NHÀ xuất bản bưU ĐIỆn hà NỘI, 10 -1999


Bảng 6- Điện trở tiếp đất công tác của các trạm đầu cuối



tải về 240.42 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích240.42 Kb.
#7460
1   2   3

Bảng 6- Điện trở tiếp đất công tác của các trạm đầu cuối.

Điện trở suất của đất, m

Điện trở tiếp đất,  với số đôi dây vào trạm

 50

> 50

50

50  100


100  300

300  500

> 500


4

5

6



89

10


3

4

5



7

8


 

3.3.2 Tiếp đất cho các trạm trung gian và các trạm lặp.

3.3.2.1 Đối với các trạm trung gian và các trạm lặp được cung cấp nguồn tại chỗ hoặc cung cấp nguồn từ xa bằng phương pháp dây - dây thì chỉ trang bị một hệ thống tiếp đất với điện trở tiếp đất không lớn hơn 10 .

3.3.2.2 Tiếp đất cho các trạm trung gian và các trạm lặp được cung cấp nguồn từ xa bằng phương thức dây - đất thì phải trang bị một hệ thống tiếp đất dùng chung cho hai chức năng là tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ với giá trị điện trở tiếp đất không được lớn hơn 4 .

Nhà trạm phải thực hiện mạng liên kết chung.

3.3.3 Tiếp đất dọc tuyến cáp đường dài.

3.3.3.1 Đề phòng sét đánh vào cáp chôn và để nâng cao hiệu quả che chắn của lớp bọc kim loại khi bị ảnh hưởng của trường điện từ ngoài cần phải nối đất vỏ bọc kim loại và đai sắt của cáp dọc theo tuyến cáp.

3.3.3.2 Cáp kim loại chôn ngầm có vỏ bọc kim loại cách điện với đất phải thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại. Số vị trí tiếp đất tối thiểu dọc tuyến cáp giữa hai trạm trung gian hoặc giữa hai trạm lặp được quy định ở hình 5. Phải thực hiện tiếp đất tại các hộp cáp.

Nếu cáp đặt ở vùng có số ngày dông cao và tần suất hư hỏng cáp do sét đánh theo tính toán vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì phải tăng số vị trí tiếp đất dọc tuyến cáp.

Hình 5: Bố trí tiếp đất dọc tuyến cáp cho vỏ kim loại cáp có lớp vỏ bọc cách điện

3.3.3.3 Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp chôn phụ thuộc vào điện trở suất của đất nhưng không được lớn hơn trị số quy định trong bảng 7.

Bảng 7- Điện trở tiếp đất vỏ kim loại của cáp

Điện trở suất của đất,  m

 100

101- 300

301- 500

 500

Điện trở tiếp đất,  (không lớn hơn)

20

30

35

45

 

3.3.3.4 Cáp quang ngầm có vỏ bọc kim loại được bọc ngoài một lớp vỏ cách điện với đất không cần thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại dọc tuyến cáp.

3.3.3.5 Cáp treo bao gồm cáp kim loại và cáp quang có vỏ bọc kim loại được bọc ngoài một lớp cách điện với đất phải thực hiện :

- Tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp bằng kim loại, khoảng cách giữa hai điểm tiếp đất liền kề nhau không lớn hơn 300 m. Điện trở tiếp đất phụ thuộc vào điện trở suất của đất nhưng không được lớn hơn trị số quy định trong bảng 8.

- Tiếp đất vỏ kim loại cáp chỉ thực hiện tại các hộp cáp. Điện trở tiếp đất phụ thuộc vào điện trở suất của đất nhưng không được lớn hơn trị số quy định trong bảng 8.

3.3.3.6 Điện trở tiếp đất cho dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp được quy định trong bảng 8.



Bảng 8- Trị số điện trở tiếp đất cho dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp

Điện trở suất của đất, m

< 50

51  100

101  300

301 500

 500

Trị số điện trở tiếp đất, 

(không lớn hơn )



5

6

7

10

12

 

3.4 Tiếp đất cho đường dây trần và cáp nội hạt.

3.4.1 Cáp nội hạt là cáp treo và cáp chôn phải thực hiện nối dây treo và vỏ kim loại của cáp với hệ thống tiếp đất có giá trị điện trở tiếp đất không được lớn hơn trị số quy định trong bảng 7.

3.4.2 Cáp nội hạt được thực hiện tiếp đất tại những vị trí sau:

- Hộp kết cuối cáp;

- Hộp rẽ cáp;

Trong trường hợp tuyến cáp nội hạt dài hơn 10 km phải thực hiện tiếp đất thêm một điểm ở giữa của tuyến cáp.

Nếu có thực hiện bảo vệ cho thiết bị thuê bao thì điện trở tiếp đất cho các thiết bị bảo vệ tại thuê bao trong mạng nội hạt phải có giá trị không lớn hơn trị số quy định trong bảng 9.



Bảng 9- Trị số điện trở tiếp đất cho các thiết bị bảo vệ thuê bao

Điện trở suất của đất, m

 100

101 300

301 500

 500

Trị số điện trở tiếp đất, 

(không lớn hơn )



30

45

55

75

 

3.4.4 Điện trở tiếp đất cho các bộ phóng điện lắp trong các hộp cáp tại chỗ nối đường dây trần của mạng nội hạt với các lõi cáp tại giá phối tuyến (MDF) không lớn hơn trị số quy định trong bảng 10.



Bảng 10- Trị số điện trở tiếp đất cho các bộ phóng điện

Điện trở suất của đất, m

 100

101300

301500

 500

Trị số điện trở tiếp đất,  (không lớn hơn )

10

15

18

24

 

3.5 Yêu cầu kỹ thuật mạng tiếp đất của một trạm viễn thông.

Mạng tiếp đất của một trạm viễn thông phải là một hệ thống tiếp đất duy nhất. Trong trường hợp sử dụng hệ thống tiếp đất độc lập, phải thực hiện thống nhất và liên kết đẳng thế các hệ thống tiếp đất độc lập.

3.5.1 Yêu cầu kỹ thuật mạng tiếp đất của một trạm viễn thông được thực hiện bởi sự liên kết các hệ thống tiếp đất độc lập.

3.5.1.1 Yêu cầu chung:

Mạng tiếp đất của một trạm viễn thông liên kết bởi các hệ thống tiếp đất độc lập có chức năng khác nhau được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Cột cao anten cách nhà trạm một khoảng lớn hơn 15 m;

- Nhà trạm đã được xây dựng hệ thống tiếp đất chống sét (thực hiện theo hạng mục xây dựng).

Mạng tiếp đất của trạm viễn thông khi đó phải thực hiện các yêu cầu sau:

1) Phải có các hệ thống tiếp đất riêng biệt để thực hiện các chức năng tiếp đất khác nhau.

+ Hệ thống tiếp đất chống sét riêng cho cột anten;

+ Hệ thống tiếp đất viễn thông thực hiện chức năng tiếp đất công tác và bảo vệ cho thiết bị viễn thông;

+ Hệ thống tiếp đất chống sét cho nhà trạm.

2) Phải thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất độc lập với nhau và thực hiện cân bằng điện thế trong nhà trạm, giữa nhà trạm và cột anten.

3.5.1.2 Yêu cầu kỹ thuật hệ thống tiếp đất viễn thông.

Tất cả các khối hệ thống thiết bị trong một trạm viễn thông phải được thực hiện nối đất bằng một hệ thống tiếp đất viễn thông.

Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp đất viễn thông phải có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng giá trị điện trở tiếp đất công tác của hệ thống thiết bị chuyển mạch nằm trong trạm viễn thông đó.

3.5.1.3 Yêu cầu kỹ thuật hệ thống tiếp đất chống sét cho nhà trạm.

Tất cả các nhà trạm viễn thông được thực hiện chống sét thuộc loại công trình cấp II, theo 20TCN 46 - 84 của ngành Xây dựng (xem phụ lục B).

3.5.1.4 Yêu cầu kỹ thuật hệ thống tiếp đất chống sét cho cột anten.

Hệ thống tiếp đất chống sét cho cột anten phải được thi công ở vị trí bao quanh chân cột và phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn giá trị điện trở tiếp đất yêu cầu thấp nhất.

3.5.1.5 Thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất.

Các hệ thống tiếp đất có chức năng độc lập trong một trạm viễn thông phải được thực hiện cân bằng điện thế trong nhà trạm và phần chôn dưới đất.

1) Thực hiện cân bằng điện thế trong nhà trạm, giữa nhà trạm và cột anten.

- Khi nhà trạm viễn thông được thực hiện chống sét theo các công trình cấp II, mỗi tầng đã được trang bị một đai san bằng điện thế. Các đai san bằng này cũng được liên kết với nhau và tạo thành một mạng liên kết chung của nhà trạm.

- Các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải được nối đất bằng mạng liên kết hình sao hoặc mạng liên kết mắt lưới. Các mạng liên kết này phải được nối với đai san bằng điện thế tại mỗi phòng.

- Vỏ cáp đồng trục (cáp anten phiđơ) phải được đồng thời nối đất chống sét của cột anten và đất viễn thông.

2) Thực hiện cân bằng điện thế phần chôn dưới đất.

Thực hiện cân bằng điện thế phần chôn dưới đất bằng cách liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong một trạm viễn thông theo một trong các phương pháp như sau :

* Phương pháp 1:

Liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong một trạm viễn thông bằng lưới san bằng điện thế. Lưới san bằng điện thế là lưới kim loại chôn dưới đất được thực hiện theo trình tự sau :

+ Diện tích mặt bằng thi công lưới san bằng điện thế tùy thuộc vào địa hình của các hệ thống tiếp đất nhưng phải đảm bảo lưới san bằng điện thế cách các hệ thống tiếp đất không lớn hơn 5 m;

+ Thi công lưới san bằng điện thế nên thực hiện cùng thời điểm thi công các hệ thống tiếp đất;

+ Đào đất trên diện tích mặt bằng cần thiết với độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m;

+ Trên mặt bằng (đã được đào đất), đặt dây đồng hay dây thép mạ kẽm có đường kính từ 3 mm đến 5 mm hoặc những dải đồng hay những dải sắt có kích thước 15 mm x 1 mm hay 10 mm x 2 mm tạo thành hình lưới có kích thước 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm;

+ Phải hàn tất cả các mắt lưới để tạo thành một lưới dẫn điện liên tục;

+ Thực hiện liên kết (hàn nối) lưới san bằng với các hệ thống tiếp đất tại những vị trí thích hợp (dây dẫn là ngắn nhất, không lớn hơn 5 m) bằng dây đồng trần với tiết diện lớn hơn hoặc bằng 14 mm2;

+ Lấp đất nện chặt.

* Phương pháp 2:

Liên kết các hệ thống tiếp đất trong một trạm viễn thông bằng phương pháp nối trực tiếp.

Các hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng cáp đồng hoặc dải đồng trần có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2 chôn sâu dưới mặt đất khoảng từ 0,5 đến 0,7 m.

Nếu là cáp đồng nhiều sợi thì đường kính một sợi không nhỏ hơn 1 mm.

* Phương pháp 3:

Liên kết các hệ thống tiếp đất trong một trạm viễn thông bằng cách nối trực tiếp các tấm tiếp đất với nhau hoặc thực hiện nối cáp dẫn đất của các hệ thống tiếp đất độc lập với tấm tiếp đất chính của nhà trạm.

3.5.2 Yêu cầu kỹ thuật mạng tiếp đất của một trạm viễn thông là một hệ thống tiếp đất duy nhất.

3.5.2.1 Yêu cầu chung:

Mạng tiếp đất tại một trạm viễn thông là một hệ thống tiếp đất, dùng chung cho các chức năng khác nhau được sử dụng với điều kiện khoảng cách giữa nhà trạm viễn thông và cột anten nhỏ hơn hoặc bằng 15 m và khi đó phải thực hiện các yêu cầu sau:

1) Nhà trạm viễn thông phải xây dựng mới hoàn toàn hoặc sửa lại theo cấu hình sau:

- Phải xây dựng một mạng liên kết chung (CBN) theo nguyên tắc dẫn điện liên tục như một lồng Faraday.

- Mạng liên kết chung phải được nối tới hệ thống tiếp đất duy nhất của trạm viễn thông bằng cách thông qua tấm tiếp đất chính và cáp dẫn đất.

2) Các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải thực hiện nối đất bằng các mạng liên kết. Có bốn dạng mạng liên kết:

- Mạng liên kết mắt lưới (M-BN);

- Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN);

- Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN);

- Mạng liên kết hình sao (S-BN).

Việc sử dụng mạng liên kết được quy định như sau:

a. Đối với những trạm viễn thông cấp quốc tế, liên tỉnh, tỉnh, thành phố, các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện nối đất như sau:

- Khi thiết kế, thi công xây dựng những nhà trạm mới, các hệ thống thiết bị trong nhà trạm phải được thực hiện nối đất chủ yếu bằng mạng liên kết mắt lưới (M-BN) như trong sơ đồ hình 7.

Trong trường hợp các hệ thống thiết bị viễn thông có yêu cầu đặc biệt như dòng dò một chiều, xoay chiều trong mạng CBN không được chảy vào khối hệ thống thiết bị viễn thông thì phải thực hiện nối đất bằng mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) và mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) như sơ đồ hình 8 và hình 9.

- Đối với những nhà trạm đang được khai thác, các hệ thống thiết bị trong nhà trạm phải được thực hiện nối đất tối thiểu bằng mạng liên kết hình sao như trong sơ đồ hình 10. Nhưng phải có kế hoạch bổ sung, sửa chữa xây dựng thêm cho nhà trạm trong thời gian gần nhất để thực hiện nối đất các hệ thống thiết bị bằng mạng liên kết mắt lưới.

b. Đối với trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục.

Khi thiết kế, thi công xây dựng nhà trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục được phân thành 2 loại:

- Nhà trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục có quy mô lớn (thiết bị chuyển mạch trong nhà trạm có dung lượng lớn hơn 500 số), các hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện nối đất bằng mạng liên kết như đối với các trạm viễn thông quốc tế, liên tỉnh, tỉnh, thành phố.

- Nhà trạm viễn thông cấp huyện, bưu cục có quy mô nhỏ (thiết bị chuyển mạch trong nhà trạm có dung lượng nhỏ hơn 500 số), các hệ thống thiết bị trong nhà trạm được thực hiện nối đất bằng mạng liên kết hình sao (S-BN) như sơ đồ hình 10.

3.5.2.2 Mạng tiếp đất tại một trạm viễn thông là một hệ thống tiếp đất duy nhất phải có giá trị điện trở tiếp đất nhỏ hơn giá trị điện trở tiếp đất công tác nhỏ nhất của thiết bị trong nhà trạm viễn thông.

3.5.2.3 Yêu cầu kỹ thuật của một mạng liên kết chung trong nhà trạm viễn thông.

Mạng liên kết chung phải đảm bảo có dạng như một lồng Faraday có tính dẫn điện liên tục bao quanh toàn bộ nhà trạm viễn thông như sơ đồ hình 6.

Hình 6: Mạng liên kết chung (CBN) trong nhà trạm viễn thông

1) Yêu cầu kỹ thuật của mạng liên kết chung đối với nhà trạm mới hoàn toàn.

a. Xây dựng đường dẫn kết nối:

- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một vòng kết nối khép kín quanh sàn nhà hoặc xung quanh tường nhà. Đối với tầng 1 có thể thực hiện dưới nền nhà ở độ sâu 0,5 m đến 0,7 m. Vòng kết nối được thực hiện bằng cáp đồng bọc chì hoặc những dải đồng có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 50 mm2.hoặc bằng thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 100 mm2.;

- Thực hiện liên kết các vòng kết nối của mỗi tầng bằng các dây liên kết thẳng đứng, khoảng cách giữa các dây thẳng đứng không lớn hơn 5 m. Dây liên kết thẳng đứng là thanh đồng hoặc thép mạ kẽm có tiết diện không nhỏ hơn 50 mm2;

- Xây dựng tấm lưới trên toàn bộ nền nhà trạm ở độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m bằng thép tròn hoặc dẹt mạ kẽm có tiết diện không nhỏ hơn 50 mm2, với kích thước mỗi mắt lưới không lớn hơn 5000 mm x 5000 mm (phải thực hiện hàn tất cả các điểm giao nhau của lưới);

- Thực hiện hàn nối tấm lưới với vòng kết nối xung quanh sàn nhà hoặc xung quanh tường.

b. Thực hiện liên kết khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm.

- Trong trường hợp sử dụng khung bê tông cốt thép để làm dây dẫn sét thì phải thực hiện hàn toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm tại các điểm nối và giao nhau;

- Thực hiện hàn nối vòng kết nối mỗi tầng với một số điểm của khung bê tông cốt thép.

c. Thực hiện đấu nối đường dẫn kết nối với các thành phần kim loại trong nhà trạm như:

- Với dây dẫn sét của nhà trạm;

- Với khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm;

- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;

- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim loại.

2) Yêu cầu kỹ thuật của mạng liên kết chung (CBN) đối với nhà trạm viễn thông đã có sẵn.

a. Xây dựng đường dẫn kết nối:

- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một vòng kết nối khép kín xung quanh tường nhà. Vòng kết nối được thực hiện bằng cáp đồng bọc chì hoặc những dải đồng có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 50 mm2. hoặc thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 100 mm2.

b. Thực hiện đấu nối vòng kết nối với các thành phần kim loại trong nhà trạm như:

- Với tất cả các dây dẫn sét của nhà trạm và từng phần khung bê tông cốt thép, với một số dầm bê tông có thể thâm nhập được;

- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;

- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim loại.

3.5.2.4 Yêu cầu kỹ thuật của tấm tiếp đất chính.

Mỗi nhà trạm viễn thông được trang bị một tấm tiếp đất chính. Tấm tiếp đất chính phải bảo đảm những yêu cầu sau:

1) Đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt).

2) Nối trực tiếp tới các bộ phận sau :

- Mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông qua đường cáp dẫn đất;

- Đường dẫn bảo vệ;

- Vỏ kim loại của tất cả cáp nhập trạm;

- Mạng CBN;

- Cực dương nguồn một chiều;

- Nối đến máy đo (khi thực hiện đo thử).

3) Quy cách, kích thước của tấm tiếp đất chính.

- Tấm tiếp đất chính phải được làm bằng đồng mạ niken.

- Toàn bộ bulông, êcu,vòng đệm dùng để kết cuối cáp phải bằng đồng mạ niken.

- Tấm tiếp đất chính thường có kích thước sau:

700 mm x 120 mm x 10 mm

hoặc 500 mm x 120 mm x 10 mm

hoặc 300 mm x 120 mm x 10 mm

hoặc 200 mm x 120 mm x 10 mm

3.5.2.5 Yêu cầu kỹ thuật của cáp (dây) dẫn đất.

Cáp (dây) dẫn đất phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Chiều dài cáp (dây) dẫn đất càng ngắn càng tốt, thông thường là nhỏ hơn 50 m;

Trong trường hợp đặc biệt có thể cho phép tăng chiều dài cáp dẫn đất nhưng phải đảm bảo điện trở một chiều của cáp dẫn đất phải nhỏ hơn hoặc bằng 0,01.

- Tiết diện của cáp dẫn đất phụ thuộc vào tổng dòng điện một chiều của các thiết bị trong nhà trạm viễn thông và không được nhỏ hơn 100 mm2.

3.5.2.6 Yêu cầu kỹ thuật mạng liên kết mắt lưới (M-BN).

Mạng liên kết mắt lưới (M- BN) được xây dựng theo những yêu cầu sau:

a. Xây dựng tấm đệm mắt lưới.

- Xây dựng một tấm đệm mắt lưới có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống M-BN và được đặt ở dưới sàn thiết bị.

- Tấm đệm được làm bằng dây (dải) đồng trần hoặc bằng dây (dải) thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2 hàn thành lưới.

Kích thước mắt lưới thường nằm trong phạm vi:

30 cm x 30 cm;

40 cm x 40 cm;

50 cm x 50 cm.

b. Thực hiện nối (hàn) tấm đệm mắt lưới với mạng CBN tại nhiều điểm (càng nhiều điểm nối với mạng CBN càng tốt) bằng dải đồng trần hoặc thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

c. Thực hiện nối phần dẫn của khối hệ thống thiết bị viễn thông với tấm đệm mắt lưới.

- Thiết bị viễn thông với những mạch điện tử được cung cấp chung một lớp bọc kim loại tạo ra mặt bằng điện thế chuẩn phủ khắp trên bề mặt các bảng mạch in. Tất cả các mặt bằng điện thế chuẩn được nối với nhau đồng thời được nối với khung giá thiết bị hoặc với vỏ kim loại của hệ thống cáp lân cận (nằm trong khối M-BN ) bằng những dây đồng có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

- Thực hiện nối các cabinet, các khung giá thiết bị, vỏ kim loại cáp với tấm đệm mắt lưới bằng dây (dải) đồng theo đường ngắn nhất có kích thước như trong bảng 11.

Bảng 11- Quy định kích thước của dây nối các thành phần kim loại của cáp, hệ thống thiết bị với tấm đệm mắt lưới

TT

Tên dây nối

Tiết diện tối thiểu, mm2

1

2

3



4

5

6



7

8

9



Dây nối vỏ kim loại của cáp thuê bao (chôn)

Dây nối vỏ kim loại của cáp thuê bao (treo)

Dây nối các bộ bảo vệ thuê bao trên giá phối tuyến MDF

Dây nối nguồn ắc quy

Dây nối phần kim loại khung giá bộ nắn

Dây nối phần khung giá bộ đổi điện

Dây nối các phần kim loại khung giá tổng đài

Dây nối các phần kim loại khung giá phối tuyến

Dây nối các giá đỡ cáp


14

14

14



100 300

14

14



14

14

14



 

3.5.2.7 Yêu cầu kỹ thuật mạng liên kết cách ly mắt lưới (M- IBN).

Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M- IBN) được xây dựng theo những yêu cầu sau:

1) Xây dựng tấm đệm mắt lưới cách ly hoàn toàn với CBN xung quanh. Tấm đệm có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và các giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống M-IBN.

- Tấm lưới đệm được làm bằng dây (dải) đồng hoặc bằng những dây (dải) sắt mạ kẽm có tiết diện phải lớn hơn 14 mm2;

- Các mắt lưới phải hàn với nhau.

- Kích thước mắt lưới càng nhỏ càng tốt, nó nằm trong phạm vi :

30 cm x 30 cm ; 40 cm x 40 cm ; 50 cm x 50 cm.

2) Thực hiện nối khung giá đỡ cáp, khung giá đỡ thiết bị với tấm đệm mắt lưới.

Các khung giá đỡ cáp, các khung và giá đỡ của thiết bị nằm trong khối hệ thống M-IBN phải được nối với tấm đệm mắt lưới tại nhiều điểm bằng dây nối có kích thước như trong bảng 11.

3) Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) với mạng liên kết chung (CBN).

- Thực hiện đấu nối mạng M-IBN với mạng CBN phải được thực hiện trong phạm vi điểm nối đơn (SPC);

- Điểm nối đơn (SPC) phải đặt ở vùng lân cận của khối hệ thống M-IBN.

Điểm nối đơn trong trường hợp này là dải đồng dọc theo cạnh của tấm đệm mắt lưới có kích thước 2000 mm x 20 mm x 2 mm. Dải đồng được hàn với cạnh tấm đệm mắt lưới.

- Thực hiện nối các đường kết nối của mạng CBN tới SPC bằng dây đồng có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

3.5.2.8 Yêu cầu kỹ thuật mạng liên kết cách ly hình sao (S- IBN).

Mạng liên kết cách ly hình sao (S- IBN) được xây dựng theo những yêu cầu sau :

1)Thực hiện liên kết các thành phần kim loại của khối hệ thống S-IBN.

- Các giá đỡ cáp trong khối hệ thống S-IBN được nối với nhau và nối với CBN tại thanh dẫn nối đơn (SPCB) bằng dây nối có tiết diện lớn hơn 14 mm2 (bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc);

- Các cabin, khung giá thiết bị trong khối hệ thống S-IBN cách ly hoàn toàn với CBN ; chúng được nối với nhau và nối với CBN tại thanh dẫn nối đơn bằng dây nối có tiết diện lớn hơn 14 mm2 (bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc).

2)Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) với mạng liên kết chung (CBN) tại thanh dẫn nối đơn (SPCB).

- Thanh dẫn nối đơn là một thanh đồng có kích thước trong phạm vi sau : Chiều dài không lớn hơn 2000 mm, chiều rộng từ 50 đến 100 mm; bề dày không nhỏ hơn 3 mm và được gắn chặt vào một vị trí thích hợp để chiều dài của dây liên kết là nhỏ nhất.

3)Khi thực hiện liên kết mạng S-IBN phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự cách ly tuyệt đối.

Hình 7: Mạng liên kết mắt lưới (M-BN) trong nhà trạm viễn thông





Hình 8: Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) trong nhà trạm viễn thông



Hình 9: Mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) trong nhà trạm viễn thông

 

Hình 10: Mạng liên kết hình sao (S-BN) trong nhà trạm viễn thông.

3.5.2.9 Yêu cầu kỹ thuật mạng liên kết hình sao (S-BN).

Mạng liên kết hình sao (S-BN) được xây dựng theo những yêu cầu sau:

1) Tại mỗi tầng của nhà trạm phải đặt một hoặc nhiều tấm tiếp đất hình sao, dây nối các khung giá thiết bị, giá đỡ cáp tới tấm tiếp đất hình sao không được lớn hơn 2,5 m.

2) Tấm tiếp đất hình sao là một tấm đồng mạ niken và được bắt chặt vào một vị trí thích hợp với kích thước:

200 mm x 50 mm x 3 mm hoặc 400 mm x 100 mm x 3 mm.

3) Dây nối các khung giá máy, giá đỡ cáp với tấm tiếp đất hình sao bằng cáp đồng nhiều sợi có tiết diện không nhỏ hơn 14 mm2.

4) Thực hiện nối các tấm tiếp đất hình sao với mạng CBN bằng cáp đồng nhiều sợi có tiết diện từ 38 mm2 đến 50 mm2.

3.6 Yêu cầu kỹ thuật tiếp đất điện lực trong các nhà trạm viễn thông.

3.6.1 Các thiết bị trong nhà trạm viễn thông được cung cấp điện từ trạm biến thế hạ áp riêng là tốt nhất. Đối với các nhà trạm viễn thông cấp quốc tế, liên tỉnh, tỉnh, thành phố phải được cung cấp nguồn xoay chiều từ trạm biến thế hạ áp riêng.

3.6.2 Các trạm hạ thế riêng cung cấp nguồn cho các thiết bị trong nhà trạm viễn thông phải được thực hiện tiếp đất trung tính theo đúng quy phạm của ngành điện lực TCVN 4756 - 89. Hệ thống tiếp đất này càng xa mạng tiếp đất của trạm viễn thông càng tốt. Khoảng cách tối thiểu là 30 m.

3.6.3 Trong nhà trạm viễn thông hệ thống nguồn xoay chiều phải dùng loại mạng TN-S.

Trong nhà trạm không có điểm nối chung dây bảo vệ PE và dây trung tính N.

Trong nhà trạm hệ thống điện ba pha phải là hệ thống năm dây (L1, L2 , L3, N, PE).

Trong đó: L1, L2, L3 là các dây pha; N là dây trung tính; PE là dây dẫn bảo vệ

Dây dẫn bảo vệ PE được nối tới tấm tiếp đất chính.

3.6.4 Biện pháp thực hiện : Để đảm bảo trong nhà trạm viễn thông nguồn cung cấp xoay chiều luôn luôn là hệ thống ba pha năm dây (TN-S) mạng phân phối nguồn cung cấp cho nhà trạm viễn thông sẽ áp dụng một trong các phương pháp đấu nối sau:

1) Nếu mạng phân phối nguồn xoay chiều (AC) bên ngoài là loại mạng TN-S thì mạch cung cấp nguồn xoay chiều (AC) trong nhà trạm được đấu nối như sơ đồ hình 11.a:

- Dây dẫn bảo vệ (PE) phải được nối tới tấm tiếp đất chính;

- Dây trung tính (N) không được nối tới tấm tiếp đất chính.



Chú ý : Kiểu 1 là kiểu bắt buộc nếu toà nhà sử dụng một biến áp cách ly và do vậy hệ thống TN-S khởi đầu tại vùng tải của biến áp.

Hình 11.a: Phương pháp đấu nối mạng cung cấp điện xoay chiều cho trạm viễn thông - Mạng phân phối nguồn bên ngoài là mạng TN-S



Hình 11.b: Phương pháp đấu nối mạng cung cấp điện xoay chiều cho trạm viễn thông - Mạng phân phối nguồn bên ngoài là loại mạng TN-C



Hình 11.c: Phương pháp đấu nối mạng cung cấp điện xoay chiều cho trạm viễn thông - Mạng phân phối nguồn bên ngoài là loại mạng IT và TT

2) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là loại mạng TN-C thì mạch cung cấp nguồn AC trong nhà trạm được đấu nối như sơ đồ hình 11.b.

- Dây dẫn PEN chỉ được nối tới tấm tiếp đất chính.

- Từ tấm tiếp đất chính cung cấp một dây bảo vệ PE.

- Từ tấm tiếp đất chính cung cấp dây trung tính N (dây N tham gia mạch điện 3 pha).

3) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) thì mạch cung cấp nguồn AC trong nhà trạm được đấu nối như sơ đồ hình 11.c.

Dây dẫn bảo vệ PE được lấy từ mạng tiếp đất thông qua tấm tiếp đất chính

4) Nếu mạng phân phối nguồn AC bên ngoài là hệ thống 4 dây (IT hoặc TT) và dùng biến áp cách ly cho nhà trạm thì mạch cung cấp nguồn AC trong nhà trạm được đấu nối như sơ đồ hình 11.a.

 



tải về 240.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương