NHẬN ĐỊnh về VĂn kiệN “TÔng huấn giáo hội tại châU Á”


CHÚA THÁNH THẦN, THÁNH LINH, THẦN KHÍ LÀ MỘT HAY KHÁC?



tải về 425.97 Kb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích425.97 Kb.
#18255
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

CHÚA THÁNH THẦN, THÁNH LINH, THẦN KHÍ LÀ MỘT HAY KHÁC?

Nhiều học giả nghiên cứu Kitô giáo cho rằng “Chúa Thánh Thần” chẳng qua là sản phẩm của công đồng Nikêa. Theo các nhà nghiên cứu, cái mà ngày nay Kitô giáo gọi là “Chúa Thánh Thần” không hề có trong thời Giêsu và các tông đồ. Trong Cựu Ước, sách Sáng Thế Ký mô tả “Thần Khí” bay là là trên mặt nước (St 1,2) … làm ta hình dung đến một hiện tượng vật lý rất tự nhiên mà ngày nay khoa vât lý học gọi là sự bay hơi (bốc hơi), chúng tạo nên một màn sương mờ mờ ảo ảo… Sự nhân cách hóa một hiện tượng tự nhiên thành một vị thần như: thần sông, thần biển, thần gió, thần núi v.v… là sinh hoạt tín ngưỡng thời sơ khai của con người trong xã hội nguyên thủy. “Thần Khí” của con người thời sơ khai trong Cựu Ước cũng không ngoại lệ.

Trong Tân Ước, “Thần Khí” còn được biết đến dưới một tên khác: “Thánh Linh” (Holy Ghost, Holy Spirit) được biểu thị bằng một con “chim bồ câu” (xuất hiện khi Giêsu chịu phép rửa với Gioan Tẩy Giả trên sông Giôđan), hoặc biểu tượng “đốm lửa” (xuất hiện trên đầu các tông đồ khi các ông đang hội họp trong nhà Tiệc Ly). Có học giả cho rằng: “chim bồ câu” hoặc “đốm lửa” là vết tích của tín ngưỡng Tôtem, bái vật trong thời kỳ tiền Kitô giáo…

Dấu ấn của Tôtem giáo

Tôtem giáo là một hình thức tín ngưỡng quan trọng vào bậc nhất của xã hội nguyên thủy. Khoa khảo cổ học đã chỉ ra ý nghĩa của những bức tranh khắc trên vách đá được tìm thấy trong các hang động thời kỳ đồ đá, mô tả lễ hội tín ngưỡng Tôtem. Nét độc đáo của lễ hội này là ăn thịt Tôtem (vật tổ) sau khi đã thực hiện nghi thức cúng bái Tôtem. Người nguyên thủy tin rằng: ăn thịt vật tổ là cách để vật tổ có thể tồn tại mãi trong mỗi con người. “Ăn” không phải để giải quyết “vấn đề bao tử” mà ăn trong một trạng thái tâm linh hưng phấn, một nghi thức vô cùng thiêng liêng. Nghi thức ăn thịt Tôtem (vật tổ) mang một ý nghĩa triết lý sâu xa trong tâm thức người nguyên thủy. Thông qua nghi thức ăn vật tổ mà con người thực hiện việc chuyển hóa quan hệ huyết thống họ hàng sang quan hệ thiêng liêng với Tôtem, vật tổ. Niềm tin vào sự hóa thân của vật tổ vào tất cả mọi thành viên trong cộng đồng đã khiến cho người ta tin rằng: Khi một phụ nữ mang thai thì chính Tôtem đã tạo ra cái thai đó…

Dấu ấn của Tôtem giáo còn khá rõ nét trong Kitô giáo nguyên thủy. Chim bồ câu chính là Tôtem vật tổ, Khi Maria mang thai thì chính Tôtem đã “phủ” lên bà. Maria thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, cũng có nghĩa là bởi Tôtem vật tổ, tức chim bồ câu… Nghi thức “ăn thịt vật tổ” trong tín ngưỡng Tôtem cũng lại được tìm thấy trong “Bí tích Thánh Thể” của Kitô giáo. Trước ngày “chịu nạn”, Giêsu họp các môn đồ lại, cầm bánh bẻ ra và chia cho các môn đồ nói: “Đây là thịt ta, các con hãy ăn…”. Sau đó ông lấy rượu và chia cho môn đồ rồi nói: “Đây là máu ta các con hãy uống…” Dù đó chỉ là một nghi thức tượng trưng với bánh và rượu chứ chẳng có “máu thịt” gì cả! Nhưng nó đã minh chứng ảnh hưởng của tín ngưỡng Tôtem trong giáo thuyết Kitô giáo. Tín điều “Ba Ngôi” xác định: Chúa Cha, Chúa Con (tức Giêsu) và Thánh Thần (biểu tượng chim bồ câu) chỉ là một. “Ăn thịt, uống máu” Giêsu cũng có nghĩa là của Chúa Thánh Thần, mà Thánh Thần lại chính là “con chim bồ câu”, tức Tôtem vật tổ…

“Chúa Thánh Thần” Sản phẩm của công đồng Nikêa


Chương ba của Tông huấn nói về “Chúa Thánh Thần”. Đoạn số 15,18 trong chương này viết : “…Chúa Thánh Thần là mặc khải riêng của Tân Ước…”. “Chúa Thánh Thần đã từng hoạt động tại Châu Á vào thời các tổ phụ và ngôn sứ (?), rồi hoạt động mạnh hơn nữa vào thời Đức Giêsu Kitô và Hội Thánh sơ khai (?),…” (S15,18). Đây là lối nói khoa trương, phóng đại, hoàn toàn không có căn bản từ Thánh Kinh. Thật vậy, nếu trong Cựu ước, “Thần khí” được nhắc đến hơn 300 lần thì trong Tân ước, “Thánh Linh” được nhắc đến rất ít, cụ thể là Gioan nhắc đến 5 lần (Ga 1:32,33 , 3:5,6,8,34 , 7:39, 14:26, 20:22). Matthêu 7 lần(Mt:1:18,20, 3:11,16, 4:1, 10:20, 12:18,28,31,32, 22:43, 28:19).Luca 6 lần (1:15,35,41,67, 2:25,26,27, 3:16,22, 4:1,14,18, 10:21, 11:13). Và ít nhất là Máccô, vỏn vẹn có bốn lần trong toàn bộ Phúc Âm của ông. Lần thứ nhất: lúc Giêsu chịu phép báptêm của Gioan tại sông Giođan (Mc 1:8,10,12). Lần thứ hai: Giêsu trả lời các kinh sư khi họ cho rằng ông bị quỷ ám (Mc 3:29). Lần thứ ba: Đa-vít cảm nhận Đức Thánh Linh (12:36) Lần thứ tư: lúc Giêsu giảng dạy môn đồ (Mc 13:11). Còn “Chúa Thánh Thần” thì hoàn toàn “vắng bóng” cả trong Cựu Ước lẫn Tân Ước. Tất nhiên, người Kitô hữu sẽ nói rằng: “Thần Khí” hay “Thánh Linh” chính là “Chúa Thánh Thần” tức “Ngôi Ba Thiên Chúa”. Nhưng đó chỉ là tín điều của Giáo hội buộc tín đồ phải tin, hoàn toàn không có căn cứ….

Chúa Thánh Thần như người ta hiểu ngày nay là: Đấng thông ban sự sống, Đấng bảo trợ, hướng dẫn, dìu dắt, là ánh sáng, sức mạnh v.v… Vị Chúa này chỉ được biết đến từ công đồng Nikêa. Mãi 300 năm sau, kể từ ngày Giêsu qua đời, Chúa Thánh Thần mới được “sinh ra”, mà lại “sinh ra” trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Người “sinh ra” Chúa Thánh Thần chẳng ai xa lạ, chính là Constantine hoàng đế của đế quốc La Mã. Lịch sử ghi nhận rằng: năm 325 Hội nghị các Giám mục được hoàng đế La Mã là Constantine triệu tập tại Nikêa (Thổ Nhĩ Kỳ) gọi là Công đồng Nikêa-Constantinopoli. Trong công đồng này, người ta đưa ra một số tín điều buộc mọi người phải tin, trong đó có tín điều Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Mẹ Đồng Trinh v.v… các tín điều trên được tóm tắt trong một văn bản mà ngày nay ta gọi là “kinh Tin Kính”. Chúa Thánh Thần được “khai sinh” từ đó.

Năm 360, các Giám mục Constantinopoli, Marathôn, Nicomeđia… mà đứng đầu là Maceđôn chủ trương giáo thuyết: “Chúa Thánh Thần cũng chỉ là một tạo vật…” Có nhiều chứng cứ từ Cựu Ước lẫn Tân Ước để họ tin như thế. Ngay danh xưng “Thần Khí” cũng đã hàm xúc một cái gì đó được Chúa Cha tạo ra để ban lại cho con người: “Nhờ bởi Thần Khí mà Ngài đã ban cho ta…” (Rm 5:5) v.v… Tất nhiên, quan điểm xem Chúa Thánh Thành là tạo vật bị giáo hội bác bỏ.

Năm 381, Công đồng Constantinopoli được triệu tập bởi Hoàng đế Theođosiô (379-395). Công đồng đã phi bác giáo thuyết: Chúa Thánh Thần là tạo vật… Văn kiện “Niềm Tin Tông Đồ” một lần nữa lại được bổ sung: “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, người cũng được phụng thờ và tôn vinh với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy…”



Каталог: TCN -> TCNtg
TCNtg -> LỜi nóI ĐẦU
TCN -> 20 tcn 33 – 1985 CẤp nưỚc mạng lưỚi bên ngoài và CÔng trình tiêu chuẩn thiết kế (Trích)
TCN -> Ubnd tỉnh tiền giang trưỜng cđn tiền giang
TCN -> Thiết bị ĐẦu cuối hệ thống thông tin an toàn và CỨu nạn hàng hải toàn cầu gmdss
TCN -> TIÊu chuẩn ngành tcn 68 135: 2001 chống sét bảo vệ CÁc công trình viễn thôNG
TCN -> Tcn 68 132: 1998 CÁp thông tin kim loại dùng cho mạng đIỆn thoại nội hạt yêu cầu kỹ thuật multipair metallic telephone cables for local networks Technical requirement MỤc lụC
TCN -> Technical standard
TCNtg -> PHÊ BÌnh “Thần Học Ky-tô Giáo Theo Cung Cách Á Châu” Của Mục Sư Choan Seng Song (Tống Tuyền Thịnh) Thích Nhật Từ
TCNtg -> Năm 1994, Nhà Xuất Bản Alfred A. Knopf ở New York phát hành cuốn

tải về 425.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương