NHà xuất bản y học hà NộI, 2009 Chủ biên: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan Tham gia biên soạn: pgs. Ts. Phạm Văn Hoan pgs. Ts. Lê Bạch Mai



tải về 1.69 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.69 Mb.
#22366
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Bảng 17. Nhu cầu sắt khuyến nghị

Nhóm tuổi/tình trạng sinh lý

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

5% *

10% **

15% ***

Trẻ dưới 12 tháng

< 6

0,93

6-11

18,6

12,4

9,3

Trẻ 1-9 tuổi


1-3 tuổi

11,6

7,7

5,8

4-6 tuổi

12,6

8,4

6,3

7-9 tuổi

17,8

11,9

8,9

Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-14 tuổi (chưa có kinh nguyệt)

28,0

18,7

14,0

10-14 tuổi
(có kinh nguyệt)

65,4

43,6

32,7

15-18 tuổi

62,0

41,3

31,0

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

Bình thường, có kinh nguyệt, từ 19-49 tuổi

58,8

39,2

29,4

Phụ nữ mang thai (trong suốt cả quá trình)

+ 30,0 ****

+ 20,0 ****

+ 15,0 ****

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, 50 tuổi

22,6

15,1

11,3

* Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt thấp (chỉ có khoảng 5% sắt được hấp thu): Khi chế độ ăn đơn điệu, lượng thịt hoặc cá <30 g/ngày hoặc lượng vitamin C <25 mg/ngày.

** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt trung bình (khoảng 10% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá từ 30g - 90g/ngày hoặc lượng vitamin C từ 25 mg - 75 mg/ngày.

*** Loại khẩu phần có giá trị sinh học sắt cao (khoảng 15% sắt được hấp thu): Khi khẩu phần có lượng thịt hoặc cá > 90g/ngày hoặc lượng vitamin C > 75 mg/ngày.

**** Bổ sung viên sắt được khuyến nghị cho tất cả phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ. Những phụ nữ bị thiếu máu cần dùng liều bổ sung cao hơn.

Giới hạn tiêu thụ sắt (xem thêm trong phụ lục II)

Bình thường, người lớn và trẻ em vị thành niên có mức giới hạn tiêu thụ tối đa là 45mg/ngày (IOM-FNB, 2001) (71). Đối với trẻ em và trẻ nhỏ, do thiếu số liệu, mức giới hạn tiêu thụ được tính từ giá trị trung vị của lượng sắt bổ sung cho trẻ.



Nguồn thức ăn giàu sắt

Thành phần sắt chứa trong các thực phẩm ở 2 dạng: dạng sắt heme hoặc không heme. Dạng sắt heme có trong thức ăn nguồn gốc động vật, trừ trứng (như phoscidin) và sữa (như lactoferrin). Sắt heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột, trong khi hấp thu sắt không heme phụ thuộc vào sự có mặt của một số chất làm tăng cường hay cản trở hấp thu sắt. Acid ascorbic (vitamin C), protid động vật và các acid hữu cơ trong hoa quả và rau có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt không heme. Các chất ức chế hấp thu sắt thường có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật, như phytat ở trong gạo và các loại ngũ cốc. Chất ức chế khác là tanin trong một số loại rau, trà và cà phê. Vì vậy, hàm lượng sắt của thực phẩm không nhất thiết phản ánh sự đầy đủ sắt trong chế độ ăn. Và, nhu cầu sắt phụ thuộc vào lượng sắt có thể hấp thu được trong khẩu phần.



2. Nhu cầu iod khuyến nghị

Iod là một chất cần thiết trong cơ thể với một lượng rất nhỏ chỉ từ 15 đến 20mg (WHO 1996). Iod giúp tuyến giáp trạng hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Khoảng 70% đến 80% lượng iod của cơ thể ở trong tuyến giáp, còn lại nồng độ iod cao nhất tìm thấy ở tuyến nước bọt, tuyến tiết dịch tiêu hóa và các mô liên kết, chỉ có một lượng rất nhỏ phân bố đều trong toàn bộ cơ thể.



Thiếu iod: ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. Bệnh bướu cổ cùng với tất cả các ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển được gọi chung là các rối loạn do thiếu iod (iodine deficiency disorders, IDD). Thiếu iod bào thai thường do bà mẹ bị thiếu iod, và dẫn đến hậu quả rất nặng nề là tăng tỷ lệ tử vong trước hoặc sau khi sinh và chứng đần độn (cretinism).

Thừa iod: các ảnh hưởng của thừa iod rất khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của tuyến giáp trạng. Thừa iod trong trường hợp tuyến giáp bình thường, tuyến giáp sẽ ngừng tổng hợp hormon tăng trưởng (thyroid) cho đến khi có thể thích nghi với mức iod ăn vào cao. Khi khả năng hoạt động của tuyến giáp bị suy yếu, thừa iod sẽ gây bệnh thiểu năng tuyến giáp (hypothyroidism). Có trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mạnh sẽ có đáp ứng ngược lại, tổng hợp quá nhiều hormon thyroid, có thể dẫn đến ngộ độc do tiêu thụ quá nhiều iod (thyrotoxicosis).

Nguồn thực phẩm cung cấp iod

Sử dụng muối ăn có bổ sung iod hàng ngày là biện pháp chính để phòng chống các rối loạn do thiếu iod. Theo khuyến nghị của WHO/UNICEF/ICCIDD, căn cứ vào mức tiêu thụ muối trung bình của người dân, lượng iod trong muối cần đảm bảo đúng hàm lượng cho phép từ 20-40ppm vừa đảm bảo đủ để phòng các rối loạn do thiếu iod mà vẫn an toàn. Tuy nhiên, trong thực tế người dân không chỉ sử dụng muối ăn mà còn sử dụng nhiều loại nước chấm và gia vị mặn khác (như nước mắm, mắm tôm, ma di, xì dầu, tương, bột gia vị). Do đó, để đề phòng bệnh cao huyết áp, chỉ nên tiêu thụ kể cả muối iod và các nước chấm hoặc gia vị mặn khác không quá một lượng tương đương với 6 gram muối/ngày.

Hàm lượng iod trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng của iod trong đất và nước của nơi sản xuất thực phẩm này. Thực phẩm giàu iod bao gồm cá biển, rong biển. Hàm lượng iod trong cá biển thay đổi từ 13mcg/100g đến 66mcg/100g. Một số rong biển khô có thể chứa tới 500mcg iod/100g.

Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho iod được ghi trong bảng 18.



Bảng 18. Nhu cầu iod khuyến nghị*

Nhóm tuổi

Nhu cầu iod (mcg/ngày)

Trẻ dưới 12 tháng **

(tháng tuổi)



0-5

90

6-11

90

Trẻ 1-9 tuổi **

(năm tuổi)



1-3

90

4-6

90

7-9

120

Trẻ gái vị thành niên (năm tuổi)

10-12

120

13-15

150

16-18

150

Phụ nữ trưởng thành (năm tuổi)

19-60

150

> 60

150

Phụ nữ trong cả thời kỳ có thai

200

Bà mẹ trong cả thời kỳ cho con bú

200

* Để đảm bảo nhu cầu iod khuyến nghị, toàn dân cần sử dụng muối iod hàng ngày.

** Không phân biệt giới.

3. Nhu cầu kẽm (Zn) khuyến nghị

Vai trò của kẽm đối với chức năng tăng trưởng, miễn dịch, sinh sản... của con người ngày càng được quan tâm. Kẽm giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng và hình thành các tổ chức, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt.



Thiếu kẽm: làm cho trẻ nhỏ chậm lớn, giảm sức đề kháng nên rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Theo đánh giá của tổ chức tư vấn quốc tế về kẽm (IZINCG2004), kẽm trong khẩu phần của người Việt Nam có tỷ số phytat/kẽm = 21,6, thuộc loại hấp thu trung bình (khoảng 30%). Cũng theo ước tính của tổ chức này, khoảng 27% dân số Việt Nam bị thiếu kẽm. Tại nhiều vùng nông thôn, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em <1 tuổi vào khoảng 40%. Bổ sung kẽm làm tăng tốc độ phát triển chiều cao ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, làm giảm số lần và số ngày bị tiêu chảy ở trẻ em.

Nguy cơ thiếu kẽm trong trẻ em ở các nước đang phát triển thường do thiếu kẽm trong khẩu phần ăn. Trẻ em trong các hộ gia đình thu nhập thấp thường tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn nguồn gốc động vật - nguồn kẽm chủ yếu. Tương tự như sắt, những thức ăn nguồn gốc thực vật có chứa kẽm với giá trị sinh học thấp, do chứa nhiều chất ức chế hấp thu kẽm. Như vậy, khẩu phần ăn chủ yếu là ngũ cốc và các thực phẩm nguồn gốc thực vật lại ít thịt cá, hải sản sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.



Nhu cầu kẽm: áp dụng khuyến nghị của FAO/WHO (2002); SEA-RDAs, (2005) được ghi trong bảng 19.

Bảng 19. Nhu cầu kẽm khuyến nghị

Nhóm tuổi, giới và tình trạng sinh lý


Nhu cầu kẽm (mg/ngày)

Với mức hấp thu tốt

Với mức hấp thu vừa

Với mức hấp thu kém

Trẻ dưới 12 tháng

Dưới 6 tháng

1,1 *

2,8**

6,6***

7-11 tháng

0,8*-2,5****

4,1****

8,3****

Trẻ 1-9 tuổi


1 - 3 tuổi

2,4

4,1

8,4

4 - 6 tuổi

3,1

5,1

10,3

7 - 9 tuổi

3,3

5,6

11,3

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

Nữ 10 – 18

4,6

7,8

15,5

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

19 – 50

3,0

4,9

9,8

51 – 60

3,0

4,9

9,8

Nữ >60 tuổi

4,2

7,0

14,0

Phụ nữ đang có thai

3 tháng đầu

3,4

5,5

11,0

3 tháng giữa

4,2

7,0

14,0

3 tháng cuối

6,0

10,0

20,0

Bà mẹ đang cho con bú

0 – 3 tháng

5,8

9,5

19,0

4 – 6 tháng

5,3

8,8

17,5

7 - 12 tháng

4,3

7,2

14,4

Nguồn: FAO/WHO 2002, SEA-RDAs 2005, Philippines 2002.

* Trẻ bú sữa mẹ;

** Trẻ ăn sữa nhân tạo;

*** Trẻ ăn thức ăn nhân tạo, có nhiều phytat và protein nguồn thực vật;

**** Không áp dụng cho trẻ bú sữa mẹ đơn thuần

**** Hấp thu tốt: giá trị sinh học kẽm tốt = 50% (khẩu phần có nhiều protid động vật hoặc cá); Hấp thu vừa: giá trị sinh học kẽm trung bình = 30% (khẩu phần có vừa phải protid động vật hoặc cá: tỷ số phytat-kẽm phân tử là 5:15). Hấp thu kém: giá trị sinh học kẽm thấp = 15% (khẩu phần ít hoặc không có protid động vật hoặc cá).

Gần đây WHO (2004) đã khuyến cáo bổ sung kẽm là bắt buộc trong phòng và điều trị bệnh tiêu chảy trẻ em: sử dụng kẽm nguyên tố (10-20 mg/ngày) trong vòng 14 ngày cho toàn bộ trẻ em <5 tuổi bị tiêu chảy: 10mg/ngày cho trẻ <6 tháng tuổi, 20mg/ngày cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi.



4. Nhu cầu selen khuyến nghị

Nhu cầu selen bắt đầu được quan tâm từ khi con người nhận biết vai trò dinh dưỡng cần thiết của selen đối với động vật. Vì vậy, trước đây nhu cầu selen cho người được ước tính từ số liệu thực nghiệm trên động vật. Ví dụ, năm 1980, Mỹ đã đưa ra khuyến nghị nhu cầu selen cho người, được ước lượng từ nhu cầu selen của các loài động vật có vú (NRC, 1980). Từ năm 1980 cho tới nay, có hai nghiên cứu (một từ Trung Quốc và một từ New Zealand) đã có tác động lớn và là 2 bước tiến quan trọng trong nghiên cứu về vai trò của selen. Trong dinh dưỡng người, selen là một thành phần của enzym glutathion peroxidas (Levander and Burk, 1996), có chức năng quan trọng trong khôi phục hoạt tính của các chất chống các gốc oxy tự do (Groff, Hunt and Gropper, 1999) tạo ra trong quá trình oxy hóa, có thể phá hủy tế bào, làm cho quá trình lão hoá nhanh hơn và gây ra các bệnh mạn tính không lây và ung thư.

Selen cũng cần thiết cho chuyển hoá iod; ngoài ra, người ta còn nhắc tới vai trò của selen trong phục hồi cấu trúc di truyền, tham gia kích hoạt một số enzym trong hệ thống miễn dịch, giải độc một số kim loại nặng.

Thiếu selen: bao gồm nhạy cảm với các tổn thương oxy hóa chính, thay đổi chuyển hóa hormon tuyến giáp, bị ảnh hưởng xấu hơn khi bị nhiễm thủy ngân, thay đổi trong hoạt động của các loại enzym, thay đổi cấu trúc sinh học và tăng nồng độ glutathione (Levander and Burk, 1996). Thiếu selen liên quan tới một số bệnh lý, như bệnh Keshan-Beck ở Trung Quốc.

Keshan là một bệnh địa phương, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ tại một số vùng của Trung Quốc. Bệnh được biết đến qua các triệu chứng có liên quan tới cơ tim (cardiomyopathy), các sốc tim (cardiogenic shock) hoặc/và giảm lượng máu đến tim, cùng với tình trạng chết cục bộ của các mô tim (Ge và Yang, 1993).

Nếu dựa vào đặc điểm lâm sàng, tùy thuộc vào mức độ nguy cấp của bệnh có thể chia thành bốn thể là: cấp tính, bán cấp, mạn tính và tiềm ẩn (IOM, 2000).

Chữa trị bệnh bằng bổ sung selen tỏ ra ít hiệu lực hoặc không có giá trị. Mặc dù bệnh Keshan liên quan với tình trạng thiếu selen, nhưng bản thân sự thiếu hụt selen lại không thể giải thích được tất cả các biểu hiện của bệnh.

Nguyên nhân của bệnh không hẳn chỉ là do thiếu một mình Selen, nhưng thiếu selen có thể gây nên những biến đổi hóa sinh dẫn tới bệnh và trạng thái mệt mỏi. Bệnh cũng được xác định có liên quan đến hàm lượng Selen thấp trong các loại thực phẩm ngũ cốc tại địa phương và trong một số mẫu máu, tóc và mô người (IOM, 2000). Trong một số nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ mắc mới của bệnh tim mạch và bệnh ung thư được giả thiết là có liên quan tới tình trạng thiếu selen. Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn chưa đưa ra được các kết luận xác đáng (EC, 2000; Levander and Burk, 1996).

Các báo cáo mới nhất từ Trung Quốc đã chỉ ra rằng phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ dễ bị mắc bệnh Keshan. Tuy nhiên, trong báo cáo 20 năm trước thì các ca nhiễm bệnh lại chỉ xảy ra ở


trẻ em.

Nguồn thực phẩm giầu Selen:

Các phủ tạng như thận, gan (chứa từ 0,4mcg/g tới 1,5mcg/g), và những thức ăn động vật gồm thịt (từ 0,1mcg/g đến 0,4mcg/g) là các nguồn thức ăn có chứa nhiều selen. Hàm lượng khá cao trong cá và hải sản (45-20,8mcg/100g) và trứng (40,2mcg-14,0 mcg/100 g); hàm lượng selen vừa phải ở thịt và thịt gia cầm, đậu hạt và thấp ở sữa bò, ngũ cốc, rau và hoa quả.



Nhu cầu Selen khuyến nghị:

Từ nhiều năm nay, tổ chức FAO/WHO, các nước Hoa Kỳ, Canada, Ôx-trây-li-a, New Zealand, Nhật và ủy ban Châu Âu đã có các khuyến nghị về nhu cầu dinh dưỡng của selen.

Theo khuyến cáo của FAO/WHO 2002 (48) và FAO/WHO/UNU 2004, nhu cầu selen chung cho người Đông Nam á (99) đã được xác định dựa vào cân nặng, giới và tình trạng sinh lý. Hiện nay có thể áp dụng nhu cầu chung cho phụ nữ Việt Nam như trong bảng 20.

Bảng 20. Nhu cầu selen khuyến nghị cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam


Nhóm tuổi

Nhu cầu trung bình *

Nhu cầu khuyến nghị

mcg/ngày **

Cho 1kg/
ngày


Tổng số mcg/ngày

Trẻ dưới 12

tháng tuổi



<6

0,85

5,1

6

6-11

0,91

8,2

10

Trẻ 1-9 tuổi

(tuổi)


1-3

1,13

13,6

17

4-6

0,92

17,5

22

7-9

0,68

17,0

21

Trẻ gái vị thành niên (tuổi)

10-18

0,42

20,6

26

Phụ nữ trưởng thành (tuổi)

19-60

0,37

20,4

26

>60

0,37

20,2

25

Phụ nữ có thai

3 tháng đầu

26

3 tháng giữa

28

3 tháng cuối

30

Bà mẹ cho con bú

6 tháng đầu

35

6 tháng sau

42

Nguồn: FAO/WHO (2002 và 2004).

* Nhu cầu selen khuyến nghị tính từ nhu cầu trung bình + 2 SD

5. Nhu cầu khuyến nghị về các vitamin tan trong dầu/mỡ

5.1. Nhu cầu khuyến nghị về vitamin A đối với phụ nữ

“Vitamin A” là thuật ngữ dùng để chỉ chất mang hoạt tính sinh học của retinol. Thuật ngữ “retinoids” bao gồm vitamin A dạng tự nhiên và chất tổng hợp tương tự như retinol, có hoặc không có hoạt tính sinh học. Vitamin A là loại tan trong dầu, có tác dụng bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da, tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.



ảnh hưởng của thiếu vitamin A

  • Làm thoái hoá, sừng hoá các tế bào biểu mô, giảm chức năng bảo vệ cơ thể.

  • Gây bệnh khô mắt trong đó có vệt Bitot (X1B), khô giác mạc, nhuyễn giác mạc (X2/X3) dẫn đến hậu quả sẹo giác mạc (XS) và mù vĩnh viễn.

  • Làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ em.

  • Làm tăng tỷ lệ bệnh tật ở trẻ em.

  • Làm tăng tử vong ở trẻ em.

  • Làm cho trẻ chậm lớn.

Thiếu vitamin A sớm có thể ảnh hưởng tới phát triển trí tuệ của trẻ khi đến tuổi đi học.

ảnh hưởng của thừa vitamin A

Vitamin A là vitamin tan trong chất béo và có thể được tích trữ trong cơ thể. Tiêu thụ một lượng lớn vitamin A hàng ngày kéo dài có thể dẫn đến các triệu chứng ngộ độc gan, biến đổi xương, đau khớp, đau đầu, nôn, da khô và bong vảy, phồng thóp ở trẻ nhỏ.

ít có khả năng gây ảnh hưởng phụ do tiêu thụ vitamin A từ khẩu phần. Tuy nhiên, vẫn có những khả năng tiêu thụ quá mức vì vitamin A sẵn có trên thị trường mọi người đều có thể dễ dàng tự mua để uống hay sử dụng các viên nang vitamin A liều cao không đúng liều quy định của chương trình bổ sung vitamin A. Khuyến nghị mới nhất của WHO là phụ nữ trong thời kỳ mang thai không nên tiêu thụ vitamin A vượt quá 3000mcg hàng ngày (tương đương 10000 đơn vị quốc tế - IU) hoặc không nên tiêu thụ hàng tuần vượt quá 7500mcg (25000 IU), vì tiêu thụ thừa vitamin A có thể gây quái thai. Khuyết tật trẻ sơ sinh do mẹ tiêu thụ quá mức vitamin A gồm các dị dạng ở mặt và đầu (ví dụ hở hàm ếch), ở tim mạch, bộ phận sinh dục, thần kinh trung ương, hệ xương và cơ. Một liều đơn độc khoảng 150000 mcg (500000 IU) vitamin A hay liều hàng ngày cao hơn 7500 mcg (25000 IU) có thể gây ngộ độc cho phụ nữ mang thai. Do đó, phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn thận, có thể chỉ nên tiêu thụ vitamin A hàng ngày với liều rất thấp không vượt qua giới hạn 3000mcg (10000 IU).

Một liều cao vitamin A (60000mcg tương đương 200000 IU) có thể sử dụng được cho bà mẹ mới sinh con và đang cho con bú cho đến 2 tháng sau đẻ hoặc cho bà mẹ không cho con bú đến 6 tuần. Hầu hết trẻ em từ 1 đến 6 tuổi có thể tiêu thụ một liều đơn 60000mcg (200000 IU) vitamin A trong vòng 4 đến 6 tháng. Trẻ lớn hơn rất ít khi bị ngộ độc vitamin A trừ khi thường xuyên tiêu thụ vượt quá 7500mcg (25000 IU) trong thời gian dài.



Nguồn thực phẩm giàu vitamin A

Thức ăn có nguồn gốc động vật có nhiều vitamin A hay retinol tốt nhất, hầu hết ở dạng retinil ester. Vì gan là nơi dự trữ vitamin A, nên gan có thành phần retinol cao nhất. Chất béo từ thịt và trứng cũng chứa một lượng vitamin A đáng kể.

Nguồn tiền vitamin A carotenoid thường là từ một số sản phẩm động vật như: sữa, kem, bơ và trứng. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và các loại dầu ăn khác. Theo các nghiên cứu gần đây, khi vào cơ thể tiền vitamin A sẽ được chuyển thành vitamin A (theo tỷ lệ 12:1 đối với hoa quả chín và 22-24:1 đối với rau xanh).

Giới hạn tiêu thụ vitamin A

Giới hạn tiêu thụ vitamin A là mức tiêu thụ vitamin A cao nhất trong thời gian dài mà không có khả năng gây ảnh hưởng phụ đối với tất cả mọi người. Có 3 ảnh hưởng phụ đáng chú ý khi tiêu thụ vitamin A quá liều là: (a) Giảm mật độ khoáng trong xương, (b) Sinh quái thai và (c) Bất bình thường gan.

Giới hạn tiêu thụ khuyến nghị của khu vực (phụ lục 3) có thấp hơn một chút so với khuyến nghị của FAO/WHO.

Nhu cầu vitamin A khuyến nghị được ghi trong bảng 21.



Каталог: FileUpload -> Documents
Documents -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Documents -> HÀ NỘI – 2013 BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠNG
Documents -> Phụ lục về cấp hạng khách quốc tế
Documents -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam qcvn 01 78: 2011/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thứC Ăn chăn nuôi các chỉ tiêu vệ sinh an toàn và MỨc giới hạn tốI Đa cho phép trong thứC Ăn chăn nuôI
Documents -> TỔng cục dạy nghề
Documents -> BỘ giáo dụC ĐÀo tạo bộ y tế viện dinh dưỠng nguyễn thị thanh hưƠng thực trạng và giải pháP
Documents -> Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé y tÕ ViÖn dinh d­ìng Ph¹m hoµng h­ng HiÖu qu¶ cña truyÒn th ng tÝch cùc ®Õn ®a d¹ng ho¸ b÷a ¨n vµ
Documents -> TỜ khai xác nhận viện trợ HÀng hóA, DỊch vụ trong nưỚC
Documents -> Phụ lục I mẫU ĐƠN ĐỀ nghị ĐĂng ký LƯu hàNH

tải về 1.69 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương