Như chúng ta đã biết, ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới wto. Chúng ta gia nhập wto đúng thời điểm nền kinh tế thế giới diễn biến xấu đến 2 lần



tải về 1.15 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích1.15 Mb.
#39539
  1   2
LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, ngày 11/1/2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Chúng ta gia nhập WTO đúng thời điểm nền kinh tế thế giới diễn biến xấu đến 2 lần. Lần 1(2007) giá cả thị trường thế giới tăng cao. Lần 2 là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua. Năm 2008 là năm khá đặc biệt trong nửa đầu năm nền kinh tế nước ta phải đối phó với tình trạng lạm phát cao. Hậu quả của 2 cuộc khủng hoảng trên vẫn còn tàn dư cho đến nay. Đứng trước tình hình đó mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược phát triển đúng đắn, hiệu quả nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, duy trì và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Thị trường dịch vụ thể dục thể thao là một thị trường mới với Việt Nam nhưng lại không mới so với các nhà đầu tư nước ngoài. Làm thế nào để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với những đối thủ cạnh tranh đầy tiềm lực và giàu kinh nghiệm đang là một câu hỏi lớn đặt ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói chung và California nói riêng. Một câu trả lời khá đơn giản nhưng lại không dễ thực hiện cho tất cả các doanh nghiệp, đó là phải nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hợp tác để có thể chiếm lĩnh thị trường. Có rất nhiều phương thức khác nhau để nâng cao sức cạnh tranh. Tuy nhiên, trong phạm vi của chuyên đề tác giả xin đề cập đến Marketing – công cụ hữu hiệu nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của các nhà cung cấp dịch vụ luyện tập thể dục thể thao nói riêng nhưng dường như vẫn chưa có được sự quan tâm thích đáng từ các nhà quản lí.

Với tư cách là nhân viên làm việc tại California cùng với kiến thức vừa học từ môn “Quản lý kinh tế công nghiệp” do Thầy Hướng Xuân Thạch hướng dẫn, em xin đưa ra một số ý kiến tạm gọi là giải pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý kinh doanh cho công ty California theo quan điểm cá nhân. Do thời gian hạn hẹp của môn học, khả năng tiếp cận với đề tài khoa học chưa cao, chắc chắn chuyên đề này sẽ còn nhiều sai sót cần phải chỉnh sửa, bổ sung. Rất mong Thầy tận tình góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Thông qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Thầy đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn.

 Trân trọng!

          Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2011

Sinh viên thực hiện


  • Lý do chọn đề tài

Marketing luôn được “gán” là phung phí, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn cho rằng 1/2 số tiền quảng cáo bị vứt vào thùng rác. Tuy vậy, chưa ai xác định được số tiền hoang phí kia nằm ở phần nào trong tổng ngân sách Marketing mà họ đã chi tiêu?

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp luôn đặt tiêu chí sử dụng tiền sao cho hiệu quả. Làm sao tiêu tiền ít nhưng đúng mục đích và mang lại lợi ích kinh tế cao, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay. Khi mà các doanh nghiệp đang chịu nhiều áp lực về việc nhiều chi phí đang tăng nhanh, lãi suất ngân hàng cao.Trong khi đầu ra của các doanh nghiệp bị hạn chế vì người tiêu dùng đang chịu cảnh lạm phát cao bóp chết túi tiền của họ. Do đó, việc sử dụng ngân sách cho Marketing sao cho hiệu quả lại được các doanh nghiệp quan tâm ưu tiên đặt lên hàng đầu. 

Thực tế, Marketing không thể thiếu ngay trong thời kì suy thoái, nhưng rõ ràng tính hiệu quả phải được chú ý hơn.

Marketing ra đời là kết quả tất yếu của hoạt động kinh doanh trong thời kỳ toàn cầu hoá . Hoạt động marketing có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Vì :



  • Marketing giúp cho quá trình mua bán sản phẩm diễn ra nhanh chóng và thuận lợi

  • Nhờ có marketing mà các doanh nghiệp có thể nắm bắt được sự thay đổi về thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, cải tiến, đổi mới kịp thời sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi trên thị trường.

  • Marketing giúp cho các nhà cung ứng xác định được quy mô nhu cầu để lập ra kế hoạch sản xuất hợp lý, tránh tình trạng cung ứng thừa hoặc thiếu sản phẩm gây lãnh phí cho doanh nghiệp.

  • Marketing giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được tình hình cạnh tranh hoặc những biến động trong thị trường. Từ đó, họ có thể đưa ra những quyết định nhanh chóng, linh hoạt, chính xác có lợi cho nhà cung ứng về sản phẩm, giá cả, các hình thức quảng cáo, các biện pháp xúc tiến nhằm làm cho sản phẩm được tiêu thụ nhanh, kinh doanh mở rộng và doanh nghiệp có thể phát triển thị trường.

Ngoài ra, còn có các yếu tố chủ quan từ phía tập đoàn California Wellness chi nhánh Hà Nội. Đây là tập đoàn hoạt động lâu năm nhất trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ luyện tập thể dục thể thao, thương hiệu quốc tế với hệ thống chi nhánh tại 15 quốc gia khác nhau. Một tập đoàn có tiềm năng về vốn và thương hiệu, thế nhưng chi nhánh mới tại Hà Nội hoạt động trong năm qua vẫn chưa thực sự hiệu quả, lượng tiền chi tiêu cho Marketing rất lớn nhưng hiệu quả mang lại không cao.

Với các lý do cơ bản trên, em đã quyết định chọn đề tài “ Giải pháp Marketing liên kết – tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý kinh doanh của tập đoàn California Wellness chi nhánh Hà Nội”

Có rất nhiều giải pháp Marketing khác nhau, nhưng bản thân em chọn phân tích sâu về một giải pháp mà em tâm đắc và cho rằng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là “Giải pháp Marketing liên kết – tiết kiệm và hiệu quả”

Giải pháp Marketing liên kết – tiết kiệm và hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong quản lý kinh doanh của tập đoàn California Wellness chi nhánh Hà Nội”

Chuyên đề được hoàn thiện với ba phần:



Chương I : Cơ sở lí luận về Marketing cho tập đoàn California chi nhánh Hà Nội

Chương II: Nôi dung giải pháp Marketing liên kết – tiết kiệm và hiệu quả cho tập đoàn California chi nhánh Hà Nội

Chương III: Đánh giá giải pháp Marketing liên kết – tiết kiệm và hiệu quả cho tập đoàn California chi nhánh Hà Nội


  • Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi sau:

  • Về hoạt động doanh nghiệp: đề tài xoay quanh tình hình thực tiễn tại tập đoàn California Wellness – chi nhánh Hà Nội, cụ thể là hoạt động của phòng Marketing

  • Về nội dung đề tài: tổng quát về hoạt động quản trị Marketing nói chung tại California chi nhánh Hà Nội trong năm 2011

    • Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp tiếp cận hệ thống và logic

  • Phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh

  • Các phương pháp này vừa phân tích biện chứng, vừa đặt nó vào hệ thống lớn của quá trình kinh doanh ở công ty

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN CALIFORNIA CHI NHÁNH HÀ NỘI


    1. KHÁI QUÁT VỀ MARKETING

      1. Khái niệm Marketing

Marketing là một lĩnh vực còn khá mới mẻ so với các lĩnh vực khác của kinh tế như tài chính, nhân sự … Tuy nhiên, quan niệm về Marketing đã có những phát triển nhanh chóng trong thời gian qua.

Theo Philip Kotler1 , Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

Theo CIM – UK’s Chartered Institue of Marketing2 , Marketing là quá trình quản trị nhằm nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi.

Theo AMA – American Marketing Association3 , Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá xúc tiến và phân phối những ý tưởng hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức.

Tuy những quan điểm về Marketing từ những cá nhân và tổ chức khác nhau có những sự khác biệt nhất định, do khác biệt về góc nhìn, nhưng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hai nền tảng cốt lõi của Marketing: sự thỏa mãn nhu cầu và sự thay đổi. Nói một cách rõ ràng, nhìn từ góc độ doanh nghiệp, Marketing là quá trình thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong quá trình trao đổi, gọi là quá trình cung ứng giá trị, bao gồm 3 giai đoạn: nghiên cứu giá trị, xây dựng giá trị và thông báo giá trị.

1.1.2. Marketing trong doanh nghiệp

Nhìn nhận doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận ta sẽ thấy doanh nghiệp có 3 mục tiêu chính cần thỏa mãn, bao gồm mục tiêu tài chính, mục tiêu nhân sự và mục tiêu thị trường. Ba mục tiêu này có vai trò quan trọng và tương tác lẫn nhau trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Thỏa mãn 3 mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.

Ở mục tiêu thị trường, khách hàng là tiêu điểm mà doanh nghiệp hướng tới, và marketing là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong quá trình trao đổi giá trị. Do đó, nhìn từ góc độ này, ta sẽ thấy Marketing là tâm điểm hoạt động của doanh nghiệp, và các hoạt động khác có nhiệm vụ hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của Marketing đặt ra, nhằm thực hiện tốt nhất mục tiêu thị trường.
1.1.3. Quản trị Marketing

Quản trị Marketing bao gồm các việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, định giá, khuyến mãi và phân phối hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng để trao đổi với các nhóm khách hàng mục tiêu, thỏa mãn những mục đích của khách hàng và tổ chức.

Quản trị Marketing trong doanh nghiệp là quản trị Marketing trong xuyên suốt quá trình cung ứng giá trị của doanh nghiệp, bao gồm 3 giai đoạn:


  • Nghiên cứu giá trị

  • Xây dựng giá trị

  • Thông báo giá trị

Trong từng giai đoạn, quản trị Marketing phải thực hiện tuần tự, kỹ lưỡng từ hoạch định đến tổ chức, điều khiển và kiểm tra, để đảm bảo hoạt động Marketing được thực hiện một cách hiệu quả nhất.


1.1.3. Quản trị Marketing dịch vụ

    • Định nghĩa dịch vụ và các tính chất

Theo Philip Kotler, dịch vụ được định nghĩa như sau:

  • Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu. Sản phẩm dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.

  • Dịch vụ là quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các kế hoạch nhằm tạo ra sự trao đổi với các nhóm mục tiêu, thỏa mãn mục tiêu của khách hàng lẫn tổ chức

Ở đây, dưới góc nhìn của người làm chuyên đề, định nghĩa sản phẩm dịch vụ cần được phân tích rõ ràng hơn về yếu tố “không dẫn đến quyền sở hữu”. Bởi lẽ đây là yếu tố tạo lên sự khác biệt giữa dịch vụ và sản phẩm hàng hóa. Quyền sở hữu của một sản phẩm được thực thi khi tích hợp đầy đủ 3 quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Thiếu một trong 3 quyền ấy, quyền sở hữu không được xảy ra. Và chỉ có chủ sở hữu mới có được quyền cuối cùng, đó là quyền định đoạt..

Tuy nhiên, đối với mọi khách hàng dù tiêu thụ sản phẩm hay dịch vụ, điều họ quan tâm là giá trị sử dụng của sản phẩm đó hay còn gọi là quyền sử dụng của sản phẩm đó. Còn yếu tố chiếm hữu hay định đoạt chỉ mang ý nghĩa là tiền đề để họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Như vậy, dịch vụ trước tiên là mang tới cho khách hàng quyền sử dụng sản phẩm. Bên cạnh đó, để sử dụng được dịch vụ, đôi khi đòi hỏi khách hàng phải có quyền chiếm hữu, tức là quyền trực tiếp nắm giữ và quản lý tài sản. Tuy nhiên tất cả các dịch vụ đều không dẫn đến cho khách hàng quyền định đoạt, tức là quyền quyết định mua bán, biếu tặng, thừa kế, phá hủy…, hay nói cách khác là khách hàng không có điều kiện đủ để sở hữu sản phẩm đó.

Dựa trên cơ sở phân tích trên, chúng tôi đề suất có 2 loại dịch vụ chính:


  • Dịch vụ không gắn liền với tài sản (bao gồm quyền sử dụng, không có quyền chiếm hữu), ví dụ như: massage, nhổ răng..

  • Dịch vụ gắn liền với tài sản (bao gồm quyền sử dụng và quyền chiếm hữu đối với khách hàng), ví dụ như: thuê phòng, vay tiền..




    • Bản chất dịch vụ

Mỗi loại dịch vụ mang một số đặc tính riêng, tuy nhiên tất cả các loại hình dịch vụ đều mang những đặc điểm chung sau:

  • Tính vô hình: tất cả các dịch vụ đều vô hình. Khách hàng không thể cầm, nắm, chạm và sản phẩm trước khi mua nó. Do đó khách hàng thường tìm kiếm các nguồn thông tin đáng tin cậy từ những người có uy tín, các chuyên gia, hoặc từ người thân, bạn bè. Bên cạnh đó, khách hàng có thể dựa vào giá để đánh giá chất lượng sản phẩm. Do đó, nhiệm vụ của người làm Marketing là vận dụng những yếu tố để biến cái vô hình thành cái hữu hình, tức là phát huy sự ảnh hưởng của các yếu tố vật chất như địa điểm, thiết kế…

  • Tính không tách rời được ( tính đồng thời của quá trình sản xuất và tiêu thụ): Sản phẩm dịch vụ luôn diễn ra song song hai quá trình sản xuất và tiêu thụ, do đó, khách hàng trở thành một phần của quá trình sản xuất dịch vụ, tức là khách hàng cũng bị tác động của khách hàng khác.

  • Tính không ổn định: sản phẩm dịch vụ luôn không ổn định, vì nó phụ thuộc vào người thực hiện, thời gian và địa điểm diễn ra. Người mua ý thức rất rõ việc này nên họ thường căn cứ rất nhiều vào hiệu quả công việc trong quá khứ. Để hạn chế sự bất ổn định này, các doanh nghiệp thường tiến hành 3 bước cơ bản: tuyển chọn và huấn luyện tốt nhân viên, chuẩn hóa quá trình thực hiện dịch vụ và cuối cùng là theo dõi mức độ hài long của khách hàng một cách thường xuyên.

  • Tính không lưu giữ được: dịch vụ luôn có việc sản xuất và tiêu dung đồng thời, nên không thể cất giữ được. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn sẵn sang cung ứng khi khách hàng có nhu cầu, dẫn đến định phí dịch vụ luôn luôn rất cao. Nhiệm vụ của Marketing trong việc khắc phục đặc điểm này của dịch vụ là phải có chiến lược cân đối giữa cung và cầu.


1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN CALIFORNIA WELLNESS CHI NHÁNH HÀ NỘI NĂM 2011

1.2.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN

  • Lịch sử hoạt động:

Tập đoàn California Wellness Group được thành lập vào ngày 10/8/1995 tại New York, trực thuộc hệ thống các công ty thể dục thể hình New Evolution Ventures, bao gồm các câu lạc bộ ở Mỹ, Canada, Mexico, Nam Phi, Châu Âu và Châu Á. Ngoài ra, khi là thành viên của IHRSA, các hội viên Cali có thể luyện tập tại hơn 9000 câu lạc bộ trên toàn thế giới thông qua chương trình hộ chiếu IHRSA.

California fitness & yoga Việt Nam trực thuộc tập đoàn California Wellness Group, được thành lập ngay 1/12/2007 tại Hùng Vương Plaza, 126 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5, TP HCM



Tên đầy đủ

Công ty TNHH California Wellness Group

Tên viết tắt

California fitness & yoga

Giám đốc điều hành

Mr Randy Gene Dobson

Logo





Trụ sở

Hùng Vương Plaza, 126 Hùng Vương, Phường 12, Quận 5 HCM

Chi nhánh

  • Sky City Tower, 88 Láng Hạ, Hà Nội

  • 28-30-32 Le Lai, Q1, HCM

  • 05 Nguyễn Tất Thành, Q4, HCM

  • Khu biệt thự Tân Trường, Q7, HCM

Điện thoại

(04) 32484212

(08) 2222 0355

(08)3826 0999

(08)6291 5999



(08) 2222 0299

Webside

www.cfyc.com.vn

www.cfyc.vn

Vốn điều lệ của tập đoàn California Việt Nam hiện nay

253.000.000.000 ( hai trăm năm mươi ba tỷ đồng)



  • Chức năng hoạt động của công ty:

Năm 2007, California fitness & yoga đã trở thành công ty quốc tế về thể dục thể hình lớn nhất và đầu tiên hoạt động tại Việt Nam:

  • Cung cấp các dịch vụ 5 sao về thể hình và giải trí như: bể bơi 4 mùa, sục Jacuzzi 4 mùa, Sauna, Spa 5 sao, Yoga, Dance,..

  • Cung cấp các dịch vụ thể hình đẳng cấp quốc tế, với máy móc trang thiết bị hiện đại, đẳng cấp 5 sao dành cho việc luyện tập và giải trí.

  • Đào tạo đội ngũ huấn luyện viên chuyên nghiệp từ đẳng cấp quốc gia cho tới quốc tế

  • Sử dụng và duy trì bản quyền Lesmills ( Hiệp hội thể dục thể thao Newzealand)

  • Sử dụng và duy trì bản quyền NASM ( Hiệp hội thể dục thể thao Hoa Kỳ)

  • Cung cấp hệ thống máy tập Life Fitness – Tập đoàn cung cấp dụng cụ luyện tập thể dục thể thao hàng đầu thế giới.

  • Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của công ty:

    • Tầm nhìn

“Trở thành nhà cung cấp các dịch vụ về sức khỏe và thể hình số 1 tại Việt Nam bằng cách luôn mang đến các dịch vụ và sản phẩm với chất lượng tốt nhất và hiện đại nhất trên thế giới”

    • Sứ mệnh

“ Making life better” – Giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn

    • Mục tiêu:

  • 2012: Hoàn thiện và đi vào hoạt động chi nhánh thứ 2 tại Hà Nội

  • 2012: Hoạt động 2 chi nhánh 3 sao ở quận 7 và quận 4, TP HCM

  • 2015: Hoàn thiện hệ thống phòng tập ở Việt Nam: Xây dựng xong và đi vào hoạt đông 2 chi nhánh 5 sao ở 2 thành phố lớn: Hải Phòng và Đà Nẵng

  • 2015: Hoàn chỉnh hệ thống tập đoàn California tại Việt Nam với 7 phòng tập tại Hà Nội, HCM, Hải phòng và Đà Nẵng, trong đó có 4 phòng tập tiêu chuẩn 3 sao và 3 phòng tập tiêu chuẩn 5 sao

  • Xây dựng hệ thống Manager người Việt Nam



  • SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY:




BP

NHÂN SỰ


BP

MARKETING



BP

HUẤN LUYỆN VIÊN



BP

KỸ THUẬT


BP

LỄ TÂN



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 1.15 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương