NHÀ khoa học nguyễn văN ĐẠo với lý thuyết dao đỘng và chuyểN ĐỘng hỗN ĐỘN



tải về 3.08 Mb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích3.08 Mb.
#34313
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
NHÀ KHOA HỌC NGUYỄN VĂN ĐẠO VỚI LÝ THUYẾT DAO ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG HỖN ĐỘN

Tác giả: Các cộng sự của VS. Nguyễn Văn Đạo trong nhóm nghiên cứu “Hệ Động lực Phi tuyến” thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

GS.TS Nguyễn Văn Đình, PGS.TS Trần Kim Chi, PGS.TS Nguyễn Dũng
Mở đầu. Trong bài này các tác giả chỉ dám sơ lược điểm qua những mốc chính của con đường nghiên cứu khoa học của Viện sĩ Nguyễn văn Đạo. Nó thể hiện ở Anh lòng say mê, khát khao nghiên cứu khoa học; một nhà khoa học đầy tâm huyết, đầy năng lực và cần mẫn. Anh luôn đóng vai trò tiên phong, mở đường cho những hướng nghiên cứu lớn. Anh đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển khoa học, cho sự nghiệp đào tạo và tổ chức nghiên cứu Khoa học.

Anh ra đi đột ngột vào lúc trí tuệ rất minh mẫn, năng lực thật sung mãn; vào lúc Anh có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để sáng tạo, để thực hiện những ước mơ lớn của mình về sự nghiệp khoa học và giáo dục… Anh ra đi để dang dở biết bao ý tưởng, bao dự định táo bạo, bao hoài bão mong muốn cống hiến cho đời…Anh ra đi để lại cho chúng tôi niềm tiếc thương vô hạn chẳng gì có thể bù đắp nổi.



  1. Mở đường cho những hướng nghiên cứu trong ngành Cơ học



1. Đến với hướng nghiên cứu “Lý thuyết dao động phi tuyến

Con đường đến với hướng nghiên cứu “Lý thuyết Dao động Phi tuyến ” - Luận án Phó tiến sĩ
Năm 1960, một đoàn cán bộ cao cấp của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô do Phó chủ tịch - Viện sĩ Cachennhicôp làm trưởng đoàn sang thăm Việt Nam. Trong đoàn có một nhà cơ học nổi tiếng - Viện sĩ Kônônhiêncô, chuyên gia hàng đầu về Lý thuyết dao động phi tuyến. Viện sĩ Kônônhiêncô đã có buổi báo cáo rất đặc sắc các kết quả nghiên cứu của ông với sự có mặt của GS Tạ Quang Bửu (lúc đó GS là Phó chủ nhiệm kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Khoa học Nhà nước Việt Nam).

Là một cán bộ trẻ (giảng dậy môn Cơ học lý thuyết) đang chập chững, mầy mò trên con đường nghiên cứu khoa học, Anh đã hoàn toàn bị thu hút bởi bài thuyết trình của Viện sĩ Kônônhiêncô. Anh đã mạnh dạn trình bầy với GS Tạ Quang Bửu ý định phát triển hướng nghiên cứu “Lý thuyết dao động phi tuyến” ở Việt Nam. GS Tạ Quang Bửu đã khuyên anh đi theo hướng nghiên cứu của Viện sĩ Kônônhiêncô.

Ngày Anh Đạo lên đường đi nghiên cứu sinh, 3/12/1962, GS Tạ Quang Bửu đẫ viết một lá thư tay bằng tiếng Anh giới thiệu Anh với Viện sĩ Kônônhiêncô. Anh đã được tiếp nhận ngay vào Khoa Toán-Cơ của Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôp Mátxcơva và làm việc dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Viện sĩ.

Mùa hè năm 1965, Anh bảo vệ Luận án Phó tiến sĩ với chủ đề “Dao động và ổn định của các hệ động lực với các bộ giảm chấn”. Luận án đề cập đến những bộ giảm chấn động lực, trong đó vấn đề còn được xem xét dưới quan điểm năng lượng.






Luận án Tiến sĩ
Sau khi về nước, Anh bắt tay luôn vào một Chương trình nghiên cứu quy mô dưới đầu đề: Kích động thông số dao động phi tuyến của các hệ động lực. Việc thực hiện chương trình này vô cùng khó khăn do phải sơ tán vào rừng núi trong thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất. Cuối năm 1976, khi được cử đi làm thực tập sinh cao cấp ở nước ngoài, Anh mang theo một tập hợp các công trình nghiên cứu hoàn chỉnh dày trên 500 trang. Công trình này đã trở thành Luận án Tiến sĩ khoa học mà Anh đã bảo vệ rất thành công vào tháng 12/1976 tại Trường đại học Vacsava Ba Lan sau hơn ba tháng hoàn tất các thủ tục. Nhà báo Hàm Châu đã gọi đây là bản “Luận án Tiến sĩ Khoa học giữa rừng sâu”.

Một phần luận án tiến sỹ của Anh là phát triển một hướng nghiên cứu của Viện sỹ Kônônhiêncô về dao động quan liên: Dao động không cộng hưởng theo một phương gây nên dao động cộng hưởng theo phương khác.

VS Kônônhiêncô xét mô hình đĩa tròn dao động cưỡng bức không cộng hưởng quanh trục của nó, qua các yếu tố quán tính phi tuyến, gây dao động lật quanh đường kính. Anh Đạo xét mô hình vật đỡ bởi hệ đàn hồi phi tuyến chịu dao động cưỡng bức không cộng hưởng theo phương thẳng đứng, gây dao động cộng hưởng theo phương nằm ngang.

Trên cơ sở nhận xét cơ chế của hiện tượng kích động tham số mà phương này kích động phương kia nên Luận án được chọn tên là: Kích động thông số dao động phi tuyến của các hệ động lực.


Một số kết quả của Anh đã được Giáo sư Ali H. Nayfeh (Mỹ) dùng làm tài liêu tham khảo trong công trình của ông.



Công trình Khoa học đầu tiên, các thành tựu khoa học
Công trình khoa học đầu tiên Anh công bố (trên Tập san Toán-Lý-Hoá, UBKHNN, Hà Nội, N0 1, 1961) với nhan đề “Áp dụng nguyên lý cực đại của Pôntriaghin vào một vài bài toán Cơ học”.

Tiếp theo là trên 100 bài báo về các kết quả nghiên cứu xoay quanh các vấn đề của “Dao động phi tuyến của các hệ động lưc” và 13 cuốn sách chuyên khảo, trong đó có nhiều cuốn Anh là đồng tác giả với Viện sỹ Mitropolski. Một phần nội dung của các các kết quả này được thể hiện trong các cuốn sách chuyên khảo:



  1. Nguyen Van Dao. Nonlinear oscillations of high order systems, NCSR Vietnam, Hanoi, 1979, 64p.

  2. Mitropolskii Yu. A., Nguyen Van Dao. Applied asymptotic methods in nonlinear oscillations, Hanoi, 1994, 412p.

  3. Mitropolskii Yu. A., Nguyen Van Dao. Applied asymptotic methods in nonlinear oscillations, Kluwer Academic Publishers, 1997, 342p.

  4. Nguyen Van Dao, Nguyen Van Dinh. Interaction between nonlinear oscillating systems. Vietnam National University Publishing House, Hanoi, 1999, 356p

Sau hơn bốn chục năm nghiên cứu và xây dựng đội ngũ, hướng nghiên cứu “Lý thuyết Dao động phi tuyến” ở Việt nam đã phát triển, đạt được nhiều thành tựu và đã được các nhà khoa học Quốc tế nhìn nhận. Viện sỹ Mitrôpôlski đánh giá rằng: đã hình thành một “Trường phái Hà Nội” trong hướng nghiên cứu này.







  1. tải về 3.08 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương