ĐÁnh giá nhu cầu bảo tồn căn cứ



tải về 54.54 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích54.54 Kb.
#35943
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BẢO TỒN

1.Căn cứ:

Bản Kế hoạch Quản lý Hoạt động này do Tổ chức Birdlife Quốc tế chương trình Đông Dương phối hợp với Ban quản lý Vườn Quốc gia (VQG) Lò Gò - Xa Mát xây dựng - là một hoạt động của Dự án Bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên. Kế hoạch này được hoàn thành dựa theo một loạt các cuộc tham vấn với các cán bộ của Ban quản lý VQG và các đại diện của cộng đồng địa phương trong tháng 8/2003. Theo đánh giá của các chuyên gia và các nhà khoa học thì Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

VQG Lò Gò - Xa Mát gồm các sinh cảnh rừng núi thấp và đất ngập nước, bao gồm rừng bán thường xanh núi thấp, rừng rụng lá núi thấp, trảng cỏ và rừng ngập nước theo mùa, hồ và sông suối. Sinh cảnh đất ngập nước trong vườn rất quan trọng đối với các loài chim nước lớn như sếu đầu đỏ (Grus antigone), già đẫy Java Leptoptilos javanicus, Hạc cổ trắng Ciconia episcopus và cò nhạn (cò ốc) Anastomus oscitans. Các sinh cảnh đất ngập nước cũng quan trọng đối với một số loài cây và quần thể của các loài bị đe doạ tuyệt chủng trên toàn cầu một số nơi khác tại Việt Nam mặc dù chưa có tài liệu đầy đủ. Sinh cảnh rừng cũng rất quan trọng và đại diện cho rừng núi thấp ở miền Nam Việt Nam.

Các đánh giá đa dạng sinh học (ĐDSH) đã được tiến hành năm 1999 và 2001 ghi nhận được 34 loài thú, 177 loài chim ở VQG Lò Gò - Xa Mát 1. Các loài thú có liên quan đến bảo tồn như: Chà vá chân đen Pygathrix nigripes, voọc bạc Semnopithecus cristatus, khỉ mặt đỏ Macaca arctoides và sóc bay đen trắng Hylopetes alboniger. Vườn có 177 loài chim, bao gồm 2 loài hiện đạng bị đe dọa toàn cầu (gà tiền mặt đỏ Polyplectron germaini và sếu đầu đỏ) và 2 loài gần bị đe doạ tuyệt chủng toàn cầu (gò lôi hồng tía Lophura diardi và hồng hoàng Buceros bicornis)2 và 4 loài khác được liệt kê trong Sách đỏ của Việt Nam là: cò nhạn, Hạc cổ trắng, đuôi cụt vụng vằn Pitta elliotii và sả mỏ rộng Halcyon capensis. Dựa vào sinh cảnh hiện có và tính thích nghi của các loài, có thể có một số loài có liên quan đến bảo tồn khác sinh sống ở VQG Lò Gò - Xa Mát như cò quắm cánh xanh Pseudibis davisoni và mèo cá Felis chaus.

VQG Lò Gò - Xa Mát nằm trong vùng Chim đặc hữu núi thấp miền Nam Việt Nam và là nơi trú ngụ của 2 trong 3 loài có vùng phân bố hẹp trong vùng chim này là gà tiền mặt đỏ và chích chạch má xám Macronous kelleyi. Ngoài ra, Vườn còn đủ tiêu chuẩn quốc tế là một vùng chim quan trọng3.

2.Mục tiêu:

Các mục tiêu quản lý của VQG Lò Gò - Xa Mát là:




  1. Bảo tồn tất cả các sinh cảnh đất ngập nước tự nhiên trong Vườn, nhất là những khu là sinh cảnh cho các loài chim nước lớn;

  2. Bảo tồn tất cả sinh cảnh rừng trên đất thấp có ở trong Vườn;

  3. Duy trì số lượng quần thể của các loài động thực vật bị đe doạ toàn cầu và toàn quốc;

  4. Giảm tác động có hại của con người đối với ĐDSH của Vườn (cả Việt Nam và Campuchia);

  5. Nâng cao sự hiểu biết của người dân địa phương về giá trị ĐDSH và kinh tế xã hội của Vườn;

  6. Gắn kết cộng đồng địa phương vào việc lập kế hoạch quản lý và thực hiện các hoạt động bảo tồn; và

  7. Tăng cường năng lực cho Ban quản lý Vườn để Ban có thể quản lý hiệu quả tài nguyên thiên nhiên của VQG và thực hiện thành công các hoạt động bảo tồn.

Đạt được 7 mục tiêu quản lý sẽ đảm bảo thành công trong việc thực hiện mục đích của VQG Lò Gò Xa Mát. Để đạt được 3 mục tiêu đầu sẽ cần thực hiện hiệu quả bảo tồn nguyên vị các loài và sinh cảnh trong vùng lõi của Vườn. Các hoạt động cần thiết bao gồm áp dụng chế độ quản lý phù hợp cho tất cả các sinh cảnh đất ngập nước chủ yếu, thi hành quy chế quản lý VQG, điều phối với biên phòng, công an, hải quan và các cán bộ thi hành pháp luật khác, nghiên cứu và giám sát sinh cảnh và loài, xúc tiến và thực hiện các hoạt động khuyến nông khuyến lâm trong cộng đồng địa phương ở vùng đệm.

Tập trung vào mục tiêu 4 là các hoạt động của con người gây tác động tiêu cực đối với ĐDSH trong Vườn. Những hoạt động này bao gồm các mối đe dọa trực tiếp như săn bắn và đánh bẫy, khai thác gỗ trái phép và chuyển đổi sinh cảnh đất ngập nước thành ruộng lúa và cả các mối đe doạ gián tiếp như phát triển cơ sở hạ tầng không phù hợp, định cư của người dân và các chương trình phát triển nông nghiệp. Ngoài việc thực hiện có hiệu quả các quy chế quản lý VQG, để đạt được mục tiêu này cần lồng ghép các mục tiêu quản lý của Vườn vào các kế hoạch và dự án của các ngành khác có tiềm năng tác động đến ĐDSH của VQG.

Trọng tâm của mục tiêu thứ 5 là nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của các bên có liên quan ở địa phương, bao gồm các hộ gia đình ở vùng đệm, chính quyền địa phương và người dân nói chung về ĐDSH và các giá trị kinh tế xã hội của VQG. Để có thể đạt được mục tiêu này, cần tiến hành các hoạt động như tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cộng đồng trong vùng đệm, giáo dục môi trường trong các trường học ở địa phương, các cuộc họp với dân làng, đưa tin lên hệ thống truyền thanh của địa phương, giáo dục và tuyên truyền du khách.

Mục tiêu 6 tập trung tạo ra nền tảng hỗ trợ các hoạt động bảo tồn trong các cộng đồng địa phương. Các hoạt động để thực hiện mục tiêu này bao gồm việc thiết lập cơ chế đồng lập kế hoạch và đồng quản lý với sự tham gia của cộng đồng địa phương, mở rộng hệ thống hợp đồng bảo vệ rừng và triển khai nhóm đồng bảo vệ rừng bao gồm cả Kiểm lâm và người dân địa phương.

Mục tiêu thứ 7 nhằm củng cố năng lực của Ban quản lý VQG trong nhiều lĩnh vực khác nhau thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, cung cấp trang thiết bị và cải thiện cơ sở hạ tầng (như các Trạm Kiểm lâm).

3.Nhân sự:

Cán bộ khu bảo tồn: Lê Văn Giao, Lý Văn Trợ, Nguyễn Hữu Nghĩa, Tạ Ngọc Dân.

Chuyên gia tư vấn: Lê Trọng Trải (Tổ chức BirdLife Quốc tế, chương trình Đông Dương), Nguyễn Cử (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật)

4.Thời gian:

Ngày tiến hành đánh giá: 7-9 tháng 8 năm 2003: Tham vấn với Ban quản lý

10-13 tháng 8 năm 2003: Tham vấn với cộng đồng địa phương và lãnh đạo 2 xã Tân Lập và Hòa Hiệp



5.Sự tham gia của ộng đồng địa phương:

Tham vấn với cộng đồng địa phương và lãnh đạo 2 xã Tân Lập và Hòa Hiệp



6.Phương pháp:

Thực hiện đánh giá nhu cầu bảo tồn theo 2 tiêu chí: đánh giá hiệu quả quản lý rừng đặc dụng và đánh giá các nguy cơ ảnh hưởng đến đa dạng sinh học có tầm quan trọng. Qua đánh giá có 2 mục tiêu chính của Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là:



  1. Bảo tồn hiệu quả rừngtrên đất thấp và các khu đất ngập nước.

  2. Bảo tồn các loài bị đe doạ toàn cầu, nhất là các loài chim di cư và các loài đặc hữu của sinh thái rừngtrên đất thấp.

Và hai mối đe dọa chính liên quan đến đa dạng sinh học của Vườn đó là:

  1. Chưa quản lý phù hợp các sinh cảnh chính, nhất là đất ngập nước do một số nhân tố như: hiểu biết hạn chế của Ban quản lý, một thời gian dài quản lý yếu kém và gần đây mới tiến hành công tác quản lý theo hướng bảo tồn, xung đột và trách nhiệm quản lý không rõ ràng đối với các sinh cảnh chính.

  2. Các hộ gia đình địa phương và những người từ nơi khác đến (kể cả người giàu và người Campuchia sống dọc theo biên giới với Việt Nam) khai thác tài nguyên rừng gồm cả đất. Một phần là do thiếu hiểu biết về tầm quan trọng về sự tồn tại và mục đích của Vườn Quốc gia.

1 Tordoff, A. W., Phạm Trọng Anh, Lê Mạnh Hùng, Nguyễn Đình Xuân và Trần Khắc Phúc (2002). Điều tra nhanh về chim và thú ở Khu đặc dụng Lò Gò Xa Mát và Rừng phòng hộ Chàng Riệc, tỉnh Tây ninh, Việt Nam. Báo cáo chưa phát hành của Chương trình Việt Nam của Tổ chức Birdlife Quốc tế và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.

2 Tổ chức Birdlife Quốc tế (2001) Các loài chim bị đe doạ của Châu Á: Sách đỏ của Tổ chức Birdlife Quốc tế. Cambridge, Vương quốc Anh: Tổ chức BirdLife Quốc tế.

3 Tordoff, A. W. ed. (2002) Chỉ dẫn về các vùng chim quan trong ở Việt Nam: những khu bảo tồn chim chính. Hà Nội: Tổ chức Birdlife Quốc tế ở Đông Dương và Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật.


Каталог: Download.aspx
Download.aspx -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Download.aspx -> Ex: She has said, “ I’m very tired” → She has said that she is very tired. Một số thay đổi khi đổi sang lời nói gián tiếp như sau
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ thông tin và truyềN thông cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Download.aspx -> LUẬt năng lưỢng nguyên tử CỦa quốc hội khóa XII, KỲ HỌp thứ 3, SỐ 18/2008/QH12 ngàY 03 tháng 06 NĂM 2008
Download.aspx -> Thanh tra chính phủ BỘ NỘi vụ
Download.aspx -> THÔng tư CỦa bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư SỐ 03/2006/tt-bkh ngàY 19 tháng 10 NĂM 2006
Download.aspx -> BIỂu thống kê tthc tên thủ tục hành chính
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ
Download.aspx -> BỘ khoa học và CÔng nghệ

tải về 54.54 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương