Nguyễn văn phát bệnh viêm vú BÒ SỮa và MỘt số biện pháp phòng trị luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010


Nội dung 3: Phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa bò bị viêm vú và thử kháng sinh đồ



tải về 2.95 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.95 Mb.
#39108
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

2.4.3 Nội dung 3: Phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa bò bị viêm vú và thử kháng sinh đồ

Nội dung được thực hiện nhằm xác định những vi khuẩn hiện diện trong sữa của bò bị viêm vú. Sau đó, mức độ mẫn cảm hay đề kháng của các vi khuẩn này đối với một số kháng sinh được xác định nhằm đưa ra hướng điều trị thích hợp.



2.4.3.1 Phân lập xác định vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa bò bị viêm vú

Thu thập mẫu

Mẫu sữa được chọn lấy trực tiếp từ những thùy vú bò bị viêm vú lâm sàng hay viêm vú tiềm ẩn đã được xác định bằng phương pháp thử CMT. Vệ sinh và sát trùng bầu vú bằng cồn 70o, vắt bỏ vài tia sữa đầu trước khi lấy mẫu sữa (khoảng 10 ml) cho vào ống nghiệm vô trùng. Sau đó đậy kỹ, đánh số ký hiệu rồi cho vào bình đá bảo quản ở nhiệt độ khoảng 4oC và chuyển đến Bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm tiến hành xét nghiệm ngay trong ngày.



Phân lập và định danh vi sinh vật trong các mẫu sữa (Quinn [140]).

Nhóm coliforms (Klebsiella pneumoniae, Citrobacter diversus, Enterobacter aerogenes và E. coli).

50µl sữa của mỗi mẫu sữa được cấy trên thạch MC và ủ ở 37oC/ 24 giờ. Sau đó, từ mỗi dạng khuẩn lạc mọc trên đĩa chọn 3 khuẩn lạc điển hình để xác định giống và loài. Việc xác định giống và loài theo sơ đồ (xem phụ lục 3, trang 143)

Staphylococcus spp. và Streptococcus spp.

50µl sữa của mỗi mẫu sữa được cấy trên thạch máu cừu 5% (BA) và ủ ở 37oC/ 24 giờ. Từ mỗi đĩa, chọn 3 khuẩn lạc nghi ngờ với đặc điểm: khuẩn lạc tròn, màu trắng sữa hay vàng, kích thước từ 2 – 3 mm để tiếp tục kiểm tra và định danh theo sơ đồ (xem phụ lục 3 trang 144, 145)



Pseudomonas aeruginosa

50µl sữa của mỗi mẫu sữa được cấy trên thạch máu cừu 5% (BA) và ủ ở 37oC/ 24 giờ. Từ mỗi đĩa, chọn 3 khuẩn lạc nghi ngờ là P. aeruginosa với đặc điểm: trên BA có khuẩn lạc lớn, dẹp, rìa nhăn, nhầy, dung huyết b; trên MC khuẩn lạc lớn rìa nhăn màu nâu xám. Gram –, hình trực, oxidase +, có thể phát triển ở 42oC, sinh sắc tố mạnh trên NA (nutrient agar), glucose (+) và lactose (-).



2.4.3.2 Thử kháng sinh đồ

Các gốc vi khuẩn phân lập được từ mẫu sữa viêm được xác định khả năng đề kháng với các kháng sinh thông dụng trên thị trường theo phương pháp Kirby Bauer.

Vi khuẩn được làm hoạt hóa sang môi trường thạch ống nghiêng NA, ủ 37oC/24h (riêng Streptococcus thì hoạt hóa bằng thạch ống nghiêng BA). Lấy sinh khối vi khuẩn cho vào 9 ml dung dịch NaCl 0,9% vô trùng, lắc đều và điều chỉnh để có độ đục tương đương với độ đục Mc Farland 0,5. Sau đó, lấy tăm bông vô trùng thấm huyễn dịch vi khuẩn trải đều lên bề mặt đĩa thạch Mueller-Hinton (MH) hoặc thạch máu (đối với Streptococcus). Đặt đĩa giấy tẩm kháng sinh lên bề mặt đĩa thạch đã được trải trùng, mỗi đĩa thạch có thể đặt tối đa 7 đĩa giấy tẩm kháng sinh. Khoảng cách từ mép đĩa đến đĩa giấy tẩm kháng sinh tối thiểu là 10 mm, và khoảng cách giữa 2 đĩa giấy tẩm kháng sinh tối thiểu là 20 mm. Ủ 37oC/18 - 24 giờ. Kết quả được đọc bằng cách đo đường kính vòng vô khuẩn rồi so với bảng đường kính vòng vô khuẩn chuẩn để xác định tính mẫn cảm hay đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh tương ứng (xem phụ lục 4, trang 146 - 149).

Các đĩa kháng sinh sử dụng gồm: ampicillin, amoxicillin, cephalexin, penicillin, gentamicin, kanamycin, neomycin, streptomycin, norfloxacin, spiramycin, ciprofloxacin, ofloxacin, erythromycin, doxycycline, tetracycline, Bactrim (trimethoprime + sulfamethoxazole), colistin, tobramycin do công ty Nam Khoa cung cấp.



2.4.4 Nội dung 4: Khảo sát một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn

Mục tiêu: Khảo sát này nhằm biết được khi bò bị viêm vú tiềm ẩn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng sữa. Đây là những chỉ tiêu có liên quan đến tiêu chuẩn thu mua của nhà máy sữa.

Mẫu sữa phân tích: Lấy các mẫu sữa ở các mức độ CMT: -, +, + + và + + +.

2.4.4.1 Phương pháp phân tích chỉ tiêu chất béo, protein, lactose, tổng vật chất khô

Thành phần hóa học của sữa như: chất béo, protein, lactose, tổng vật chất khô được phân tích bằng máy phân tích nhanh MilkoScan FT 120. Đây là thiết bị chuyên dùng để phân tích sữa với thời gian phân tích là 30 giây. Máy được cung cấp bởi hãng Foss Electric của Mỹ.

Máy MilkoScan FT 120 được sử dụng kèm với máy vi tính. Hoạt động của máy được điều khiển bằng phần mềm vi tính, cho kết quả phân tích hiển thị ra màn hình dưới dạng cột.

Nguyên tắc hoạt động máy MilkoScan FT 120

Máy MilkoScan FT 120 phân tích thành phần hóa học của mẫu sữa dựa vào dụng cụ đo giao thoa phổ hồng ngoại FTIR (Fourier Transform Infrared Spectrocopy). FTIR quét trên một dãy phổ hồng ngoại đầy đủ cho những chất hóa học cần phân tích. Thu thập tất cả dữ liệu từ dãy quang phổ này cùng phân tích một lúc bằng bộ phận hồng ngoại (IR analysis). Sự phân tích này dựa trên sự so sánh dãy phổ hồng ngoại thu được với dãy phổ hồng ngoại chuẩn mà người sử dụng đã định sẵn. Trình tự phân tích như sau:

Nguồn tia laser phát ra kích hoạt nguồn hồng ngoại phát ra tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại này đi qua bộ phận tách tia (beam splitter) tạo thành hai tia sáng đi tới hai gương phẳng. Tới gương, hai tia sáng sẽ phản xạ lại và đi tới cốc chứa mẫu. Hai tia sáng được mẫu sữa hấp thu và phát thành hai luồng sáng đặc trưng cho mẫu, hai luồng sáng này sẽ giao thoa với nhau tạo thành phổ giao thoa hồng ngoại. Phổ được ghi bằng dụng cụ đo giao thoa (enterferometer). Nhờ nguyên lý toán học Fourier (thực hiện được 10 phép tính/1giây), phổ giao thoa được chuyển thành 1 dãy phổ đầy đủ đặc trưng cho mẫu cần phân tích dưới dạng hình sin có tần số và biên độ xác định. Dãy phổ này sẽ được so sánh với dãy phổ chuẩn tại bộ phận phân tích hồng ngoại (IR analysis) mà người sử dụng đã hiệu chỉnh sẵn. Từ kết quả này sẽ đưa ra kết quả thành phần hóa học của mẫu sữa cần phân tích.

2.4.4.2 Đo pH sữa

Dùng pH kế cầm tay (Pocket pH Meter)



2.4.4.3 Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí

Đếm tổng số vi sinh hiếu khí trong sữa nhằm đánh giá chất lượng sữa bò bị viêm vú tiềm ẩn so với sữa bình thường và đánh giá hiệu quả điều trị về mặt vi sinh.

Cách thực hiện: Các mẫu sữa được pha loãng thập phân với nước muối NaCl 0,9%. Chọn ba nồng độ thích hợp, mỗi nồng độ cho vào 2 đĩa petri vô trùng (1 ml/ đĩa). Sau đó, cho 18-20 ml môi trường NA (Nutrient Agar) đã được làm nguội 40oC – 45oC vào mỗi đĩa, lắc đều, và để yên 10 - 15 phút cho thạch NA trong đĩa đông lại. Sau khi ủ (37oC/ 24 giờ), đếm số khuẩn lạc trên các đĩa. Chọn những đĩa có từ 30 đến 300 khuẩn lạc để tính kết quả [5].

Tổng số vi khuẩn hiếu khí của mỗi nồng độ được xác định bằng công thức.

A1= M × V × H

A1: Tổng số vi khuẩn hiếu khí của nồng độ 1 được chọn

M: số khuẩn lạc trung bình của 2 đĩa

V: lượng sữa dùng pha loãng (ml)

H: hệ số pha loãng

Tương tự cho A2, …

Tổng số vi khuẩn hiếu khí của mẫu (N) được xác định bằng công thức

N= (A1 + A2 + A3)/ 3



2.4.5 Nội dung 5: Thử nghiệm biện pháp phòng viêm vú bò sữa bằng biện pháp vệ sinh - thú y

Qua kết quả khảo sát tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn và tìm hiểu những nguyên nhân có liên quan. Dựa vào điều kiện thực tế, chúng tôi áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y để phòng viêm vú tiềm ẩn trên đàn bò thí nghiệm.

Mục tiêu nội dung này nhằm đánh giá xem việc áp dụng qui trình vệ sinh thú y có hiệu quả ở mức độ nào trong phòng bệnh viêm vú cho đàn bò sữa, để từ đó có cơ sở thực tiễn khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng.

Thí nghiệm được thực hiện tại xí nghiệp bò sữa An Phước (Long Thành – Đồng Nai) và một số hộ chăn nuôi bò sữa gia đình ở Tp. Hồ Chí Minh.



Bảng 2.2 Bố trí thử nghiệm phòng viêm vú bằng biện pháp vệ sinh thú y




Thí nghiệm

Đối chứng

Số bò lúc bắt đầu thử nghiệm

157

175

Số thùy vú thử CMT lúc bắt đầu thử nghiệm

614

685

Số thùy vú viêm tiềm ẩn

243

225

Tỉ lệ thùy vú viêm tiềm ẩn (%)

39,58

32,85

Biện pháp thực hiện

  1. Sát trùng vú trước khi vắt sữa bằng dung dịch iodavic.

  2. Sử dụng khăn sạch riêng để lau vú từng con.

  3. Lau sạch và nhúng núm vú vào dung dịch sát trùng Iodamam sau khi vắt sữa.

  4. Hàng tuần sát trùng chuồng trại bằng dung dịch TH4.

  5. Bơm 1 ống Cloxamam vào mỗi thùy vú khi cạn sữa bò.

Cơ sở chăn nuôi không có thực hiện các biện pháp như lô thí nghiệm.

Bò thí nghiệm được chia làm 2 lô: lô đối chứng và lô thí nghiệm.

Lô đối chứng: 175 bò lai HF đang khai thác sữa được áp dụng các biện pháp vệ sinh chăm sóc và khai thác sữa theo qui trình của cơ sở chăn nuôi.

Lô thí nghiệm: 157 bò lai HF đang khai thác sữa. Ngoài qui trình kỹ thuật của cơ sở, chúng tôi áp dụng thêm một số biện pháp vệ sinh thú y mà cơ sở chăn nuôi không có áp dụng như đã trình bày ở bảng 2.2.

Cả 2 lô được thử CMT vào đầu thí nghiệm và lập lại hàng tháng trong 3 tháng để đánh giá tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn của 2 lô đối chứng và thí nghiệm.



      1. Nội dung 6: Thử nghiệm điều trị viêm vú bò sữa và khảo sát sự tồn dư kháng sinh trong sữa khi đang điều trị

2.4.6.1 Thử nghiệm biện pháp điều trị viêm vú

Mục tiêu: Tìm ra phương pháp điều trị có hiệu quả cao để giúp người chăn nuôi và cán bộ thú y ứng dụng điều trị viêm vú cho bò.

Biện pháp thực hiện: Dựa vào kết quả phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ cũng như các chế phẩm thuốc thú y có trên thị trường dùng điều trị viêm vú, chúng tôi chọn và áp dụng các cách điều trị như sau:


  1. Cách điều trị viêm vú lâm sàng

Bảng 2.3 Phác đồ điều trị viêm vú lâm sàng

Đường cấp thuốc

Chế phẩm

Số thùy vú điều trị

Tiêm

Oxytetracycline

Genta - Tylosin



36

25


Bơm vào thùy vú

Biotetra Mas

Mamifort


Mastijet Fort

Mamifort, Mastijet Fort + Masticum*

Masticum*


38

35

66



36

41


Tiêm + bơm vào thùy vú

Oxytetracycline + Mamifort

Oxytetracycline + Masticum*

Gentamicin hoặc Amoxicillin + Mastijet Fort hoặc Mamifort


16

24
35



Ghi chú: * Sản phẩm không có kháng sinh

Để điều trị viêm vú lâm sàng, chúng tôi sử dụng các chế phẩm và đường cấp thuốc theo các phương thức trình bày ở bảng 2.3. Việc chọn chế phẩm điều trị được thực hiện một cách ngẫu nhiên trong điều kiện thực tế cho phép, không có bố trí thí nghiệm.



  1. Cách điều trị viêm vú tiềm ẩn

Chỉ chọn những bò có vú bị viêm ở mức độ CMT 3 (++) và 4 (+++) để điều trị. Trước khi điều trị, các mẫu sữa được thu thập để phân lập vi khuẩn và thử kháng sinh đồ nhằm chọn các chế phẩm có chứa kháng sinh mà vi khuẩn mẫn cảm.

Bảng 2.4 Cách bố trí thí nghiệm điều trị viêm vú tiềm ẩn

Đường cấp

thuốc

Sản phẩm

dùng điều trị

Số thùy vú

điều trị

Số ngày

điều trị

Tiêm

(a)


Chọn 1 trong các loại:

Oxytetracycline

Amoxysol LA

Tobram (SGN - V)

Cipryl – inj (Korea) Oflotin


30

3

Bơm trực tiếp vào

thùy vú


(b)

Bio - Neomas

31

3

Bio - Tetramas

34

3

Mastijet Fort

52

3

Juraclox LC

38

3

Tổng (b)

155




Tiêm + Bơm trực tiếp vào thùy vú

(c)


Chọn 1 trong các loại sản phẩm tiêm như trên + Mastijet Fort hoặc Juraclox LC

30

3

Tổng (a+b+c)

215




  1. Đánh giá kết quả điều trị

  • Viêm vú lâm sàng

Kết quả điều trị viêm vú lâm sàng được đánh giá khỏi bệnh khi vú viêm không còn dấu hiệu lâm sàng và tính chất sữa trở lại bình thường, sữa được cơ sở thu mua chấp nhận. Ghi nhận thời gian điều trị khỏi và tỉ lệ khỏi.


  • Viêm vú tiềm ẩn

Sau 3 ngày điều trị, tiến hành lấy mẫu sữa ở các thùy vú điều trị để thử CMT. Nếu kết quả CMT 0 (-) và 1 (±) thì được đánh giá là điều trị có kết quả.

Tỉ lệ điều trị khỏi (%) = Số thùy vú khỏi / số thùy vú điều trị × 100



(4) Đếm tổng số vi khuẩn S. aureus trước và sau khi điều trị viêm vú tiềm ẩn

Nhằm đánh giá kết quả điều trị khỏi bệnh viêm vú tiềm ẩn về mặt vi sinh do vi khuẩn S. aureus gây ra, mẫu sữa được lấy và đếm tổng số vi khuẩn S. aureus trước khi dùng kháng sinh điều trị và sau khi kết thúc liệu trình điều trị.

Các mẫu sữa được pha loãng thập phân với nước muối NaCl 0,9% và 0,1 ml của mỗi độ pha loãng được cho vào và được dàn đều trên các đĩa thạch BP (Baird Parker). Sau 24 giờ nuôi cấy (37oC), xác định số lượng (và đánh dấu) khuẩn lạc có hình dáng đặc trưng (tròn, đen bóng, lồi, ướt, có đường kính 2 – 3 mm, có vòng halo đục xung quanh) và khuẩn lạc có hình dáng không đặc trưng (không có vòng halo sáng xung quanh), sau đó thử phản ứng coagulase trên những đĩa có số khuẩn lạc từ 25 – 250 [5]. Công thức tính:

X = (a+b) × (1/v) × h

X: số lượng vi khuẩn trong 1ml sữa

a, b: tỷ lệ khuẩn lạc điển hình và không điển hình đã xác định dương tính bằng phản ứng coagulase

v: lượng sữa cấy (ml)

h: hệ số pha loãng

2.4.6.2 Xác định tồn dư kháng sinh trong sữa khi đang điều trị viêm vú

Mục đích: Nhằm đánh giá sự tồn dư kháng sinh trong sữa ở những thùy vú không điều trị khi áp dụng phương pháp điều trị viêm vú bằng đường cấp kháng sinh cục bộ trực tiếp vào thùy vú viêm. Để từ đó có cơ sở khuyến cáo nhà chăn nuôi khai thác và sử dụng sữa hợp lý.

Cách thực hiện: Chọn những bò có 1 – 2 thùy vú viêm tiềm ẩn đã được xác định qua phản ứng CMT, điều trị bằng cách bơm trực tiếp chế phẩm kháng sinh dạng kem vào thùy vú viêm. Sau khi bơm kháng sinh lần thứ 2 khoảng 6 giờ, lấy mẫu sữa (200 ml) ở mỗi thùy vú có điều trị và thùy vú không điều trị (sau khi vệ sinh sát trùng và vắt bỏ những tia sữa đầu) cho vào lọ đựng mẫu sạch vô trùng, bảo quản trong bình đá ở nhiệt độ khoảng 4oC và đưa ngay đến phòng thí nghiệm kiểm tra tồn dư kháng sinh.

Phương pháp kiểm tra: Dùng phương pháp vi sinh vật để định tính và phương pháp sắc ký lỏng cao áp để định lượng.


  • Phương pháp vi sinh vật để xác định các nhóm kháng sinh tồn dư

Nguyên tắc: Nuôi cấy một loài vi khuẩn nhạy cảm chuyên biệt với một nhóm kháng sinh trên đĩa thạch. Cho sữa vào khuôn thạch được tạo lỗ sẵn trên đĩa petri, tiếp tục nuôi cấy ở nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật đó. Sự phân tán của chất kháng khuẩn hiện diện sẽ ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn này tạo nên một vòng vô khuẩn xung quanh mẫu. Mẫu được kết luận là dương tính khi có ít nhất một đĩa dương tính và vòng vô khuẩn có bề rộng tối thiểu là 2 mm [78]. Giống vi khuẩn dùng khảo sát tồn dư kháng sinh nhóm tetracycline là Bacillus cereus ATCC 11778, nhóm aminoside và β – lactam là Bacillus subtilis ATCC 6633.

Bảng 2.5 Khảo sát tồn dư kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật



Kháng sinh

Tetracycline

(tetracycline, oxytetracycline)



Aminoside

(neomycin)



β – lactam

(amoxicillin,

ampicillin)


Số thùy vú điều trị

15

14

16

Số thùy vú không điều trị

25

26

24

  • Phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC – High Pressure Liquid Chromatography) để định lượng kháng sinh tồn dư

Nguyên tắc: nguyên tắc cơ bản của sự chia tách kỹ thuật sắc ký là một pha động di chuyển qua một pha tĩnh và kéo các chất tan trong hỗn hợp phân tích di chuyển theo với những tốc độ khác nhau. Quá trình di chuyển của chất tan giữa hai pha là quá trình hấp phụ và phản hấp phụ xảy ra hoặc phân bố và rửa giải liên tục. Kết quả là các chất tan trong hỗn hợp được tách ra [6].

Bảng 2.6 Khảo sát tồn dư kháng sinh bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp



STT

Kháng sinh

Thùy vú điều trị (bơm kháng sinh vào thùy vú viêm)

Thùy vú không điều trị

(thùy vú không viêm)



1

Amoxicillin

4

4

2

Ampicillin

4

4

3

Oxytetracycline

4

4

4

Tetracycline

4

4

2.5 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được quản lý bằng phần mềm Excel 2003.

Thống kê được xử lý bằng phần mềm Minitab 1.13.

Số lượng vi khuẩn được đổi ra log10 để đánh giá và so sánh thống kê.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


    1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ SỮA Ở CÁC HỘ DÂN

Qua khảo sát 274 hộ chăn nuôi bò sữa ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận trong thời gian từ năm 2004 đến 2005, kết quả ghi nhận như sau:

  • Giống bò

Giống bò được nuôi chủ yếu là bò lai HF (Holstein Friesian) với mức độ máu HF là 50% (1/2 HF), 75% (3/4 HF), 87,5% (7/8 HF) và một số bò > 7/8 HF. Sản lượng sữa bình quân trên một bò vắt sữa ở mỗi hộ biến động từ 10-17 kg/ngày. Sản lượng này phụ thuộc vào con giống, lứa đẻ, tháng cho sữa và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc. Nhìn chung phần lớn các hộ chăn nuôi bò sữa có năng suất thấp, bình quân toàn đàn dưới 15 kg/con/ngày; do đó hiệu quả kinh tế chăn nuôi không cao, nhất là khi chi phí chăn nuôi tăng cao mà giá thu mua sữa không tăng thì người chăn nuôi không có lời, thậm chí có khi bị lỗ.

  • Phương thức chăn nuôi

Hầu hết các hộ chăn nuôi bò sữa (92%) đều áp dụng phương thức nuôi nhốt, cho ăn uống tại chuồng vì không có đồng cỏ để chăn thả, có hộ dành khoảng sân gần chuồng để bò đi lại vận động. Có 8% số hộ kết hợp nuôi nhốt với chăn thả bán thời gian quanh nhà, nhưng chủ yếu cho bò vận động, thức ăn được cấp tại chuồng là chính.

  • Chuồng trại

Kết cấu chuồng trại tùy điều kiện kinh tế và sự hiểu biết về kỹ thuật mà xây dựng một cách đơn giản hay bán kiên cố. Nền chuồng đổ bê tông hay tráng xi măng (100% số hộ), có hộ dùng tấm lót nền bằng cao su để hạn chế bò bị hư móng. Mái chuồng phần lớn lợp bằng tôn (86,13%), có một số hộ lợp bằng fibrociment, ngói hay lá (13,87%). Vách chuồng thường được che chắn tạm bằng thanh gỗ hay thanh sắt (76,42%), rất ít hộ xây tường gạch xung quanh (6,93%) hoặc không có vách (16,42%). Tùy điều kiện đất đai rộng hay hẹp và qui mô chăn nuôi mà diện tích bình quân trên đầu con từ 4 - 7 m2. Thường bò được cột ở vị trí cố định. Có vài hộ lắp hệ thống quạt gió hay hệ thống phun sương để chống nóng cho bò khi nhiệt độ môi trường tăng cao. Hầu hết các hộ chăn nuôi không có nơi riêng vắt sữa cho bò mà vắt tại chuồng nuôi (97,44% số hộ). Đây cũng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ bò bị viêm vú do khó thực hiện tốt công tác vệ sinh vắt sữa, nhất là có trường hợp vắt bỏ sữa xuống nền chuồng.

  • Thức ăn

Nguồn thức ăn chính cho bò là cỏ tươi (100% hộ sử dụng). Cỏ được người chăn nuôi trồng chủ yếu là cỏ voi vì năng suất cao, dễ trồng và nguồn cỏ tự nhiên được cắt đem về chuồng cho bò ăn. Nếu không đủ cỏ tươi thì cho ăn thêm rơm (76,28% số hộ). Ngoài ra người chăn nuôi còn sử dụng một số phụ phẩm như xác mì (85,03%), xác đậu (39,05%), bã bia (87,95% số hộ). Đối với bò trong giai đoạn khai thác sữa thì bổ sung thêm thức ăn tinh (99,63% số hộ) dạng cám hỗn hợp do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc bán trên thị trường với số lượng tùy theo sản lượng sữa và thể trạng của bò, thường từ 0,4 - 0,5 kg/1 kg sữa sản xuất. Có hộ còn bổ sung rỉ mật đường, urê, khoáng hay bánh đá liếm (9,50% số hộ). Nhìn chung người chăn nuôi chỉ chú ý về số lượng thức ăn nhưng về chất lượng chưa được quan tâm, do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, năng suất sữa và sức khỏe của đàn bò.

  • Nguồn nước

Các hộ chăn nuôi (100%) sử dụng nguồn nước từ giếng khoan tại chỗ không qua xử lý để cho bò uống, tắm rửa bò, vệ sinh chuồng trại và dụng cụ hay để tưới cỏ

  • Vệ sinh chăm sóc và phòng bệnh

Các hộ chăn nuôi bò sữa thường vệ sinh chuồng trại ngày 2 lần trước khi vắt sữa bằng cách dọn phân, tắm bò kết hợp dội nước rửa chuồng, nếu thời tiết nóng có hộ tắm bò vào buổi trưa. Phân được chứa ở những hố gần chuồng để bón cây, cỏ hay bán. Không có hộ nào ủ phân đúng qui cách trước khi sử dụng, còn nguồn nước thải được dẫn ra ngoài tưới cỏ, cây. Rất ít hộ (4,38%) sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tháng. Điều này ảnh hưởng đến môi trường vệ sinh chăn nuôi, làm cho bệnh viêm vú dễ xảy ra và lây lan.

Định kỳ 2 lần trong năm đàn bò được tiêm phòng 2 loại vaccin phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng do cán bộ thú y địa phương thực hiện. Việc phòng bệnh ký sinh trùng chưa được người chăn nuôi quan tâm.



  • Phương thức khai thác và vắt sữa

Bò cho sữa được vắt mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều do người chủ tự vắt hoặc thuê người vắt sữa thuê. Việc vắt sữa phần lớn thực hiện bằng tay (74%) do qui mô chăn nuôi nhỏ. Chỉ những hộ chăn nuôi có qui mô đàn khá lớn và có điều kiện kinh tế mới trang bị máy vắt sữa (26%).

Các dụng cụ vắt sữa, lọc sữa, thùng chứa sữa đều được vệ sinh sau mỗi buổi vắt sữa với xà phòng, nước giếng rồi đem phơi nắng. Có một số hộ dùng nước nóng vệ sinh bình chứa sữa. Những hộ sử dụng máy vắt thì vệ sinh máy sau mỗi buổi vắt.

Đối với việc vệ sinh khi vắt sữa, phần lớn các hộ thực hiện rất đơn giản bằng cách rửa bầu vú bằng nước giếng, sau đó dùng khăn lau cho khô. Có hộ sử dụng khăn sạch riêng cho từng con, nhưng phần lớn dùng một khăn cho cả đàn. Còn đối với người vắt sữa thuê có khi sử dụng một khăn cho nhiều hộ, do đó rất dễ làm bệnh viêm vú lây lan. Người vắt sữa chỉ rửa tay bằng nước giếng trước khi vắt sữa, không rửa với xà phòng hay dung dịch thuốc sát trùng. Không có hộ nào sát trùng vú bò trước khi vắt sữa và chưa đến 5% số hộ sử dụng thuốc sát trùng nhúng núm vú sau khi vắt.

Việc kiểm tra bầu vú và sữa trước khi vắt sữa cũng chưa được người chăn nuôi hay người vắt sữa thuê quan tâm đúng mức. Thường họ vắt bỏ những tia sữa đầu xuống nền chuồng, không có dụng cụ riêng hứng kiểm tra những tia sữa đầu, ngay cả khi bò bị viêm vú lâm sàng cũng không có dụng cụ chứa sữa riêng mà vắt bỏ xuống nền chuồng rồi dội nước, do đó rất dễ làm bệnh viêm vú lây lan trong đàn.



Người chăn nuôi cạn sữa cho bò khoảng 60 ngày trước khi bò sinh để bò hồi phục chuẩn bị cho chu kỳ sữa kế tiếp. Thường chu kỳ khai thác sữa khoảng 300 ngày, nhưng có những con chậm lên giống lại sau khi sinh hay phối nhiều lần không đậu thai nên thời gian khai thác sữa kéo dài, có khi trên 12 tháng mặc dù lượng sữa không nhiều, điều này cũng là nguyên nhân làm cho sản lượng sữa bình quân trong đàn thấp. Khi cạn sữa cho bò không có hộ nào dùng kháng sinh bơm vào vú để phòng viêm vú, trừ khi trường hợp vú bị viêm lâm sàng trong quá trình cạn sữa thì mới điều trị.

    1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VIÊM VÚ

      1. Viêm vú tiềm ẩn

        1. Tỉ lệ bò và thùy vú bị viêm tiềm ẩn

Qua 2 năm khảo sát (2004 – 2005) tại các hộ và trại chăn nuôi bò sữa ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh và vùng phụ cận với phương pháp dùng thuốc thử Leucocytest kiểm tra sữa lấy từ các thùy vú bò, tỉ lệ bình quân viêm vú tiềm ẩn của bò và thùy vú qua các tháng trong năm được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tỉ lệ bò và thùy vú bị viêm tiềm ẩn bình quân theo tháng trong năm

2004 và 2005

Chỉ tiêu
Tháng

Số bò khảo sát

Số bò viêm vú tiềm ẩn

Tỉ lệ (%)

Số thùy vú khảo sát

Số thùy vú viêm tiềm ẩn

Tỉ lệ (%)

1

437

334

76,43

1706

916

53,69

2

423

331

78,25

1650

835

50,61

3

692

482

69,65

2698

1238

45,89

4

588

420

71,43

2274

1006

44,24

5

668

462

69,16

2618

1082

41,33

6

538

340

63,20

2103

795

37,88

7

580

352

60,69

2240

812

36,25

8

715

422

59,02

2769

998

36,04

9

440

242

55,00

1724

604

35,03

10

449

265

59,02

1753

776

44,27

11

382

240

62,83

1487

607

40,82

12

386

266

68,91

1492

654

43,83

Tổng

6298

4156

65,99

24514

10323

42,11




Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương