NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử



tải về 1.46 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.46 Mb.
#13511
1   2   3   4   5   6   7   8

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005       

NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Trần Đăng Khoa

Sinh năm: 1958

Nơi sinh: Hải Dương

Bút danh: Trần Đăng Khoa

Thể loại: thơ



Các tác phẩm:

     Từ góc sân nhà em (1968)

     Góc sân và khoảng trời  (1968)    Chi tiết

     Trừng phạt (trường ca) (1973)

     Khúc hát người anh hùng (1974)     Chi tiết

     Bên cửa sổ máy bay (1986)   Chi tiết

     Thơ Trần Đăng Khoa (1970)    Chi tiết

     Truyện ký    Chi tiết



Giải thưởng văn chương:

     Giải thưởng nhà nước về văn học và nghệ thuật



Giới thiệu một tác phẩm:

 

Hạt gạo làng ta 

 

Hạt gạo làng ta



Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay…

 

Hạt gạo làng ta



Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy

 

Hạt gạo làng ta



Những năm bom Mỹ

Trút trên mái nhà

Những năm khẩu súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Bát cơm mùa gặt

Thơm hào giao thông…

 

Hạt gạo làng ta



Có công các bạn

Sớm nào chống hạn

Vục mẻ miệng gầu

Trưa nào bắt sâu

Lúa cao rát mặt

Chiều nào gánh phân

Quang trành quết đất

 

Hạt gạo làng ta



Gửi ra tiền tuyến

Gửi về phương xa

Em vui em hát

Hạt vàng làng ta



Nơi xuất bản: NXB Kim đồng, 1968

 

NHÀ THƠ TRẦN HUY LIỆU

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Trần Huy Liệu  

Sinh năm: 1901

Mất năm: 1969

Nơi sinh: Vụ Bản - Nam Định  

Bút danh: Hải Khánh, Đẩu Nam, Nam Kiều, Côi Vị, Kiếm Bút  

Thể loại: ký, thơ  



Các tác phẩm:

      Một bầu tâm sự

      Ngục trung ký sự

      Côn Lôn ký sự (1935).

      Suối reo (1941)

      Dòng sông Công (1942)

      Tập thơ Trần Huy Liệu (1977)

Giải thưởng văn chương:

      Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000



Giới thiệu một tác phẩm:

Suối reo

 

NHÀ THƠ TRẦN HỮU THUNG

 

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Trần Hữu Thung

Sinh năm: 1923

Mất năm: 1999

Nơi sinh: Diễn Châu, Nghệ An

Bút danh: Trần Hữu Thung

Thể loại: thơ, ký

Các tác phẩm:

      Đồng tháng tám (1965)

      Dặn con (1955)

      Ngày thu ấy (1957)

      Gió Nam (1962)

      Hai Tộ hò khoan (1961)

      Chị Nguyễn Thị Minh Khai (1961)

      Đất quê mình (thơ, 1971)

      Tiếng chim đồng (1975)

      Anh vẫn hành quân (1983)

      Sen quê Bác (1985)     Chi tiết

      Ký ức đồng chiêm (1988)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Thăm lúa

 

Mặt trời càng lên tỏ



Bông lúa chín thêm vàng

Sương treo đầu ngọn cỏ

Sương lại càng long lanh

Bay vút tận trời xanh

Chiền chiện cao tiếng hót

Tiếng chim nghe thánh thót

Văng vẳng khắp cánh đồng

Đứng chống cuốc em trông

Em thấy lòng khấp khởi

 

Bởi vì em nhớ lại



Một buổi sáng mai ri

Anh tình nguyện ra đi

Chiền chiện cùng cao hót

Lúa cũng vừa sậm hột

Em tiễn anh lên đường

Chiếc xắc mây anh mang

Em nách mo cơm nếp

Lúa níu anh trật dép

Anh cúi sửa vội vàng

Vượt cánh đồng tắt ngang

 

Đến bờ ni anh bảo:



-          “Ruộng mình quên cày xáo

Nên lúa chín không đều

Nhớ lấy để mùa sau

Nhà cố làm cho tốt”

Xa xa nghe tiếng hát

Anh thấy rộn trong lòng

Sắp đến chỗ người đông

Anh bảo em ngoái lại

 

Cam ba lần có trái



Bưởi ba lần ra hoa

Anh bước chân đi ra

Từ ngày đầu phòng ngự

Bước qua kì cầm cự

Anh có gửi thư về

Cầm thư anh mân mê

Bụng em giừ phấp phới

Anh đang mùa thắng lợi

Lúa em cũng chín rồi

Lúa tốt lắm anh ơi

Giải thi đua em giật

 

Xoè bàn tay bấm đốt



Tình đã bốn năm ròng

Người ta bảo không trông

Ai cũng nhủ đừng mong

 

Riêng em thì em nhớ



Chuối đầu vườn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

 

Mùa sau kể mùa trước



Em vác cuốc thăm đồng

Lúa sậy hạt nặng bông

Thấy vui vẻ trong lòng

Em trông ngày chiến thắng.



Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005    

 

NHÀ THƠ TRẦN MAI NINH

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Nguyễn Thường Khanh

Sinh năm: 1917

Mất năm: 1947

Nơi sinh: Thanh Hoá

Bút danh: Trần Mai Ninh, Mai Đỗ, Hồng Diên, TK
Thể loại: thơ, truyện ngắn, phê bình văn học

Các tác phẩm:

      Thằng Tuất (1939)

      Trừ họa (1941)    Chi tiết

      Ngơ ngác (1941)

      Sống đã rồi viết văn (1944)

      Thơ văn Trần Mai Ninh (1980)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Nhớ máu

 

Ơ cái gió Tuy Hoà…



Cái gió chuyên cần

Và phóng túng.

Gió đi ngang, đi dọc,

Gió trẻ lại - lưng chừng

Gió nghỉ,

Gió cười,

Gió reo lên lồng lộng.

 

Tôi đã thấy lòng tôi dậy



Rồi đây

Còn mấy bước tới Nha Trang

- A, gần lắm!

Ta gần máu,

Ta gần người,

Ta gần quyết liệt.

 

Ơi hỡi Nha Trang!



Cái đô thành vĩ đại

Biết bao người niệm đọc tên mi.

 

Và Khánh Hoà vĩ đại!



Mắt ta căng lên

Cả mặt


Cả người,

Cả hồn ta sát tới

Nhìn mi!

Ta có nhớ

Những con người

Đã bước vào bất tử!

Ơ, những người!

Đen như mực, đặc thành keo

Tròn một củ

Hay những người gầy sắt lại

Mặt rẹt một đường gươm

Lạnh gáy,,,

Lòng bàn tay

Khắc ấn chuỗi dao găm.

Chân bọc sắt,

Mắt khoét thủng đêm dày

 

Túi chứa cả Nha Trang… họ bước



Vương Gia Ngại… Cung Giũ Nguyên

Chút chít Hoàng Bá San… còn nữa!

 

Cả một đàn chó ghẻ



Sủa lau nhau

Và lần lượt theo nhau

Chết không ngáp!

 

Dao găm để gáy,



Súng màng tang

 

Ồng ộc xối đầy đường máu chó.



Chúng nó rú.

Cả trại giặc kinh hoàng:

 

NHÀ THƠ TRẦN MẠNH HẢO

 



Tiểu sử:

Tên thật: Trần Mạnh Hảo

Sinh năm: 1949

Nơi sinh: Nghĩa Hưng, Nam Định

Bút danh: Trần Mạnh Hảo

Thể loại:thơ, tiểu thuyết, phê bình văn học



Các tác phẩm:

     Trường Sơn của bé (1974)

     Tiếng chim gõ cửa (1976)

     Hoa vừa đi vừa nở (1981)

     Trường ca mặt trời trong lòng đất (1981)    Chi tiết

     Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986)

     Từ chiếc ô trời của mẹ (1989)

      Mình anh trong một thế giới (1991)

Đất nước hình tia chớp (1994)

      Chuồn chuồn cắn rốn (1995)

      Tứ tuyệt (1995)

    Chìa khóa của mỗi người (1998)

       Trăng mật (1989)

       Ly thân (1989)

       Sinh ra để yêu nhau (1988)

       Thơ phản thơ (1995)

       Phê bình phản phê bình (1996).

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Sông Hồng

 

Khi vừa rời lòng mẹ



Con đỏ hoe như một cục bùn non

Có phải mẹ vừa nhặt con lên từ đáy sông Hồng

Mà hạt phù sa bật khóc?

 

Con mới hiểu biển vì sao khát nước



Triệu năm còn ừng ực uống dòng sông

Vì sao Lạc Long Quân lấy sông Hồng làm đuốc

Soi nước Văn Lang từng bước Tiên Rồng

Con mới hiểu vì sao hạt thóc

Lại mang hình con mắt mỏi mòn trông

 

Mẹ ru hạt phù sa khó nhọc



Ngủ đi mà hoá cánh đồng

Mẹ đi mót lúa, lúa không hạt nào

Sông Hồng lụt cả ca dao

Con cò bị bão giạt vào lời ru

 

Tuổi thơ nằm cạnh sông Hồng tôi ngủ



Cỏ chân đê làm gió cứ ong ong

Trong mơ tôi thành Chử Đồng Tử

Thức dậy ra bờ sông vùi người trong cát

Không thấy nàng Tiên Dung

Nhưng tôi đã lấy được sông Hồng

Lấy lại tình yêu chàng Trương Chi đánh mất

Lấy được tiếng đàn có nước mắt cha ông

 

Đêm tôi học sử trong nhà



Nghe sóng sông Hồng như tay lật sách

Như thể Hai Bà Trưng

Nhảy từ đê tuẫn tiết

Đến nay còn chưa rơi xuống lòng sông…



Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2001     

 

NHÀ THƠ TRẦN NINH HỒ

 



Tiểu sử:

Tên thật: Trần Hữu Hỷ

Sinh năm: 1943

Nơi sinh: Việt Yên - Bắc Giang

Bút danh: Trần Ninh Hồ

Thể loại: thơ, truyện ngắn



Các tác phẩm:

     Vườn hoa cổng ô (1973)

     Ở trận (1976)

     Điều không ngờ tới (1984)

     Thư cuối năm (1985)

     Những vòng vây (1989)

     Trăng hai mùa (1976)

     Viết cho một người (1990)

     Thấp thoáng trăm năm (1996).

     Thơ gửi cho thơ (1999)

     Giấc mơ vách núi (1999)

     Lữ thứ với con người (2004)

     Cho người tôi thương nhớ (2004)

Giải thưởng văn chương:

      Giải thưởng thơ Hội nhà văn Việt Nam 1996



Giới thiệu một tác phẩm:

Thủng thẳng với mùa xuân

 

Những đám mây tong tả



Dưới vòm trời lặng im

 

Một người đi mấy ngả



Một ngả mấy người tìm

 

Mặt nước loáng cánh chim



Nền trời soi tăm cá

 

Mặt nước loáng cánh chim



Nền trời soi tăm cá

 

Theo tận cùng gót lạ



Lại nghe tiếng chân quen

 

Nhớ cái gì thắc thỏm



Quên cái gì đinh ninh

 

Chợt ước thành đom đóm



Vừa bay vừa giật mình

 

Đắng, ngọt đều là mật



Ngọt, đắng cũng là duyên

 

Thơ hay như … thất luật



Người vui như … ưu phiền !

1996


Nơi xuất bản: NXB Văn hoá Thông tin - 1996     

 

NHÀ THƠ TRẦN TUẤN KHẢI

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Trần Tuấn Khải

Sinh năm: ?

Mất năm: 1983

Nơi sinh: Mĩ Lộc - Nam Định

Bút danh: Đông Minh, Đông Á Thị, Á Nam

Thể loại: thơ



Các tác phẩm:

     Bút quan hoài (1913)

     Hồn tự lập 1 (1914)

     Tiễn chân anh Khóa (1915)

     Duyên nợ phù sinh I, II (1921- 1923)

     Hồn tự lập II (1927)

     Với sơn hà I, II (1936 - 1949)

     Gương bể dâu, (1924)

     Hồn hoa (1925)

     Thiên thai lão hiệp (1935)

     Mảnh gương đới (1972)

     Hậu anh Khóa (1975)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Gánh nước đêm            

 

Em bước chân ra                                       



Con đường xa tít                                        

Con sông mù mịt                                        

Bên vai kĩu kịt                                            

Nặng gánh em trở ra về                               

Ngoảnh cổ trông sông rộng trời khuya…       

Vì chưng nước cạn nặng nề em dám kêu ai!

Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá, vá trời  

Cho con dã tràng lấp bể biết đời nào xong    

Cái bước đêm khuya thân gái ngại ngùng     

Nước non gánh nặng                                  

Cái đức ông chồng hay hỡi có hay               

Em trở vai này….                                        



Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005

 NHÀ THƠ TRINH ĐƯỜNG



(1917 - 2001)

 

Tiểu sử:

Tên thật: Trương Đình

Bút danh: Phú Xuân, La Vân, Duy Mỹ

Nơi sinh: Đại Lộc, Quảng Nam

Thể loại: thơ, truyện ngắn, nghiên cứu lý luận phê bình, kí



Các tác phẩm:

     Hoa gạo (1960)

      Hạt giống (1966)

      Phượng hoàng con (1991)

      Hành trình (1995)

      Trò chơi phù thế (1997)

      Làm cầu La Kham (1957)

      Ngày và đêm của một lứa đôi (1988)

      Ngày hội thơ (1994)

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Chốt trên mây

 

Trên đây bầu trời nghiêng về Tây



Trên đây quanh năm mây trắng bay

Mới lên rợn ngợp khi nhìn xuống

Tôi say trời cao, tôi say mây.

 

Ba nghìn thước cao so biển bằng



Tưởng sờ được đỉnh Phan-xi-păng

Chiến sĩ lâng lâng trong khí loãng

Đứng ngang mặt trời ngang mặt trăng.

 

Không gian là xứ nữ thần mây



Thời gian lâu mau theo mây bay

Ánh ngày như gương mờ trước thuỷ

Bản đồ sương sa lau luôn tay.

 

Trên đây cây cằn rêu phủ đầy



Căm căm gió thổi rụng bàn tay

Chân mày sương đọng trấn thủ ấm

Mưa đã chợt về hoa tuyết bay.

 

Ở đây chuyện kể như truyền thuyết



Mười người đi lấy củ hoàng liên

Một người sẩy tay rồi biệt tích

Âm u xương tàn vực không tên.

 

Vẫn có trên đây tiếng lửa cười



Có gà gáy rạng ánh sao Mai

Nước nấu mau sôi, cơm chín dở

Chiến hào vẫn đào ngang lưng trời

 

Bồi hồi đọc lại trang sử xưa



Trên đá hồng hoang mây cổ sơ

Thương dáng cha ông đi mở cõi

Nhận từ Công Nguyên mặt kẻ thù.

 

Ở nơi chỉ có mây đi chơi



Ở nơi không có dấu chân người

Vẫn còn dấu ấn đoàn đo đạc

Nét chữ son in như máu tươi.

 

Rắn mổ chết người là hổ mang



Vượt biên luồn rừng là quân gian

Kẻ thù mới: sư đoàn dê núi

Quân ta tinh ánh mắt đại bàng.

 

Nọ Hoàng Liên Sơn, này Tả Phình



Kia hệ sông Đà hình lông chim

Quặng núi như sao lên cực Bắc

Mùa màng theo vàng về Điện Biên.

 

Các anh ở trời mà giữ đất



Giấu mình trong mây, trong mù sa

Biên giới Tây Nam đất đang cháy

Biên giới phía này ngầm phong ba.

 

Đây trời, đây đất, đây sông núi,



Tổ quốc giao cho vị trí này

Các anh: mũi kiếm đầu biên giới

Tôi muốn làm mây ở lại đây.

1978


 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005   

 NHÀ THƠ TÚ MỠ

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Hồ Trọng Hiếu

Sinh năm: 1900

Mất năm: 1976

Nơi sinh: Hà Nội

Bút danh: Bút Chiến Đấu

Thể loại: thơ



Các tác phẩm:

     Dòng nước ngược (1943)

     Địch vận diễn ca (1949)

     Nụ cười kháng chiến (1952)

     Tấm Cám (1955)

     Nụ cười chính nghĩa (1958)

     Đòn bút (1962)

     Ông và cháu (1970)

     Thơ Tú Mỡ (1971)    Chi tiết

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Gây quan

 

Mỗi năm nhà nước mở khoa thi



để kén trong trugn bắc lưỡng kỳ

lấy mặt sỏi sành ra giúp việc

bổ làm tập sự ngạch quan chi

 

Mỗi năm các cậu lớp tân khoa



Sung sướng bằng xưa đỗ thám hoa

Tuy chẳng vinh quy, cờ võng lọng

Cũng là lừng lẫy khắp gần xa

 

Quảng cáo công không, các nhật trình



đăng tên, đăng tuổi, lại đăng hình,

làm như các cậu “quan non” ấy

là những kỳ đồng mới tái sinh

 

Trong làng trưởng giả những cô nào



sẵn mỏ nhưng chưa có kẻ đào

mấp máy hòng lên bà lớn tắt

mơ màng của dẫn lại tay trao

 

Cụ thượng Quỳnh ta cũng sướng ran



xoa tay hỉ hả cái gan vàng

mừng cho nước Việt còn cơ khá

vì chẳng bao giờ tiệt giống quan

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Đời nay, 1934

 

NHÀ THƠ VĂN CAO

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Văn Cao

Sinh năm: 1923

Mất năm: 1995

Bút danh: Văn Cao

Nơi sinh: Hải Phòng

Thể loại: thơ, truyện ngắn

Các tác phẩm:

   Cái hầm sông (1948)

   Những người trên biển (1956)

   Lá (1988).

   Tuyển tập Văn Cao (1994)

   Dọn nhà (1943)

   Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc

Giải thưởng văn chương:

   Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996)



Giới thiệu một tác phẩm:

Trường Ca Sông Lô

Sông Lô sông ngàn Việt Bắc bãi dài ngô lau núi rừng âm u.

Ru ru bến sóng vàng từng nhà mờ biếc chìm một màu khói Thu

Sông Lô, sóng ngàn kháng chiến cháy bờ lau thưa đã tàn thôn trang

Ai qua bến nắng hồng lặng nhìn màu nước sông Lô xưa.

 

Trên dòng sông trở về đoàn người reo mừng vui trên sóng nước biếc trôi đầy sông bao đám xác thù



Dân hân hoan nghe sóng réo vi vu xa xa, đường ngập người vang gió lá vi vu hiền hòa

Sông mênh mông như bát ngát hát: thây giặc trôi trở về ngập bờ, sông ầm vang  tiếng súng trái phá, bao rừng thu như bát ngát người

Dân hân hoan chiến sĩ pháo binh Việt Nam ghi công, tiếng trái phá quân thù ngập chìm dòng Lô,

Đây dòng Lô, đây dòng Lô.

Đoàn quân thời chinh chiến ca rằng: đây sóng xanh , đây oai hùng , đây sông Lô, đây sóng căm hờn vút cao.

Sóng lấp lánh ngàn sao đoàn chiến sĩ sông Lô, chiến sĩ sông Lô thân rừng áo sương đã ca rằng:

Giờ mồ thực dân , sóng lấp thét vang , chiến sĩ sông Lô oai hùng đấu tranh gặp nhiều vạn sóng, thây giặc nát tan trong tâm can toàn dân.

Thề trong đêm gió rét từng sân vui bóng người quanh lửa hồng.

Nền khô trơ than xám , đêm chìm đợi ánh chiêu dương.

Vui hát ca hòa vui hát ca hòa dân buông lưới, Phan Lương vui bóng thuyền, lều dựng lên ven sông, bóng người sầm uất bến Then

Vui hát ca hòa vui hát ca hoà chí kie'ân thiết bên sông Lô đắp nhà, bao dân trong khu mười mơ thành người sông Lô.

Đời vui hát lên, đời vui sướng về.

Vui hát ca hòa vui hát ca hòa chí chiến đấu, đây tay trai Việt Bắc,

Sông Lô đang xuôi, mau tin về đồng lúa reo mừng, rung trong bao hương đồng mừng một mùa chiến công.

Vui hát ca hòa vui hát ca dân vui nắng như chim xuân thấy mùa và đài hoa lưu luyến xanh rừng đầy lá búp non.

Vui hát ca hòa vui hát ca hòa những lưới mắc, ta vui khoan cá đầy

Ta tay dân chài xuôi ngược dòng sông Lô, từng quăng lưới xa, từng vây lưới giặc.

Vui hát ca hòa vui hát ca hòa với ánh sáng ta đang xây đời mới,

Sông nuôi dân thiên thu đã hòa mạch máu bao người, sóng xuôi quanh co về, hòa mạch cùng với xuôi.

Dòng sông Lô trôi, dòng sông Lô trôi, mùa xuân tới nước băng qua ngàn, nước in ven bờ xanh ươm bóng tre, dòng sông Lô lướt trôi.

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Văn hoá, 1997

 NHÀ THƠ VIỄN PHƯƠNG

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Phan Thanh Viễn

Sinh năm: 1928

Nơi sinh: Tân Châu, Anh Giang

Bút danh: Phương Viễn

Thể loại: thơ, truyện ngắn

Các tác phẩm:

     Chiến thắng Hòa Bình (1953)

     Cửa mở    >>  Chi tiết

     Mắt sáng học trò (1970)

     Nhớ lời di chúc (1972)

     Như mây mùa xuân (1978)

     Phù sa quê mẹ (1991)

     Anh hùng mìn gạt (1968, tái bản nhiều lần)

     Sắc lục Trữ La (1988)

     Quê hương địa đạo



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Viếng lăng Bác

 

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác



Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

 

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng



Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

 

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên



Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Dẫu biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

 

Mai về miền Nam thương trào nước mắt



Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác   

Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây     

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.    

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005   

 

NHÀ THƠ VŨ CAO

 



Tiểu sử:

Tên thật: Vũ Hữu Chỉnh

Sinh năm: 1922

Bút danh: Vũ Cao

Nơi sinh: Vụ Bản-Nam Định

Thể loại: thơ, truyện ngắn



Các tác phẩm:

      Sớm nay (1962)

      Đèo trúc (1973)

      Núi đôi (1990)

      Truyện một người bị bắt (1958)

      Những người cùng làng (1959)

      Em bé bên bờ sông Lai Vu (1960)

      Anh em anh chàng Lược (1965)

      Từ một trận địa (1973).

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Núi Đôi

 

Bảy năm về trước em mười bảy



Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng

Xuân Dục Đoài, Đông hai cánh lúa

Bữa thì anh tới, bữa anh sang.

 

Lối ta đi giữa hai sườn núi



Đôi ngọn nên làng gọi là Núi Đôi

Em vẫn đùa anh: Sao khéo thế

Núi chồng núi vợ đứng song đôi.

 

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới



Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau

Mới ngỏ lời thôi đành lỗi hẹn

Đâu ngờ từ đó mất tin nhau.

 

Anh vào bộ đội lên đông bắc



Chiến đấu quên mình năm lại năm

Mỗi bận dân công về lại hỏi

Ai người Xuân Dục, Núi Đôi chăng?

 

Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi



Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi

Mỗi tin súng nổ vùng đai địch

Sương trắng người đi lại nhớ người.

 

Đồng đội có nhau thường nhắc nhở



Trung du làng nước vẫn chờ trông

Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm

Em vẫn đi về những bến sông?

 

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại



Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi

Hành quân qua tắt đường sang huyện

Anh ghé thăm nhà, thăm Núi Đôi.

Mới đến đầu ao, tin sét đánh

Giặc giết em rồi, dưới gốc thông

Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa

Em sống trung thành, chết thuỷ chung,

 

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi



Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen

Nắng lụi bỗng đưng mờ bóng khói

Núi vẫn đôi mà anh mất em!

 

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo



Em còn trẻ lắm, nhất làng trong

Mấy năm cô ấy làm du kích

Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng.

 

Từ núi qua thôn đường nghẽn lối



Xuân Dục Đoài, Đông cỏ ngút đầy

Sân biến thành ao, nhà đổ chái

Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay.

 

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất



Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau

Nứa gianh nửa mái lều che tạm

Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.

 

Anh nghe có tiếng người qua chợ:



Ta gắng mùa sau lúa sẽ nhiều

Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc

Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

 

Nhưng núi còn kia anh vẫn nhớ



Oán thù còn đó, anh còn đây

Ở đây cô gái làng Xuân Dục

Đã chết vì dân giữa đất này?

 

Ai viết tên em thành liệt sĩ



Bên những hàng bia trắng giữa đồng

Nhớ nhau anh gọi: em, đồng chí

Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.

 

Anh đi bộ đội, sao trên mũ



Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.

1956


 

Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương