ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO



tải về 1.28 Mb.
trang8/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.28 Mb.
#1522
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Bố trí thí nghiệm


- Bố trí thí nghiệm đánh giá tập đoàn theo phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi giống 2,5m2 (1 x 2,5 m).

- Mật độ: 45 khóm/m2.

- Các khâu kỹ thuật trồng và chăm sóc theo đại trà sản xuất.

2.2.2. Các tính trạng theo dõi và đánh giá


Các tính trạng theo dõi và đánh giá được thực hiện theo Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây Lúa của IRRI, 1996 [38].

Các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa được chia thành 9 giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Nảy mầm Giai đoạn 2: Mạ Giai đoạn 3: Đẻ nhánh

Giai đoạn 4: Vươn lóng Giai đoạn 5: Làm đòng Giai đoạn 6: Trỗ bông

Giai đoạn 7: Chín sữa Giai đoạn 8: Vào chắc Giai đoạn 9: Chín

Các tính trạng theo dõi và đánh giá gồm:



Bảng 2.2: Các tính trạng hình thái nông học và thang điểm

theo IRRI, 1996

TT

Tính trạng

1

Dài lá (cm): Đo thực tế lá thứ hai (lá ngay dưới lá đòng). Giai đoạn sinh trưởng 6.

2

Rộng lá (cm): Đo chỗ rộng nhất của lá ngay dưới lá đòng. Giai đoạn sinh trưởng 6.

3

Độ phủ lông của lá (giai đoạn sinh trưởng 5-6): 1- Trơn, 2 - Trung bình,

3 - Phủ lông dày.



4

Màu phiến lá (giai đoạn sinh trưởng 4-6): 1 - Xanh nhạt, 2 - Xanh,

3 - Xanh đậm, 4 - Tím đỉnh lá, 5 - Tím mép lá, 6 - Có đốm tím, 7 - Tím.



5

Màu gốc bẹ lá (giai đoạn sinh trưởng 4-6): 1 - Xanh, 2 - Có sọc tím,

3 - Tím nhạt, 4 - Tím.



6

Góc lá ngay dưới lá đòng (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Đứng,

5 - Ngang, 9 - Rũ xuống.



7

Góc lá đòng (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Đứng, 3 - Trung bình,

5 - Ngang, 7 - Gập xuống.



8

Dài thìa lìa (mm): Đo từ cổ đến đỉnh lá. Giai đoạn sinh trưởng 4-5.

9

Màu thìa lìa (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Trắng, 2 - Sọc tím, 3 - Tím.

10

Dạng thìa lìa (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Nhọn đến hơi nhọn, 2 - Hai lưỡi kìm, 3 - Chóp cụt.

11

Màu cổ lá (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Xanh nhạt, 2 - Xanh, 3 - Tím.

12

Màu tai lá (giai đoạn sinh trưởng 4-5): 1 - Xanh nhạt, 2 - Tím.

13

Thời gian sinh trưởng (ngày) tính từ khi gieo đến khi có 85% số hạt chín trên các khóm.

Thời gian sinh trưởng (ngày) tính từ khi gieo đến khi có 50% số bông lúa trỗ cộng với thời gian từ khi 50% số bông lúa trỗ đến khi lúa có 80% số hạt chín.

14

Chiều cao cây (cm). Đo từ mặt đất đến đến đỉnh bông dài nhất. Giai đoạn sinh trưởng 8.

15

Số bông/khóm: Đếm tất cả các bông trong 1 khóm. Giai đoạn sinh trưởng 8.

16

Góc thân: 1 - Đứng ( 30o), 3 - Trung gian (= 45 o), 5 - Mở (= 60 o),

7 - Tòe ( 60 o), 9 - Bò lan.



17

Màu sắc ống rạ (giai đoạn sinh trưởng 7 - 9): 1 - Xanh, 2 - Vàng nhạt,

3 - Sọc tím, 4 - Tím.



18

Độ cứng cây (giai đoạn sinh trưởng 8-9): 1 - Cứng, 3 - Cứng trung bình, 5 - Trung bình, 7 - Yếu, 9 - Rất yếu.

19

Dạng bông phân loại theo cách phân nhánh, góc nhánh sơ cấp và độ đóng hạt (giai đoạn sinh trưởng 8): 1 - Chụm, 5 - Trung gian, 9 - Mở.

20

Độ thoát cổ bông (giai đoạn sinh trưởng 7-9): 1 - Thoát tốt, 3 - Thoát trung bình, 5 - Vừa đúng cổ bông, 7 - Thoát một phần, 9 - Không thoát được.

21

Trục bông (giai đoạn sinh trưởng 8): 1 - Thẳng đứng, 2 - Uốn xuống.

22

Độ rụng hạt, giữ chặt và vuốt tay dọc bông và ước tính số % hạt rụng (giai đoạn sinh trưởng 9): 1 - Rất thấp (1%), 3 - Thấp (1-5%), 5 - Trung bình (6-25%), 7 - Dễ rụng (26-50%), 9 - Rất dễ rụng (51-100%).

23

Độ rụng hạt (giai đoạn sinh trưởng 9): 1 - Khó rụng, 5 - Trung bình,

9 - Dễ rụng.



24

Râu đầu hạt (giai đoạn sinh trưởng 7 - 9): 0 - Không râu, 1 - Râu ngắn từng phần, 5 - Râu ngắn toàn phần, 7 - Râu dài từng phần, 9 - Râu dài toàn phần.

25

Màu mỏ hạt (giai đoạn sinh trưởng 7 - 9): 1 - Trắng, 2 - Vàng rơm,
3 - Nâu, 4 - Đỏ, 5 - Đỉnh đỏ, 6-Tím.

26

Màu nhuỵ cái được xác định lúa hoa nở (từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều, giai đoạn sinh trưởng 6): 1 - Trắng, 2 - Xanh nhạt, 3 - Vàng, 4 - Tím nhạt, 5 - Tím.

27

Màu vỏ trấu (giai đoạn sinh trưởng 9): 0 - Vàng rơm, 1 - Vàng hoặc khía vàng, 2 - Đốm nâu, 3 - Khía nâu, 4 - Nâu, 5 - Hơi đỏ đến tím nhạt, 6 - Đốm tím, 7 - Khía tím, 8 - Tím, 9 - Đen, 10 - Trắng.

28

Độ phủ lông vỏ trấu (giai đoạn sinh trưởng 7-9): 1 - Nhẵn, 2 - Có lông trên sống vỏ trấu, 3 - Có lông phần trên, 4 - Lông ngắn, 5 - Lông dài.

29

Màu mày hạt (giai đoạn sinh trưởng 9): 1 - Vàng rơm, 2 - Vàng, 3 - Đỏ, 4 - Tím.

30

Số hạt/bông.

31

Số hạt chắc/bông.

32

Trọng lượng 1000 hạt: Cân 1000 hạt 13% độ ẩm.

33

Chiều dài hạt (mm): Đo từ gốc vỏ mày lên tới mỏ hạt.

34

Chiều rộng hạt (mm): Đo ngang chỗ rộng nhất giữa hai nửa

vỏ trấu.


35

Tỷ lệ dài/rộng hạt.

36

Màu vỏ gạo: 1 - Trắng, 2 - Nâu nhạt, 3 - ánh nâu, 4 - Nâu, 5 - Đỏ,
6 - Tím một phần, 7 - Tím.

37

Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Mật độ x Số bông hữu hiệu/khóm x số hạt chắc/bông x khối lượng 1000 hạt (g) x 1/10000.

2.2.3. Nghiên cứu đa dạng di truyền bằng chỉ thị ADN

2.2.3.1. Phương pháp tách chiết ADN tổng số


ADN lúa được tách chiết và tinh sạch theo phương pháp CTAB cải tiến.

Phương pháp CTAB cải tiến trên cơ sở phương pháp của Shagai – Maroof (1984) [63]. Quy trình thực hiện gồm các bước:

• Lấy khoảng 1-2g lá mạ (2 tuần tuổi) nghiền với nitơ lỏng trong ống eppendorf thành dạng bột mịn.

• Thêm 1 ml dịch chiết (0,1M Tris-Cl, pH8; 0,05M EDTA; 0,5M NaCl; 0,07% β-mercaptoethanol) và 50µl 10% SDS trộn đều.

• Ủ 30 phút ở 650C, lắc nhẹ. Ly tâm với tốc độ 13000vòng/phút trong 20 phút.

• Thu lấy dung dịch nổi ở bên trên cho vào ống eppendorf mới và thêm vào đó một thể tích tương ứng isopropanol, lắc nhẹ.

• Ủ trong đá 10-30 phút.

• Ly tâm với tốc độ 13000vòng/phút trong 10 phút.

• Bỏ pha dịch. Làm khô kết tủa. Thêm vào 400 µl TE để hoà tan .

• Thêm 1µl RNase (10mg/ml).

• Ủ mẫu ở 370C trong 2h.

• Thêm 400µl đệm CTAB (0,2M Tris-Cl, pH7,5; 0,05M EDTA; 2M NaCl; 2% (w/v) CTAB).

• Ủ ở 650C trong 15 phút. Trong khi ủ thỉnh thoảng lắc nhẹ.

• Thêm 800µl Chloroform/isoamyl alcohol tỷ lệ 24/1 và lắc đều thành dạng sữa.

• Tiếp tục ly tâm với tốc độ 13000vòng/phút trong 15 phút.

• Chuyển phần dịch trong phía trên sang ống eppendorf mới, thêm 1,4ml ethanol 96% và ủ ở nhiệt độ phòng trong 1h.

• Ly tâm với tốc độ 13000vòng/phút trong 10 phút, loại phần dịch và thêm vào 400µl ethanol 70%.

• Ly tâm với tốc độ 13000vòng/phút trong 5 phút, loại bỏ ethanol, cho vào máy quay khô.

• Hoà tan ADN trong 200µl H2O (hoặc TE).

• Bảo quản ở nhiệt độ -200C để dùng dần.



Kiểm tra ADN tổng số: Chất lượng và nồng độ ADN tổng số được kiểm tra trên gel agarose 0,8%.

2.2.3.2. Phương pháp PCR với mồi SSR


Các thành phần tham gia vào phản ứng PCR được chuẩn bị trong tấm PCR plate 96 giếng. Thành phần, hàm lượng của các chất trong mỗi phản ứng như trong bảng 2.3.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương