ĐÁnh giá KẾt quả TẦm soát ung thư CỔ TỬ cung tạI 19 XÃ CỦa hai huyện phú vang và HƯƠng thuỷ, TỈnh thừa thiên huế



tải về 182.02 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.11.2017
Kích182.02 Kb.
#34305
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG

TẠI 19 XÃ CỦA HAI HUYỆN PHÚ VANG VÀ HƯƠNG THUỶ,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ThS. BS. Bùi Thị Chi1, PGS. TS. Nguyễn Dung2, ThS. BS. Hoàng Hữu Nam2, PGS. TS. Nguyễn Vũ Quốc Huy3 Ths Nguyễn Mậu Duyên2, Ths Nguyễn Thanh Sơn5, BS Hồ Thị Liên Hương1, BS Trương Như Sơn2 , Ths Nguyễn Văn Vỹ6, Lê Thị Thanh Hiếu1

Tóm tắt 

Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ các thương tổn lành tính, tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung qua khám sàng lọc phụ nữ của 19 xã hai huyện Phú Vang và Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Bước đầu khảo sát giá trị của test acid acetid (VIA) trong tầm soát tổn thương tiền ung thư cổ tử cung. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, khám phụ khoa, xét nghiệm tế bào cổ tử cung và làm test VIA cho 8.627 phụ nữ trong độ tuổi 20 - 65 tại 19 xã của huyện Phú vang và Hương Thuỷ. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ có tế bào học bất thường là 2,1%. Tổn thương CIN II và III chiếm tỷ lệ 0,14%, chiếm 38,7% các trường hợp soi cổ tử cung nghi ngờ. Tỷ lệ VIA (+) là 15,3%, VIA (-) là 84,3%. VIA có các giá trị chẩn đoán tổn thương tiền ung thư – ung thư cổ tử cung với độ nhạy 81,2%, độ đặc hiệu 85,7%, giá trị dự báo âm tính 99,5%. Kết luận: Test VIA có giá trị chẩn đoán khá tốt, đặc biệt là giá trị dự báo âm tính cao trong tầm soát tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
RESULTS OF CERVICAL CANCER SCREENING

AT 19 COMMUNES FROM PHU VANG AND HUONG THUY DISTRICTS,

THUA THIEN HUE PROVINCE
Abstract:

Objectives: Screening of benign, premalignant and cervical cancer using cervical cytology for women at 19 wards from Phu Vang and Huong Thuy districts, Thua Thien Hue Province. 2. Preliminary assessment of visual inspection with acetic acid (VIA) in screening of cervical premalignant lesions. Materials and methods: Cross-sectional, descriptive study on 8,627 women aged from 20 to 65 years randomly selected from 19 wards of Phu Vang and Huong Thuy districts, Thua Thien Hue Province. Serial gynecologic examination, Pap’s test and visual inspection with acetic acid were performed. Kết quả: Cytologic abnormalities were found in 2.1%. CIN II and III rate was 0.14%, occurred in 38.7% of cases indicated for colposcopy. VIA positivity rate was 15.3%, VIA negativity was 84,3%. VIA yielded có các a sensitivity of 81.2%, specificity of 84% and negative predictive value of 99.5% in detection of cervical premalignant lesions. Conclusion: Visual inspection with acetic acid yielded acceptable diagnostic values, especially high negative predictive value in cervical cancer screening.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay trên thế giới hàng năm có 25 triệu người sống chung với ung thư, trong đó có 11 triệu người mới, 7 triệu tử vong. Năm 2003 có 27 triệu người mới bị ung thư, 17 triệu ngưòi tử vong, 75 triệu sống chung với ung thư [2,3] Trong đó ung thư cổ tử cung là gánh nặng cho thế giới, 85% là gánh nặng cho các nước đang phát triển. Hàng năm có trên 510.000 trường hợp mới mắc ung thư cổ tử cung và 288.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung trong đó 80% ở các nước đang phát triển.

Tỷ lệ mắc mới ung thư cổ tử cung ở Việt Nam là 20,3/100.000 phụ nữ, tử vong trên 2.500 trường hợp mỗi năm. Giá trị của sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là ở chỗ tuy rằng thư cổ tử cung gây tử vong cao, đặc biệt ở giai đoạn muộn, nhưng nếu phát hiện sớm thì điều trị có hiệu quả cao. Phát hiện ở giai đoạn 0 và điều trị thì tỷ lệ sống 5 năm đến 100%, nếu phát hiện muộn giai đoạn 4 thì điều trị tỷ lệ sống 5 năm chỉ có 5%. Việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh, giảm tỷ lệ tử vong. Hiện nay việc sàng lọc được coi như là một phương pháp phòng chống ung thư cổ tử cung tại các nước đang phát triển và tại Việt nam. Các chương trình sàng lọc hiệu quả với độ bao phủ cao có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư cổ tử cung [3].

Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện đang được thực hiện là tế bào cổ tử cung, là một phương pháp thực hiện có hiệu quả ở các nước phát triển. Phương phát sàng lọc bằng test acid acetic (VIA) hiện nay đang được Tổ chức y tế thế giới (WHO) ủng hộ vì nó phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lực hạn chế [2], tuy nhiên ở Việt Nam thời gian nghiên cứu chưa được xem là một phương pháp sàng lọc chính thức mà là một phương pháp bổ sung cho PAP. Thừa Thiên Huế là một tỉnh nghèo của khu vực miền Trung, việc triển khai mở rộng phương pháp sàng lọc bằng PAP cũng đang là một vấn đề khó khăn về nhân lực và vật lực, để bước đầu tìm hiểu và ứng dụng một phương pháp mới đang được WHO khuyến cáo và được Ban chỉ đạo phòng chống ung thư Quốc gia Bộ Y tế khuyến khích phối hợp, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu Đánh giá kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung tại 19 xã của hai huyện Phú Vang và Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế với các mục tiêu sau:



1. Xác định tỷ lệ các thương tổn lành tính, tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào cổ tử cung qua khám sàng lọc phụ nữ của 19 xã hai huyện Phú Vang và Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Bước đầu khảo sát giá trị của test acid acetid (VIA) trong tầm soát tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:

Mẫu nghiên cứu bao gồm 8.627 phụ nữ trong độ tuổi 20 - 65 cư trú tại 19 xã của huyện Phú vang và Hương thuỷ được khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tại cộng đồng. Thời gian triển khai từ tháng 6 - tháng 12 năm 2008, các đối tượng có nghi ngờ được tiếp tục chuyển lên tuyến trên soi cổ tử cung, làm sinh thiết và tiếp tục theo dõi sau 12 tháng.



Phương pháp nghiên cứu

Mô tả cắt ngang. Khám phụ khoa, Lấy mẫu tế bào cổ tử cung để làm xét nghiệm tế bào học phát hiện tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung, làm test VIA bằng acid acetid 3% tại cổ tử cung. Soi cổ tử cung và làm sinh thiết để chẩn đoán tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.



Chuẩn bị nghiên cứu: Thiết kế mẫu nghiên cứu, mẫu ghi kết quả xét nghiệm TBAĐ. Tiến hành tập huấn cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh và huyện về cách khám phụ khoa lấy mẫu tế bào âm đạo, làm xét nghiệm VIA, tư vấn về ung thư cổ tử cung, chuyển tuyến và theo dõi. Lên danh sách các phụ nữ trong diện mời tới khám phụ khoa tại 19 xã của hai huyện Phú vang và Hương thuỷ.

Các bước thực hiện: Lấy mẫu tế bào cổ tử cung: Tổ chức khám phụ khoa, lấy mẫu tế bào lỗ ngoài và lỗ trong cổ tử cung, cố định bằng cồn 90 độ, chuyển lên tuyến trên đọc kết quả. Làm test acid acetid (VIA), bôi acid aceticd 3% vào cổ tử cung, đợi 1 phút, quan sát các đặc tính đổi màu trắng đục của niêm mạc cổ tử cung. Ghi chép kết quả vào biểu mẫu thiết kế sẵn. Lập danh sách phụ nữ có kết quả xét nghiệm nghi ngờ tổn thương mời lên Trung tâm SKSS tỉnh soi cổ tử cung và làm sinh thiết cổ tử cung. Các phụ nữ có nghi ngờ từ ASCUS trở lên được soi cổ tử cung, làm sinh thiết và được tiếp tục theo dõi sau 1 năm.

Cách thực hiện VIA như sau: Quan sát ngoài CTC bằng mắt thường sau khi bôi acid acetic. Giúp xác định vùng trắng do acid acetic cần được khảo sát kỹ hơn. Các bước thực hiện VIA: Giải thích cho phụ nữ biết vì sao cần làm test, mong đợi điều gì, và có thể tiến hành lặp lại. Đặt mỏ vịt nhẹ nhàng dùng bông lau khô CTC nếu cần. Tẩm CTC bằng dung dịch Acid Acetic 3 – 5%, đợi 1 phút. Quan sát CTC cẩn thận bằng mắt thường, đặc biệt là vùng chuyển tiếp. Xác định các mép trước và sau của CTC, biểu mô trụ màu đỏ, biểu mô lát màu hồng, ranh giới lát - trụ (SCJ) và vùng chuyển tiếp (TZ). Ranh giới trong của vùng chuyển tiếp là ranh giới lát - trụ mới. Vùng chuyển tiếp thường có màu trắng hồng nhạt. Quan sát toàn bộ ranh giới lát - trụ để tìm tất cả mảng màu trắng nổi gờ hoặc dày lên hoặc thương tổn acetowhite. Ghi nhận các đặc điểm sau nếu phát hiện các vùng acetowhite: Mức độ lan tràn, cường độ màu trắng, bờ và ranh giới, kích thước, vị trí, quan sát toàn bộ ranh giới lát - trụ để tìm tất cả mảng màu trắng nổi gờ hoặc dày lên hoặc thương tổn acetowhite, ranh giới rõ hay mờ, lan toả ? Bờ phẳng hay gờ lên ? Ranh giới đều đặn hay không đều, kích thước, sự lan tràn, kích thước của thương tổn, số lượng các thương tổn. Chẩn đoán VIA dương tính khi thấy có các dấu hiệu sau: Vùng trắng nghi ngờ rộng bao quanh lỗ ngoài CTC sau khi bôi acid acetic. Các vùng acetowhite mạnh, rõ rệt với ranh giới rõ ràng, bờ có thể gờ lên hoặc không.Thương tổn nằm gần ranh giới lát trụ trong vùng chuyển tiếp. Vùng acetowhite mạnh tại biểu mô trụ hoặc gần lỗ ngoài. U nhú hoặc bạch sản gần với ranh giới lát trụ, bắt màu mạnh với acetic VIA Âm tính: Không có thương tổn acetowhite, thương tổn màu trắng xanh hoặc thương tổn không rõ ràng và không có bờ rõ, polyp thò ra lỗ ngoài CTC và bắt màu trắng, nang Naboth bắt màu trắng, đường acetowhite mảnh tại vị trí ranh giới lát - trụ, thương tổn acetowhite nằm quá xa vùng chuyển tiếp, vết dạng acetowhitening, các vùng dạng chấm trong ống CTC (biểu mô tuyến bắt màu acetowhite). Nghi ngờ ung thư xâm lấn: Thương tổn sùi – loét rõ trên lâm sàng. Đang rỉ máu hoặc chảy máu khi tiếp xúc.

Soi cổ tử cung: Các phụ nữ có kết quả tế bào âm đạo bất thường, VIA (+) được mời tới tiếp tục soi cổ tử cung. Kết qủa soi cổ tử cung được phân loại theo danh pháp năm 2003 của Liên đoàn Soi cổ tử cung và bệnh lý cổ tử cung quốc tế. Đây là một công cụ thông tin có giá trị giữa lâm sàng, soi cổ tử cung và tế bào học. Nó bao hàm đánh giá đặc tính của tổn thương và trong trường hợp có dấu hiệu bất thường các tổn thương nghi ngờ cần xác định bằng sinh thiết. Soi cổ tử cung chia làm 5 nhóm. Nhóm A có hình ảnh soi cổ tử cung bình thường, biểu mô lát nguyên thuỷ. biểu mô trụ, vùng chuyển tiếp bình thường. Nhóm B có hình ảnh soi cổ tử cung bất thường, trong vùng chuyển tiếp Biểu mô aceto- white, ngoài vùng chuyển tiếp chấm đáy, dạng khảm, mảng trắng, Iodin (-) mạch máu bất điển hình. Nhóm C có hình ảnh nghi ngờ ung thư xâm lấn. Nhóm D soi cổ tử cung không đạt yêu cầu, ranh giới lát trụ không quan sát được (ví dụ nằm sâu trong ống cổ tử cung). Viêm nhiễm nặng (Ví dụ nhiễm trùng), thiểu dưỡng nặng (Mãn kinh). Cổ tử cung không quan sát được. Nhóm E có những hình ảnh khác Như viêm nhiễm, loét, Kondyloma ( Nhiễm HPV), thiểu dưỡng, khác như polip ống cổ tử cung, u nhú, nang naboth.

Sinh thiết cổ tử cung.

Kết quả soi cổ tử cung thuộc nhóm B, C nghi ngờ sẽ dùng kìm sinh thiết cổ tử cung bấm lấy mẫu ở vùng chuyển tiếp hoặc nghi ngờ để làm xét nghiệm mô học. Dựa vào kết quả mô học để có thái độ xử trí điều trị.



Đánh giá kết quả




Có bệnh

Không bệnh

Tổng cộng

Dương tính

a

b

a + b

Âm tính

c

d

c + d

Tổng cộng

a+c

b+d

a+b+c+d

Có bệnh: tế bào học ASCUS(+) và / hoặc mô bệnh học CIN I(+)

Độ nhạy: Se= a/( a+c)

Độ đặc hiệu: Sp=d/(b+d)

Giá trị dự báo dương tính: PPV=a / (b+d)

Giá trị dự báo âm tính: NPV =d / (c+d)

Xử lý số liệu

Dữ liệu từ phiếu nghiên cứu được nhập và xử lý theo các thuật toán thống kê y học, sử dụng chương trình MedCalc 8.0.


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Phân bố đối tượng theo địa bàn huyện

Địa phương

N

Tỷ lệ %

Phú Vang

4.443

51,6

Hương Thủy

4.184

48,4

Tổng số

8.627

100

Số phụ nữ được khám và sàng lọc tại hai huyện gần tương đương nhau.


Bảng 2. Phân bố đối tượng theo địa bàn xã



n

Tỷ lệ %



n

Tỷ lệ %

Phú mậu

424

4,9

Thuỷ dương

508

5,88

Phú Hồ

327

3,79

Thuỷ thanh

486

5,6

Phú dương

450

5,2

Thuỷ vân

426

4,9

Vinh thanh

44

0,5

Thuỷ tân

510

5,9

Thuận an

683

7,9

Thuỷ phương

653

7,56

Phú xuân

666

7,7

Thuỷ phù

515

5,96

Phú thượng

245

2,8

Thuỷ lương

522

6,05

Phú thuận

593

6,87

Thuỷ châu

564

6,5

Phú thanh

287

3,3

Phú an

350

4,05

Phú mỹ

374

4,3











Bảng 3. Độ tuổi của mẫu nghiên cứu


Tuổi

Phú vang

Tỷ lệ %

Hương thuỷ

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

<30

329

7,4

572

14

901

10,4

30-34

1022

23

957

23

1979

23

35-39

1081

24

923

22,1

2004

23,1

40-44

931

21

701

17

1632

19

45-49

780

18

583

14

1639

18,9

>50

279

3,6

367

8,8

472

5,4

Độ tuổi trong nghiên cứu chủ yếu 30 đến 50 tuổi, chiếm 84,1%.


Bảng 4. Tình trạng gia đình


Tình trạng gia đình

n

Tỷ lệ %

Có chồng

7.590

87,9

Ly dị

514

5,93

Goá

50

0,57

Độc thân

11

0,12

Khác

462

5,33

Tổng số

8.627

100

Số phụ nữ có chồng cao nhất, chiếm tỷ lệ 87,9%.
Bảng 5. Số con

Số con

n

Tỷ lệ %

0

170

1,96

1

805

9,3

2

2.363

27,3

3

2.305

35,3

≥ 4

2.984

34,5

Tổng số

8627

100

Tỷ lệ phụ nữ có số con ≥ 3 lên đến 69,8%.
Bảng 6. Các biểu hiện lâm sàng


Phụ khoa

Số lượng

Tỷ lệ%

Khí hư âm đạo nhiều

1.105

13

Khí hư âm đạo ít

3.625

42

Bạch biến

19

0,2

Sùi mào gà

6

0,06

Nhiễm Herpes

3

0,03

Viêm âm đạo

72

0,8

Viêm cổ tử cung

14

0,16

Nang Naboth

2

0,02

Lộ tuyến cổ tử cung

1.843

21,4

Polyp cổ tử cung

293

3,4

Cổ tử cung có Lugol (-)

62

0,7

Biểu hiện lâm sàng có dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa là: 67%.
Bảng 6. Kết quả tế bào học cổ tử cung


Kết quả

n

Tỷ lệ%

Không có tế bào bất điển hình

hoặc ác tính



8.446

97,9

ASC-US

131

1,5

AG-US

10

0,12

LSIL

31

0,4

HSIL

9

0,09

Tổng cộng

8.627

100

Tỷ lệ tế bào bất thường là 2,1% trong đó ASCUS và AGUS chiếm tỷ lệ 1,62%, LSIL 0,4%, HSIL 0,09%.


Bảng 7. Kết quả VIA


Kết quả VIA

Số lượng

Tỷ lệ %

VIA (-)

7.270

84,3

VIA(+)

1.357

15,7

Tổng cộng

8.627

100

Tỷ lệ VIA (+) chiếm 15,3% tổng số khám.
Bảng 8. Kết quả soi cổ tử cung


Soi cổ tử cung

n

Tỷ lệ %

Nhóm A

79

43,6

Nhóm B

31

17,12

Nhóm C

2

1

Nhóm D

9

4

Nhóm E

60

33

Tổng cộng

181

100

Soi cổ tử cung cho 181 trường hợp có tế bào học bất thường có kết quả soi cổ tử cung (+) là 31 cas chiếm tỷ lệ 17,2%, tất cả những trường hợp này có chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác định.



Bảng 9. Kết quả mô bệnh học


Tổng số sinh thiết

CIN II, CIN III

Tỷ lệ%

Khác

Tỷ lệ %

31

12

38,7

19

63

Trong số 31 trường hợp soi cổ tử cung nghi ngờ được sinh thiết cổ tử cung làm mô học có 12 trường hợp được chẩn đoán CIN II / CIN III, chiếm tỷ lệ 38,7%.



Bảng 10. Giá trị chẩn đoán của VIA


VIA

Tế bào học bất thường

Tế bào học binh thường

Tổng cộng

VIA (+)

147

1210

1.357

VIA (-)

34

7236

7270

Tổng cộng

181

8446

8627

Giá trị chẩn đoán của VIA so với tế bào học được tính như sau:

- Độ nhạy Se : 147/(34+147) = 81,2%

- Độ đặc hiệu : 7236/(1210+7236) = 85,7%

- Giá trị dự báo âm tính: NPV 7236/7270 = 99,5%.

BÀN LUẬN
Qua phỏng vấn, khám tầm soát ung thư CTC bằng phương pháp khám lâm sàng xét nghiệm VIA và làm PAP tại cộng đồng trên 8627 phụ nữ được của 19 xã hai huyện Phú vang và Hương thuỷ, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Số phụ nữ hai huyện được khám gần tương đương nhau.

- Số phụ nữ của Phú vang chiếm tỷ lệ 51,6%

- Số phụ nữ của Hương thuỷ tỷ lệ 48,6%



Phân tích phụ nữ được sàng lọc ung thư cổ tử cung theo tuổi

Trong độ tuổi được khám sàng lọc thì chủ yếu từ 30-50 tuổi.



Phân tích phụ nữ được khám sàng lọc ung cổ tử cung theo số con

Số phụ nữ có 3 con và >= 4 con cao nhất chiếm 69,8%.



Tình trạng gia đình:

Kết quả thống kê cho thấy phụ nữ có chồng cao nhất tỷ lệ 87,9%.



Tuổi lập gia đình

Tuổi lập gia đình sớm < 20 tuổi chiếm10,3%.

Tuổi lập gia đình độ tuổi 20-30 nhiều nhất 76%.

Tỷ lệ các loại bất thường phụ khoa được phát hiện:

Biểu hiện lâm sàng có dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa là: 67%, trong đó nhiều nhất là có khí hư bất thường, viêm âm đạo: 13,8%, lộ tuyến cổ tử cung: 21,4%, sùi mào gà 0,06%, Herpes 0,03%.



Tỷ lệ VIA (+)

Số phụ nữ có test VIA được phát hiện (+) là 1357/8627, chiếm tỷ lệ 15,7%.

Nguyễn Vũ Quốc Huy qua nghiên cứu 1.125 phụ nữ tới khám tại khoa sản bệnh viện Trung ương Huế “Phát hiện thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic [3] có tỷ lệ VIA (+) và bất thường là 17,8%. So với kết quả nghiên cứu này thì tỷ lệ VIA (+) của chúng tôi có thấp hơn một chút.

Nghiên cứu của Elit LB, G Tan, Munkhtaivan A (2006) ”Aessment of 2 cervical screening method in Mongolia [8] trên 2009 phụ nữ ghi nhận tỷ lệ bất thường VIA là 12,6%, tế bào học ASCUS là 3%.

Như vậy tỷ lệ VIA (+) ở nghiên cứu chúng tôi cũng nằm trong khoảng dao động của các nghiên cứu.

Giá trị chẩn đoán của VIA so với tế bào học / mô bệnh học:

Độ nhạy và độ đặc hiệu:

Kết quả nghiên cứu qua 8627 phụ nữ được làm test VIA tại cộng đồng, chúng tôi có độ nhạy là 81,2%, độ đặc hiệu là 85,7%. Độ nhạy Se : 147/(34+147) = 81,2%


Nghiên cứu của Elit LB, G Tan, Munkhtaivan A (2006) ”Assessment of 2 cervical screening method in Mônglia [8] trên 2009 phụ nữ ghi nhận VIA có độ nhạy là 82,9%, độ đặc hiệu là 88,6%, như vậy độ nhạy và độ đặc hiệu của chúng tôi cũng gần tương tự nghiên cứu này.

Nghiên cứu của NguyễnVũ Quốc Huy trên 1.125 phụ nữ tại khoa sản bệnh viện Trung ương Huế [3] thì VIA có độ nhạy so với tế bào học khá cao : Độ nhạy 90,9%, độ đặc hiệu 97,8%.

Như vậy giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu của sàng lọc tại cộng đồng có thấp hơn khám tại bệnh viện, có lẽ do những phụ nữ khi đi bệnh viện khám thì ít nhiều cũng đã có các triệu chứng lâm sàng hơn so với phụ nữ bình thường ở cộng đồng.

Giá trị dự báo của test sàng lọc VIA:

Giá trị dự báo của test sàng lọc VIA khi so sánh với kết quả tế bào học / mô bệnh học như sau : Giá trị dự báo âm tính của test VIA là 99,5%. Những trường hợp tế bào học âm tính được theo dõi sau 1 năm không xuất hiện tổn thương bất thường. Giá trị dự báo dương tính của test VIA là 1,74%. Giá trị dự báo âm tính cao cho thấy sử dụng phương pháp VIA có hiệu quả, đặc biệt tại cộng đồng cũng là một sự lựa chọn để sàng lọc ung thư cổ tử cung trong điều kiện nguồn lực hạn chế.



Kết quả soi cổ tử cung cho những người có TBÂĐ bất thường và test VIA(+):

Soi cổ tử cung cho 181 trường hợp có tế bào học bất thường và VIA (+): Nhóm A tỷ lệ 43,6%, nhóm B17,2%, nhóm C 1%, nhóm D4 %, nhóm E 33 %, trong đó: Kết quả soi cổ tử cung nhóm B chiếm tỷ lệ 17,2% có chỉ định sinh thiết để chẩn đoán xác định.



Kết quả mô bệnh học.

Trong số 31 trường hợp sinh thiết chúng tôi có kết quả 12 trường hợp cho kết quả mô học CIN II và CIN III, tỷ lệ 38,7%.


KẾT LUẬN

Qua khám sàng lọc tại cộng đồng cho 8.627 phụ nữ của 19 xã hai huyện Phú Vang và Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm xác định tỷ lệ các thương tổn lành tính, tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào âm đạo và bước đầu khảo sát giá trị của test acid acetid (VIA), chúng tôi có các kết luận sau :



1. Các tổn thương cổ tử cung

- Kết quả tế bào học có tỷ lệ ASC-US(+) là 2,1%.

- Kết quả mô bệnh học: trong tổng số cas soi cổ tử cung bất thường có 38,7% có tổn thương mô học CIN II và CIN III, chiếm tỷ lệ 0,14%.

2. Giá trị của VIA trong tầm soát tổn thương tiền ung thư cổ tử cung

- Tỷ lệ VIA (+) là 15,3%, VIA (-) là 84,3%.

- VIA có các giá trị chẩn đoán tổn thương tiền ung thư – ung thư cổ tử cung với độ nhạy 81,2%, độ đặc hiệu 85,7%, giá trị dự báo âm tính 99,5%.

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu chúng tôi kiến nghị:

1. Tiếp tục triển khai xét nghiệm sàng lọc sớm phát hiện ung thư cổ tử cung tại cộng đồng bằng phương pháp PAP và VIA.

2. Những nơi không có điều kiện, vùng sâu vùng xa có thể triển khai khám sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng acid acetid thường qui.



3. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng về khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y khoa Huế, 2007, ‘‘Nhiễm Human Papilomvius trong các thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung’’. Chuyên đề sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại họcHuế, 2007.

  2. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y khoa Huế, 2007, ‘‘Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng Chuyên đề sản phụ khoa, Nhà xuất bản Đại học Huế, 2007.

  3. Nguyễn Vũ Quốc Huy và cộng sự (2008). Phát hiện thương tổn tiền ung thư và ung thư cổ tử cung bằng phương pháp quan sát cổ tử cung sau bôi axít axêtic. Tạp chí Phụ Sản, 7(2):58-65.

  4. JHPIEGO (2005). Cervical Cancer Prevention for Low-Resource Settings. JHPIEGO, Baltimore, USA.

  5. Trần Thị Lợi và cộng sự (2009). Khảo sát giá trị của xét nghiệm VIA trong tầm soát tổn thương tiền ung tư cổ tử cung. Kỷ yếu Hội nghị Phòng chống ung thư phụ khoa lần thứ IV, 2009. Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.

  6. Vũ Thị Nhung (2007). Liên quan giữa các típ HPV và các tổn thương tiền ung thư- ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Hùng Vương. Kỷ yếu Hội nghị Sản Phụ khoa Châu Á Thái bình Dương lần thứ VII.

  7. Phạm Việt Thanh (2009). “Định danh Human papilommavirus ( HPV) ở phụ nữ có kết quả phết mỏng cổ tử cung bất thường’’ Kỷ yếu Hội nghị Sản Phụ khoa Châu Á Thái bình Dương lần thứ IX tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4/2009.

  8. Elit LB, G Tan, Munkhtaivan A (2006) ”Assessment of 2 cervical screening methods in Mongolia: cervical cytology and viusual inspection with acetid acid. J Low Genit tract Dis 10(2): 83-8.

  9. Sherris J, Wittet S, Kleine A, Sellors J, Luciani S, Sankaranarayanan R et al (2009). Evidence-based, alternative cervical cancer screening approaches in low-resource settings. International Perspectives on Sexual and Reproductive Health, 35(3):147-52.




1 Trung tâm Chăm sóc SKSS Thừa Thiên Huế,

2 Sở Y tế Thừa Thiên Huế

3 Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Dược Huế, 5 TTYT Phú vang, 6 TTYT Hương thuỷ Hương thuỷ


Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 182.02 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương