thuộc: “…hoạt động vừa nhiều vừa đa dạng của Chúa Thánh Thần, Đấng vẫn tiếp tục gieo các hạt giống chân lý vào các dân tộc, tôn giáo, văn hóa và triết lý của họ…”(S15) “…Bất cứ điều gì Thánh Thần làm được trong tâm hồn con người, trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và trong các tôn giáo, đều là sự chuẩn bị cho tin mừng và có thể hiểu đó cũng chỉ là quy chiếu về Đức Kitô…”(S16). Tuy nhiên, để không bị “hố” trước vấn nạn mà người Châu Á phi Kitô giáo có thể đặt ra là: Giải thích thế nào về con số 3% tín đồ Kitô giáo mà nếu trừ Philippines ra chỉ còn khoảng 1% trong tổng số 3,3 tỷ người trên lục địa Châu Á? Chúa Thánh Thần ở đâu? Ngài đang làm gì? Nếu “…hoạt động vừa nhiều vừa đa dạng của Chúa Thánh Thần” trên lục địa này chỉ mang lại một kết quả “quá ư khiêm nhường” như thế liệu Ngài còn được Vatican “tín nhiệm” không? Giáo Hoàng là người khôn ngoan, nên ông có thể đón trước vấn nạn: “Không được vin cớ Chúa Thánh Thần có mặt khắp nơi để bào chữa cho việc không thể công bố Đức Giêsu Kitô là vị Cứu Tinh duy nhất và có một không hai…”(S16). Nếu Chúa Thánh Thần nghe được, có lẽ Ngài cũng phải “phì cười” và khen ngợi sự thông minh của Giáo Hoàng…

Quyết tâm của Vatican đã đạt đến cao điểm trong tuyên bố của Giáo Hoàng: “Dù Giáo Hội sung sướng nhìn nhận bất cứ điều gì chân thật và thánh thiện trong các truyền thống tôn giáo của Phật giáo, An Độ giáo và Hồi giáo đều là phản ánh sự thật đang khai sáng mọi người, nhưng như thế không có nghĩa là giáo hội phải bớt đi nhiệm vụ và quyết tâm của mình, tức tuyên bố một cách dứt khoát Đức Giêsu Kitô là đường đi, sự thật và sự sống… Thật ra tín đồ trong các tôn giáo ấy vẫn có thể nhận được ơn Chúa và được Đức Kitô cứu độ ngoài phương thế thông thường mà ngài đã lập ra, điều ấy không loại bỏ việc họ được kêu gọi đến nhận lãnh đức tin và phép Rửa như Chúa hằng muốn cho hết mọi người” (S31)



PHẦN III

HỘI NHẬP VĂN HÓA

HAY

ĐỨC TIN” THÁCH THỨC “VĂN HÓA”





  1. HIỂU THẾ NÀO VỀ “VĂN HÓA ĐỨC TIN”

Tôn giáo và văn hóa là hai lĩnh vực liên quan mật thiết với nhau, chúng quan hệ biện chứng sinh thành. Cách nào đó, có thể nói tôn giáo thuộc phạm trù văn hóa. Văn hóa không chỉ là học thuật, tư tưởng mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán v.v… Nói một cách ngắn gọn như cụ Đào Duy Anh trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương thì: “văn hóa tức là sinh hoạt”. Do đó, nếu vấn đề được nhìn dưới góc độ tôn giáo, tức nhìn ở góc độ hẹp so với góc độ rộng hơn là văn hóa. Cứ nhìn vào nội dung văn kiện Tông Huấn Giáo Hội Tại Châu Á sẽ thấy, tác giả đã trình bày khái quát những vấn đề lớn như kinh tế, chính trị, xã hội, đến những vấn đề nhỏ hơn như: toàn cầu hòa, nợ nước ngoài, môi trường, du lịch, thông tin đại chúng, thậm chí cả những vấn đề tiểu tiết hơn như các tệ nạn xã hội ma túy, mại dâm, siđa v.v… tất cả những vấn đề trên, vấn đề nào không thuộc phạm trù văn hóa? Ngay cả những thứ mà ngày nay người ta gọi là “phi văn hóa” hay “phản văn hóa”, cũng là văn hóa, nhưng là văn hóa độc hại, văn hóa đồi bại cần bài trừ…

Bảo vệ bản sắc và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc là điều phải làm với bất kỳ nền văn hóa nào. Quan niệm thế nào là văn hóa cũng còn tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà nền văn hóa đó yêu cầu. Tuy nhiên tất các nền văn hóa đều có một điểm chung, đó là tính thích nghi một cách có chọn lọc trong quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa, là động lực thúc đẩy sự phát triển của một cộng đồng dân cư. Nói cách khác: Văn hóa là một tiến trình lịch sử phản ánh toàn bộ sinh hoạt tinh thần lẫn vật chất của một địa phương nhất định, thuộc một cộng đồng nhất định… Đành rằng văn hóa phản ánh các sinh hoạt về phong tục tập quán, giao tiếp, ứng xử, văn chương, nghệ thuật… Nhưng đôi khi người ta dung tục lạm bàn văn hóa. Ví dụ có người nói đến nền “văn hóa xe hơi” của Hoa Kỳ, “văn hóa cà ri cay” của Ấn Độ và gần đây tại Việt Nam, người ta thường nói đến “văn hóa ẩm thực”, “văn hóa thời trang” thậm chí còn có cả nền “văn hóa xe gắn máy” ở những đô thị lớn. Riêng đối với Vatican, hiện nay người ta đang ráo riết phổ biến một thứ văn hóa tại Châu Á: “văn hóa đức tin”.

Từ văn hóa dẫn vào tôn giáo để giới thiệu “Tin Mừng” Kitô giáo là lộ trình mà Tông Huấn Giáo hội tại Châu Á vạch ra nhằm định hướng mục tiêu “Phúc Âm hóa Châu Á”. Vatican dùng một cụm từ rất thời thượng để chỉ mục tiêu này: “Hội nhập văn hóa.”

Thế nhưng, hội nhập văn hóa được Vatican hiểu thế nào? Trước hết, ta hãy nghe Tổng Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn nhắc lại một định nghĩa của Giáo hội Công giáo La Mã về “Hội nhập văn hóa” trong một bài viết cùng tên của ông đăng trên website vietcatholic như sau: “…Giáo Hội định nghĩa về hội nhập văn hoá như là "Tiến trình qua đó một cộng đoàn Giáo Hội sống kinh nghiệm vào đức tin Kitô giáo của mình trong một bối cảnh văn hoá cụ thể, làm sao để không những kinh nghiệm và đức tin đó được diễn tả bằng những yếu tố của văn hoá địa phương, mà còn trở nên sức mạnh linh hoạt hoá, định hình và canh tân cách sâu xa nền văn hoá đó, để tạo nên những mẫu mực hiệp thông và giao lưu trong và vượt trên nền văn hoá đó" (Chúa Kitô và các nền văn hoá, Tài liệu của Giáo Hoàng Học Viện Gregorio, 1983).

Qua định nghĩa trên, ta thấy “Hội nhập văn hóa” kiểu Vatican là một tiến trình được thực hiện nhiều bước. Bước thứ nhất là: Dùng “đức tin Kitô giáo” để diễn tả các yếu tố văn hóa địa phương mà bất chấp là nó có phù hợp hay không. Ví dụ quan niệm về “Trời” của các nền văn hóa Á Đông được hiểu là “Thiên Chúa” của Kitô giáo!? Bước thứ hai là: “định hình và canh tân” nền văn hóa đó. Không hiểu Vatican “định hình và canh tân” bằng cách nào? Thắc mắc trên được giải đáp ở bước thứ ba: Tạo nên mẫu mực “hiệp thông”. “hiệp thông” theo kiểu của Vatican như thế nào thì mọi người đã rõ, nghĩa là phải gia nhập đạo Công giáo. Và cuối cùng là “vượt lên trên nền văn hóa đó!?” hay nói một cách khác là đồng hóa nền văn hóa đó thành văn hóa Kitô giáo.

Để cụ thể hóa định nghĩa trên, Giám Mục G.B Phạm Minh Mẫn giải thích:Trong tiến trình hội nhập văn hóa, Tin Mừng đảm nhận và thanh tẩy các nền văn hoá, giúp nền văn hóa tìm lại được nét tinh khôi và những giá trị đích thực”

Không hiểu dựa vào đâu mà Giám mục Phạm Minh Mẫn dám quả quyết là “Tin Mừng” có thể đảm nhận và “thanh tẩy” các nền văn hóa, giúp các nền văn hóa tìm lại được “nét tinh khôi” và những giá trị đích thực? Người Châu Á xưa nay vẫn tự hào về di sản văn hóa của mình. Nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc Châu Á được xem là kho tàng qúy báu được cả nhân loại trân trọng và thừa hưởng. Thế mà Vatican lại cho rằng cần phải “thanh tẩy” các nền văn hóa đó bằng “Tin Mừng” của Kitô giáo mới có thể mang lại “nét tinh khôi” cho các nền văn hóa đó. Phải chăng dưới con mắt của Vatican, tất cả các nền văn hóa Châu Á đều bị “hoen ố?” nên cần phải “thanh tẩy bằng Tin Mừng?”. Theo họ, giá trị đích thực của các nền văn hóa Châu Á nằm trong “Tin Mừng”? Có thể coi đây là một kiểu “thực dân văn hóa”. Dù Giám mục Phạm Minh Mẫn có quả quyết rằng các nền văn hóa được “thanh tẩy” nhưng “mỗi nền văn hoá vẫn giữ những sắc thái riêng” tuy nhiên, ông lại thòng thêm một câu để lòi đuôi: “đồng thời cùng nhau tạo nên catholica unitas, nghĩa là sự hiệp nhất phổ quát trong Giáo Hội, hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt. Khi đó, Giáo Hội thực sự là khí cụ và dấu chỉ sự hiệp nhất giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa nhân loại với nhau.”.

Để hiểu rõ thế nào là “hiệp nhất phổ quát, hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt”, chúng ta hãy đọc chương năm, “Hiệp thông và đối thoại để truyền giáo” của Tông huấn Giáo hội tại Châu Á. “…Sự đối thoại mà Giáo hội đề xuất được xây dựng dựa trên nền tảng là lôgic của sự Nhập Thể…Là bí tích của sự hiệp nhất toàn nhân loại… Giáo hội sẽ đi gặp gở các dân tộc trên thế giới, và không quên rằng tuy chỉ là “đàn chiên nhỏ” giữa một tập thể nhân loại rộng lớn, nhưng mình cũng là men trong khối bột thế giới… Rồi nó đi xa hơn thế giới Kitô giáo để đến với những tín đồ thuộc các truyền thống tôn giáo khác…”(S29). Vậy là rõ ràng không thể chối cải. Cái gọi là “hiệp nhất trong đa dạng và khác biệt” chỉ là cách đánh lừa vụng về của Vatican. Vì như ta đã biết, một khi chất “men” Kitô giáo bắt đầu hoạt động trong “khối bột” các tôn giáo khác thì “hợp nhất” chắc chắn phải xảy ra, còn “trong đa dạng và khác biệt” chỉ là trò lừa bịp.

Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đức Tin. Trong bài nói chuyện của ông với Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu họp tại Hongkong từ ngày 03 đến ngày 05-03-1993 (đăng trong báo DC, số ra ngày 16-07-1995). Nội dung bài nói chuyện được tải đi trên Internet, Website vietcatholic. Ông viết: “Ý đồ của tôi là cho thấy đức tin Kitô giáo có quyền và có khả năng thông truyền cho các nền văn hoá khác, tiếp nhận chúng và thể hiện phần của mình cho các nền văn hoá đó.”

Khi đã tự cho mình “có quyền và có khả năng”, ông bắt đầu định nghĩa về văn hóa :“Trước tiên, chúng ta cần phải đặt những câu hỏi sau đây : văn hoá là gì ? Văn hoá có liên hệ với tôn giáo thế nào, và làm sao văn hoá có thể tiếp xúc các hình thức tôn giáo vốn xa lạ với văn hoá ? Ta có thể đưa ra một nhận xét rằng: chính Âu châu thời mới là tác giả đầu tiên khai sinh ra khái niệm văn hoá, coi văn hoá là một thực tại tách biệt với tôn giáo hay thậm chí đi ngược lại tôn giáo. Trong tất cả các nền văn hoá mà ta biết được trong lịch sử, tôn giáo luôn luôn là một yếu tố căn bản của văn hoá, thậm chí là linh hồn của văn hoá. Chính tôn giáo ấn định cấu trúc của các giá trị và do đó hình thành nên lý lẽ nội tại của cấu trúc ấy. Từ đây ông quy nạp tất cả các nền văn hóa trên thế giới vào một phạm trù giả định “thần linh”….: “Thật vậy, điểm căn bản nhất của các nền văn hoá lớn là cho chúng ta biết các nền văn hoá ấy đã giải thích thế giới như thế nào để bắt thế giới quy về đấng thần linh.”

Đọc đoạn trích dẫn trên, ta thấy vị Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đức Tin của Nhà nước Vatican đã đề xuất một chính sách “bá quyền văn hóa”. Từ chỗ khẳng định một tiền đề rất mơ hồ: “tất cả các nền văn hóa đều có nguồn gốc từ thần linh”, Hồng Y Joseph Ratzinger đã tự cho mình “có quyền và có khả năng” áp đặt “văn hóa đức tin” của Vatican lên trên các nền văn hóa khác. Ngoài ra, người đọc có thể nhận thấy sự ám ảnh về một thời kỳ tăm tối mà các phong trào Phục Hưng (thế kỷ 14-17), phong trào Khai Sáng (Thế kỷ 18) ở Châu Âu đã làm “bốc hơi” đức tin Kitô giáo. Vì thế không lạ gì trước nhận xét: “chính Âu châu thời mới là tác giả đầu tiên khai sinh ra khái niệm văn hoá, coi văn hoá là một thực tại tách biệt với tôn giáo hay thậm chí đi ngược lại tôn giáo”. Sự phát triển của các phong trào trên vẫn còn phát huy tác dụng đến tận hôm nay và trở thành nỗi ám ảnh đeo bám khiến những nhà “bảo vệ đức tin Công giáo” ở Vatican không ngừng nỗ lực tìm “thuốc giải”. (Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần nói về Tuyên ngôn Dominus Jesus). Ở đây, có lẽ chúng ta cũng không cần phải phân tích gì nhiều để có thể thấy được quan điểm văn hóa của Vatican. Tác giả đã lý luận lòng vòng để cuối cùng đưa ra một luận điểm rất hàm hồ mà tác giả cho là điểm căn bản nhất : Điểm quy chiếu duy nhất của tất cả mọi nền văn hóa chính là “thần linh”!?

Đương nhiên “Văn hoá luôn gắn liền với một chủ thể xã hội là chủ thể một đàng vừa thu thập các kinh nghiệm của các cá nhân, đàng khác vừa gọt dũa để hình thành nên các quan niệm ấy.” Thế nhưng tác giả lại lái sang một hướng khác, hướng của “siêu việt lý trí” tức Thiên Chúa để biến các chủ thể văn hóa thành bù nhìn: “Chủ thể chung ấy sẽ bảo quản và phát triển những quan niệm mà cá nhân không thể nào tự mình có được, những quan niệm có thể được gọi là tiền lý trí hay siêu vượt lý trí...” Từ đó, tác giả đề xuất một hướng đi cho các nền văn hóa bằng cách bám vào “sự khôn ngoan của các “niên trưởng” và “mặc khải”: “Muốn vậy, các nền văn hoá sẽ nại vào sự khôn ngoan của các "niên trưởng" là những người gần gũi với thần thánh hơn; rồi những người đó lại nại vào những truyền thống nguyên thuỷ mang tính chất của những mặc khải…” Liệu người Châu Á có thể nào chấp nhận một nền văn hóa mà mọi tìm tòi, sáng tạo của con người đều bị bóp nghẹt bởi thần linh: “…Nói khác đi, văn hoá nào cũng phải dựa vào một sự thông tin nào đó của thần linh?”.

Như đã nói ở trên, văn hóa là một tiến trình lịch sử phản ánh toàn bộ sinh hoạt tinh thần lẫn vật chất của một địa phương nhất định, thuộc một cộng đồng nhất định… Văn hóa phản ánh các sinh hoạt về phong tục tập quán, giáo tiếp, ứng xử, văn chương, nghệ thuật… Tất nhiên, quan niệm thế nào là văn hóa cũng còn tuỳ thuộc vào các tiêu chí mà nền văn hóa đó yêu cầu. Do vậy, Khi Vatican nói đến “văn hóa đức tin”, ta phải hiểu rằng đó là một quan điểm về văn hóa của riêng Vatican mà thôi, không thể quy chụp “văn hóa đức tin” cho tất cả các nền văn hóa khác. Các tiêu chí mà Vatican đề nghị cho nền “văn hóa đức tin” của mình không thể “phổ quát” làm nền tảng căn bản cho tất cả các nền văn hóa khác. Do đó, khi Hồng Y Joseph Ratzinger viết: “Trước hết, cần phải xác định rằng đức tin tự nó là văn hoá. Không có đức tin trần trụi, cũng chẳng có văn hóa thuần túy. Nói cách khác, khi đức tin cho ta biết con người là ai và phải trở nên người như thế nào là đức tin đã tạo ra văn hoá…” đó là quan điểm của cá nhân ông, còn nếu ông lấy tư cách Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đức Tin, thì đó là quan điểm của Nhà nước Vatican, của Giáo hội Công giáo, chứ không thể xem đó là quan điểm chung cho tất cả mọi nền văn hóa, vì thế chúng ta không thể nào chấp nhận việc dựa trên sự “phổ quát” ảo tưởng của “văn hóa đức tin” để o ép, áp đặt một cách kỳ quái: “Con người phải cần mẫn học cách vươn lên để được sung mãn và đạt đến những điều phổ quát, là những điều không thuộc về một dân tộc riêng lẻ nào mà chính xác là thuộc về dân Chúa…”



2. ĐỨC TIN THÁCH THỨC VĂN HÓA

Trở lại với Tông huấn Giáo hội tại Châu Á. Đoạn số 21,22 Tông huấn đề cập đến vấn đề “Hội nhập văn hóa”. Tông huấn viết : “…Ngày nay vấn đề trở nên cấp thiết đặc biệt khi so sánh với tình hình đa chủng tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa của Châu Á, một nơi vẫn coi Kitô giáo như một cái gì xa lạ…”.

Khi Vatican đối mặt với văn hóa, tôn giáo Châu Á. Tâm lý xem thường, đánh giá thấp các nền văn hóa và tôn giáo ấy đã đẩy Vatican từ thất bại này đến thất bại khác… “Hội nhập văn hóa” chẳng phải là cái gì quá mới mẻ… Roberto de Nobili, Matteo Ricci được xem là “người hùng”, kẻ tiên phong trong việc đưa văn hóa Kitô giáo hội nhập vào nền văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa từ thế kỷ 16, nhưng cũng trớ trêu khi chính Vatican công kích, khiển trách họ về tội “dám” hội nhập văn hóa không theo truyền thống của Giáo hội. Chính Giáo hoàng Bênêđitô XIV kết án phương pháp truyền đạo của Roberto de Nobili ở Ấn Độ. Matteo Ricci cùng chung số phận với lời cáo buộc phá hoại việc truyền giáo tại Trung Hoa. Đến năm 1939, Giáo hoàng Piô XII mới thừa nhận và “tuyên dương công trạng” cho họ khi xét thấy suốt bốn thế kỷ công cuộc truyền giáo tại Châu Á vẫn trong tình trạng “dậm chân tại chỗ”. Một trong những nét độc đáo nhất của văn hóa Phương Đông là truyền thống xem trọng lễ nghĩa, gia đình dòng tộc là nền tảng của xã hội. Đạo Hiếu được xem là đặc trưng văn hóa của các dân tôc Phương Đông. Nhưng khi đến truyền đạo, các thừa sai Công giáo theo lệnh của Vatican buộc Kitô hữu Phương Đông phải triệt phá bàn thờ tổ tiên! Hành động “phi lễ nghĩa” buộc Vatican phải trả giá, văn hóa Kitô giáo bị tẩy chay. Trước thực tế đó, buộc Vatican phải áp dụng chính sách “xét lại”. Ngày 8/12/1939, Giáo hoàng Piô XII ban hành Huấn dụ Plane Compertum thừa nhận việc thờ cúng tổ tiên ở Trung Hoa. Ngày 14/6/1965, Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đã chính thức công bố thừa nhận việc thờ cúng tổ tiên với sự duyệt y của Vatican. Huấn dụ Plane Compertum của Giáo hoàng Piô XII thực ra chỉ là biện pháp “chữa cháy”. Nội dung vẫn phản ánh tinh thần “đạo phiệt” với những ngôn từ như: “cho phép” giáo hội Trung Hoa và các giáo hội lân cận “được phép” thờ cúng tổ tiên! Người Kitô hữu Phương Đông phải tự hỏi Vatican lấy quyền gì? và vì sao việc thờ cúng tổ tiên của mình lại phải được Vatican “cho phép” mới “được phép” thực hiện? Văn hóa Kitô giáo trở nên xa lạ với các dân tộc Châu Á không phải vì người Châu Á cố chấp, hẹp hòi, không muốn chấp nhận văn hóa Kitô giáo, nhưng vì thái độ áp đặt, tự phụ, kêu căng, trịch thượng của Vatican.

Trước những thất bại liên tục, buộc Giáo hội phải nhìn lại và thừa nhận “Hội nhập văn hóa” là con đường tất yếu để có thề tồn tại trước một thế giời đa văn hóa… Từ Công đồng Vatican II đến nay, “Hội nhập văn hóa” được xem là một trong những tiêu chí mà Giáo hội phải đạt được nhằm thực hiện tham vọng “Công giáo hóa” Châu Á. Muốn thế Vatican “…Không thể xây dựng nước Chúa mà không vay mượn một số yếu tố lấy từ các nền văn hóa nhân loại…” (S21)

Trong quá trình hội nhập, các nền văn hóa tiếp thu tinh hoa của nhau để làm giàu nền văn hóa của mình đã trở thành một xu thế tất yếu. Nhưng đối với Vatican, họ “vay mượn một số yếu tố lấy từ các nền văn hóa nhân loại … thu dụng nhiều yếu tố tích cực tìm thấy được từ các nền văn hóa khác nhau ấy…” chỉ nhằm mục đích “xây dựng nước Chúa”. Tất nhiên, Vatican có quyền làm như vậy, có điều “Trong quá trình gặp gỡ các nền văn hóa khác nhau của thế giới. Giáo hội truyền đạt các chân lý của mình, cũng như đổi mới các nền văn hóa ấy từ bên trong…” là điều các dân tộc Châu Á không bao giờ chấp nhận, nó phơi bày lộ liểu tham vọng đồng hóa các nền văn hóa Châu Á thành văn hóa Kitô giáo bằng những ngôn từ hoa mỹ: “đổi mới các nền văn hóa ấy từ bên trong…”

Lợi dụng hội nhập văn hóa để Công giáo hóa Châu Á càng lộ liễu hơn khi Tông huấn viết tiếp: “các nền văn hóa khác nhau ấy một khi đã được tinh lọc và đổi mới lại dựa vào Tin Mừng sẽ trở thành những cách biểu đạt rất chính đáng đức tin duy nhất của Kitô giáo…”. Người Châu Á có thể khẳng định: Vatican chưa đủ tư cách để “đổi mới và tinh lọc các nền văn hóa” Châu Á, bất chấp Vatican sử dụng lá bùa hộ mệnh “Chúa Thánh Thần” vừa cũ kỹ, vừa lạc hậu của mình để “hù dọa” các dân tộc Châu Á: “Chúa Thánh Thần là tác nhân chính của việc đưa đức tin Kitô giáo hội nhập văn hóa vào Châu Á…Thánh Thần tạo điều kiện cho cuộc đối thoại với các giá trị văn hóa và tôn giáo của các dân tộc ấy một cách nào đó rồi, ban cho những ai thiện chí nghị lực cần thiết để thắng vượt sự dữ và mưu mô của Thần Dữ, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người được tham dự vào mầu nhiệm Vượt Qua một cách nào đó chỉ có Chúa biết?…” Tôi có cảm tưởng tác giả bản Tông huấn đang “mộng du” trên con đường “hội nhập văn hóa” của mình. “Chúa Thánh Thần” đã “tạo điều kiện” cho cuộc đối thoại của Vatican với các nền văn hóa Châu Á bằng “một cách nào đó rồi… chỉ có Chúa biết?” mà chính tác giả dù được “thông ban sự sáng” cũng mù mờ không thể biết!? Đã thế, từ chỗ “mù mờ không biết…” đi đến chỗ miệt thị các nền văn hóa đủ mạnh để kháng lại sự áp đặt “văn hóa đức tin” của Vatican bằng những ngôn từ nghe rất buồn cười: “sự dữ…, mưu mô thần dữ…”. Tóm lại hành trình văn hóa của Vatican ở Châu Á chỉ là dự phóng không tưởng.

Từ dự phóng không tưởng, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy Tông Huấn mang “văn hóa đức tin Kitô giáo” ra để “…thách thức mọi nền văn hóa dám vươn tới những đỉnh cao mới của sự hiểu biết và diễn đạt…”(S20). Quyết tâm của Vatican đã quá rõ ràng và trở nên quyết liệt hơn khi muốn tầt cả các nền văn hóa Châu Á phải được định vị từ “Đức tin Kitô giáo”. Và vì thế, “trái tim giáo hội sẽ không bao giờ nghỉ ngơi bao lâu toàn bộ Châu Á chưa tìm được sự nghỉ ngơi trong Đức Kitô, Đức Chúa Phục Sinh” (S10). Nói cách khác, bằng mọi cách, Vatican không bao giờ tự cho phép mình “nghỉ ngơi” chừng nào toàn bộ nền văn hóa của các dân tộc Châu Á chưa được định vị từ văn hóa kitô giáo.

Văn hóa, như có người ví là “món ăn tinh thần”, món ăn rất đa dạng, phong phú, có thể hợp với khẩu vị người này, nhưng không hợp khẩu vị với người khác. Có món giàu chất này lại cũng có món giàu chất khác. Hương vị của chúng lại cũng rất khác nhau, nhưng tất cả chúng đều có một đặc tính chung là “bổ dưỡng”. Nếu tất cả những “món ăn tinh thần” đó được bày trên “bàn tiệc văn hóa” để mọi người cùng lựa chọn thưởng thức, “thực khách” có cơ hội tự do chọn lựa món ăn hợp khẩu vị với mình. Điều quan trọng là chúng ta phải ăn chứ không phải chỉ nhìn để bình phẩm về món ăn, Tuy nhiên, không loại trừ khả năng vì một lý do nào đó (có thể là vô tình hoặc cố ý) mà những món ăn bổ dưỡng kia lại bị lẫn lộn sạn, cát… làm cho món ăn mất ngon, thậm chí không thể dùng được. Trong lĩnh vực văn hóa cũng thường thấy có những yếu tố phản văn hóa mà những nhà bảo vệ văn hóa cần phải loại bỏ. Người viết tập sách này tự xác định mình không làm công việc của một nhà phê bình văn hóa, nhưng cảm thấy có trách nhiệm phải “nhặt sạn” (nếu có) trong những “món ăn tinh thần” hầu trả lại giá trị vốn có của chúng.

Hội nhập văn hóa là một vấn đề không phải mới, nhưng chúng trở nên ngày càng quan trọng trong xã hội loài người. Khi đời sống vật chất được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ tinh thần cũng được nâng cao theo tỷ lệ thuận với đời sống vật chất… Trong một thế giới đa chủng tộc, đa văn hóa, xu thế giao lưu, hội nhập văn hóa đang ngày càng phát triển, các thực thể văn hóa không thể tự đóng khung, tự cô lập mình để chấp nhận quy luật tự đào thải. Khẩu hiệu “hòa nhập mà không hòa tan” giữa các nền văn hóa đã và đang được cổ vũ mạnh mẽ, khuynh hướng giao lưu, giới thiệu bản sắc văn hóa giữa các nền văn hóa của các quốc gia trên thế giới ngày càng được các nhà làm văn hóa quan tâm ủng hộ tích cực. Hội nhập văn hóa là cách tự giới thiệu tinh hoa văn hóa mình với thế giới đồng thời tiếp thu văn hóa thế giới làm cho nền văn hóa mình phong phú hơn.

Ngày nay, khi trình độ con người đã phát triển cao về mọi mặt, giao thông thuận tiện, công nghệ thông tin đã chứng tỏ ưu thế của minh trong lĩnh vực thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài, “Toàn cầu hóa” không chỉ có ý nghĩa trong lãnh vực kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề giáo dục, văn hóa, xã hội, thậm chí cả lĩnh vực được xem là tế nhị, nhạy cảm như lĩnh vực tôn giáo. Trong viễn cảnh ấy vấn đề “hòa nhập” được xem như là một xu thế tất yếu. Hòa nhập mà không hòa tan là một khẳng định của nhiều nền văn hóa, nhờ không hòa tan mà văn hóa ngày càng phát triển, nhưng vẫn giữ được bản chất, sắc thái đặc thù của mỗi nền văn hóa.

Nếu hội nhập văn hóa đã là khuynh hướng chung của mọi quốc gia trên hành tinh này, thì “quốc gia Vatican” cũng không thể ngoaị lệ nếu không muốn tự cô lập, tự đào thải. Vì vậy, hội nhập văn hóa là một trong những nội dung quan trọng được Vatican vạch ra từ Công đồng Vatican II. Nhưng Vatican đã “hội nhập” với thái độ nào? Đó là điều mà hiện nay nhiều người đang quan tâm.




  1. Каталог: TCN -> TCNtg
    TCNtg -> LỜi nóI ĐẦU
    TCN -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)
    TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
    TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
    TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
    TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
    TCN -> Technical standard
    TCNtg -> PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ
    TCNtg -> Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn

    tải về 425.97 Kb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương