Ảnh hưỞng của levamisole lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả NĂng kháng bệnh ở CÁ tra



tải về 0.49 Mb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu01.06.2018
Kích0.49 Mb.
#39160
1   2   3

Hoạt tính bổ thể


Hoạt tính bổ thể của cá ở các nghiệm thức bổ sung levamisole đều tăng cao so với nghiệm thức đối chứng ở 2 đợt thu mẫu: 2 và 4 tuần bổ sung levamisole (Hình 3). Trong đó, nghiệm thức NT3 (150 mg/kg) và NT4 (300 mg/kg) tăng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại trong cùng một đợt thu mẫu (p<0,05). Sau 4 tuần bổ sung levamisole, hoạt tính bổ thể ở các nghiệm thức đều giảm so với hoạt tính bổ thể ở lần thu mẫu tuần thứ 2, ngoại trừ nghiệm thức NT2 (50 mg/kg), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sau cảm nhiễm với vi khuẩn E.ictaluri, hoạt tính bổ thể tăng cao ở tất cả các nghiệm thức so với trước khi cảm nhiễm. Ngoài ra, hoạt tính bổ thể của các nghiệm thức có bổ sung levamisole cũng gia tăng hơn so với nghiệm thức đối chứng, tuy nhiên chỉ có NT3 (150 mg/kg) và NT4 (300 mg/kg) tăng cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05).



Hình 3: Hoạt tính bổ thể của cá sau 2, 4 tuần khi bổ sung levamisole và sau cảm nhiễm với E. ictaluri

Kết quả hoạt tính bổ thể của thí nghiệm cũng tương đồng với báo cáo của Kumari và Sahoo (2006), khi thực hiện thí nghiệm bổ sung levamisole với nhiều nồng độ khác nhau (0, 50, 150 and 450 mg/kg thức ăn) vào thức ăn của cá trê trắng (Clarias batrachus) trong 10 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng chất chống oxy hóa, hàm lượng bổ thể trong máu tăng cao có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức bổ sung levamisole 50 và 150 mg/kg. Tuy nhiên, nồng độ oxy nguyên tử và hoạt tính bổ thể giảm ở nghiệm thức bổ sung levamisole liều cao hơn. Tương tự, sau 2 tuần tiêm levamisole (5 mg/kg cá) vào cá tra cho thấy hoạt tính bổ thể tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm cá đối chứng (Hang et al., 2013b).
    1. Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri


Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri, kết quả theo dõi cá trong 2 tuần ghi nhận cá ở nghiệm thức tiêm nước muối sinh lý (nghiệm thức đối chứng) khỏe mạnh và linh hoạt, không xuất hiện cá chết. Trong khi tất cả các nghiệm thức cảm nhiễm với vi khuẩn đều xuất hiện cá chết sau 3 ngày cảm nhiễm. Tỉ lệ chết ở các ngày sau khi cảm nhiễm cũng như thời gian cá ngưng chết có sự biến động giữa các nghiệm thức. Cá chết nhiều nhất ở nghiệm thức bổ sung 0 và 450 mg/kg thức ăn và ở ngày thứ 5 sau cảm nhiễm. Đến ngày thứ 7, 8 số lượng cá giảm chết và tất cả các nghiệm thức ngừng chết ở ngày thứ 9 sau cảm nhiễm.



Hình 4: Tỉ lệ chết tích lũy của cá tra ở các nghiệm thức bổ sung levamisole sau khi cảm nhiễm với E. ictaluri

Kết quả thí nghiệm cảm nhiễm cho thấy tỉ lệ chết của cá ở các nghiệm thức bổ sung levamisole cho tỉ lệ chết thấp hơn cá ở nghiệm thức đối chứng, ngoại trừ nghiệm thức NT5 (450 mg/kg) (Hình 4). Nghiệm thức NT4 (300 mg/kg) có tỉ lệ chết thấp nhất (27%) so với các nghiệm thức còn lại, và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng NT1 (46,7%). Kết quả trên cũng tương tự như mô tả của Sajid et al. (2009), nghiên cứu bổ sung levamisole cho cá chép và cảm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila, kết quả cho thấy cá ở nghiệm thức bổ sung 250 mg levamisole/kg thức ăn có tỉ lệ chết thấp nhất.

Tái định danh vi khuẩn sau cảm nhiễm: Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri, cá có dấu hiệu kém ăn, bơi lờ đờ, xuất huyết ở các gốc vi. Giải phẫu cá có biểu hiện bệnh cho thấy có dịch trong xoang bụng, nhiều đốm nhỏ màu trắng xuất hiện ở gan, thận và tỳ tạng (Hình 5). Dấu hiệu bệnh lý này giống với sự mô tả của Đặng Thụy Mai Thy (2010) khi cá tra nhiễm E. ictaluri.

Group 11


Hình 5: Cá tra với các dấu hiệu bệnh sau khi cảm nhiễm vi khuẩn E. ictaluri

Mũi tên chỉ đốm trắng trên gan, thận trước và tỳ tạng

Ngoài ra, thận trước của cá tra có dấu hiệu bệnh lý được dùng để thực hiện phản ứng PCR. Kết quả PCR của mẫu cá ở các nghiệm thức cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri đều thể hiện vạch đặc hiệu 407 bp của vi khuẩn E. ictaluri (Hình 6).


500 bp


Hình 6: Kết quả điện di sản phẩm PCR tái định danh vi khuẩn E. ictaluri

Giếng M: thang đo DNA; Giếng 1: đối chứng âm; Giếng 2: đối chứng dương; Giếng 3: NT1; Giếng 4: NT2; Giếng 5: NT3; Giếng 6: NT4; Giếng 7: NT5
  1. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

    1. Kết luận


Cá tra được bổ sung thức ăn có chứa levamisole sau 2, 4 tuần cho thấy có sự kích thích đáp ứng miễn dịch thông qua việc gia tăng chỉ tiêu huyết học, hoạt tính lysozyme và bổ thể. Tuy nhiên, bổ sung levamisole trong thời gian dài (4 tuần) cho thấy các chỉ tiêu miễn dịch giảm so với cá bổ sung levamisole trong 2 tuần. Hàm lượng levamisole bổ sung ở mức 300 mg/kg thức ăn có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cá tra và làm giảm tỉ lệ chết của cá khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri.
    1. Đề xuất


Tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của thời gian bổ sung levamisole lên hệ miễn dịch của cá tra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ayarun, G. and A. Venkatesan, 2006. Immunomodulatory effects of dietary intake of chitin, chitosan and levamisole on the immune system of Cyprinus carpio and control of Aeromonas hydrophila infection in ponds. Aquaculture 255: 179-187.

Dung, T.T., N.T.N. Ngoc, N.Q.Thinh, D.T.M.Thy, N.A.Tuan, A. Shinn, M Crumlish, 2008. Common disease of Pangasius catfish farmed in Vietnam. Global Aquaculture Advocate 7: 77-78.

Dung, T.T., F. Haesebrouck, P. Sorgeloos, N.A. Tuan, M. Baelem, A. Smet, A. Descostere, 2009. Inck plasmid-mediated tetracycline resistance in Edwardsiella ictaluri isolates from diseased freshwater catfish in Vietnam. Aquaculture 295:157-159.

Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Trúc Phương, 2010. Phát hiện vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh mủ gan trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) bằng phương pháp PCR. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ 13:151-159.

Đặng Thụy Mai Thy, 2010. Nghiên cứu đặc tính gây bệnh của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Luận văn cao học. Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, 83 trang.

Ellis, A.E., 1990. Lysozyme activity. In: T.C. Stolen, P.D. Fletcher, B.S. Anderson, B.S. Roberson, W.B. Muiswinkel (editors). Technique in Fish Immunology. New York: SOS Publications; p 101-103.

Hang, B.T.B., S. Milla, V. Gillardin, N.T. Phuong, P. Kestemont, 2013a. In vivo effects of Escherichia coli lipopolysaccharide on regulation of immune response and protein expression in striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus). Fish and Shellfish Immunology 34 (1): 339-347.

Hang, B.T.B., N.T. Phuong, P. Kestemont, 2013b. Efficiency of different immunostimulants on immune response of striped catfish (Pangasianodon hypophthalmus). Fish and Shellfish Immunology 34 (6): 1654-1655.

Hrubec, T.C., J. L. Cardinale, S. A.Smith, 2000. Hematology and plasma chemistry reference intervals for cultured Tilapia (Oreochromis hybrid). Veterinary Clinical Pathology 29:7-12.

Ispir, U., M. E. Yonar, 2007. Effects of levamisole on phagocytic activity of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss W.). Acta Veterinaria Brunensis 76: 493-497.

Kumari J., P.K. Sahoo, 2006. None specific immune response of healthy and immunocompromised Asian catfish (Clarias batrachus) to several immunostimulants. Aquaculture 255:133-141.

Morrison, R.N., B.F. Nowak, J. Carson, 2001. The histopathological effects of a levamisole adjuvanted Vibrio anguillarum vaccine on Atlantic salmon Salmo salar L. Aquaculture 195: 23–33.

Natt, M. P. and C.A. Herrick, 1952. A new blood diluent for counting erythrocytes and leukocytes of the chicken. Poultry Science 31:735-738.

Nguyễn Chính, 2005. Đánh giá tình hình sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở An Giang và Cần Thơ. Luận văn cao học. Khoa Thủy sản. Trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Thúy Liễu, Bùi Thị Bích Hằng và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2011. Tìm hiểu sự biến động của các yếu tố miễn dịch không đặc hiệu trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ 17a: 20-29.

Peng, L., W. Xiaoxue, M.G. Delbert, 2006. Evaluation of levamisole as a feed additive for growth and health management of hybrid striped bass (Morone chrysops ×Morone saxatilis). Aquaculture 251: 201–209.

Perera, H.A.C.C. and A. Pathiratne, 2008. Enhancement of immune responses in Indian carp, Catla catla, following administration of levamisole by immersion. pp. 129-142. In: M.G. Bondad-Reantaso, C.V. Mohan, M. Crumlish and R.P. Subasinghe (editors). Diseases in Asian Aquaculture VI. Fish Health Section. Asian Fisheries Society. Manila. Philippines.

Renoux G., 1980. The general immunopharmacology of levamisole. Drugs 19:89–99.

Rico, A., T.M. Phu, K. Satapornvanit, J. Min, A.M. Shahabuddin, P.J.G. Henriksson, 2013. Use of veterinary medicines, feed additives and probiotics in four major internationally traded aquaculture species farmed in Asia. Aquaculture 412:231–243.

Sajid, M., M.H. Samoon, P. Singh, 2009. Immunomodulatory and growth promoting effect of dietary levamisole in Cyprinus carpio fingerlings against the challenge of Aeromonas hydrophila. Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences 9:111-120

Sarter, S., N.H.N. Kha, L.T. Hung, J. Lazard, M. Didier, 2007. Antibiotic resistance in Gram-negative bacteria isolated from farmed catfish. Food Control 18:1391-1396.

Shahidi, A., H. Vahabzade, A. Zamini, A. Sadeghpour, 2011. The Effect of Levamisole on the Immune Response Fingerling Grass carp (Ctenopharyngodon idella). International Conference on Medical, Biological and Pharmaceutical Sciences (ICMBPS'2011) Pattaya.

Sunyer, J.O., L. Tort, 1995. Natural haemolytic and bactericidal activities of sea bream, Sparus aurata serum are effected by the alternative complement pathway. Veterinary Immunology and Immunopathology 45:333-345.

Wijendra, G.D.N.P., A. Pathiratne, 2007. Evaluation of immune responses in Indian carp, Labeo rohita (Hamilton) fed with levamisole incorporated diet. Journal of Science – University of Kelaniya 3:17- 28.




Каталог: upload
upload -> -
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương