Nhận lỗi Bài học vỡ lòng của chính trị gia Mỹ



tải về 74.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích74.38 Kb.
#38194

Nhận lỗi - Bài học vỡ lòng của chính trị gia Mỹ

















Chẳng ai không mắc sai lầm, kể cả các chính trị gia, những người được cho là giỏi giang nhất. Và chính trường Mỹ đã chứng minh một điều, những người biết nhận lỗi luôn được công chúng nhìn nhận, còn lẩn trốn sự thật không bao giờ có tác dụng cả.

 

CEO của Citigroup, ông Charles Prince (phải) cùng với CEO của Citibank Nhật Bản, ông Douglas Peterson cúi đầu xin lỗi trong một buổi họp báo ở Tokyo ngày 25/10/2004, sau khi Citigroup bị phát giác quản lý lỏng lẻo trước nạn rửa tiền và buộc phải dừng một số hoạt động ngân hàng ở Nhật.

Hãy thử nghĩ xem công chúng sẽ cảm thấy thế nào nếu Thượng nghị sĩ Hillary Clinton nói: "Đương nhiên việc tôi bỏ phiếu cho chiến tranh Iraq là một sai lầm; tất cả những gì liên quan đến cuộc chiến này đều là sai lầm. Tôi đã tưởng chính quyền Bush cung cấp thông tin tình báo trung thực và có một chiến lược hậu chiến. Nếu trở thành Tổng thống, tôi cam kết sẽ không bao giờ cho phép một sự dối trá và kém cỏi như thế xảy ra".

Hay ông John McCain nói: "Tôi đã ủng hộ ông George W. Bush năm 2004 vì tôi cảm thấy ông ta là người thích hợp với vấn đề an ninh quốc gia, đặc biệt là vấn đề Iraq. Tuy nhiên, ở những vấn đề khác, các ưu tiên và kiểu cách của chúng ta đã thay đổi quá nhiều. Tôi sẽ tranh cử để trở thành một Tổng thống toàn diện và cởi mở hơn".

Chắc chắn những lời thú nhận đó không thể kéo chìm sự nghiệp chính trị của họ, vì "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại". Nhưng cả hai ứng cử viên sáng giá cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm tới đều chưa ai nói như vậy. Thay vào đó, bà Clinton cho rằng việc mình ủng hộ chiến tranh không phải là một sai lầm, trong khi ông McCain vẫn cho rằng mình và ông Bush rất gần gũi.

Thực tế là khi bỏ phiếu ủng hộ cuộc chiến Iraq, bà Clinton đã nghe lời các cố vấn rằng không nên quá mềm mỏng về vấn đề an ninh quốc gia khi tham gia tổng tuyển cử. Giờ đây bà đang điêu đứng vì lá phiếu đó và có lẽ bà đang mong sao có thể rút lại được. Còn ông McCain, tuy vẫn còn cay đắng vì thất bại trước ông Bush trong lần đầu tiên tranh cử năm 2000, đã quay lưng lại với chính mình để ca ngợi Tổng thống, cho dù giữa hai ông chỉ còn sự tôn trọng tối thiểu dành cho nhau.

Rõ ràng hai ông bà đều đang ngập ngừng hoặc bị kẹt giữa chính những việc họ đã làm. Điều đó cho thấy những chính trị gia giỏi nhất cũng có xu hướng né tránh hoặc lẩn trốn khi hoàn cảnh trở nên khó khăn.

Nhưng họ đã quên rằng, tính thật thà, thậm chí biết hối lỗi, luôn được các cử tri đánh giá cao và coi trọng. Ví dụ năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã bất chấp lời khuyên của các cố vấn để thừa nhận thất bại trong cuộc tấn công vào vịnh Con lợn ở Cuba. Sau đó vị thế chính trị và hình ảnh của ông không ngừng lên cao.

Cách đây hơn 25 năm, Tổng thống Ronald Reagan, trong một bài phát biểu trên truyền hình cả nước, đã nhận trách nhiệm trong một vụ bê bối chống lại Iran. Việc này đã mở đường cho thành công của ông trong một năm rưỡi cuối cùng của nhiệm kỳ Tổng thống.

Lời xin lỗi này được ông Reagan đưa ra đúng vào thời điểm gần cuối nhiệm kỳ thứ hai, giống hệt như hoàn cảnh của ông Bush hiện nay. Nhưng rắc rối hồi đó của ông Reagan không thể nghiêm trọng bằng ông Bush, với tình hình ngày càng xấu đi ở Iraq, thất bại trong công tác khắc phục hậu quả bão Katrina, tội lỗi của của cựu cố vấn hàng đầu của Phó Tổng thống Dick Cheney, và giờ đến việc Ủy ban Công lý lấn sân chính trị. Nhưng ông Bush vẫn chỉ thừa nhận sai lầm nhỏ giọt mỗi khi bị dồn vào chân tường. Chắc chắn nhiệm kỳ Tổng thống của ông khó mà cải thiện được.

Một ví dụ nữa là dân biểu Thomas Ashley của bang Ohio năm 1973. Ông đã bị bắt khi đang lái xe trong tình trạng say rượu. Nhưng thay vì viện một lý do đáng tiếc nào đó, hay giả vờ thề sẽ sửa đổi, hay nhờ vả cấp trên giúp đỡ, nghị sĩ đảng Dân chủ này lại thừa nhận mình có lỗi và sẵn sàng chấp hành một hạn tù tương xứng. Sau đó ông đã đắc cử thêm ba lần nữa.

Gần đây nhất là câu chuyện của Thượng nghị sĩ bang Illinois, ông Barack Obama. Vào thời điểm mùa thu năm ngoái, khi trong dư luận nổi lên những xì xào xung quanh việc ông đang bắt đầu thay đổi quan điểm về việc không tham gia tranh cử Tổng thống, ông đã cho công chúng một câu trả lời không giấu giếm: "Tôi không muốn rụt rè", và thừa nhận rằng mình đang thay đổi ý kiến và rất có thể sẽ ra tranh cử Tổng thống.

Biết hối lỗi là tốt, nhưng một sự hối lỗi đầy rẫy tính toán cũng khó có thể che mắt thiên hạ. Ví dụ như cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Newt Gingrich, người cũng bày tỏ mong muốn ra tranh cử Tổng thống. Vừa rồi ông ta đã "tiết lộ" trên một đài phát thanh Thiên chúa giáo rằng ông đã quỳ xuống để xin Chúa tha thứ cho việc mình đã dan díu với một trợ lý khi còn đương chức. Điều đáng nói là chính thời điểm đó, ông ta lại đang đi đầu trong nỗ lực buộc tội cựu Tổng thống Bill Clinton nói dối về vụ Monica Lewinsky.

Đúng là ông Bill Clinton đã nói dối về vụ Monica Lewinsky. Nhưng nếu trong hoàn cảnh đó, ông ta có thành thực thì cũng không có nhiều cơ hội giữ lại ghế Tổng thống.



Họ chính là những ví dụ cho cách làm quen thuộc của các chính trị gia Mỹ mỗi khi phải thừa nhận sai lầm: đổ lỗi cho việc say rượu hoặc xin Chúa cứu rỗi. Nhưng việc đó chẳng mấy khi có tác dụng.

 

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton run rẩy xin lỗi trong một cuộc họp báo ở ngoài vườn của Nhà Trắng.


Albert R. Hunt
Theo BloombergNews,IHT
Thủy Chung dịch





tải về 74.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương