Nhóm các dạng rối loạn theo Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý nt nhóm 1: Những khó khăn trong học tập



tải về 52.73 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích52.73 Kb.
#30689

Nhóm các dạng rối loạn theo Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý NT

Nhóm 1: Những khó khăn trong học tập


- Vụng đọc, vụng viết;

- Khả năng tập trung, chú ý giảm hoặc kém;

- Chán học, không hứng thú trong học tập, không chấp hành nội quy học tập...;

- Học sút;

- Học kém;

- ...

Nhóm 2: Rối nhiễu tâm thể


- Rối nhiễu giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ, hay thức giấc giữa đêm, ác mộng, ngủ nhiều, lạm dụng thuốc ngủ...

- Rối nhiễu bài tiết: đái dầm, ỉa đùn...

- Rối nhiễu tiêu hóa: biếng ăn, chán ăn, ăn nhiều quá mức... Đi kèm với rối nhiễu tiêu hóa là các biểu hiện sút cân, tăng cân, béo phì...

- Những biểu hiện tự hủy hoại bản thân: tự làm tổn thương cơ thể, véo da...

- Những hành vi lặp đi lặp lại (tic): nháy mắt, lắc đầu, giật ngón tay, hay khụt khịt mũi...

- ...

Nhóm 3: Rối nhiễu nhân cách


- Một số nét (dấu hiệu) tự kỷ:

+ Thu mình, ngại tiếp xúc với những người xung quanh;

+ Thường chơi một mình, không đòi hỏi, không la hét khóc lóc, khiến nhiều người tưởng là con ngoan;

+ Không chịu nói hoặc chỉ nói được vài từ rời rạc khi đã đến tuổi biết nói;

+ Trước đây đã từng biết nói nhưng tự nhiên không nói nữa;

+ Nói quá nhiều nhưng không biết trả lời mà chỉ nhắc lại lời của người khác;

+ Hay nhắc lại lời trong các băng đĩa hoặc các chương trình quảng cáo;

- Tự kỷ.

- ...

Nhóm 4: Rối nhiễu ngôn ngữ


- Nói ngọng, nói lắp;

- Nói không rõ lời, nói khó khăn, thường hay nói thầm hoặc nói quá nhỏ;

- Chậm nói so với lứa tuổi;

- Nói ngược (đảo chủ ngữ);

- ...

Nhóm 5: Rối nhiễu vận động


- Chậm đi;

- Vận động khó khăn;

- Vận động vụng về;

- ...

Nhóm 6: Lo hãi, trầm cảm


- Sợ trường học, sợ đám đông, sợ vật lạ, bóng tối, sợ độ cao, sợ nước, sợ đi xe máy/ô tô...;

- Ám ảnh;

- Nhút nhát, không tự tin trong các hoạt động;

- Ức chế, không chịu vận động, thường có vẻ ngoài "hiền lành", luôn luôn "nhường nhịn" bạn bè;

- Các biểu hiện suy nhược, uể oải kéo dài, hay giật mình, hay cáu kỉnh, suy giảm ý chí, nghị lực, biểu hiện lười biếng;

- Ức chế, ngại giao tiếp, dễ tự ái;

- Mưu toan tự sát;

- Mút tay, cắn móng tay, nhổ tóc, hay vê vạt áo, hay rửa tay, rửa mặt, nghịch phân;

- Các biểu hiện kiêu căng, kiêu ngạo, tự cao tự đại, hoang phí (phung phí của cải trong khi không cần thiết);

- ...

Nhóm 7: Rối nhiễu hành vi


- Hiếu động quá mức, hay chạy nhảy la hét, quá nghịch, không có cảm giác nguy hiểm;

- Các biểu hiện không vâng lời, chống đối, ngoan cố, hay nói tục...;

- Hung tính, hay đánh bạn, hành vi hung hãn, không hoà nhập được trong môi trường học đường;

- Ăn cắp (tiền, đồ vật), nói dối, bỏ nhà, trốn học, đánh bạc, thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường...;

- ...

Nhóm 8: Rối nhiễu về giới tính


- Tự kích dục, thủ dâm;

- Ứng xử như người khác giới;

- Khó khăn trong ứng xử với người khác giới;
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ RỐI LOẠN HÀNH VI Ở

TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN


Ở trẻ em và thanh thiếu niên thuộc độ tuổi đang phát triển và trưởng thành, có các hành vi khác thường ở tuổi nhỏ này có thể là thuộc về tâm lý bình thường nhưng chúng tồn tại hay xuất hiện ở tuổi lớn hơn lại là bất thường. 

Vì vậy khi đánh giá, phải xem xét hành vi đó có phù hợp với độ tuổi phát triển hay không. Sau đây là phân tích một vài hành vi của trẻ em.
(1) Hành vi bỏ trốn:

Cần phân biệt hành vi bỏ trốn thật và hành vi bỏ trốn tưởng tượng.

Bỏ trốn thật khi trẻ cảm thấy điều gì ấm ức trong cuộc sống, bất hạnh trong gia đình. Bỏ trốn ở đây là để chạy trốn một xung đột gây khó chịu, để tìm sự dễ chịu. Ở trẻ lớn hơn, bỏ trốn có thể là biểu hiện của thái độ tự lập, cho rằng mình đã trở thành người lớn, không cần đến sự bắt bẻ chăn dắt của người lớn, cho rằng người lớn coi mình là trẻ con nên xem thường. Bỏ trốn môi trường gia đình, bỏ trốn trường học có khi cũng vì các lí do như trên nảy sinh sau những mối quan hệ phức tạp với bố mẹ, với thầy cô giáo, với bạn bè cùng lớp. Trốn học, trốn trại để thoát khỏi mọi gò bó, bắt bẻ, áp đặt, trù dập.

Bỏ trốn tưởng tượng: như thông tin trên báo chí và không ít vụ xảy ra trong xã hội, có những nhóm trẻ 11-12 tuổi rủ nhau bí mật chuẩn bị hành trang thực phẩm, tiền bạc, trốn nhà trốn trường ra đi, nhiều khi chúng không nhận thức được trước mắt chúng là nơi nào.


(2) Hành vi ăn cắp

Trộm cắp trong hiều trường hợp là hành vi trái với luân lý và pháp luật. Song ở trẻ em, ăn cắp là do những cơ chế phức tạp về tâm lý.

Trẻ em rất nhỏ tuổi chưa phân biệt được nó và người khác, cái gì của nó và cái gì của người khác. Ở tuổi bé quá (2-3 tuổi) nó cho rằng thế giới là của nó, nó có thể lấy tất cả cái gì nó muốn, không biết hỏi xin ai. Đến nhà ai thấy cái gì nó thích là nó thó đem về nhà mình. Bố mẹ biết và hỏi, nó trả lời: ‘Anh N cho con”. Nó đã nói dối. Nó mở tủ lấy bánh kẹo không cần được sự đồng ý của người lớn, coi đó là của nó. Ở trẻ lớn hơn, ăn cắp có khi để lấp chỗ trống, để bù trừ sự thiếu hụt. Khi trẻ em không có phần trong cuộc sống, thiếu tình yêu, không có bánh kẹo, quà tặng như các trẻ khác, bị thiếu hụt, nó ăn cắp để trang trải cho sự bất công (ví dụ bà chiều các trẻ em trong nhà trong khi lại khắt khe với một đứa cháu khác). Có khi ăn cắp là để khoe tài. Em Nguyễn Văn Th (trong một bệnh án của chúng tôi) lúc 13 tuổi, một hôm nhìn lên tường nhà mình thấy một bìa lịch không có bloc, em buột miệng nói bang quơ: “đi lấy một cuốn lịch về treo, hỉ” và sau đó một lúc, anh chị thấy cháu nó mang một cuốn lịch về thật. Ăn cắp với trẻ em có khi là một thách đố, một trò vui trổ tài. Đôi khi ăn cắp để tỏ ra hào phóng. Ăn cắp không phải để sử dụng, ăn cắp chỉ để đem cho, để ngắm nhìn. Ăn cắp còn để tỏ rõ một thái độ tấn công, làm cho người mất của thiệt hại, khổ sở, để bõ ghét. Ăn cắp cũng có khi để thỏa mãn một yêu cầu hợp lý không được người lớn thỏa mãn. Một em trai 11 tuổi, thích chơi đàn, xin bố tiền để mua đàn, bố không cho vì sợ em mải chơi đàn sao nhãng việc học, em đã lấy cắp tiền của bố để mua đàn chơi. Có các trường hợp ăn cắp để có tiền hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma túy.

Xét về nhiều mặt như vậy và tùy thái độ của người lớn, ăn cắp có thể được răn dạy, tha thứ hay bị trừng phạt.




TRẦM CẢM Ở TRẺ EM
Những điều cần biết về trầm cảm ở trẻ em 04/08/2010 Cũng giống như người lớn, trẻ em có thể bị trầm cảm. Tuy nhiên, điều khác biệt là trẻ thường gặp khó khăn trong việc bày tỏ những gì trẻ đang cảm nhận và không biết cách đưa ra yêu cầu để được giúp đỡ.
Bài viết  cung cấp một số thông tin cơ bản liên quan đến trầm cảm ở trẻ em, nhằm  giúp người lớn có thể nhận biết và giúp đỡ trẻ một cách hiệu quả nhất.


  1. Trẻ em không miễn dịch với trầm cảm

Có một niềm tin không thực tế cho rằng trầm cảm không xảy ra ở trẻ em, bởi thời thơ ấu luôn là khoảng thời gian ấm êm, hạnh phúc nhất trong cuộc sống. Sự thật là, trầm cảm là một căn bệnh sinh học và trẻ em có thể rơi vào trạng thái trầm cảm giống như người lớn.




(Nguồn: Internet)
Những nhân tố thúc đẩy nguy cơ trầm cảm một cách mạnh mẽ có thể là việc phải trải qua căng thẳng cực độ do các sự kiện như ly hôn, mất người thân hay bị lạm dụng. Nhưng ngay cả những trẻ dường như có một cuộc sống được cho là "hoàn hảo" cũng có thể bị trầm cảm. Trẻ em có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền liên quan đến bệnh trầm cảm và có khả năng thích ứng thấp với những tình huống căng thẳng. Do vậy đôi khi có những sự kiện có vẻ không quan trọng đối với người lớn nhưng lại có thể dễ dàng kích hoạt trầm cảm ở trẻ em.


2. Khả năng nhận biết triệu chứng trầm cảm ở trẻ phụ thuộc vào bạn

Nhiều trẻ em, đặc biệt là những trẻ nhỏ thường gặp khó khăn trong việc dùng từ ngữ để diễn tả những điều trẻ đang cảm thấy; hoặc đôi khi trẻ cảm thấy bất lực trong việc cải thiện tình hình... nên chúng không nói ra những điều chúng đang phải trải qua. Do vậy người lớn cần giữ vai trò chủ động trong việc quan tâm theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu của trầm cảm ở trẻ em, mà trong một số trường hợp có thể khác với các triệu chứng trầm cảm ở người lớn, để có thể giúp đỡ trẻ kịp thời.




3. Khó khăn của trẻ khi đến gặp nhà trị liệu

Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi phải đến gặp, hoặc khi nhìn thấy bác sỹ, nhất là khi trẻ đã có trải nghiệm xấu với kim tiêm hoặc thuốc men. Trẻ cũng có thể cảm thấy sợ mọi người, đặc biệt là các bạn cùng tuổi cho rằng mình bị “điên” khi phải đến gặp nhà trị liệu tâm lý hay bác sỹ tâm thần. Việc tích cực trao đổi một cách cởi mở và trung thực liên quan đến những điều trẻ đang phải trải qua; nói với trẻ rằng bác sỹ và bạn sẽ giúp đỡ trẻ; đồng thời tạo điều kiện để trẻ bộc lộ những cảm xúc, khó khăn và mong đợi khi điều trị là việc làm hết sức cần thiết.




4. Trị liệu tâm lý là lựa chọn hàng đầu trong điều trị trầm cảm ở trẻ em

  Trong những năm gần đây người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến sự an toàn của việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cho trẻ em. Do những lo ngại này, cha mẹ thường cố gắng để trẻ được trị liệu tâm lý trước khi nghĩ đến giải pháp sử dụng thuốc chống trầm cảm. Một tin tốt lành là liệu pháp tâm lý trong điều trị trầm cảm đã có hiệu quả rất tốt. Đặc biệt, đối với trẻ em liệu pháp tâm lý có thể giúp trẻ phân loại cảm xúc và tìm hiểu các kỹ năng cần thiết để ứng phó với những căng thẳng của cuộc sống.

Tuy nhiên trong một số trường hợp  liệu pháp điều trị bằng thuốc cũng cần thiết để có được kết quả tốt nhất. (Bác sỹ tâm thần có thể thăm khám và quyết định kê đơn, hoặc trao đổi với nhà trị liệu tâm lý để phối hợp 2 liệu pháp trị liệu tâm lý và trị liệu bằng thuốc đối với vấn đề ở trẻ). Các cha mẹ nên lưu ý rằng mặc dù có những rủi ro liên quan đến thuốc chống trầm cảm ở trẻ em nhưng những bác sỹ vẫn tin rằng lợi ích mà nó đem lại vẫn luôn cao hơn so với những rủi ro có thể có. Phụ huynh nên tham khảo với bác sĩ cá nhân của gia đình mình (nếu có) để có quyết định lựa chọn tốt nhất cho con của mình.




5. Là cha mẹ, bạn có thể giúp đỡ con mình đương đầu với bệnh trầm cảm
                                                 


  

Trẻ không chỉ cần sự trợ giúp của bác sỹ và nhà trị liệu mà rất cần sự hỗ trợ của bạn. Bạn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi của trẻ bằng cách giúp trẻ cảm thấy an toàn để có thể bộc lộ cảm xúc của mình, đồng thời làm tấm gương để trẻ học, rèn luyện các kỹ năng đối phó với bệnh tật của mình.



Rối loạn cơ thể
Mặc cảm ngoại hình (tiếng Anh:Body dysmorphic disorder – BDD) là một trạng thái tâm lý tiêu cực, trong đó đối tượng thể hiện sự chú ý và lo âu quá mức đến khiếm khuyết nhỏ nào đó trên cơ thể mình (chẳng hạn như sẹo trên mặt, mũi không cao, tóc thưa…), thậm chí ngay cả khi khiếm khuyết đó không tồn tại. Căn bệnh làm suy giảm chức năng xã hội, ảnh hưởng đến công việc và ở một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tình trạng tự cách ly bản thân hoàn toàn khỏi xã hộI. Chưa có nghiên cứu trên toàn cầu về tỷ lệ mắc, riêng tại Mỹ khoảng 1% đến 2% dân số phù hợp với các tiêu chuẩn chẩn đoán, ngoài ra mặc cảm ngoại hình ảnh hưởng đến nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau. Bệnh còn có tên khác là rối loạn khiếm khuyết hình thể hoặc rối loạn sợ biến dạng cơ thể. Theo phân loại ICD 10 nó nằm trong nhóm bệnh rối loạn dạng cơ thể (somatoform disorders).
Mặc cảm thiếu cơ bắp (tiếng Anh: muscle dysmorphia ) là một dạng của bệnh mặc cảm ngoại hình liên quan đến việc một người luôn bị ám ảnh rằng cơ thể của mình chưa đủ cơ bắp. Trong tiếng Anh bệnh còn có tên là bigorexia, sỡ dĩ như vậy là bởi để đối xứng với bệnh anorexia nervosa (chán ăn tâm thần), nếu như mặc cảm thiếu cơ bắp thường gặp ở nam giới với ám ảnh là mình quá nhỏ thì ngược lại chán ăn tâm thần lại hay gặp ở phụ nữ với ám ảnh là mình quá béo, ngoài ra nó còn có một tên khác nữa là phức cảm Adonis (Adonis Complex, theo truyền thuyết Adonis là vị thần có ngoại hình rất đẹp). Người có mặc cảm này này dễ gặp chấn thương do tập luyện quá độ và mắc các bệnh liên quan đến rối loạn ăn uống trong đó chủ yếu là ăn vô độ.
Rối loạn khí sắc
Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi mỗi năm trung bình 850 000 mạng người, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25 % trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 25%. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.


Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu (RLLA) là một dạng bệnh tâm thần, thường hay gặp ở tuổi vị thành niên trở lên, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây không phải là bệnh mới, nhưng ở thời đại @ nó tiến triển mạnh mẽ, với số lượng bệnh nhân không ngừng tăng lên.

Stress, căng thẳng, lo âu... là tình trạng tâm lý rất bình thường trong cuộc sống hiện đại và hầu hết mọi người đều trải qua những giai đoạn khó khăn về tâm lý đó. Nhưng khi khó khăn qua đi, mọi việc trở lại bình thường, cuộc sống của những người vừa trải qua biến động tâm lý cũng dần ổn định trở lại.
 
Những lo lắng ấy là bình thường. Chỉ bất thường khi những lo lắng ấy luôn thường trực, hoặc lo lắng về một việc không hề xảy ra... đến nỗi chúng ta không thể đảm đương được những công việc hàng ngày của mình nữa. Nhưng những có trạng thái tâm lý bất ổn đó kéo dài trên 6 tháng sẽ bị xếp vào dạng bệnh RLLA.

Bệnh RLLA có biểu hiện tương đối đặc biệt: Người bệnh luôn cho rằng có một điều xấu (về sức khỏe, tài chính, công việc...) đang và thậm chí đã xảy ra với mình, dù rằng thực tế không phải vậy. Cùng với những lo lắng mơ hồ hoặc rõ rệt, bệnh nhân RLLA còn dễ bị thêm các chứng bệnh khác như hồi hộp, nghẹt thở, đau ngực, nhức đầu, đau lưng, co giật cơ bắp, đổ mồ hôi nhiều, hoa mắt, rối loạn tiêu hóa, khô miệng và mất ngủ.


Cũng giống như các chứng bệnh tâm thần khác, cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gay ra bệnh RLLA. Người ta thấy rằng, các bệnh tâm thần thường phát sinh từ các yếu tố di truyền kết hợp với các yếu tố sinh học, nuôi dưỡng cũng như các yếu tố môi trường khác. Do là một dạng bệnh tâm thần, nên bệnh RLLA cũng được điều trị chủ yếu bằng biện pháp tâm lý kết hợp với dùng thuốc, trong đó liệu pháp tâm lý giữ vai trò chủ đạo.

Thuốc dùng căn bệnh này không nhằm mục đích điều trị, mà chỉ giúp giảm triệu chứng. Hai loại thuốc chính được sử dụng là thuốc an thần và chống trầm cảm. Việc dùng thuốc cần hết sức cẩn thận, vì nếu không bệnh nhân sẽ phụ thuộc thuốc. Thường thì các thuốc này được chỉ định dùng trong thời gian ngắn và có kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ điều trị cũng như sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân của bệnh nhân.

Trong bệnh RLLA, điều trị tâm lý mới là chủ đạo. Có nhiều phương pháp điều trị tâm lý khác nhau nhằm giúp bệnh nhân quen dần với điều làm họ hoảng sợ, rồi dần dần đương đầu với chúng. Có hai dạng trị liệu tâm lý rất hiệu quả là trị liệu hành vi, trong đó chú trọng tới việc thay đổi hành vi và trị liệu về nhận thức, trong đó dạy cho người bệnh cách hiểu và thay đổi lối suy nghĩ để có thể phản ứng với các tình huống khiến họ cảm thấy lo lắng.

Ngoài việc dùng thuốc và điều trị tâm lý, những người mắc RLLA sẽ nhanh khỏi bệnh hơn nếu họ được người thân giúp đỡ, an ủi, động viên, khích lệ. Khi người bệnh tâm sự với bạn về nỗi lo lắng nào đó, bạn đừng vội phủ nhận. Hãy tìm cách giải thích thật cụ thể và dễ hiểu với tất cả sự cảm thông, người bênh sẽ bớt lo lắng hơn.

Người bị RLLA cũng nên tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là học thở để điều hòa khí huyết, thư giãn tinh thần, từ đó dễ trút bỏ được căng thẳng và kiểm soát được lo âu. Trong các mối quan hệ xã hội, người bị RLLA chỉ nên tập trung vào những mối quan tâm mang tính sáng tạo, sẽ tốt hơn là những mối quan tâm mang tính cạnh tranh; gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời củng cố những cảm giác tích cực. Nếu có điều kiện, người bệnh nên theo học những lớp học mang tính quyết đoán để làm tăng thêm lòng tự tin và sức mạnh.







Каталог: upload -> Colombo -> 14689 -> 20121119
Colombo -> 1 Bạn từ đâu tới? James Xin chào. Hello
Colombo -> CÂu hỏi hái hoa dân chủ 8/3/2013 CẤp huyện câu 1
Colombo -> Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sinh viên: Lê Sỹ Hải
Colombo -> Áp dụng khi cộng tác với công ty Long Minh I. Lưu ý Dịch giả cần dịch trọn vẹn tác phẩm
Colombo -> Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-cp ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ y tế
Colombo -> Bộ ảnh về Việt Nam 120 năm trước
Colombo -> 00x các trưỜng kiểm soát thông tin chung đỊnh nghĩa và phạm VI trưỜNG
Colombo -> ĐẢng ủy phưỜng đẠi mỗ Số 178- qđ/ĐU ĐẢng cộng sản việt nam

tải về 52.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương