ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO


Hình 3.1. Sự đa dạng chiều cao cây của 33 mẫu giống lúa Lào



tải về 1.28 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích1.28 Mb.
#1522
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

Hình 3.1. Sự đa dạng chiều cao cây của 33 mẫu giống lúa Lào

3.1.1.2. Chiều dài và chiều rộng lá


Diện tích bề mặt của lá là yếu tố rất quan trọng, nó giúp tăng hiệu suất quang hợp cho cây lúa đặc biệt từ giai đoạn trỗ bông, do đó làm tăng khả năng tích lũy chất khô và năng suất.

Kết quả đánh giá trên 33 mẫu giống lúa nghiên cứu cho thấy chiều dài lá và rộng lá của các giống lúa Lào cũng rất khác nhau với hệ số biến động lần lượt là 22,7% và 12,42%. Giống OX01B có chiều dài lá lớn nhất 56cm và giống LP36 có chiều dài lá ngắn nhất 22cm. Giống có bản lá rộng nhất 2.12cm là VL72, giống có bản lá hẹp nhất 1.3cm là VL74 (Bảng 3.1). Chiều dài lá của 33 mẫu giống lúa Lào tập trung chủ yếu trong dải 30-40cm chiếm 60,6% còn chiều rộng lá tập trung chủ yếu từ 1,3-1,7cm chiếm 57,6%.


3.1.1.3. Chiều dài thìa lìa


Thìa lìa là phần nhỏ, hình tam giác trông giống như bẹ lá kéo dài ra, đây là tính trạng hình thái điển hình dùng để đánh giá mức độ đa dạng di truyền cây lúa và còn là tính trạng dùng để phân biệt cây lúa và cỏ lồng vực ở giai đoạn sinh trưởng sớm. Tuy nhiên cũng có những giống lúa không có thìa lìa và tai lá (dẫn theo Trần Danh Sửu, 2008) [13]. Thìa lìa được hình thành và phát triển đầy đủ nhất khi cây lúa ở giai đoạn vươn lóng và làm đòng. Đối với 33 mẫu giống lúa Lào trong nghiên cứu thì chiều dài thìa lìa của chúng dao động từ 3mm (VL22) đến 15.7 mm (VL26). Phân tích kết quả đo đếm của 33 mẫu giống nghiên cứu cho thấy phần lớn số giống có chiều dài thìa lìa tập trung vào hai dải chiều dài là 7-12 mm (17 giống, 51.5%) và từ 3 - 7mm (10 giống, 30.3%). Đồng thời, 100% số giống trong nghiên cứu đều có thìa lìa và đa dạng về chiều dài.

3.1.1.4. Thời gian sinh trưởng


Thời gian và chu kỳ sinh trưởng của cây lúa thường được làm yếu tố cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống và phương pháp luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa. Thời gian sinh trưởng (TGST) của cây lúa được tính từ khi gieo hạt đến khi 80% số hạt chín. Tính trạng này phụ thuộc vào các yếu tố như bản chất của giống, thời vụ gieo trồng và kĩ thuật canh tác. Nếu TGST quá dài hoặc quá ngắn đều ảnh hưởng đến năng suất lúa. TGST quá ngắn so với nhu cầu sinh lý của cây lúa sẽ làm giảm tỷ lệ tích lũy chất khô, giảm năng suất, ngược lại nếu TGST kéo dài thì sẽ gặp phải những biến động bất lợi về thời tiết và yếu tố mùa vụ chung.

Kết quả cho thấy phần lớn các mẫu giống lúa Lào có TGST trung ngày, giống có TGST dài nhất 148 ngày là VLCP và giống có TGST ngắn nhất 97 ngày là VLKT. Mức độ biến động trong tính trạng này là 10,26%


3.1.1.5. Các yếu tố cấu thành năng suất


Từ năm 1970, Đào Thế Tuấn chứng minh được rằng trong công tác chọn giống, các nhà khoa học chú ý nhiều đến các tính trạng cấu thành năng suất như số bông trên khóm, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt [18]. Do vậy để chọn ra được giống có tiềm năng về năng suất thì cần đảm bảo sự kết hợp đầy đủ cả ba yếu tố trên như số bông hữu hiệu cao, số hạt trên bông cao và trọng lượng 1000 hạt đảm bảo ở mức tiêu chuẩn.

+ Số bông trên khóm

Hai yếu tố chính góp phần quan trọng đến số lượng bông hữu hiệu là khả năng đẻ nhánh tối đa của giống và số dảnh hữu hiệu trên khóm. Kết quả đánh giá các tính trạng ở Bảng 3.2 cho thấy phần lớn các giống có số bông trên khóm ở mức thấp (4,64 bông/khóm), cao nhất là VL22 có 6,43 bông/khóm. Tuy nhiên một vài mẫu giống có số bông tương đối thấp như VL61 (3,09 bông/khóm), VL55 (3,26 bông/khóm).



+ Số hạt trên bông

Khi giống đạt số bông hữu hiệu cao thì yếu tố được quan tâm tiếp theo là số hạt trên bông. Đánh giá về số hạt trên bông của các giống mẫu lúa Lào (Bảng 3.2) cho thấy số hạt trên bông của các giống lúa chênh lệch nhau nhiều, cao nhất là giống VL74 với số hạt trên bông là 199,36 hạt/bông và thấp nhất là giống VL61 chỉ đạt 110,91hạt/bông.



+ Tỷ lệ hạt chắc và lép

Điều kiện ngoại cảnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ lệ hạt chắc và lép, đặc biệt là trong giai đoạn lúa trổ bông và vào chắc. Nếu giai đoạn trổ bông mà gặp điều kiện thời tiết bất lợi sẽ làm giảm khả năng thụ phấn của hoa, đồng thời nếu giai đoạn này cây không đủ dinh dưỡng cũng dẫn đến hiện tượng tỷ lệ hạt lửng và lép cao.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ hạt chắc và hạt lép trung bình của 33 mẫu giống lúa Lào lần lượt là 81,08% và 18,92%. Nhìn chung các mẫu giống lúa Lào có tỷ lệ hạt lép cao. Cụ thể hơn là chỉ có 8 giống chiếm tỷ lệ 24,2% có tỷ lệ hạt lép dưới 15%, 13 giống chiếm tỷ lệ 39,4% có tỷ lệ hạt lép từ 15-20%, còn lại là 36,4% các giống có tỷ lệ hạt lép cao trên 20%. LP30 có tỷ lệ hạt lép cao nhất là 36,09%, giống có tỷ lệ hạt lép thấp nhất 12,61% là OX01B, XK10 có 12,79% tỷ lệ hạt lép.

+ Khối lượng 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt là tính trạng dùng để phân loại hạt, giống lúa có khối lượng 1000 hạt nhỏ hơn 18,0g thuộc loại giống có hạt rất nhỏ, từ 18,1 - 22,9g thuộc loại giống có hạt nhỏ, từ 23,0 - 26,9g là giống có hạt trung bình, từ 27,0 - 34,9g là giống có hạt to và lớn hơn 34,9g là loại hạt rất to.

Kết quả cho thấy khối lượng 1000 hạt của 33 mẫu giống lúa Lào trong nghiên cứu trung bình đạt 27,95g, cao nhất đạt 34,28 g là giống VL-NT. XK10 có khối lượng 1000 hạt thấp nhất là 20,68g (Bảng 3.2). Không có giống nào có khối lượng 1000 hạt nhỏ hơn 18,0g.

Hình 3.2. Sự đa dạng khối lượng 1000 hạt của các mẫu giống lúa


Lào nghiên cứu

+ Năng suất lý thuyết (NSLT)

NSLT được tính dựa trên sự tổng hợp tính toán các chỉ tiêu về số bông/khóm, số hạt chắc/bông, khối lượng 1000 hạt và mật độ. Ngoài các chỉ tiêu về tính kháng, chất lượng nông sản của giống, thì NSLT là chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét bình tuyển các giống triển vọng.



Kết quả bảng 3.2 cho thấy giống có NSLT cao nhất là giống VL-NT đạt 96,33 tạ/ha và giống có NSLT thấp nhất là VL61 chỉ đạt 31,08 tạ/ha. NSLT trung bình của các giống nghiên cứu là 69,64 tạ/ha. Nhìn vào hình 3.2 cho thấy có 6 giống cho năng suất lý thuyết từ 70,1 đến 84,46 tạ/ha và cũng có 6 giống đạt từ 26,53 đến 40 tạ/ha.

Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá thực trạng và ĐỀ xuất giải pháP

tải về 1.28 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương