Nguyễn văn phát bệnh viêm vú BÒ SỮa và MỘt số biện pháp phòng trị luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010



tải về 2.95 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.95 Mb.
#39108
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15



Tiếng Anh

BA

CAMP


:

:


Blood agar

Christie- Atkins- Munch- Peterson



Thạch máu

Phản ứng CAMP



CFU

:

Colony forming unit

Đơn vị khuẩn lạc

CMT

:

California mastitis test

Thử viêm vú theo phương pháp California

FMD

:

Foot and Mouth disease

Bệnh lở mồm long móng

HF

:

Holstein Friesian

Giống bò Hà Lan lang trắng đen

HPLC

:

High pressure liquid chromatography

Phương pháp sắc ký lỏng cao áp

IM

IMViC


:

:


Intramuscular injection

Indole Methyle red Voges-Proskauer Citrate



Tiêm bắp

IMViC test



IU

:

International unit

Đơn vị quốc tế

IV

KIA


LDC

:

:

:



Intravenous injection

Kligler Iron Agar

Lysine decarboxylase


Tiêm tĩnh mạch

Môi trường KIA

LDC test


MC

:

Mac- Conkey

Môi trường Mac- Conkey

MIC

:

Minimal inhibitory concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

NSAID
OF

:
:

Non steroidal anti inflammatory drug

Oxidation - Fermentation



Thuốc kháng viêm không chứa corticoid

OF test


ppm

:

part per million

Phần triệu

SC

SCC


spp.

:

:

:



Subcutaneous injection

Somatic cell counts

species plural


Tiêm dưới da

Số lượng tế bào bản thể

Nhiều loài





MỞ ĐẦU
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa là những loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, cân đối và dễ tiêu hóa đối với con người. Do những ưu điểm nổi bật của sữa nên nhu cầu sử dụng sữa ở nước ta ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển kinh tế. Năm 1990 lượng sữa tiêu thụ bình quân đầu người là 0,47 kg/ năm, năm 1995 tăng lên 3,7 kg, năm 2000 đạt 5,2 kg và năm 2005 đạt 7,9 kg/ người/ năm. Mặc dù nhu cầu sử dụng sữa trong nước tăng rất mạnh, nhưng nguồn sữa nguyên liệu sản xuất trong nước rất ít, phần lớn phải nhập từ nước ngoài. Năm 1990 cả nước sản xuất được 9.300 tấn sữa tươi, năm 2000 được 52.200 tấn và năm 2006 đạt 215.900 tấn. Với sản lượng sữa sản xuất trong nước như trên, năm 2000 chỉ đáp ứng được 8% nhu cầu tiêu thụ trong nước và năm 2006 đáp ứng được hơn 22%. Như vậy, chúng ta đã nhập gần 80% lượng sữa tiêu thụ [7]; [8].

Để đáp ứng nhu cầu sữa ngày một tăng, từng bước chủ động nguồn nguyên liệu trong nước thay dần sữa nhập nhằm tiết kiệm ngoại tệ, đồng thời tạo được việc làm cho người dân, chính phủ đã có chủ trương phát triển chăn nuôi bò sữa trong nước bằng những chính sách như hỗ trợ vốn cho nông dân, nhập bò và tinh bò sữa cao sản từ các nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển, qui hoạch và khuyến khích các vùng có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa với mục tiêu cụ thể của chương trình phát triển đàn bò sữa theo Quyết định 167/2001/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ giai đoạn 2001 – 2010 nhằm nâng tổng số bò sữa của cả nước từ 38.000 con năm 2001 lên 200.000 năm 2010. Do có chủ trương, chính sách và việc nuôi bò sữa đem lại nhiều lợi ích nên hiện nay bò sữa được nuôi ở nhiều địa phương trong cả nước. Năm 2006 cả nước nuôi được 113.200 bò sữa so với năm 2000 là 35.000 con. Bò sữa được nuôi nhiều ở khu vực miền Đông Nam bộ (75.000 con, chiếm 66,25% tổng đàn của cả nước), trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm đa số với tổng đàn 67.500 con [7].

Dù có những điều kiện thuận lợi về chăn nuôi và thị trường tiêu thụ, ngành chăn nuôi bò sữa vẫn còn gặp không ít khó khăn vì đây là chuyên ngành mới phát triển so với một số ngành chăn nuôi khác. Hơn nữa, việc nuôi bò sữa đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thức chuyên môn; trong khi đại đa số người chăn nuôi chưa am hiểu nhiều về kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác sữa và phòng trị bệnh cho bò. Bên cạnh đó, đặc điểm của giống bò sữa cao sản được nhập vào nuôi thuần chủng hay lai tạo có sức đề kháng bệnh không cao so với các giống bò địa phương nên bò sữa rất dễ bị mắc bệnh. Trong đó viêm vú được xem là một trong những bệnh quan trọng nhất, gây nhiều thiệt hại cho ngành chăn nuôi bò sữa, mà trực tiếp là người chăn nuôi. Có những trường hợp các nhà máy thu mua chế biến sữa hạ giá thu mua hoặc không thu mua sữa của người chăn nuôi do nguyên nhân xuất phát từ bệnh viêm vú của bò.

Viêm vú không những làm giảm sản lượng và chất lượng sữa, tốn chi phí điều trị mà có khi người chăn nuôi phải loại thải bò do điều trị không hiệu quả [17], [169]. Hơn nữa bệnh viêm vú bò sữa còn có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng do vi khuẩn và độc tố của chúng hoặc sự tồn dư kháng sinh trong sữa. Nhiều sản phẩm từ sữa bị hỏng mà nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng nguyên liệu sữa của bò bị bệnh viêm vú. Ở Mỹ hàng năm bệnh viêm vú gây thiệt hại khoảng 2 tỉ đô la [136].

Hiện nay, các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới đã có những nghiên cứu khá đầy đủ và có những chương trình kiểm soát, hạn chế bệnh viêm vú đến mức thấp nhất. Ở Việt Nam, do ngành chăn nuôi bò sữa mới phát triển nên chưa có những nghiên cứu về bệnh viêm vú một cách toàn diện để từ đó đưa ra biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả nhất nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, đồng thời cung ứng nguồn sữa nguyên liệu tốt cho các nhà máy chế biến và người tiêu dùng. Ở phía Bắc có một số công trình nghiên cứu về bệnh viêm vú bò sữa của Phạm Bảo Ngọc [12; 13], Nguyễn Ngọc Nhiên [14; 15; 16], Trịnh Quang Phong [19], Bùi Thị Tho [23]…, còn các tỉnh thành phía Nam chỉ có một vài nghiên cứu nhỏ của Nguyễn Văn Phát [18], Nguyễn Văn Thành [21]. Các nghiên cứu này chủ yếu khảo sát về tỉ lệ bệnh, phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ và điều trị.

Xuất phát từ tình hình thực tế và do yêu cầu của sản xuất, chúng tôi chọn đề tài “Bệnh viêm vú bò sữa và một số biện pháp phòng trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về bệnh viêm vú bò sữa có tính tương đối toàn diện và sâu rộng ở phía Nam.

Đề tài được thực hiện với những mục tiêu sau:

+ Xác định tình hình bệnh viêm vú bò sữa được nuôi tại Tp. Hồ Chí

Minh và vùng phụ cận.

+ Đánh giá ảnh hưởng của bệnh viêm vú tiềm ẩn đến chất lượng sữa để có cơ sở khuyến cáo người chăn nuôi và các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết.

+ Xác định những vi khuẩn chính gây viêm vú và tính nhạy cảm hay đề kháng của chúng đối với kháng sinh để có cơ sở chọn kháng sinh thích hợp ứng dụng trong công tác phòng trị.

+ Xác định một số biện pháp phòng trị thích hợp và khả thi để hạn chế bệnh, nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi và góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng người tiêu thụ sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những yêu cầu sau:

+ Khảo sát tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và khai thác đàn bò sữa ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận

+ Xác định tỉ lệ viêm vú lâm sàng

+ Xác định tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn và phân tích thành phần của sữa bị viêm vú tiềm ẩn

+ Phân lập, định danh vi khuẩn chính gây bệnh viêm vú bò và thử kháng sinh đồ

+ Thực hiện một số biện pháp phòng trị và đánh giá hiệu quả

+ Xác định sự tồn dư kháng sinh trong sữa trong thời gian điều trị viêm vú.





CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN


    1. KHÁI NIỆM VỂ BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA

Bệnh viêm vú bò sữa là một trong những bệnh phổ biến gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi bò sữa không những ở Việt Nam mà ngay cả ở những nước chăn nuôi bò sữa phát triển, bệnh gây nên do nhiều yếu tố. Tolle, 1975 (trích Nguyễn Văn Thành 2002) [22] đã chỉ rõ “viêm vú bò là một bệnh phức tạp gây nên bởi sự tương tác qua lại giữa bò, vi khuẩn và môi trường”.

Năm 1975, Liên hiệp sữa quốc tế đã đưa ra định nghĩa “viêm vú bò sữa là quá trình viêm tuyến vú với sự hiện diện của một hay nhiều (2 hoặc tối đa 3) loài vi khuẩn trong mô vú, dẫn đến sự gia tăng số lượng tế bào bản thể (somatic cell counts: SCC) trong sữa, đặc biệt là tế bào bạch cầu, đồng thời làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của sữa” [88]. Viêm vú dẫn đến hậu quả giảm sản lượng sữa, đặc biệt có trường hợp gây chết bò [65].

Viêm vú là phản ứng phòng vệ của cơ thể chống lại các tác nhân gây tổn thương mô bầu vú [58]; [79]; [90]; [120], những tổn thương này có thể do tác động cơ học hay do các loại vi khuẩn.

1.2 PHÂN LOẠI VIÊM VÚ BÒ SỮA

Viêm vú bò sữa có 2 dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú tiềm ẩn.



1.2.1 Viêm vú lâm sàng

Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to…) và một số trường hợp bò có triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn…) [10]; [17];[110]; [143].

Viêm vú lâm sàng được phân chia thành các loại sau:

1.2.1.1 Theo thời gian


  1. Viêm vú thể quá cấp tính

Viêm vú thể quá cấp tính có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú viêm sưng lớn, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết bất thường. Viêm vú quá cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác động của vi khuẩn và độc tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu [122]. Những triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết bao gồm: xáo trộn hô hấp, tuần hoàn, sốt, biếng ăn, suy nhược, giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp nặng có thể làm chết bò. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những thay đổi ở bầu vú và sữa [143].

  1. Viêm vú thể cấp tính

Viêm thể cấp tính cũng có đặc điểm là xảy ra đột ngột. Bầu vú viêm có biểu hiện sưng, nóng, đau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng sữa; sữa có chứa sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường trong tuyến vú [143]. Những dấu hiệu của xáo trộn toàn thân (trở ngại cơ năng) như sốt, suy nhược, biếng ăn và suy yếu. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nghiêm trọng bằng thể quá cấp tính [122].

  1. Viêm vú thể bán cấp tính

Đặc điểm của viêm vú lâm sàng bán cấp tính là viêm nhẹ. Mặc dù có thể không có thay đổi nào ở bầu vú nhưng vẫn xuất hiện các chất tiết bất thường từ tuyến vú và sữa có màu khác thường. Không có dấu hiệu rối loạn toàn thân [122].

  1. Viêm vú thể mãn tính

Thường có những ổ mủ bên trong bầu vú, to nhỏ tùy mức độ. Bầu vú có thể mềm bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Bệnh có thể làm cho thùy vú bị xơ cứng hay teo lại. Thể bệnh này là hậu quả của việc không phát hiện kịp thời hay điều trị không triệt để khi bò bị viêm vú [143].

1.2.1.2 Theo tính chất viêm

Nguyễn Văn Thành (2002) [22], dựa vào tính chất vú viêm lâm sàng, phân làm các loại viêm vú như sau:



(1) Viêm vú thể thanh dịch

Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi trùng tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hay do kế phát của quá trình viêm tử cung hay nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyến vú thì toàn bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng. Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc đầu biến đổi không rõ, sau loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể bò còn có triệu chứng toàn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rủ. Bệnh nhẹ thì sau 7 - 9 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng.



(2) Viêm vú thể cata

Triệu chứng cục bộ không rõ, nhìn bên ngoài không thấy có thay đổi nơi bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển trong sữa thấy có lợn cợn hay cục vón. Đôi khi cục sữa vón làm tắc đầu vú. Con vật không có biểu hiện triệu chứng toàn thân.



(3) Viêm vú có mủ

Gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp- xe



  • Thể viêm cata có mủ

Vi trùng gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngoài ra còn có Streptococcus, E. coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Ở bò bệnh, bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị viêm làm cho dịch thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa. Bệnh dễ lây sang bò khỏe.

Bệnh có 2 thể cấp tính và mãn tính

- Cấp tính: bò sốt cao, ủ rủ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng, đỏ, nóng, đau. Sữa loãng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn, hạch lâm ba vú sưng to.

- Mãn tính: sau 3 - 4 ngày tiếp theo, hiện tượng viêm giảm dần, nhưng sữa vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt hay màu vàng do lẫn mủ. Cuối cùng tuyến vú bị teo và các tổ chức tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa. Do đó, điều trị không có kết quả và nếu để bệnh kéo dài sẽ lây sang các thùy vú khác. Thường trường hợp này phải xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú mất khả năng tiết sữa.



  • Viêm vú thể áp- xe

Một phần của thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau, đôi khi sờ có cảm giác lùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì hiện tượng viêm rất rõ, nếu có nhiều bọc mủ làm bề mặt thùy vú viêm có nhiều chỗ phồng lên. Nếu bọc mủ ở sâu bên trong thì khó nhận diện. Lượng sữa giảm, khi tuyến sữa bị nhiễm mủ thì sữa tiết ra có lẫn mủ, có khi bầu vú vỡ mủ. Khi bọc mủ to, bò đi lại khó khăn và có triệu chứng toàn thân, hạch vú sưng to, có thể gây ra huyết nhiễm mủ hay lan sang các cơ quan nội tạng khác như phổi, thận...

(4) Viêm vú có máu

Bệnh gây các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết. Thường gặp ở bò sau khi sinh vài ngày. Bò sốt đến 41oC, ủ rủ, kém ăn hay bỏ ăn. Vú viêm sưng rõ rệt, bề mặt xuất hiện những đám đỏ. Khi vắt sữa, bò tỏ ra đau đớn. Sữa loãng, màu hồng hay đỏ như máu.



(5) Viêm vú hoại tử

Bò có những dấu hiệu toàn thân rất rõ ràng: sốt, suy nhược do nhiễm trùng huyết, biếng ăn…Lúc đầu, bầu vú viêm sưng rất lớn, đỏ và bò tỏ ra rất đau. Sau đó, bề mặt bầu vú xuất hiện những đám màu tím hồng, hạch lâm ba vú sưng to. Cuối cùng, những đám này vỡ ra, ấn tay vào có dịch màu hồng hay mủ chảy ra. Sữa viêm lẫn mủ, máu, các mảnh mô vú hoại tử và có mùi thối.



1.2.2 Viêm vú tiềm ẩn

Theo Quinn và ctv. (1994) [140]; Gianneechini và ctv. (2002) [67], viêm vú tiềm ẩn là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, không có triệu chứng đặc trưng. Viêm vú tiềm ẩn được phát hiện bởi sự gia tăng tổng số bạch cầu trong sữa hoặc bằng phương pháp gián tiếp khác như phương pháp thử CMT (California Mastitis Test), nuôi cấy vi sinh vật, tính dẫn điện của sữa, sự thay đổi nồng độ các enzyme… Thường tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn nhiều hơn viêm vú lâm sàng và luôn luôn xảy ra trước dạng viêm vú lâm sàng. Viêm vú tiềm ẩn làm giảm sản lượng sữa cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể chuyển thành dạng viêm vú lâm sàng [36].

Viêm vú đư­ợc gọi là tiềm ẩn khi chưa có dấu hiệu viêm lâm sàng, nghĩa là số lượng tế bào bản thể trong sữa cao nhưng không có bất kỳ sự bất th­ường rõ ràng nào trong sữa hoặc bầu vú [141].

1.3 NHỮNG YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA

1.3.1 Vật chủ

1.3.1.1 Giống

Mỗi một giống bò có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đặc trưng của vùng đó. Khi di chuyển hay thay đổi môi trường sống, bò có thể không thích nghi được hoặc bị xáo trộn nặng dẫn đến giảm sức đề kháng. Từ đó, những nguyên nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho bò. Những giống bò sữa cao sản thường dễ bị viêm vú hơn [156].



1.3.1.2 Tuổi

Detilleux và ctv. (1995) [52]; Martin và ctv. (2002) [111]; Haas và ctv. (2004) [76] nhận thấy viêm vú gia tăng theo tuổi của bò hay số kỳ cho sữa do sức đề kháng của bò giảm theo tuổi và cơ vòng đầu núm vú giảm sự đàn hồi.



1.3.1.3 Giai đoạn cho sữa

Badinand (1999) [33] nhận thấy bệnh viêm vú lâm sàng xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn cho sữa nào, nhưng tần số bệnh cao nhất vào tháng cho sữa đầu tiên và ở thời kỳ cạn sữa.

Theo Tillard và ctv. (trích dẫn Phạm Bảo Ngọc, 2002) [13], viêm vú lâm sàng hay xảy ra ở giai đoạn đầu của chu kỳ cho sữa, do lúc này sức đề kháng của bò giảm. Qua khảo sát, các tác giả ghi nhận 30% viêm vú lâm sàng xảy ra trong những tháng đầu tiên của chu kỳ cho sữa. Menzies và ctv. (2001) [117] nhận xét rằng sự tăng áp lực xoang vú do tồn đọng sữa có thể là nguyên nhân gây rò rỉ sữa, từ đây vi khuẩn xâm nhập qua kênh vú và nhân lên trong tuyến vú. Ngoài ra, việc tăng thể tích sữa trong bầu vú làm cho nồng độ những yếu tố đề kháng tự nhiên của cơ thể giảm như lactoferin, immunoglobulin, tế bào thực bào [144]; [151].

Thời kỳ đầu của giai đoạn cạn sữa có nhiều yếu tố bất thường tác động lên tuyến vú. Do sữa không được vắt trong khi tuyến vú vẫn tiếp tục tiết sữa làm cho bầu vú rất căng, bò khó chịu. Những nghiên cứu cho rằng thời kỳ đầu cạn sữa và khoảng 2 - 3 tuần trước khi sinh ước tính có 40 - 50% tổng số thùy vú bị nhiễm trùng mới [170].

Ruegg (2002) [149] cho rằng ở giai đoạn cạn sữa, viêm vú xảy ra cao nhất vào những tuần lễ đầu tiên và trong 15 ngày trước khi sinh. Những tuần đầu tiên của thời kỳ cạn sữa bầu vú nhạy cảm với sự nhiễm trùng gấp nhiều lần so với thời kỳ cho sữa trước đó và hơn 80% sự nhiễm trùng ở kỳ cạn sữa tồn tại đến khi sinh.

1.3.1.4 Cấu tạo bầu vú

Cấu trúc của bầu vú có liên quan đến sự xâm nhập của những mầm bệnh gây viêm vú. Sự mất cân bằng bầu vú là một trong những tác nhân của nguy cơ gây viêm vú. Một bầu vú được định nghĩa là cân đối khi tất cả 4 núm vú đều nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang.

Dingwell và ctv. (2004) [54] cho biết những núm vú bị nứt nẻ có tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn 1,7 lần so với những vú lành. Những vết nứt, tổn thương ở vú thường bị nhiễm vi khuẩn Staphylococcus aureusStreptococcus dysgalactiae [33] [108]; [159].

Menzies và ctv. (2001) [117] cho biết những núm vú có đường kính lớn dễ dẫn đến viêm vú lâm sàng. Những núm vú quá lớn không vừa với lỗ máy vắt sữa làm tăng nguy cơ bầm dập khi vắt sữa. Những núm vú hình lăng trụ, phạm vi tác động của máy vắt sữa lớn hơn và tỉ lệ bị bệnh viêm vú cũng cao hơn núm vú hình nón [150]. Những núm vú quá dài dễ bị xây xát do va chạm [150]; [117]. Những bò có đầu mút núm vú dạng nhọn hay tròn ít bị viêm vú hơn những bò có dạng lõm vào như cái phễu, vì đầu núm vú lõm vào thường xuyên có một giọt sữa ở đầu mút của núm vú sau khi vắt sữa và đó là điều kiện thuận tiện cho việc vấy nhiễm vi sinh vào vú [33].

Đường kính của lỗ núm vú hay kênh vú và sức co (tính đàn hồi) của cơ vòng đầu vú ảnh hưởng đến tốc độ vắt sữa. Khi tốc độ vắt sữa tăng lên thì nguy cơ nhiễm trùng vú cũng tăng [117]. Những bò thường có dòng sữa chảy ra trước khi vắt sữa thường bị viêm vú cao hơn những bò khác cùng đàn [150].

Sự đóng lại của lỗ núm vú có liên quan mật thiết với bệnh viêm vú, cơ vòng đầu núm vú bị hở là một nguy cơ gia tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa so với những thùy vú không hở cơ vòng đầu núm vú và là nguy cơ dẫn đến viêm vú lâm sàng trên bò sữa.

Dingwell (2004) [54] nghiên cứu 300 bò sữa ở Canada sau khi cạn sữa đã ghi nhận 23% lỗ núm vú hình thành nút keratin đóng lại trong tuần đầu tiên của giai đoạn cạn sữa, 23% số núm vú vẫn còn mở sau 6 tuần. Ở mức độ toàn đàn, 68% số núm vú đóng kín lại trong 3 tuần đầu. Tuy nhiên, có 3 - 5% số núm vú không bao giờ đóng kín trong suốt thời gian khô sữa. Những bò có ít nhất một núm vú hở thì tỉ lệ nhiễm trùng vú cao gấp 2,5 lần so với những bò không có núm vú hở.

Badinand (1999) [33], Menzies và ctv., (2001) [117] cho rằng những thùy vú sau của bầu vú nhạy cảm với sự nhiễm trùng hơn những thùy vú trước do diện tích da bề mặt quá lớn nên dễ bị lạnh, chấn thương hoặc bị vấy nhiễm vi khuẩn từ phân và sản dịch.

1.3.2 Nguyên nhân vi sinh vật

Đây là nhóm nguyên nhân chính yếu gây bệnh viêm vú bò sữa, bao gồm nhiều tác nhân.



1.3.2.1 Vi khuẩn

Theo Schalm và ctv. (1971) [154], có trên 130 loài vi khuẩn khác nhau gây viêm vú bò sữa. Dựa vào nguồn gốc khu trú và tính chất lây lan, chúng được phân chia thành hai nhóm lớn gồm nhóm mầm bệnh gây viêm vú truyền lây và nhóm mầm bệnh môi trường [41]; [44]; [172].



  1. Nhóm vi khuẩn gây bệnh viêm vú truyền lây

Đây là nhóm mầm bệnh sống kí sinh và nhân lên trong cơ thể vật chủ, đặc biệt là trong tuyến vú, xung quanh núm vú và bầu vú bị tổn thương. Chúng thường gây viêm vú dạng tiềm ẩn, làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa, số ít biểu hiện dấu hiệu lâm sàng. Nhóm này phổ biến nhất là Staphylococcus aureusStreptococcus agalactiae, ngoài ra còn có Mycoplasma spp. và Corynebacterium bovis. Chúng lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình vắt sữa thông qua máy vắt sữa, tay người vắt sữa, khăn lau vú hoặc truyền lây do bê con bú...[138]; [141].

  1. Nhóm vi khuẩn có nguồn gốc từ môi trường

Bao gồm những loài Staphylococcus khác, Streptococcus uberis, S. dysgalactiae, coliforms, Pseudomonas spp.. Những vi khuẩn này sống ở lông, da bò và ngoài môi trường.

Badinand (1999) [33] phân chia mầm bệnh theo mức độ gây bệnh của vi sinh vật ra làm các nhóm: nhóm gây bệnh chính (nặng) gồm S. aureus, S. agalactiae, S. dysgalactiae, S. uberis, E. coli, Klebsiella spp. và Mycoplasma spp.; nhóm hiếm gặp gồm Actinomyces pyogenes, Bacillus cereus, Norcadia, Candida; nhóm gây bệnh nhẹ gồm Staphylococcus có phản ứng coagulase âm tính (Coagulase-negative Staphylococcus - CNS), các loại Streptococcus khác, Corynebacterium bovis, Bacillus.



  • Staphylococcus spp.

Staphylococcus spp. hiện nay được xác định là nguyên nhân gây bệnh viêm vú quan trọng nhất trên bò sữa [5]; [32]; [116]. Sau khi xâm nhập vào trong bể sữa, Staphylococcus lan rất nhanh trong bầu vú. Viêm vú do Staphylococcus có thể ở dạng quá cấp, cấp, bán cấp hoặc mãn tính. Dạng viêm mãn tính thường gặp hơn. Trong những ca này, Staphylococcus có thể hiện diện bên trong tế bào biểu mô, bạch cầu trung tính và đại thực bào [4]; [139]. Ngoài ra, Staphylococcus còn gây viêm vú tiềm ẩn [164].

  • Streptococcus

Trong bệnh viêm vú bò sữa, Streptococcus spp. chỉ định vị trên bề mặt màng nhầy. Chúng rất nhạy cảm với penicillin và bị giới hạn bởi các yếu tố môi trường khi sống bên ngoài bầu vú. Streptococcus gây viêm vú lâm sàng thể quá cấp, thể bán cấp, thể mãn tính và viêm vú tiềm ẩn [33]; [89]; [139].

  • Nhóm coliforms

Coliforms là những trực khuẩn Gram âm như E.coli, Enterobacter, Klebsiella có nguồn gốc từ phân [5]; [20]. Coliforms chỉ gây bệnh khi cơ thể giảm sức đề kháng. Do điều kiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh vắt sữa kém, vi khuẩn xâm nhập vào tuyến vú thông qua kênh đầu vú. Coliforms không bám dính vào ống dẫn sữa và những tế bào biểu mô tiết mà nhân lên nhanh chóng trong sữa và sản xuất độc tố. Độc tố được hấp thu vào máu. Kết quả là nhiễm trùng do coliforms sẽ dẫn đến viêm vú lâm sàng thể cấp tính. Nhiệt độ cơ thể bò có thể tăng lên hơn 40oC. Thùy vú viêm sưng lớn, nhạy cảm với những kích thích từ bên ngoài. Coliforms có thể đã bị loại bỏ khỏi cơ thể bò nhưng độc tố vẫn còn tồn tại nên không xác định được nguyên nhân gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy vi khuẩn [82]; [85].

Những ca viêm vú do E. coli có đặc điểm số lượng tế bào bản thể tăng lên rất cao trong thời gian ngắn [168]. Số lượng tế bào bản thể trong sữa tăng tới mức cao nhất vào ngày thứ 2 của thời gian ủ bệnh và trở lại mức bình thường sau 3 - 4 tuần [101]; [104]; [139].



  • Pseudomonas spp.

Pseudomonas spp. có khắp nơi trong môi trường. Tình trạng chuồng trại và chất lót chuồng không vệ sinh có thể liên quan đến sự bùng phát dịch viêm vú do P. aeruginosa. Chúng gây viêm vú khi bò yếu hoặc những mô vú hoặc bầu vú bị tổn thương. Những dụng cụ vắt sữa không hợp chức năng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm P. aeruginosa mới và những vi khuẩn khác. Viêm vú lâm sàng do Pseudomonas thường liên quan đến những bò có sản lượng sữa cao và thường vào giai đoạn đầu kỳ cho sữa. Sự nhiễm trùng có thể xảy ra đột ngột ở thể quá cấp [98].

  • Corynebacterium spp.

Phần lớn các loài Corynebacterium sống hoại sinh, một số ít gây bệnh. Chúng có khoảng 30 loài khác nhau. C. bovis là loài gây bệnh viêm vú phổ biến nhất. Bệnh lây lan từ bò này sang bò khác trong quá trình vắt sữa. Bò không cho sữa, bò cái tơ hay bò đang cho sữa đều bị nhiễm trùng vú. C. bovis không thể đơn lẻ khởi đầu cho quá trình viêm mà phải kết hợp với những vi khuẩn khác, nhất là những bầu vú bị tổn thương cơ học [30]; [87].

  • Mycoplasma spp.

Gonzalez và Wilson (2003) [71] cho rằng Mycoplasma bovis là nguyên nhân quan trọng nhất trong dịch bệnh viêm vú nổ ra do Mycoplasma. Mycoplasma thường gây viêm vú lâm sàng thể cấp tính. Tuy nhiên, bệnh có thể ở dạng tiềm ẩn và nhiễm trùng thùy vú mãn tính kéo dài dai dẳng từ đầu kỳ sữa tới cuối kỳ hoặc từ kỳ sữa này sang kỳ sữa khác.

Bệnh có đặc điểm là xuất hiện bất ngờ. Tuyến vú sưng, cứng, đau. Có khi kết hợp viêm khớp. Mẫu sữa phân lập vi khuẩn cho kết quả âm tính và điều trị cho kết quả kém, tốc độ lây lan giữa các thùy vú của một cá thể và trong đàn cao.



(3) Đường xâm nhiễm vi khuẩn gây viêm vú

Theo Badinand (1999) [33], vi khuẩn gây viêm vú có thể xâm nhập vào vú qua các đường sau:



- Theo đường hướng xuống

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường máu hoặc đường bạch huyết và định vị ban đầu ở một vài mô và cơ quan đích. Sau đó từ những nơi này chúng sẽ sinh sản và phân tán đến vú. Những vi khuẩn này cũng được sinh sản trong đường máu hoặc đường bạch huyết.



- Theo đường hướng lên

Đây là trường hợp vi khuẩn từ môi trường xâm nhiễm vào tuyến vú qua ống dẫn sữa của núm vú.

- Theo đường da tổn thương

Do có sự tổn thương của da trên thùy vú hoặc các núm vú, sự nhiễm trùng xảy ra và lan dần đến các phần của tuyến vú.

1.3.2.2 Nấm

Nấm men và nấm mốc là những vi sinh vật môi trường . Chúng có ở khắp nơi trong môi trường và có cả trên cơ thể bò khỏe mạnh, bên trong và ngoài chuồng bò. Bào tử nấm tồn tại trong không khí, chất lót chuồng, thức ăn. Chúng có thể gây bệnh viêm vú nếu nhốt chung một lượng lớn bò trong cùng một chuồng quá chật chội. Phần lớn nấm men và nấm mốc sống hoại sinh và có tính gây bệnh yếu, hiếm khi là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm trên bầu vú bò. Cryptococcus neoformans là nguyên nhân gây viêm vú chủ yếu của nhóm nấm mốc. Ngoài ra bệnh do nấm men Candida, Geotrichum, Trichosporum thường kế phát sau khi điều trị viêm vú bằng kháng sinh, đặc biệt nếu những loại kháng sinh đó thích hợp cho sự phát triển của chúng. Việc sử dụng kháng sinh có nguồn gốc từ nấm để điều trị bệnh viêm vú do nấm không có hiệu quả [68].



1.3.2.3 Virus

Tình trạng nhiễm bệnh do virus hướng thượng bì trên bò làm tổn thương da của núm vú cũng như bầu vú. Chúng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây viêm vú, nhưng bệnh làm da vú bị lở loét (tổn thương) và làm cho cơ thể vật chủ giảm sức đề kháng với bệnh. Từ đó, những vi khuẩn cơ hội nhất là nhóm staphylococci và streptococci bám vào và nhân lên ở những vết thương và xâm nhập vào tuyến vú, hậu quả gây viêm vú bò sữa [4].



1.3.3 Ngoại cảnh

1.3.3.1 Thời tiết

Mỗi mùa trong năm thích hợp cho sự phát triển của một số nguyên nhân gây bệnh viêm vú khác nhau. Những nghiên cứu của các tác giả Bishop và ctv. (1980) [39], Myllys và ctv. (1993) [123], Wilson và ctv. (1997) [174] khảo sát trên những đàn bò sữa vùng Wiscosin (Mỹ) đã kết luận tỉ lệ bò bị bệnh viêm vú ở mùa hè và mùa đông cao hơn so với mùa xuân và mùa thu.

Ở New York, bệnh viêm vú lâm sàng do Mycoplasma xảy ra thường xuyên ở mức độ cao vào những tháng mùa đông. Bệnh bắt đầu từ cuối thu, đỉnh cao là tháng giêng và giảm xuống vào giữa mùa xuân [70].

Ở những nước thuộc bắc bán cầu, vào mùa đông, vú bò thường bị nứt nẻ do thời tiết giá lạnh và khô. Từ những vết nứt này, vi khuẩn môi trường cũng như vi khuẩn truyền lây đặc biệt là Staphylococcus aureusStreptococcus agalactiae nhân lên và xâm nhập vào tuyến vú trong thời gian vắt sữa gây nhiễm trùng bầu vú.



1.3.3.2. Phương thức chăn nuôi

Bệnh viêm vú xảy ra nhiều trên bò trong giai đoạn nuôi nhốt suốt trong chuồng hơn là trong giai đoạn chăn thả trên đồng cỏ. Trong nuôi nhốt mà bò bị cột xích thì vết thương ở núm vú cao 2 - 5 lần so với nuôi nhốt mà bò được thả tự do [33].



1.3.3.3. Chuồng trại

Chuồng trại chật hẹp, nhất là nuôi nhốt tự do mật độ bò quá lớn, nền chuồng trơn trợt hay vách ngăn chuồng quá ngắn dễ dẫn đến gây tổn thương vú làm gia tăng bệnh viêm vú [33].



  • Chất độn chuồng

Chất độn chuồng là nơi cư trú chủ yếu của vi khuẩn họ Enterobacteriaceae (E. coli, Enterobacter spp., Klebsiella), nhóm streptococci (S. uberis, S. faecalis, S. faecium, S. bovis). Chất độn chuồng thường xuyên ẩm ướt là điều kiện làm bệnh viêm vú gia tăng [33].

  • Ánh sáng

Không đủ ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình vệ sinh bầu vú và kiểm soát toàn bộ thời gian vắt sữa, những tổn thương nhỏ trên bầu vú khó được phát hiện để can thiệp kịp thời [107].

  • Độ thông thoáng

Ẩm độ cao trong chuồng bò và gió lùa làm tăng sự nhạy cảm của bò đối với bệnh viêm vú. Sự ẩm ướt của bầu vú từ sàn chuồng ướt hoặc do vệ sinh bầu vú thường xuyên cộng với gió lùa làm mất nhiệt của da bầu vú và giảm lượng máu tuần hoàn làm sức đề kháng của bầu vú giảm [107].

1.3.3.4. Dinh dưỡng

Smith và ctv., (2002) [162] cho biết có mối liên quan giữa khẩu phần ăn với tỉ lệ mắc bệnh viêm vú. Khẩu phần bò cho sữa cần cung cấp đủ và cân bằng về năng lượng, protein, béo, chất xơ, khoáng (đồng, selenium, sắt), vitamin như vitamin A, E, C, D… và β-caroten. Thiếu những loại khoáng và vitamin này, bò giảm số lượng tế bào bạch cầu, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn đến tăng tính nhạy cảm với những nguyên nhân gây viêm vú.



Trong một nghiên cứu trên những đàn bò ở New York, Goff và Kimura Kayoko (1997) [69] đã xác định có sự liên quan rất mật thiết giữa bệnh sốt sữa (thiếu calci và magnésium huyết) với bệnh viêm vú. Những bò bị sốt sữa có tỉ lệ viêm vú cao hơn gấp 8,1 lần so với bò bình thường, sự phát triển bệnh viêm vú do coliforms cũng cao hơn. Oltenacu và Ekesbo (1994) [131] khảo sát ở Thụy Điển ghi nhận bệnh xê – ton (ketose) huyết làm nguy cơ viêm vú cao gấp 2 lần.

Một số chất khoáng và vitamin cần thiết

  • Selenium: Weiss và ctv (1990) [173] cho rằng có sự liên quan giữa selenium và vitamin E đến tình trạng sức khỏe của bầu vú. Grasso và ctv. (1990) [72] bổ sung 0,1 ppm selenium vào khẩu phần bò. Kết quả cho thấy hiệu lực diệt khuẩn gây bệnh viêm vú của bạch cầu trung tính ở những bò này cao hơn bò không được bổ sung. Erskine và ctv. (1987) [64] cho rằng tốc độ xâm nhập của bạch cầu trung tính từ máu vào bể sữa nhanh hơn ở những bò được bổ sung thêm selenium vào khẩu phần.

  • Kẽm (Zn): Khẩu phần của bò sữa thiếu kẽm có liên quan tới tăng tỉ lệ mắc bệnh viêm vú. Bổ sung kẽm - methionin làm giảm tổng số tế bào bản thể trong sữa khoảng 22% [94]. Thiếu kẽm làm cho khả năng thực bào và giết chết vi khuẩn giảm, giảm lượng tế bào lympho trong máu [55]. Thiếu kẽm gây bất triển lách và tuyến thymus, giảm khả năng hoạt động của lympho T, lympho B và cytokin [167].

  • Đồng (Cu): Thiếu đồng làm lympho T, lympho B và bạch cầu trung tính giảm số lượng cũng như giảm sức họat động của những yếu tố diệt khuẩn làm cho bệnh viêm vú gia tăng [45]; [94].

  • Vitamin E: Kết quả nghiên cứu của Hogan và ctv., (1992), Politis và ctv., (1996) (trích dẫn bởi Smith và ctv., 2002) [162] cho biết việc bổ sung vitamin E vào trong khẩu phần ăn của bò sữa hoặc cung cấp qua đường tiêm đều làm tăng khả năng diệt vi khuẩn của tế bào bạch cầu.

  • Vitamin A : Vitamin A rất quan trọng cho chức năng của hệ miễn dịch. Sự thiếu hụt vitamin A hoặc β-caroten làm giảm sự thực bào của đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính, giảm sự sản xuất kháng thể, tăng sự nhạy cảm với những tác nhân gây nhiễm [118]; [142]; [147]. Vitamin A cần thiết cho sự tiết IgA chống lại sự nhiễm trùng trên bề mặt lớp tế bào biểu mô tuyến vú [113]. Ngoài ra, khi thiếu vitamin A làm ngăn trở quá trình tái tạo của lớp biểu mô tuyến vú, gây hiện tượng sừng hóa, cản trở sự hình thành chất nhầy mucoprotein bảo vệ lớp niêm mạc tạo kẽ hở cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm vú [11].

  • Vitamin C : Nếu thiếu vitamin C, sự đáp ứng của cơ thể với vi khuẩn xâm nhập giảm, tạo điều kiện cho những vi khuẩn này phát triển và gây bệnh viêm vú. Vì vậy, khi cơ thể bị stress nhu cầu vitamin C rất cao. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm lượng kích thích tố glucocorticoid trong máu, mà kích thích tố này là tác nhân ức chế chức năng hoạt động của bạch cầu trung tính [112].

Sodium chloride (NaCl) : Sandholm và ctv. (1995) [151] cho rằng nồng độ muối trong thức ăn và tỉ lệ bò thủy thũng bầu vú có liên quan với nhau. Khi nồng độ muối (NaCl) tăng trong khẩu phần làm tăng tỉ lệ bò cái tơ bị thủy thũng bầu vú, nhưng bò cái già thì ảnh hưởng không rõ ràng. Tương tự, tăng mức bicarbonat trong khẩu phần cho bò vào thời kỳ cạn sữa cũng làm tăng nguy cơ thủy thũng bầu vú ở lứa đẻ kế tiếp. Khi bị thủy thũng, sự lưu thông máu kém, khó khăn khi vắt sữa và thùy vú dễ bị tổn thương do vắt sữa hoặc do bê con bú, cuối cùng dẫn đến viêm vú.

1.3.3.5 Vệ sinh

  • Vệ sinh bầu vú

Neave và ctv. (1966) [125]; Galton (1982) [66]; Gutebock (1984) [73]; Pankey (1989) [135] ; Schreiner và Ruegg (2003) [155] cho rằng mức độ vệ sinh của bầu vú ảnh hưởng đến số lượng và loại vi sinh vật hiện diện trên bề mặt vú và tỉ lệ bệnh viêm vú.

  • Vệ sinh dụng cụ

Bệnh viêm vú do mầm bệnh truyền lây thường phát tán trong đàn thông qua những dụng cụ vắt sữa [44]. Tay người vắt sữa cũng là một yếu tố mang truyền cơ học những vi khuẩn gây viêm vú [137].

Máy vắt sữa có thể làm lây lan vi khuẩn bằng nhiều đường khác nhau nếu không thực hiện tốt công tác vệ sinh [107].



1.3.3.6 Kỹ thuật vắt sữa

Badinand (1999) [33]; Dodd (1951) [53] ; Menzies và ctv. (2001) [117] cho biết thời gian vắt sữa và kỹ thuật vắt sữa ảnh hưởng đến tình trạng của bầu vú và bệnh viêm vú. Thời gian vắt sữa nhanh buộc người vắt sữa phải tăng tốc độ hoạt động của máy, nghĩa là phải tăng áp lực hút của máy. Kết quả lượng sữa thải xuống bể sữa không kịp và bị tồn đọng sữa trong ống dẫn sữa, hoặc lực hút quá mạnh gây tổn thương mô vú.



1.3.3.7 Stress

Những yếu tố gây stress là nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào bản thể trong sữa bò [75]. Heeshen (1975) [77], Saloniemi (1995) [150] cho rằng nhiệt độ tăng cao (trên 25oC), ẩm độ tăng cao (trên 80%) và những mùi hôi thối của phân chuồng là những yếu tố gây stress cho bò. Ẩm độ cao cũng làm tăng những nguy cơ xâm nhập của vi sinh vật trong không khí đến thùy vú và trong chất độn chuồng ẩm ướt. Điều này dẫn đến sự gia tăng quần thể vi khuẩn trong chất độn chuồng. Sự thông gió tốt tạo nên một yếu tố quan trọng cho tất cả các hình thức nuôi trong chuồng, cũng như đảm bảo tiện nghi của bò nhằm hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh viêm vú.

Ngoài ra một số trường hợp khác cũng có liên quan đến bệnh viêm vú. Nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy nguy cơ viêm vú gia tăng trên những bò bị sót nhau, bò sinh đôi, bò rối loạn sinh sản, què chân [61].

1.4 CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA

1.4.1 Chẩn đoán viêm vú lâm sàng


        1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng

  1. Toàn thân

Theo Roberson (2003) [143], triệu chứng toàn thân được xác định dựa vào 6 thông số: nhiệt độ trực tràng tăng, nhịp tim tăng, nhịp hô hấp tăng, sự mất nước nghiêm trọng, sự co bóp của dạ cỏ kém và chất tiết màu vàng như huyết thanh trong sữa.

Trong một số trường hợp viêm vú lâm sàng thể cấp tính, bò có những dấu hiệu toàn thân như: sốt, biếng ăn, kém năng động, rối loạn hô hấp và tuần hoàn, giảm nhu động dạ cỏ… [80].



  1. Bầu vú

Tùy từng thể viêm lâm sàng mà bầu vú có những dấu hiệu thay đổi khác nhau về kích thước, hình dạng, màu sắc (quan sát), độ cứng mềm, nhiệt độ và phản ứng đau (sờ nắn). Khi quan sát bên ngoài bầu vú có thể bình thường nhưng bên trong đã có những ổ áp-xe, chỉ khi sờ nắn mới nhận biết được. Có trường hợp vú viêm sưng lớn, thủy thũng, đỏ trong thể viêm cấp tính; cứng hay teo trong thể viêm mãn tính (Roberson, 2003) [139]. Thùy vú bị lệch hay méo mó với các mô sẹo là những biểu hiện của sự hư hỏng vĩnh viễn (Bailey, 1996 [34]; Pyorala, 2003 [135]).
Hình 1.1 Vú bò bị viêm lâm sàng

  1. Tính chất sữa

  • Kiểm tra những tia sữa đầu tiên

Trước khi vắt sữa, người vắt sữa phải vắt những tia sữa đầu tiên của từng thùy vú vào cốc (strip cup) hay đĩa (strip plate) có nền tối và bề mặt gợn sóng, quan sát những bất thường về tính chất vật lý của sữa để phát hiện bệnh viêm vú. Không vắt sữa xuống nền chuồng để tránh làm lây nhiễm mầm bệnh đến bò khác. Tay người vắt sữa, bầu vú, núm vú và các cốc vắt sữa phải rửa sạch ngay lập tức [139].

  • Tính chất vật lý của sữa

Trong viêm vú lâm sàng, tính chất vật lý cũng như hóa học của sữa bị thay đổi. Qua quan sát bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể nhận biết những thay đổi về tính chất vật lý: (1) Trước tiên là độ đồng nhất của sữa: sữa bị vón thành từng cục nhỏ hay lợn cợn, sữa lẫn mủ, máu, những mảnh hoại tử; (2) màu sắc: sữa bị mất màu, loãng như nước, chứa chất màu vàng trong như huyết tương, màu vàng hoặc xanh khi lẫn mủ, màu đỏ do lẫn máu; (3) mùi vị: sữa có vị mặn, có mùi hôi thối trong viêm vú hoại tử [80]. Tuy nhiên, chúng ta không thể phát hiện được những thay đổi nhỏ. Sau khi vắt sữa, người vắt sữa nên đổ sữa qua màng lọc và quan sát lại cho chính xác. Sự hiện diện của những chất tiết bất thường trong sữa và/ hoặc những cục sữa nhỏ trên màng lọc chỉ định bò bị viêm vú lâm sàng [3]; [22]; [29]; [34].

  1. Sản lượng sữa giảm

Sản lượng sữa giảm do viêm vú lâm sàng còn tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh kéo dài, giai đoạn cho sữa, lứa đẻ, giống bò và vi khuẩn gây bệnh. Ước tính rằng, lượng sữa giảm trung bình do viêm vú lâm sàng dao động từ rất nhỏ cho tới rất lớn khoảng 700 kg/kỳ. Nếu thời gian mắc bệnh ngắn sản lượng sữa mất khoảng dưới 100kg (xem bảng 1.1) [157].

Bảng 1.1 Mối tương quan giữa bệnh viêm vú lâm sàng và sản lượng sữa

Stt

đàn khảo sát



Lượng sữa giảm

Lứa đẻ

Sản lượng sữa

(kg/chu kỳ)

Giống

kg

%

1

2

3



4

5

6



7

8


1

1

2



2

≥ 2


3

tất cả đàn

tất cả đàn


6433

5564


7632

4572


6027

8286


8430

5032


H

A&J


H

H

H



H

H &J


H &M

31 - 128

32,8


155 - 448

205


231

NS


75 - 206

313 ± 207



0,5 - 2,0

0,6


2,0 - 5,8

4,4


3,8

NS

0,9 - 2,4



6,2

(Nguồn: Seegers và ctv., 2003) [157].

Ghi chú: H: Holstein Friesian; A: Ayrshire; J: Jersey; M: Montbeliarde; NS: không có ý nghĩa

1.4.1.2 Phân lập vi khuẩn

Sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh trong mẫu sữa viêm vú lâm sàng qua phân lập cũng là cách chẩn đoán viêm vú lâm sàng thông qua nguyên nhân gây bệnh.



1.4.2 Chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn

Cách thông thường nhất để xác định viêm vú tiềm ẩn là dựa vào số lượng tế bào bản thể (somatic cell counts: SCC) trong sữa, qua đó có thể đánh giá mức độ viêm vú. Bình thường, 80% sữa sạch chứa ít hơn 100.000 tế bào/ ml sữa, 20% có lượng tế bào lớn hơn 100.000 tế bào/ ml và chỉ có 5% trên 300.000 tế bào/ ml. Sự tăng số lượng tế bào này thường do ảnh hưởng của tình trạng viêm vú [141].



1.4.2.1 Đếm số lượng tế bào trong sữa

Tế bào bản thể hiện diện trong sữa bò bình thường chủ yếu là đại thực bào, chiếm 66 - 88% [139]. Ngoài ra sữa bình thường còn có tế bào lympho (B hoặc T) 10 - 27%; tế bào biểu mô 0 - 7% [103]. Tỉ lệ bạch cầu trung tính trong sữa bò bình thường rất thấp chỉ khoảng 1 - 11%, trung bình 2%. Nhưng khi bò bị viêm vú, số lượng tế bào bản thể tăng lên rất cao và chủ yếu là bạch cầu trung tính (90%) [139].

Có nhiều phương pháp xác định số lượng tế bào trong sữa như dùng máy đếm điện tử hoặc đếm trực tiếp trên kính hiển vi sau khi nhuộm hoặc có thể ước lượng gián tiếp qua phương pháp CMT: California Mastitis Test [154].



Bảng 1.2 Liên hệ giữa số lượng từng loại tế bào trong sữa và tình trạng

sức khỏe bầu vú bò

Tình trạng vú

Tỉ lệ các loại tế bào trong 1 ml sữa (%)

Lâm ba cầu

Bạch cầu trung tính

Biểu mô và đại thực bào

Tế bào ly giải

Khỏe

5,2

7,5

68,9

18,4

Nhiễm S. aureus

2,8

49,0

35,5

12,7

Nhiễm S. agalactiae

5,0

41,0

41,1

12,9

(Nguồn: Badinand, 1999 [33])


  1. Bằng máy

Phương pháp đếm số lượng tế bào bằng máy dễ thực hiện, nhanh và chính xác nhất so với những phương pháp khác. Tuy nhiên, giá của máy cao không thích hợp cho cơ sở chăn nuôi, nhưng phương pháp này thường được sử dụng để kiểm soát bệnh viêm vú bò ở nhiều nước bởi các cơ quan quản lý hay công ty sữa. Máy có thể xác định số lượng tế bào bản thể có trong sữa từ 10.000 - 4.000.000 tế bào/ml sữa [149].

  1. Phết kính

Phương pháp phết kính và đếm số lượng tế bào bản thể được xem là phương pháp cổ điển [151]. Sữa được phết kính làm tiêu bản, nhuộm và đếm trực tiếp dưới kính hiển vi.

Ngày nay, phương pháp này ít được sử dụng vì có nhiều hạn chế. Phương pháp này được thực hiện bằng tay và quan sát bằng mắt thường trên kính hiển vi tạo sự buồn chán, nhất là những ca xét nghiệm định kỳ và phải thực hiện nhiều mẫu dẫn đến những sai sót [77].



1.4.2.2 Định lượng tế bào trong sữa bằng phương pháp gián tiếp CMT (California Mastitis Test)

Phương pháp CMT đã được sử dụng để xét nghiệm viêm vú tiềm ẩn ngay tại nơi vắt sữa hơn 50 năm qua. Phản ứng CMT không thể xác định được loại vi sinh vật gây bệnh nhưng dùng để xác định thùy vú có số lượng tế bào bản thể cao. Cho tới nay, phương pháp CMT vẫn là công cụ tốt để xác định thùy vú bị nhiễm trùng khi số lượng tế bào bản thể hơn 500.000 tế bào/ml sữa [134]. Xét nghiệm CMT là một phương pháp đơn giản để ước tính DNA có trong sữa. Dựa trên chất tẩy anion, Na-lauryl sulphate, chất hòa tan màng và nhân tế bào. Do đó, DNA được giải phóng và nó tạo nên một hỗn hợp quánh. Càng nhiều DNA trong mẫu sữa xét nghiệm thì độ dính càng cao. Tùy thuộc mức độ kết dính của hỗn hợp mà đánh giá mức độ viêm vú tiềm ẩn nặng hay nhẹ [151].



Kết quả kiểm tra CMT cũng gián tiếp cho biết tổng gần đúng các tế bào đếm được trong sữa và tỉ lệ phần trăm của neutrophil [154].




Hình 1.2 Đọc phản ứng CMT và ghi chú

Bảng 1.3 Đọc và giải thích kết quả CMT

Chỉ số CMT

Sự thể hiện

Các phản ứng nhìn thấy

Tổng số tế bào/ml sữa

0

Âm tính

Sữa loãng hay bình thường

0 – 200.000

0 – 25% neutrophil



T (trace)

Có vết

Có kết tủa ít

150.000 – 500.000

30 – 40% neutrophil



1

Dương tính yếu

Nhìn thấy kết tủa song không tạo sự lắng cặn

400.000 – 1.500.000

40 – 60% neutrophil



2

Dương tính rõ

Lắng cặn trắng mỏng

800.000 – 5.000.000

60 – 70% neutrophil



3

Dương tính rất rõ (mạnh)

Kết tủa và quánh lại, dạng keo trên bề mặt

 5.000.000

70 – 80% neutrophil



(Nguồn: Schalm và ctv., 1971) [154]

Những chú ý khi đọc kết quả CMT

+ Kết quả âm tính hay nghi ngờ khi thử CMT thì phải xem xét và cân nhắc cẩn thận. Kết quả âm tính không có nghĩa là hoàn toàn không có bệnh.

+ Đây là phương pháp đọc có tính chủ quan của người đọc.

+ Khi để lâu có thể gây âm tính giả bởi gel sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.

+ Sử dụng phương pháp này ngay khi vắt sữa cho kết quả chính xác hơn sữa bảo quản qua 24 giờ.

+ Dụng cụ để thử sữa nhiễm khuẩn lên men lactic sẽ cho kết quả sai lệch.

+ Tỉ lệ chất béo trong sữa cao ảnh hưởng đến sự chuyển màu của bromocresol. Daniel và ctv., chứng minh kết quả CMT còn tùy thuộc vào đàn gia súc đang cho sữa có tỉ lệ chất béo cao hay thấp [22].

1.4.2.3 Phân lập, định danh vi khuẩn trong sữa

Đây là phần chẩn đoán về mặt vi sinh. Việc phân lập vi khuẩn trong sữa được thực hiện trên những mẫu sữa có số lượng tế bào bản thể cao và kéo dài, mẫu sữa có thể được thu thập riêng của từng thùy vú hay hỗn hợp của từng cá thể để xác định nguyên nhân gây bệnh trên từng cá thể bò. Vì vậy, đây là phương pháp tin cậy nhất giúp lựa chọn loại kháng sinh tối ưu sử dụng trong điều trị [171].



1.4.2.4 Các phương pháp khác

(1) Dựa vào sự biến đổi của enzyme trong sữa

  • Enzyme N-acetyl--D-glucosaminidase (NAGase)

NAGase là một enzyme có trong lysosome. Chúng có nồng độ thấp trong sữa bình thường nhưng tăng lên gấp 10 lần trong sữa khi bị viêm vú [35]. Phần lớn NAGase có nguồn gốc từ tế bào chất của bạch cầu hạt và được phóng thích vào bể sữa trong quá trình viêm khi các bạch cầu đã được hoạt hóa hoặc bị phá hủy, chỉ 10-15% NAGase có nguồn gốc từ huyết thanh. Vì vậy, sự hoạt động của NAGase trong sữa cao liên quan mật thiết với số lượng của bạch cầu [122] ; [151].

Đây là hai loại enzyme oxide hóa quan trọng trong tế bào, khi các tế bào nang tuyến vú bị phá hủy, trong sữa có máu, mủ và hai loại enzyme này tăng theo tỉ lệ thuận. Tùy mức độ tăng enzyme peroxidase và catalase nhiều hay ít, có thể kết luận viêm vú nặng hay nhẹ.

Khi có mặt H2O2, enzyme catalase và peroxidase sẽ oxide hóa nó và giải phóng ra oxy nguyên tử theo cơ chế phản ứng sau:



Do giải phóng oxy nguyên tử, trong sữa có những bọt khí nổi lên dễ nhận ra. Ngoài ra người ta có thể dùng các chất chỉ thị màu để phát hiện có oxy nguyên tử hiện diện hay không. Các chất hay sử dụng là pyramidine, benzidine, phenolphtalein. Các chất chỉ thị màu này dễ bị đổi màu khi bị oxide hóa.



(2) Dựa vào sự thay đổi pH

pH của sữa bò khoảng 6,5 đến 6,7 (thường là 6,6 ở nhiệt độ 250 C). Sự thay đổi pH và khả năng đệm của sữa cho thấy biến đổi về thành phần của sữa và tình trạng chức năng của tuyến vú. Khi pH cao hơn 6,7 là do vú bị viêm, khi pH thấp hơn 6,5 có thể là sữa có chứa sữa đầu hay sữa đã bị vi khuẩn lên men [26].

(3) Dựa vào độ dẫn điện của sữa (Electrical conductivity)



Độ dẫn điện của sữa phụ thuộc vào nồng độ các anion và cation trong sữa như: Na+, K+ và Cl-. Khi bò bị viêm vú, nồng độ Na+, Cl- tăng lên trong sữa đồng thời nồng độ lactose, mỡ sữa và ion K+ giảm. Hậu quả, độ dẫn điện của sữa viêm tăng lên [102]; [105]; [122]; [130]. Đơn vị đo lường độ dẫn điện là millisiemens trên centimeter (mS/ cm). Độ dẫn điện của sữa bình thường thay đổi trong khoảng 4,0 - 5,5 mS/ cm ở 250C.

Cũng giống như phương pháp thử CMT, phương pháp đo khả năng dẫn truyền dòng điện của sữa có thể áp dụng rộng rãi, dễ thực hiện. Phương pháp này đánh giá được mức độ viêm vú của từng thùy vú của mỗi cá thể bò hay cả đàn [122].




Ghi chú : (1) Tính dẫn điện của sữa ở 4 thùy vú bò viêm vú lâm sàng

(2)Tính dẫn điện của sữa ở 4 thùy vú bò khỏe mạnh

Biểu đồ 1.1.Tính dẫn điện của sữa bò bình thường và viêm vú

(Nguồn: Norberg và ctv., 2004 [130])

(4) Dựa vào sự thay đổi thành phần trong sữa



- Adenosine triphosphate

Adenosine triphosphate (ATP) có trong mỗi tế bào sống và vì vậy cũng có trong tế bào bản thể trong sữa. ATP trong sữa có nguồn gốc từ tế bào vật chủ (tế bào soma) hay từ bên ngoài. ATP có thể đo lường được bằng kĩ thuật phát quang sinh học. Theo Emanuelson (1984) [59], ATP có mối tương quan chặt với số lượng tế bào bản thể và đã được chứng minh có thể là chất chỉ định viêm vú. Tuy nhiên, hiện nay kĩ thuật này không được khuyến khích sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm vú.

- Đường lactose

Hệ quả của viêm vú làm mô tuyến vú bị tổn thương và làm giảm sự tổng hợp lactose. Tỉ lệ lactose trong sữa thay đổi rất ít giữa chu kỳ sữa này và chu kỳ kế tiếp. Nồng độ lactose có thể sử dụng để chỉ định của bệnh viêm vú vì lactose giảm trong quá trình viêm vú. Tuy nhiên, sự thay đổi này rất nhỏ [100].

Berning và Shook (1992) [38] đã so sánh phương pháp đếm số lượng tế bào bản thể, NAGase và đo nồng độ lactose đã kết luận rằng NAGase và số lượng tế bào bản thể được sử dụng để chẩn đoán viêm vú tiềm ẩn tốt, còn lactose thì không rõ ràng. Liên quan đến lactose, người ta còn dùng chỉ số Koestler để xác định sữa bình thường hay bị viêm.




Sữa bình thường: K = 1,5 - 3

Sữa bị viêm: K > 3



- Protein có nguồn gốc từ huyết thanh

BSA (bovine serum albumin) và antitrypsin (α1 – protease - inhibitor) là những protein có trọng lượng phân tử thấp. Chúng có thể thoát qua bể sữa trong quá trình vú bị viêm và gia tăng trong sữa [57].

    1. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM VÚ BÒ SỮA

Để việc phòng bệnh viêm vú có hiệu quả, cần thực hiện những biện pháp tổng hợp sau:

1.5.1 Vệ sinh

1.5.1.1 Vệ sinh chuồng trại

Kirk (2002) [97] cho rằng vi khuẩn môi trường không có khả năng tồn tại và nhân lên trên da núm vú. Vì vậy, số lượng của chúng trên da vú phản ánh sự vấy bẩn của bò với môi trường. Nguồn gốc của chúng từ thức ăn, phân, nước và đất, nhưng chủ yếu là sự vấy bẩn do chất lót chuồng. Do đó công tác vệ sinh chuồng trại tốt sẽ hạn chế được sự phát triển và lây nhiễm các vi khuẩn môi trường như coliforms, Streptococcus spp. (trừ S. agalactiae), Staphylococcus coagulase âm tính (CNS) [124]; [126]; [163].



1.5.1.2 Vệ sinh vắt sữa

Việc vệ sinh vắt sữa bao gồm các giai đoạn trước và sau khi vắt sữa.



* Vệ sinh trước khi vắt sữa

Bò phải được tắm rửa sạch trước khi đưa vào phòng vắt sữa. Ở đây, người vắt sữa rửa lại bầu vú, nhất là núm vú bằng nước sạch, lau khô vú bằng khăn mềm, cuối cùng nhúng núm vú vào dung dịch thuốc sát trùng 30 giây và lau lại núm vú thật khô bằng khăn riêng cho từng con [3]; [40]; [117].



* Vệ sinh sau khi vắt sữa

Sau khi vắt sữa cần phải nhúng núm vú bò vào chất sát trùng. Khi việc nhúng núm vú được thực hiện thường xuyên, tỉ lệ nhiễm trùng mới trong thời gian vắt sữa ước tính giảm 50% sau một năm, 75% sau hai năm [70]. Nếu công việc nhúng núm vú không được tiếp tục thực hiện, tỉ lệ viêm vú sẽ tăng lên ngay sau đó. Tuy nhiên, việc nhúng núm vú chỉ ngăn ngừa được sự nhiễm trùng mới chứ không loại bỏ được mầm bệnh đã nhiễm trước đó [170]. Vệ sinh vắt sữa tốt loại trừ được vi khuẩn môi trường như E. coli, Streptococcus uberis [109].



1.5.2 Kỹ thuật vắt sữa

1.5.2.1 Thứ tự bò khi vắt sữa

Điều quan trọng trong khi vắt sữa là bò nhiễm trùng được vắt sau cùng. Nếu có thể, người ta vắt theo thứ tự: bò cho sữa lứa đầu tiên, bò bình thường, bò có số lượng tế bào bạch cầu trong sữa cao và bò bị nhiễm trùng vắt sau cùng [33].



1.5.2.2 Vắt sữa bằng tay

Trước khi vắt, người vắt sữa phải xoa bóp bầu vú bò từ 10 - 12 giây nhằm kích thích bò phóng thích oxytocin có tác dụng co bóp những ống dẫn sữa để thải sữa ra ngoài. Đối với những bò mới sinh, bầu vú còn đang bị thủy thũng phải vắt bằng tay. Người vắt nên vắt nắm, không nên vắt kéo làm tổn thương vùng da quanh núm vú [97].



1.5.2.3 Vắt sữa bằng máy

Chỉ nên gắn các ống hút của máy vào núm vú sau khi xoa bóp bầu vú 25 - 30 giây [97]. Tần số hoạt động của máy không quá cao (khoảng 60 - 80 lần/ phút), áp lực chân không khoảng âm 275 - 300 mmHg phía ngoài núm vú [136]. Thời gian vắt sữa tối đa là 6 phút bởi tác động của oxytocin chỉ kéo dài khoảng 6 - 8 phút [9]. Sau khi vắt sữa, toàn bộ dụng cụ, máy vắt sữa phải được vệ sinh sát trùng cẩn thận [136].



1.5.3 Quản lý

Mục đích của việc kiểm soát bệnh viêm vú là ngăn ngừa sự nhiễm trùng mới. Tuy nhiên, sự nhiễm trùng mới vẫn xảy ra và những phương cách để loại trừ bệnh là bò tự khỏi, loại bỏ những bò nhiễm trùng mãn tính, điều trị bò bị viêm vú ở giai đoạn đang cho sữa và giai đoạn cạn sữa [132]; [136]; [161]. Cần kiểm tra số lượng tế bào bản thể (SCC) trong sữa hay thử CMT định kỳ để có biện pháp chống bệnh viêm vú [60]; [95]; [121]; [127].

Liên quan giữa công tác quản lý và tình trạng vệ sinh đến viêm vú bao gồm sự hiện diện của vi khuẩn trong chuồng nuôi, tình trạng vệ sinh của bò, các ô chuồng, bò và phương thức vắt sữa, điều trị bò khi cạn sữa và điều trị những bò viêm vú lâm sàng … [36]; [114]; [133].

1.5.3.1 Chuồng trại

Trong kiểu chuồng nuôi nhốt tự do, hoạt động đứng lên nằm xuống và đi lại của bò không bị giới hạn như khi bị cầm cột nên bò ít bị chấn thương bầu vú. Khu vực nằm của bò được lót êm và có phòng vắt sữa riêng sẽ hạn chế viêm vú. Trong quản lý không nên nhốt quá đông bò trong một ô chuồng để tránh tình trạng bò húc nhau, chen lấn khi ăn. Chuồng trại kém thông thoáng, nhất là những ô chuồng nhỏ bị ẩm ướt có thể dẫn đến viêm vú do mầm bệnh môi trường [150]. Ngoài ra, phải giữ chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, tránh tình trạng bò bị stress nhiệt [136].



1.5.3.2 Chất lót chuồng

Nền chuồng hoặc sân vận động cho bò luôn sạch, khô là cần thiết. Số lượng vi khuẩn trong chất lót chuồng liên quan tới số lượng của chúng trên da vú và tỉ lệ viêm vú trên bò [37]; [83]. Làm giảm số lượng vi khuẩn trong chất lót chuồng sẽ giảm được tỉ lệ viêm vú lâm sàng gây ra bởi vi khuẩn môi trường [42]; [99]. Nếu sử dụng chất độn chuồng bằng chất vô cơ như cát và đá vôi xay sẽ làm giảm lượng vi khuẩn hơn so với chất hữu cơ. Dăm bào, rơm, giấy vụn, phân tái sử dụng và thân cây bắp sử dụng làm chất lót chuồng có số lượng vi khuẩn lớn hơn 166 CFU/1 gram [115].



1.5.3.3 Ngăn ngừa côn trùng

Một chương trình phòng ngừa viêm vú có hiệu quả phải có chiến lược kiểm soát rận, ve, ruồi… xung quanh chuồng [42]. Việc đầu tiên và quan trọng nhất là kiểm soát quá trính sinh sản của ruồi như xử lí phân, cỏ ủ chua hư hỏng, thức ăn rơi vãi, cỏ dại và các hồ nước xung quanh [97]. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là một phần của chương trình kiểm soát côn trùng [136].



1.5.3.4 Phòng ngừa các bệnh khác

Vi sinh vật gây viêm vú thường xâm nhập vào tuyến vú thông qua lỗ đầu núm vú. Tuy nhiên, một số mầm bệnh có thể xâm nhập vào theo đường máu hoặc những vết thương trên bầu vú. Bệnh viêm vú có thể là do kế phát từ những bệnh khác nhất là viêm tử cung, viêm âm đạo, viêm móng, viêm khớp hay viêm phổi do Mycoplasma [22].

Phải hạn chế tối đa những tổn thương vú do các bệnh như bệnh lở mồm long móng (F.M.D), bệnh đậu bò… Bệnh viêm vú lâm sàng do S. aureus thường đi kèm với bệnh đậu bò [4].

1.5.3.5 Sự thay thế đàn

Kirk (1999) [96] cho biết việc loại bỏ những bò bị nhiễm trùng mãn tính hoặc bò tái phát nhiều lần sẽ làm giảm số lượng tế bào bản thể trong sữa toàn đàn và giảm sự lây lan của mầm bệnh truyền lây từ bò bị viêm vú sang bò nhạy cảm.

Cùng nhận định, Michel (2002) [119] cho rằng đối với những bò có thùy vú bị tổn thương mà không chữa khỏi cần phải đặt lên đầu danh sách để thay thế. Thông thường loại bỏ bò bị nhiễm trùng ảnh hưởng rất nhỏ đến sản lượng sữa vì chúng thường cho sản lượng thấp. Tuy nhiên những yếu tố khác như giai đoạn của kỳ sữa, tình trạng động dục, những kết quả nuôi cấy phân lập vi sinh vật từ sữa và sự đáp ứng điều trị cũng cần được làm rõ trước khi có quyết định loại thải cuối cùng. Không nên mua những bò bị nhiễm bệnh và lớn tuổi, phải làm những xét nghiệm trước khi mua và kiểm tra vú. Những nghiên cứu ở nhiều quốc gia đã chứng minh rằng có đến 50% bò được mua về đã bị nhiễm trùng vú tiềm ẩn. Tốt nhất nên mua bò cái tơ, tránh mua phải bò già, bò bệnh mãn tính.

1.5.3.6 Cạn sữa sớm những trường hợp cần thiết

Nên xem xét cạn sữa sớm đối với những bò bị nhiễm trùng mãn tính. Những bò này có thể loại bỏ khỏi đàn hoặc điều trị trong thời gian cạn sữa bằng kháng sinh [96].



1.5.3.7 Điều trị bò cạn sữa

Điều trị bò khi cạn sữa bằng kháng sinh rất quan trọng, bởi vì trị khỏi cả vi khuẩn gây viêm vú truyền lây có trong bầu vú và ngăn ngừa sự phát triển nhiễm trùng mới do vi khuẩn môi trường [4]; [47]; [49];. Hiệu quả của điều trị bò khi cạn sữa được cải thiện bởi sử dụng những sản phẩm chứa kháng sinh phóng thích chậm, hiệu quả kéo dài. Những ưu điểm khác bao gồm: tỉ lệ điều trị khỏi bệnh cao hơn khi đang cho sữa, cho phép những tổn thương mô vú bình phục lại trước khi sinh, viêm vú lâm sàng sau khi sinh giảm, sữa bán không bị tồn dư kháng sinh, tất cả những thùy vú bị nhiễm trùng đều được điều trị và không cần thiết những xét nghiệm trong phòng thí nghiệm [169].



1.5.4 Nuôi dưỡng

Khẩu phần bò cho sữa ngoài cân bằng về glucid, lipid, protein, chất xơ; cần phải cung cấp đủ những loại đa khoáng, vi khoáng và vitamin. Nếu thiếu, bò giảm số lượng tế bào bạch cầu, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch dẫn đến tăng tính nhạy cảm với những nguyên nhân gây viêm vú [34]; [84]; [145].

Để giảm tỉ lệ nhiễm trùng mới ở thời kỳ cạn sữa, chúng ta phải giảm khẩu phần giàu năng lượng của bò xuống trước khi cạn sữa. Bò sữa cao sản nên giảm dần thức ăn hỗn hợp 2 tuần trước khi tiến hành cạn sữa. Sau khi cạn sữa phải tiếp tục kiểm tra, quan sát bầu vú đến khi chắc chắn lỗ núm vú đã đóng lại và bầu vú giảm thể tích đến mức bình thường [170].

Nghiên cứu của Smith và ctv (2002) [162] bổ sung selenium và vitamin E vào khẩu phần như sau: nhóm 1 bổ sung 150 UI vitamin E/ ngày trong suốt thời gian cạn sữa; nhóm 2 cung cấp 1000 UI vitamin E/ ngày; nhóm 3 bổ sung 1000 UI vitamin E/ ngày từ khi cạn sữa tới 2 tuần trước khi sinh và 4000 UI/ ngày suốt 2 tuần sau khi sinh. Tỉ lệ selenium bổ sung vào khẩu phần cho tất cả các nhóm là 0,1 ppm. Kết quả tỉ lệ viêm vú lâm sàng trong tuần lễ đầu tiên của kỳ sữa sau đó lần lượt là 37%, 14% và 0% trên tổng số vú của những bò cái tơ; 18%, 18% và 4% ở những bò sinh sản nhiều lần.

Michel (2002) [119] đưa ra khuyến cáo nên cho bò ăn thức ăn thô xanh hoặc thả ra đồng cỏ ngay sau khi vắt sữa nhằm không cho bò nằm xuống nền chuồng tối thiểu một giờ. Nếu bò nằm quá sớm, khi đó cơ vòng đầu vú chưa đóng lại hoàn toàn là điều kiện cho những vi khuẩn môi trường xâm nhập và gây nhiễm trùng vú.

1.5.5 Phòng bệnh viêm vú bằng vaccin

Bắt đầu từ những năm 1980, vaccin E. coli J5 được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa viêm vú bò sữa [62]; [175]. Tiêm E. coli J5 cho bò cạn sữa 30 ngày trước khi sinh làm giảm được 70 - 80% trường hợp viêm vú lâm sàng do coliforms khi khai thác sữa [34].

Nickerson (2002) [128] cho biết những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng vaccin S. aureus có hiệu quả làm tăng kháng thể chuyên biệt với S. aureus và làm giảm tỉ lệ thùy vú nhiễm trùng mới trên bò cái tơ sau khi sinh. Một thí nghiệm ở New York, bò cái tơ được chủng ngừa ở thời điểm 4 và 2 tuần trước khi sinh. Kết quả tiêm chủng đã làm giảm 52% thùy vú bị nhiễm trùng mới; ngoài ra, 64% những thùy vú nhiễm trùng mới trong đàn đối chứng trở nên mãn tính so với 12% trong đàn được chủng ngừa.

Những nhà nghiên cứu ở bang Lousiana tạo ra vaccin thương mại có giá trị chống lại viêm vú do S. aureus (vaccine Lysigin®). Khi 6 tháng tuổi, bò cái tơ được chủng ngừa và 14 ngày sau tiêm liều nhắc, và lặp lại mỗi 6 tháng. Kết quả chứng minh rằng số lượng thùy vú nhiễm trùng mãn tính trong thời gian mang thai giảm 43,1%, tỉ lệ nhiễm trùng mới trong thời gian mang thai giảm 44,8% và tỉ lệ nhiễm trùng mới khi cho sữa giảm 44,7% [128].



1.5.6 Phòng bệnh viêm vú bằng kháng sinh

Hiệu quả sử dụng kháng sinh có hoạt tính kéo dài bơm vào vú ở lần vắt sữa cuối cùng làm giảm được tỉ lệ nhiễm trùng mới trong suốt thời gian cạn sữa. Ngoài ra, điều trị bò viêm vú mãn tính và viêm vú tiềm ẩn trong giai đoạn cạn sữa bằng kháng sinh sẽ hiệu quả hơn là điều trị trong khi đang khai thác sữa [46]; [119].



1.5.7 Kết hợp kháng sinh với vaccine phòng bệnh viêm vú

Nickerson (2002) [128] thực hiện một nghiên cứu kéo dài 1 năm trên đàn bò với tỉ lệ viêm vú do S. aureus là 58,3%. Sau khi đã lựa chọn bò bị viêm vú do S. aureus, 20 bò được chủng ngừa vào thời điểm 14 ngày trước khi điều trị bằng kháng sinh pirlimycin và tái chủng 7 ngày sau đó. Vaccine được điều chế từ những chủng S. aureus phân lập được ở trại. Kết quả 5 tháng sau khi thử nghiệm, S. aureus được loại bỏ hoàn toàn, số lượng tế bào bản thể toàn đàn giảm xuống.



Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương