NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử



tải về 1.46 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích1.46 Mb.
#13511
1   2   3   4   5   6   7   8

LÀNG TA

 

Một đời đắm đuối làng ơi



Tên chưa gọi, đã đắp bồi nhớ thương…

 

Bao năm sống giữa phố phường



Phố không dễ thuộc như đường làng ta

Con đường nứt thịt nẻ da

Nhìn cây gạo đỏ rắc hoa sang hè

Quanh làng ken kín lũy tre

Cánh cò chở rét đậu về chiều hôm

 

Ao làng còn ngát sen thơm



Giếng làng mạch nước còn ươm sắc trời

Cái ngày hoa bưởi bên tôi

Áo em nhuộm ánh trăng rơi cửa chùa…

 

Chẳng cùng nắng chín mùa dưa



Mà sao dư vị mật chưa nhạt màu !

                                                (Trích tập Ngàn năm sau; Nguồn: NXB Hội Nhà văn)



NHÀ THƠ LÊ ĐỨC THỌ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Phan Đình Khải

Sinh năm: 1911

Mất năm: 1990

Nơi sinh: Nam Ninh - Nam Định

Bút danh: Lê Đức Thọ

Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:

     Trên những nẻo đường (1960)

     Đường ngàn dặm (1977)

     Nhật ký đường ra tiền tuyến (1978)

     Xà lim

     Hận rừng xanh

     Em liên lạc

     Hoa tàn



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Mưa rơi

 

Nghe chim tu hú gọi



Rừng Lộc Ninh sáng rồi

Suốt đêm qua không ngủ

Nằm đếm tiếng mưa rơi

 

Lo cho anh bộ đội



Lầy lội quãng đường dài

Hết tăng rồi lại pháo

Mong chẳng thấy tăm hơi

 

Chiến trường chờ từng phút



Đừng mưa nữa mưa ơi!

Để đường mau khô ráo

Cho xe vào tới nơi

Trận cuối cùng lịch sử

Tiếng súng bắt đầu rồi.

Lộc Ninh, 9-4-1975

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005   

NHÀ THƠ LÊ NGUYÊN NGỮ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Lê Văn Tám

Sinh năm: 1950

Nơi sinh: Bình Thuận

Bút danh: Lê Nguyên Ngữ

Thể loại: Thơ, truyện ngắn



Các tác phẩm:

      Quán chiều phố huyện

      Một nửa

      Gửi người em nhỏ

      Bên cội huyết mai già

      Mưa chiều tháng sáu

      Chiếc áo Tết

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Quán chiều phố huyện

 

Buổi chiều phố huyện sao thương thế



Một chút mưa bay, một chút buồn

Áo nhỏ em về nghiêng chút Huế

Để bài thơ nón ướt mưa vương !

 

Ta khách qua đường, dân tứ xứ



Quán nghèo kinh tế mái tranh xiêu

Nâng li khôn ấm hồn cô lữ

Bởi mắt em còn lạnh hơn chiều.

 

Vốn dĩ đời thường cơm áo bạc



Nên xui thân gái má phai hồng

Một ra đi đã là một khác

Quê cũ chừ thương cách mấy sông !

 

Ấy bởi đời mình men rượu đắng



Nên thương trăm họ, thích phiêu bồng

Đời ta bến bãi, em hàng quán

Thiên hạ là nhà có biết không ?

 

Ngồi lại bên chiều kinh tế mới



Quán nghèo, bếp lửa, khói trung du

Uống lên li rượu mưa hiên tạt

một nửa men chiều, một nửa thu.

Tánh Linh, 1991



Nơi xuất bản: NXB Giáo dục - 2005  

NHÀ THƠ LÊ THỊ MÂY

 

 



Tiểu sử:

Tên thật:  Phạm Thị Tuyết Bông

Sinh năm: 1948

Nơi sinh: Quảng Trị

Bút danh: Lê Thị Mây

Thể loại: Thơ, truyện ngắn



Các tác phẩm:

     Những mùa trăng mong chờ (1980)

     Chị ơi

     Tặng riêng một người (1990)

     Giấc mơ thiếu phụ (1996)

     Một khung cửa sổ

     Cỏ mật mùa thu

     Giao thừa

     Thao thức

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Những mùa trăng mong chờ

 

Thư anh tin ngày về



Cho vầng trăng hẹn mọc

Trong ngần hoa cau thơm

Mây chớm màu tha thiết

 

Trăng non nghiêng qua rồi



Bom rung vầng trằng khuyết

Xô thuyền trong xa xôi

Giữa gập ghềnh núi biếc

 

Anh khoác ba lô về



Đất trời dồn chật lại

Em tái nhợt niềm vui

Như trăng mọc ban ngày

 

 



Gặp nhau tròn mùa trăng

Em trẻ như bầu trời

Vòng tay anh đằm thắm

Giấu lời ru trên môi

 

Mai lại tiễn xa nhau



Vầng trăng cong chẽn lúa
Đêm đêm chín ngàn sao

Rỏ vào tim giọt lửa

 

Mong chờ em mong chờ



Vầng trăng xinh - gương mặt

Sáng sáng đầy theo anh

Suốt chặng đường đánh giặc.

1973


Nơi xuất bản: NXB Giáo dục - 2005    

 NHÀ THƠ LÊ TRÍ VIỄN

 

Tiểu sử:

Tên thật:   Lê Trí Viễn

Sinh năm: 1920

Nơi sinh:   Quảng Nam – Đà Nẵng

Bút danh:  Lê Trí Viễn

Thể loại:    Thơ



Các tác phẩm:

   Đêm ấy đêm này



Giải thưởng văn chương

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Đêm ấy đêm này

 

Đêm Thuý Kiều sang nhà Kim Trọng



Nguyễn Du tắt bớt trăng và vặn thấp ngọn đèn

Sự thực ấy cần nhuốm màu hư ảo,

Đẹp tình người mà mơ ước thần tiên.

Anh đến với em đêm rằm xuân ấy,

Lênh láng trăng và nghiêng ngửa ngọn đèn.

Ngồi bên nhau ta ngồi bên sự thật,

Mà trăng với đèn cũng chuếnh choáng hơi men.

Cây hoàng lan say chi mà ngây ngất

Hương tuyết tràn trề mà cành lá chẳng chịu yên?

Tàu chuối tơ cớ chi mà trĩu nặng

Không ở vườn mình mà nghiêng đổ vườn bên?

Em ơi em! Đêm qua vườn ta quá chật

Tình chỉ hai người mà xuân cứ vô biên.

Nơi xuất bản: NXB Lao động - 2001    

 

NHÀ THƠ LỆ THU

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Trần Lệ Nhung

Sinh năm: 1940

Nơi sinh: Tuy Phước – Bình Định

Bút danh: Lệ Thu, Trần Thị Lưu Phương

Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:

     Xứ sở loài chim yến (1980)

     Niềm vui của biển (1982)

     Hương gửi lại (1990)

     Nguyện cầu (1991)     Chi tiết

     Chân dung tình yêu (1996)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Viết cho con

  

Đêm cuối cùng được ở bên con



Mẹ thao thức lắng nghe từng nhịp thở

nhịp thở bình yên

môi con hé mở

con thấy gì mà cười trong giấc mơ!

bồi hồi mẹ viết bài thơ

Bao thương nhớ dành cho con tất cả

 

mai mẹ lên đường



nhiều gian lao vất vả

suốt chặng đường dài mẹ sẽ nhớ về con

cái miệng hay cười

cái dáng lon ton

cái đầu "bẹp cá trê" vì ít khi được bế!

 

Mai khôn lớn con nghĩ gì về mẹ



con nghĩ gì về một chặng đường qua

con nghĩ gì về đất nước chúng ta

nỗi đau đớn xuyên rất nhiều thế hệ?

không muốn lớn lên con phải làm nô lệ

nên bây giờ mẹ ra đi

 

Tuổi bé thơ con chưa biết gì



Riêng mẹ biết con rất cần có mẹ

biết con thiệt thòi hơn nhiều đứa trẻ

bởi thiếu bàn tay mẹ lo chăm

 

nhưng lòng con sẽ sáng mặt trăng rằm



khi lịch sử sang trang con vẫn nhìn thấy mẹ

khi Tổ quốc gọi tên từng thế hệ

trong vinh quang con không phải cúi đầu

 

ai biết mang niềm kiêu hãnh xa sâu



sẽ biết sống làm người xứng đáng

trong hồn mẹ, con sẽ là ngọc sáng

là gương trong bầu bạn cho đời

là lửa ấm, hương nồng lòng mẹ, con ơi!

 

gà gáy tan canh



nắng hửng chân trời

con ở lại với ông bà, con nhé.

xin cơn bấc thổi về, thổi nhẹ

xin trưa nồng cái nắng bớt oi

xin bình uên từng giấc ngủ trong nôi

ôi tiếng chim chuyền

ôi làn hương nội

ôi chiếc lá trong vườn và cánh bướm trong sân…

những bạn nhỏ của con tôi ở lại …

Hà Nội - Trường Sơn, 1973



Nơi xuất bản: tạp chí Văn nghệ Giải phóng - 1974

 NHÀ THƠ LÒ NGÂN SỦN

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Lò Ngân Sủn

Sinh năm: 1945

Nơi sinh: Bát Xát - Lao Cai

Bút danh: Lò Ngân Sủn, E Sun, Lô Quang Thuận

Thể loại:Thơ, truyện ký

Các tác phẩm:

     Chiều biên giới (1989)

     Những người con của núi (1990)

     Đám cưới (1992) Đường dốc (1993)

     Con của núi ( Tập 1: 1996; tập 2: 1997)

     Lều nương (1996)

     Chiếc vòng bạc (1987)

     Tục ngữ Dáy (tập truyện, 1995)

     Suối Pí Lè (1996)

     Dòng sông mây (1995)

     Chợ tình (1995)

     Hưu tập thể (tập truyện, 1995)

     Suối Pí Lè (1996)

     Ở đây (1994)

     Trời, cái bật lửa (1995)

Giải thưởng văn chương:

     Bộ giao thông

     Bộ Giáo dục

Giới thiệu một tác phẩm:

Chiều biên giới

 

Chiều biên giới em ơi



Có nơi nào xanh hơn

Như tiếng chim hót gọi

Như chồi non cỏ biếc

Như rừng cây của  là

Như tình yêu đôi ta.

 

Chiều biên giới em ơi



Có nơi nào cao hơn

Như đầu sông đầu suối

Như đầu mây đầu gió

Như quê ta ngọn núi

Như đất trời biên cương.

 

Chiều biên giới em ơi



Có nơi nào đẹp hơn

Khi mùa hoa đào nở

Khi mùa sở ra cây

Lúa lượn bậc thang mây

Mùi toả ngát hương bay.

 

Chiều biên giới em ơi



Rừng chăng dây điện sáng

Ta nghe tiếng máy gọi

Như nghe tiếng cuộc đời

Lòng ta thầm mê say

Trên nông trường lộng gió

Rộng như trời mênh mông.

 

Chiều biên giới em ơi



Đôi ta cùng chiến hào

Gần nhau thêm bền chí

Tình yêu là vũ khí

Giữ đất trời quê hương.

 

Chiều biên giới em ơi



Nghe con sông chảy xiết

Nghe con suối thác dổ

Hồn ta như ngọn gió

Thổi giữa trời quê hương



Hoàng Liên Sơn, 1980

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1999    

 

NHÀ THƠ LƯU QUANG VŨ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Lưu Quang Vũ

Sinh năm: 1948

Mất năm: 1988

Nơi sinh: Phú Thọ

Bút danh: Lưu Quang Vũ

Thể loại: Thơ, kịch, truyện

Các tác phẩm:

      Hương cây    Chi tiết

      Thơ và truyện ngắn Lưu Quang Vũ    Chi tiết

      Mây trắng của đời tôi (1989)

      Bầy ong trong đêm sâu thơ, 1993

      Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994).

      Sống mãi tuổi 17 (1979)

      Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984)

      Người tốt nhà số 5 (1981)

      Khoảnh khắc và vô tận (1986)

      Bệnh sĩ (1988)

      Lời thề thứ 9 (1988)

      Điều không thể mất (1988)..s

      Diễn viên và sân khấu

      Mùa hè đang đến (truyện, 1983)

      Người kép đóng hổ(truyện, 1984) 



Giải thưởng văn chương:

     Bộ Quốc phòng 1992



Giới thiệu một tác phẩm:

Tiếng Việt

 

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm



Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre..

 

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng



Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya

Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng

Tiếng đập dồn nước lũ xoáy chân đê.

 

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa



Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi

tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ

Nón ai xa thăm thẳm bên trời.

 

“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt…”



Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương

Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót

Ta như chim trong tiếng Việt như rừng.

 

Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói



Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

 

Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát



Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.

 

Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy



Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn

Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối

Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.

 

Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng



Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta

Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất

Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.

 

Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng



Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi

Tiếng tủi cực kẻ cầu ngủ quán

Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.

 

Trái Đất rộng giàu sang bao thứ tiếng



Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi

Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người

Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.

 

Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ



Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay

Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay

Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.

 

Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết



Người qua đường chung tiếngViệt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn

Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.

 

Ai thủa trước nói những lời thứ nhất



Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu

Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt

Ai người sau nói tiếp những lời yeê?

 

Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển



Có gọi thầm tiếng Việt mỗi đêm khuya?

Ai ở phía bên kia cầm súng khác

Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.

 

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ



Quên mỗi miìh quên áo mặc cơm ăn

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2001    



NHÀ THƠ LƯU TRÙNG DƯƠNG

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Lưu Quang Lũy

Sinh năm: 1930

Bút danh: Lưu Trùng Dương, Trần Hướng Dương, Trần Thế Sự, Lưu Ly

Nơi sinh: Hải Châu- Đà Nẵng

Thể loại: Thơ, tiểu thuyêt, kịch



Các tác phẩm:

      Tập thơ của người lính (1949)

      Những người đáng yêu nhất (1960)

      Nỗi nhớ màu xanh (1975)

      Tình nguyện (1964)

      Như hòn Non Nước (truyện thơ, 1971)

      Trên đỉnh núi Thành ta hát (1979)

      Thơ tặng anh bộ đội Cụ Hồ (1990)

      Họ đi tìm thiên đường (tiểu thuyết, 1988)

      Muối của Bok Hồ (kịch dân ca, 1964)



Giải thưởng văn chương:

      Bộ Nội vụ 1985



Giới thiệu một tác phẩm:

Giao thừa này, Báu ở đâu

Gửi Nguyễn Trung Thành

 

Giao thừa này, Báu ở đâu Báu nhỉ?



Giữa rừng Tây Nguyên hùng vĩ bóng xà nu

Mở đài khuya nghe thư Tết Bác Hồ?

Hay Báu ở một làng ven biển rộng

Đêm Quảng Ngãi trời đầy sao hi vọng

Đón giao thừa chờ tiếng  pháo mừng xuân?

Hay Báu đã về xóm cũ Tam Quan

Ăn miếng dừa thơm đậm tình cá nước?

Hay là Báu đang cùng dân nổi đuốc

Thiêu hàng rào ấp chiến lược thành tro? …

Báu ở đâu, ở đâu giữa lúc giao thừa

Nam - Bắc gọi nhau dạt dào tưởng nhớ ! …

Đọc thư Báu mà tưởng chừng nghe rõ

Chính mình đang tâm sự với mình:

"… Ôi những xóm làng rợp bóng dừa xanh

Đã ấp ủ ta mười năm kháng chiến

Đến cây cỏ cũng thiết tha, trìu mến

Đến khí trời cũng đùm bọc, thương yêu!...

 

Lớn giữa căm thù: kì diệu bao nhiêu



Em gái nhỏ thành anh hùng giết giặc

Làng ta đó, dưới mưa bom xơ xác

Giải phóng rồi cuộc sống hồi xuân.

Mỗi làng xóm đơn sơ, mỗi khuôn mặt bình thường

Đều chứa một bản trường ca bất tuyệt".

 

Phải, Báu ơi: dẫu nghìn trang tiểu thuyết



Viết say mê chưa nói được một phần

Bởi anh hùng là tập thể nhân dân

Bởi Tổ quốc ta vô cùng vĩ đại!...

 

Trời Hà Nội vẫn xanh như buổi ấy



Hai đứa mình đi chợ Tết bên nhau

Nhưng năm nay tơ lụa ít khoe màu

Để áo nhuộm xanh sẵn sàng chiến đấu

Người lính phòng không đón giao thừa trên mâm pháo

Nhìn trời sao tưởng thấy cả miền Nam…

 

Phần mình thì tháng trước ở Nghệ An



Ra trận địa làm thơ cùng chiến sĩ.

Mình mong mỏi những vần thơ chống Mĩ

Sẽ hành quân bên pháo suốt đường dài

Và trong từng viên đạn diệt máy bay

Có chút hồn mình hoà trong thuốc nổ…

Mỗi khi gặp một người quen biết cũ

Báu nói giùm mình gửi lời thương

Trái tim mình vẫn đập giữa quê hương

Dù mình sống nơi nào trên trái đất.

Chưa trực tiếp ra chiến trường giết giặc

Bút mình cầm nguyện góp một mũi chông

Với triệu mũi chông nhọn hoắt căm hờn

Của nửa nước anh hùng đang rực đỏ…

 

Thôi Báu nhé, giao thừa đang tới đó;



Dù ở đâu ta vẫn đứng kề nhau

Bắc cùng Nam chỉ một chiến hào …

1966

NHÀ THƠ LƯU TRỌNG LƯ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật:  Lưu Trọng Lư

Sinh năm: 1912

Mất năm: 1991

Nơi sinh:  Bố Trạch, Quảng Bình

Bút danh: Lưu Trọng Lư

Thể loại: thơ, tùy bút, hồi ký, kịch, truyện

Các tác phẩm:

    Tỏa sáng đôi bờ (1959)

    Người con gái sông Gianh (1966)

    Tiếng thu (1966)

    Từ đất này (1971)

    Nho nhỏ những mảnh đời   >> Chi tiết

    Người sơn nhơn (truyện, 1933)

    Chiếc cáng xanh (truyện, 1941)

    Khói lam chiều (truyện, 1941)

    Mùa thu lớn (1978)

    Thêm một mùa thơ   >> Chi tiết

    Nữ diễn viên miền Nam (kịch bản cải lương)

    Cây Thanh Trà (kịch bản cải lương)

    Xuân Vỹ Dạ ( nói)

    Anh Trỗi (kịch nói)

    Nửa đêm sực tỉnh (hồi ký, 1989)?



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm: 

 

Nắng mới

 

Mỗi lần nắng mới hắt bên song



Xao xác gà trưa gáy não nùng

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

Chập chờn sống lại những ngày không

 

Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời



Lúc Người còn sống, tôi lên mười

Mỗi người nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi

 

Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ



Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

Nét cười đen nhánh sau tay áo

Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.

Nơi xuất bản: Tập Tiếng thu - 1939

 

NHÀ THƠ MÃ GIANG LÂN

 

 

Tiểu sử:



Tên thật: Lê Văn Lân

Sinh năm: 1941

Nơi sinh: Thành phố Thanh Hóa - Thanh Hóa

Bút danh: Mã Giang Lân

Thể loại: Thơ, tiểu luận

Các tác phẩm:

     Bình minh và tiếng súng (tập thơ, 1975)

     Hoa và dòng sông (tập thơ, 1979)

     Một tình yêu như thế (tập thơ,1990)

     Phố bên sông >>Chi tiết

     Thơ văn Thôi Hữu (sưu tầm, giới thiệu, 1984, tái bản 2000)

     Thơ Thâm Tâm (sưu tầm, giới thiệu, 1988)

     Văn học Việt Nam 1945-1954 (chuyên khảo, 1990, tái bản 1998)

     Thơ - Những cuộc đời (tiểu luận, 1992)

     Tìm hiểu thơ (chuyên luận, 1997, tái bản 2000)

     Tuyển tập Tế Hanh (sưu tầm giới thiệu tập I,II, 1987-1997)

     Tuyển tập Văn học Việt Nam tập 24A, 24B (chủ biên, biên soạn cùng Hữu Nhuận, 1997, tái bản 2000)

     Quá trình hiện đại hóa Văn học Việt Nam 1900-1945 (chủ biên, 2000)

     Tiểu trình thơ hiện đại Việt Nam (chuyên luận, 2000)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Trụ cầu Hàm Rồng

 

Đạn hai mươi li bắn thủng xi măng



Bom tấn ép bẻ tung cột sắt

Tên lửa nổ thép già thành nước

Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

 

Tinh mơ giặc ném bom



Tên lửa tầm xa phóng vội

Không ngày nào bọn cướp trời không tới

Không đêm nào bình yên

Cứ thế suốt bốn năm

Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

In xuống dòng sông

Là màu đỏ lá cờ

Như mặt trời mới mọc

Là lửa hàn nở trên từng thanh sắt

Những nụ cười công nhân

Những khẩu pháo phòng không

Đợi giặc


Các chiến sỹ cất cao tiếng hát

Mênh mông

 

In xuống dòng sông



Là những đoàn vận tải

Những đoàn xe chuyên cần nhẫn nại

Cứ thế suốt bốn năm

Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng

 

Trụ cầu ung dung đứng đó



Bọn giặc lái bị bắt qua đây cúi đầu run sợ

Cứ thế suốt bốn năm

Trụ cầu Hàm Rồng chỉ làm bằng cốt sắt xi măng.

 

Nơi xuất bản: Nhà Xuất bản Giáo dục, 2005

 NHÀ THƠ MINH HUỆ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Đức Thái

Sinh năm: 1924

Nơi sinh: Bến Thủy, Thành phố Vinh

Bút danh: Minh Huệ, Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái

Thể loại: thơ, bút ký, tiểu thuyết, tiểu luận



Các tác phẩm:

    Tiếng hát quê hương (1959)

    Đất chiến hào, (1970)

    Mùa xanh đến (1972)

    Đêm nay Bác không ngủ (1985)

    Rừng xưa rừng nay (1962)

    Ngọn cờ Bến Thủy (truyện ký, 1974-1979)

    Người mẹ và mùa xuân (truyện ký, 1981)

    Phút bi kịch cuối cùng (1990)

    Thưởng thức thơ viết về Bác Hồ (1992)

    Dòng máu Việt Hoa (1954)

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Đêm nay Bác không ngủ

 

Anh đội viên thức dậy



Thấy trời khuya lắm rồi

Mà sao Bác vẫn ngồi

Đêm nay Bác không ngủ

 

Lặng yên bên bếp lửa



Vẻ mặt Bác trầm ngâm

Trời thì mưa lâm thâm

Mái lều gianh xơ xác

 

Anh đội viên nhìn Bác



Càng nhìn lại càng thương

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

 

Rồi Bác đi dém chăn



Từng người, từng người một

Sợ cháu mình giật thột

Bác nhón chân nhẹ nhàng

 

Anh đội viên mơ màng



Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

 

Thổn thức cả  nỗi lòng



Thầm thì anh hỏi nhỏ:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ

Bác có lạnh lắm không?

 

- Chú cứ việc ngủ ngon



Ngày mai đi đánh giặc

Vâng lời anh nhắm mắt

Nhưng bụng vẫn bồn chồn

 

Không biết nói gì hơn



Anh nằm lo Bác ốm

Lòng anh cứ bề bộn

Vì Bác vẫn thức hoài

 

Chiến dịch hãy còn dài



Đường hầm lắm dốc lắm ụ

Đêm nay Bác không ngủ

Lấy sức đâu mà đi!

 

… Lần thứ ba thức dậy



Anh hốt hoảng giật mình

Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc

 

Anh vội vàng nằng nặc:



- Mời Bác ngủ Bác ơi

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi, mời Bác ngủ.

 

- Chú cứ việc ngủ ngon



Ngày mai đi đánh giặc

Bác thức thì mặc Bác

Bác ngủ không yên lòng

 

Bác thương đoàn dân công



Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu

Manh áo phủ làm chăn

 

Trời thì mưa lâm thân



Làm sao cho khỏi ướt

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau

 

Anh đội viên nhìn Bác



Bác nhìn ngọn lửa hồng

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

 

Đêm nay Bác ngồi đó



Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh.

1951


 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005   

NHÀ THƠ NGÔ VĂN PHÚ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Ngô Văn Phú

Sinh năm: 1937

Nơi sinh: Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc

Bút danh: Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên

Thể loại: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên khảo, sưu tầm, dịch thuật



Các tác phẩm:

Tháng năm mùa gặt (1978)

Ngọn giáp búp đa (1978)

Đi ngang đồi cọ (1986)

Cỏ bùa mê (1988)

Đừng khóc (1991)

Âm thầm (1992)

Mặt trái xoan (1986)

Mắt mùa thu (1994)    Chi tiết

Hoa trắng tình yêu (1995)

Heo may (1998)

Ngõ trúc (1986)

Bụi và lốc (1988)

Dạo chơi núi Dục Thúy (1993)

Ngang trái Phủ Tây Hồ (1993)

Cờ lau dựng nước     Chi tiết



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Mây và bông

 

Trên trời mây trắng như bông,



Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây

Những cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng

 

Chim ngói

 

Không hiểu từ đâu



Cứ mùa thu

Chúng bay về khắp cánh đồng,

siêng năng nhặt đỗ

những đàn chim ngói

mặc áo mầu nâu

Đeo cườm ở cổ

Chân đất hồng hồng

như nung qua lửa

mang theo ngọn gió mùa đông bắc đầu tiên

 

Mùa màng bỗng rực rỡ lên



những sắc màu đẹp nhất

 

Chúng đem tinh chất xa xôi từ những khoảng trời



Về hoà với sức mỡ màu của đất

 

Hương đồng, hi vọng tràn trong mắt



những tiếng cười bay dọc xóm vui

Sao tôi thấy chúng giống những cô gái làng tôi

Những cô gái báo báo hiệu những vụ mùa phong thu, bát ngát.

1965


 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1999   

 

NHÀ THƠ NGUYỄN BÍNH

 

Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Bính Thuyết

Sinh năm: 1918

Mất năm: 1966

Bút danh: Nguyễn Bính Thuyết

Nơi sinh: Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:

    Cô gái hái mơ

    Thơ Nguyễn Bính    Chi tiết

    Lỡ bước sang ngang (1940)

    Tâm hồn tôi (1940)

    Hương cố nhân (1941)

    Một nghìn cửa sổ (1941)

    Người con gái ở lầu hoa (1942)

    Mười hai bến nước (1942)

    Mây Tần (1942)

    Ông lão mài gươm (1947)

    Đồng Tháp Mười (1955)

    Trả ta về (1955)

    Gửi người vợ miền Nam (1955)

    Trông bóng cờ bay (1957)

    Tình nghĩa đôi ta (1960)

    Đêm sao sáng (1962)

    Tiếng trống đêm xuân (1958)

    Cô Son (chèo)

    Bóng giai nhân

    Người lái đò sông Vị

Giải thưởng văn chương:

     Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt II)



Giới thiệu một tác phẩm

Chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Đợi em ở mãi con đê đầu làng

Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng

Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi!

Nào đâu cái yếm lụa sồi

Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân?

Nào đâu cái áo tứ thân

Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?

 

Nói ra sợ mất lòng em



Van em em hãy giữ yên quê mùa

Như hôm em đi lễ chùa

Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh.

Hoa chanh nở giữa vườn chanh

Thầy u mình với chúng mình chân quê

Hôm qua em đi tỉnh về

Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

 

Nơi xuất bản: Trích tập Thơ mới 1932-1945, Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1999    

 

NHÀ THƠ NGUYỄN BÙI VỢI

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Bùi Vợi

Sinh năm: 1934

Nơi sinh: Thanh Chương - Nghệ An

Bút danh: Nguyễn Bùi Vợi

Thể loại: Thơ, truyện



Các tác phẩm:

     Hạnh phúc (1956)

     Gửi người yêu (1957)

     Câu chuyện tình yêu (1957)

     Bông hoa mẫu giáo (1963)   Chi tiết

     Con gái cô út Tịch (truyện thơ, 1968)

     Quê xanh (1974)

     Anh là chiến sĩ (truyện vừa, 1977)

     Trống trận đêm xuân (truyện thơ, 1970)

     Gươm thề Lũng Nhai (truyện thơ, 1982)

     Bông hoa cỏ - mặt gương soi (1982)

     Gió nóng (1983)  >> Chi tiết

     Nắng đất rừng (truyện dài, 1984)

     Thơ giữa đời thường (1986)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Qua Thậm Thình

 

Đi qua xóm núi Thậm Thình



Bâng khuâng nhớ nước non mình nghìn năm

Vua Hùng một sáng đi săn

Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này

Dân dâng một quả xôi đầy

Bánh chưng mấy cặp, bánh giày mấy đôi

Đẹp lòng, vua phán bầy tôi

Tìm đất kén thợ định nơi xây nhà

Trăm cô gái tựa tiên sa

Múa chày đôi với chày ba rập rình

Đêm đêm tiếng thậm, tiếng thình

Cối gạo đầy cả nghĩa tình nước non

 

Không còn dấu cũ lầu son



Phía sau thành phố khói vời trong mây

Trời cao. Bóng toả đường cây

Nhịp chày xưa thoảng đâu đây … thậm thình.

1971


 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2001    

NHÀ THƠ NGUYỄN DUY

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Duy Nhuệ

Sinh năm: 1948

Bút danh: Nguyễn Duy

Nơi sinh: Đông Vệ - Thanh Hoá

Thể loại: Thơ, bút ký, tiểu thuyết



Các tác phẩm:

      Cát trắng (1973)

      Ánh trăng (1984)

      Mẹ và em (1987)     Chi tiết

      Đường xa (1989)

      Quà tặng (1990)

      Về (1994)

      Thơ thiền Lý Trần (2005)

      Nhìn ra bể rộng trời cao (1985)

      Khoảng cách (1985)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Sông Thao

 

Sông Thao thêm một lần tôi tắm



Thêm một lần tôi đến để rồi đi

Gió cứ thổi trống không ngoài bãi vắng

Tôi nhìn em để chẳng nói năng gì

 

Tôi gửi lại đây cái buồn vô cớ



Để mang về nỗi nhớ bâng quơ

Xin chớ hỏi cớ làm sao như vậy

Tôi vốn không rành mạch bao giờ

 

Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm



Hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê

Yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé

Dòng nước trôi đi, giọt nước lại rơi về...

NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Đình Thi                                                                      

Sinh năm: 1924

Mất năm: 2003

Nơi sinh: Luang Prabang (Lào)

Bút danh: Nguyễn Đình Thi

Thể loại: Thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận, kịch

Các tác phẩm:

    Người chiến sĩ (1956, 1958)   Chi tiết

    Dòng sông trong xanh (1974)

    Bài thơ Hắc Hải (1959)

    Tia nắng (1983)

    Xung kích (1951)

    Thu đông năm nay (1954)

    Mấy vấn đề văn học (1956- 1958)

    Chọn lọc   >> Chi tiết

    Bên bờ sông Lô (1957)

    Vỡ bờ (tập I và tập II) (1962, 1970)

    Con nai đen (1961)

    Cái tết của mèo con (1961)

    Mặt trận trên cao (1967)

    Vào lửa (1966)

    Hoa và Ngần (1975)

    Giấc mơ (1983)

    Tiếng sóng (1985)

    Hòn cuội (1987)

Giải thưởng văn chương:

       Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt I, năm 1996)



Giới thiệu một tác phẩm:

Đất nước

 

Sáng mát trong như sáng năm xưa



Gió thổi mùa thu hương cốm mới

Tôi nhớ những ngày thu đã xa

 

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội



Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm lá vẫn rơi đầy

 

Mùa thu nay khác rồi



Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trong biếc nói cười thiết tha

 

Trời xanh đây là của chúng ta



Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

 

Nước chúng ta



Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

 

Ôi những cánh đồng quê chảy máu



Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

 

Từ những năm đau thương chiến đấu



Đã ngời lên nét mặt quê hương

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu

Đã bật lên những tiếng căm hờn

 

Bát cơm chan đầy nước mắt



Bay còn giằng khỏi miệng ta

Thằng giặc Tây thằng chúa đất

Đứa đè cổ đứa lột da

 

Xiềng xích chúng bay không khoá được



Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà

 

Khói nhà máy cuộn trong sương núi



Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng

Ôm đất nước những người áo vải

Đã đứng lên thành những anh hùng

 

Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội



Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh

Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

 

Súng nổ rung trời giận dữ



Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Giũ bùn đứng dậy sáng loà.

1948- 1955

 

Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Giáo dục, 2005    

NHÀ THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

 



Tiểu sử:

Tên thật:  Nguyễn Khoa Điềm

Sinh năm: 1943

Bút danh: Nguyễn Khoa Điềm

Nơi sinh: Phong Điền - Thừa Thiên- Huế

Thể loại: Thơ, ký



Các tác phẩm:

      Đất ngoại ô (1973)

      Mặt đường khát vọng (1974)

      Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)

      Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)

      Cửa thép (1972)

      Đất và khát vọng

      Trường ca     Chi tiết



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Đất nước

 

Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi


Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ra cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời..
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào 4.000 năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhỏ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong 4.000 lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyển lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước là Đất Nước nhân dân
Đất Nước của nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết "yêu em từ thở trong nôi"
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu
Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi
Người dạy ta nghèo ăn cháo ăn rau
Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi
Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi
Chén rượu đánh lừa con mỏi, cơn đau
Con nộm nag tre đánh lừa cái chết
Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu
Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh
Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh
Không hề lừa ta dù cao dao, cổ tích
Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật
Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời
Dẫu phải cay đắng dập vùi
Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu
Cây khế chua có đại bàng đến đậu
Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta
Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa
Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa
Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơí
Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay người
Trai không chỉ rơi vì sức hút đất đai
Trái rơi vì tay người ao ước
Khi trái chạm tay người và người ấm ủ
Thì lừng hương và cô Tấm bước ra
Đi trả thù và sống Tự do
Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta
Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp
Rơi vào tay người, đó là định luật
Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam
Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm
Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng
Hãy ngã xuống tay nhân dân, hỡi sắc vàng của nắng
Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..
Hãy ngã vào tay nhân dân, đừng vãi đừng rơi
Đừng do dự, đừng hoài nghi nữa
Hãy yêu nhân dân và nghe người nhắn nhủ
Hãy tìm sức mạnh trên cơ thể nhân dân
Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng
Thế vô tận của nghìn năm giết giặc
Lửa đã cháy hồng hào mặt đất
Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù
Không bao giờ xương máu phải bơ vơ
Ôi sông núi uy nghi ngàn dặm đất
Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt
Nguyện làm người xung kích của quê hương
Đấy tiếng hát chúng con: tiếng hát xuống đường!

 

Nơi xuất bản: Trích Trường ca Mặt đường khát vọng - 1974, Nhà xuất bản Giáo dục 2005

 

NHÀ THƠ NGUYỄN NHƯỢC PHÁP

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Nhược Pháp

Sinh năm: 1914

Mất năm: 1938

Nơi sinh: Hà Tây

Bút danh: Nguyễn Nhược Pháp

Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:

   Ngày xưa

   Người học vẽ (1936)

   Trẻ thơ (1950)



Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Người xứ thơ tiên

 

Chùa Hương không gặp gỡ



rừng mơ chắc đã mơ?

Lời còn trong hơi thở

giai nhân cùng người thơ.

 

Phải người từ xưa nhớ



phảng phất nỗi sương mờ

hay vẫn người mấy thuở

tích cũ miền cổ sơ

thần linh chung chỗ ở

voi, hổ đến hầu cờ

cá, cua lên bờ thở

rắn ngủ cùng bé thơ

tiểu đồng giọng chưa vỡ

mơ những điều vẩn vơ.

Bồng đảo hương chưa mở

tiên nữ còn măng tơ

xiêm rơi chưa mắc cỡ

cửa động then hững hờ

 

Chèo vui đêm xuân lỡ



thuyền lạc dưới trăng mờ

tiếng trần gian lại ngỡ

Cung Quảng vào đêm thơ

tiên với người ngờ ngợ

bạn cũ tự bao giờ.

Sương vương chưa ai gỡ

thế gian còn tinh mơ

mặt trời chưa cơ nhỡ

trăng chẳng khuyết bao giờ

hoa chưa hề dang dở

nhụy suốt đời trinh sơ

tim chưa hề trắc trở

không biết đến đợi chờ.

 

Động Thiên Trù chợt mở



giật mình bừng giấc thơ

người đi, thơ vẫn ở

rót ngọc đến bây giờ...

 

Kiếp phù sinh: hơi thở



tuổi thọ nhường cho thơ!

(1914-1938)



NHÀ THƠ NGUYỄN PHAN HÁCH

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Phan Hách

Sinh năm: 1944

Nơi sinh: Thuận Thành - Bắc Ninh

Bút danh: Nguyễn Phan Hách

Thể loại: Thơ, truyện, tiểu thuyết



Các tác phẩm:

     Người quen của em (1981)

     Gương mặt (1997)

     Vườn hoa cổng ô (1974)

     Tổ chim sẻ (1978)

     Sau những cách xa (1984)

     Quà tặng của thiên nhiên (1985)

     Khớp ngựa ô (1987)

     Vị đắng trên môi (1988)

     Hoa hoàng lan (1995)

     Tan mây (1983)

     Mê cung (1990)

     Người đàn bà buồn (1994)

     Tình đùa (1996)

   Tập truyện ngắn     Chi tiết

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

 

Hoa sữa

 

Tuổi mười lăm, em lớn từng ngày



Một buổi sớm, em bỗng thành thiếu nữ

Hôm ấy mùa thu, anh vẫn nhớ

Hoa sữa thơm ngây ngất quanh hồ.

 

Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu



Mùi hoa sữa trong áo em và mái tóc

Tình yêu đầu tưởng không gì chia cắt

Vậy mà tan trong sương gió mong manh.

 

Tại vầng trăng? Tại em hay tại anh



Tại sang đông không còn hoa sữa?

Tại siêu hình? Tại gì không biết nữa

Tại con bướm vàng có cánh nó bay

 

Đau khổ nhiều nhưng éo le thay



Không phải thời Rô-mê-ô và Juy-li-ét

Nên chẳng có đứa nào dám chết

Đành lòng thôi mỗi đứa một phương.

 

Chỉ mùa thu vẫn tròn vẹn yêu thương



Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ

Hương của những tình đầu nhắc nhở

Có hai người xưa đã yêu nhau…

 

Nơi xuất bản: NXB Hội nhà văn – 2001

 NHÀ THƠ NGUYỄN VĨ

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Vĩ

Sinh năm: 1912

Mất năm: 1971

Nơi sinh: Đức Phổ - Quảng Ngãi.

Bút danh: Tân Phong, Tân Trí, Lệ Chi, Cô Diệu Huyền.



Các tác phẩm:

     Tập thơ đầu (1934)

     Đứa con hoang (1936)

     Hoang vu (1962)

     Kẻ thù là Nhật Bản (1938)

     Cái họa Nhật Bản (1938),

     Hào quang Đức Phật (1948).

Giải thưởng văn chương:

Giới thiệu một tác phẩm:

Gửi Trương Tửu

 

Nay ta thèm rượu nhớ mong ai



Một mình nhấp chén chẳng buồn say

Trước kia hai thằng hết một nậm

Trò chuyện dông dài mặt đỏ thẫm

Nay một mình ta một be con

Cạn rượu rồi thơ mới véo von

 

Dạo ấy chúng mình nghèo xơ xác



Mà vẫn coi tiền như cỏ rác

Kiếm được đồng nào đem tiêu hoang

Rủ nhau chè chén nói huynh hoang

Xáo trộn văn chương với chả cá

Chửi đông chửi tây chửi tất cả

Sáng dậy nhìn nhau cười hê hê

 

Bây giờ thời thế vẫn thấy khó



Nhà văn An Nam khổ như chó

Mỗi lần cầm bút viết văn chương

Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương

Rồi nhìn chúng mình hì hục viết

Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết

Mà thương cho tôi thương cho anh

Đã rụng bao nhiêu mớ tóc xanh

Bao giờ chúng mình thật ngất ngưởng

Tôi làm trạng nguyên anh tưởng sướng

Rồi anh bên võ tôi bên văn

Múa bút tung gươm hả một phen

Cho bõ căm hờn cái xã hội

Mà anh thường kêu mục nát thối

Cho người làm ruộng kẻ làm công

Đều được an vui hớn hở lòng

Bao giờ chúng mình gạch một chữ

Làm cho đảo điên pho lịch sử

Làm cho bốn mươi thế kỷ xưa

Hất mồ nhổm dậy cười say sưa

Để xem hai chàng trai quắc thước

Quét sạch quân thù trên đất nước

Để cho toàn thể dân Việt Nam

Đều được tự do muôn muôn năm

Để cho muôn muôn đời dân tộc

Hết đói rét lầm than tang tóc

Chứ như bây giờ là trò chơi

Làm báo làm bung chán mớ đời

Anh đi che tàn một lũ ngốc

triết lí con tườu văn chương cóc

Còn tôi bưng thúng theo đàn bò

Ra chợ bán văn ngày tháng qua

Cho nên tôi buồn không biết mấy

đời còn nhố nhăng ta chịu vậy

ngồi buồn lấy rượu uống say sưa

Bực chí thành say mấy cũng vừa

Mẹ cha cái kiếp làm thi sỹ

Chơi nước cờ cao gặp vận bĩ

rồi đâm ra điên, đâm vẩn vơ

Rốt cuộc chỉ còn… mộng với mơ

 

Nơi xuất bản: NXB Giáo dục, 2005

 

NHÀ THƠ NGUYỄN XUÂN SANH

 

 



Tiểu sử:

Tên thật: Nguyễn Xuân Sanh

Sinh năm: 1920

Nơi sinh: Đà Lạt

Bút danh: Nguyễn Xuân Sanh

Các tác phẩm:

     Xuân Thu nhã tập (1942, 1992)

     Tiếng hát quê ta (1958)

     Chiếc bong bóng hồng (1957)

     Nghe bước xuân về (1961)

     Quê biển (1966)

     Sáng thơ (1971)

     Đảo dưa đỏ (1971)

     Đất nước và lời ca (1978)

     Tuyển tập Nguyễn Xuân Sanh (1991)

     Đất thơm (1995)

     Về thơ (1947, 1949)

     Anh hùng Trần Đại Nghĩa (1953)

Giải thưởng văn chương:

      Giải thưởng ngoại hạng của Hội Văn nghệ Việt Nam 1951-1952 (cấp cho tập thể các nhà văn đã    viết về Anh hùng và chiến sĩ thi đua - tác giả viết về Anh hùng Trần Đại Nghĩa)



Giới thiệu một tác phẩm:

  

Nhạc rừng Việt Bắc



Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
DinhKem -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở giáo dục và ĐÀo tạO

tải về 1.46 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương