Nguyễn văn phát bệnh viêm vú BÒ SỮa và MỘt số biện pháp phòng trị luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2010



tải về 2.95 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu28.05.2018
Kích2.95 Mb.
#39108
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15

Biểu đồ 3.21 pH sữa ở các mức CMT

3.4.6 Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong sữa ở các mức CMT

Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong sữa ở các mức CMT khác nhau được trình bày qua bảng 3.23 và biểu đồ 3.21 (số lượng vi khuẩn được đổi sang giá trị log10).



Bảng 3.23 Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong sữa ở các mức CMT

Kết quả CMT

Số mẫu

Trung bình log10 khuẩn lạc/ml sữa

-

100

4,765

+

56

4,840

++

37

4,916

+++

21

5,115


Biểu đồ 3.22 Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong sữa ở các mức CMT

Qua kết quả được trình bày ở bảng 3.23, trung bình log10 khuẩn lạc cao nhất ở sữa bị viêm vú tiềm ẩn với mức độ CMT (+++) là 5,115/ml sữa, thấp nhất ở sữa được đánh giá là bình thường (4,765/ml sữa), còn ở mức CMT (+) và CMT (++) lần lượt là 4,840 và 4,961 /ml sữa. Qua đó cho thấy số lượng vi khuẩn hiếu khí gia tăng khi bò bị viêm vú tiềm ẩn, nhưng không hoàn toàn tỉ lệ thuận với mức độ viêm, Phân tích về mặt thống kê sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).

    1. Kết quả thử nghiệm phòng viêm vú tiềm ẩn bằng biện pháp vệ sinh - thú y

Kết quả khảo sát cho thấy tỉ lệ đàn bò bị viêm vú tiềm ẩn rất cao, do đó thử nghiệm áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y như đã trình bày ở phần phương pháp tiến hành nhằm làm giảm bớt tỉ lệ viêm vú.

Từ kết quả được trình bày ở bảng 3.24, tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn lúc đầu ở lô thí nghiệm là 39,58% cao hơn so với lô đối chứng là 32,85%, nhưng qua các tháng theo dõi cho thấy ở lô thí nghiệm với biện pháp vệ sinh thú y được thực hiện tốt trong quá trình chăn nuôi và vắt sữa thì tỉ lệ viêm vú giảm rõ rệt từ 39,58% xuống còn 15,63%. Trong khi đó ở lô đối chứng tỉ lệ viêm vú lúc đầu là 32,85% và qua các đợt thử CMT, tỉ lệ không giảm mà lại có chiều hướng gia tăng có tháng đến 42%. So sánh thống kê cho thấy ở lô thí nghiệm, tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn cuối thí nghiệm so với đầu thí nghiệm giảm thấp rất có ý nghĩa với p < 0,001.



Bảng 3.24 Kết quả thử nghiệm phòng viêm vú tiềm ẩn




Đợt thử CMT

Số bò thử

Số thùy vú thử

Số thùy vú không viêm

Số thùy vú viêm

Số thùy vú hư

Thí nghiệm

n

%

n

%

1

157

614

371

60,42

243

39,58

14

2

157

612

496

81,05

116

18,95

16

3

155

607

505

83,20

102

16,80

13

4

155

608

513

84,38

95

15,63

12




Đối chứng

1

175

685

460

67,15

225

32,85

15

2

175

687

421

61,28

266

38,72

13

3

172

673

388

57,65

285

42,35

15

4

172

677

408

60,27

269

39,73

11


B
iểu đồ 3.23 Kết quả thử nghiệm phòng viêm vú tiềm ẩn

Như vậy, áp dụng một số biện pháp vệ sinh thú y đã đem lại hiệu quả tốt, giảm tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn trong đàn bò rất rõ. Tuy nhiên, để có kết quả tốt đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện quy trình vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ và liên tục, đồng thời kết hợp với biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc tốt; nếu không nguy cơ viêm vú tiềm ẩn sẽ gia tăng trở lại khi điều kiện chăn nuôi, vệ sinh kém. Bởi vì công tác quản lý và chăm sóc không tốt, vi khuẩn môi trường phát triển, xâm nhập vào tuyến vú gây viêm vú.

Neave và ctv. (1966) [125]; Galton và ctv. (1982) [66]; Gutebock (1984) [73]; Pankey (1989) [135] cho rằng núm vú và bầu vú dơ bẩn là nguồn gốc vấy nhiễm của một lượng lớn vi sinh vật môi trường vào sữa. Số lượng vi khuẩn trong sữa tăng lên khi núm vú không được làm sạch và khô thích đáng. Tỉ lệ bệnh viêm vú liên quan mật thiết với số lượng vi khuẩn hiện diện trên da đầu núm vú.

Schreiner và Ruegg (2003) [155] cho rằng vệ sinh vắt sữa có mục đích ngăn ngừa sự truyền lây vi khuẩn từ thùy vú này sang thùy vú khác trên cùng một bò hay từ bò này sang bò khác; do đó hạn chế được bệnh viêm vú. Kết quả nghiên cứu của tác giả ở Wisconsin cho thấy những bò có bầu vú dơ khi vắt sữa thì nguy cơ nhiễm trùng mới cao gấp 1,5 lần so với những bò có bầu vú sạch. Những bò vệ sinh chân sau không sạch có sự nhiễm trùng mới cao gấp 1,7 lần bò được vệ sinh sạch.

Nghiên cứu của Kirk (1999) [96] cho rằng điều trị tất cả bò khi cạn sữa đạt hiệu quả kinh tế nhất và số lượng tế bào bản thể tổng đàn thấp. Khi tất cả các thùy vú của những bò cạn sữa không được bơm thuốc điều trị, 8 - 12% số thùy vú đó có thể bị nhiễm trùng mới trong thời kỳ khô sữa, trong khi chỉ 1% số thùy vú bị nhiễm trùng khi áp dụng điều trị toàn bộ số bò cạn sữa.

Nickerson (2002) [129] cho biết những thùy vú đã bị nhiễm trùng khi cạn sữa và được điều trị khỏi sẽ có khả năng sản xuất 90% sản lượng sữa so với bình thường, còn những thùy vú bị nhiễm trùng trong thời kỳ cạn sữa kéo dài tới chu kỳ sữa kế tiếp sản lượng sữa giảm 30 - 40%. Do đó việc bơm kháng sinh để phòng trị viêm vú vào giai đoạn cạn sữa là rất quan trọng mà người chăn nuôi cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt trên những đàn bò có tỉ lệ viêm vú cao.

Bên cạnh việc đánh giá về tỉ lệ vú viêm tiềm ẩn, chúng tôi còn so sánh về mức độ viêm để việc đánh giá hiệu quả phòng bệnh được toàn diện hơn.

Bảng 3.25 Tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn trên bò thí nghiệm theo mức độ viêm



Đợt thử CMT

Tổng số thùy vú viêm

CMT 2(+)

CMT 3 (++)

CMT 4 (+++)

Số thùy vú

Tỉ lệ (%)

Số

thùy




Tỉ lệ

(%)


Số thùy vú

Tỉ lệ

(%)


Thí nghiệm

1

243

96

39,51

98

40,33

49

20,16

2

116

79

68,10

29

25,00

8

6,90

3

102

69

67,65

27

26,47

6

5,88

4

95

77

81,05

17

17,89

1

1,05

Đối chứng

1

225

74

32,89

105

46,67

46

20,44

2

266

114

42,86

110

41,35

42

15,79

3

285

112

39,30

110

38,60

63

22,11

4

269

121

44,98

102

37,92

46

17,10

Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy tỉ lệ thùy vú bị viêm tiềm ẩn ở các mức độ CMT không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 lô thí nghiệm và đối chứng lúc bắt đầu thí nghiệm (đợt thử CMT 1). Phần lớn mức độ viêm ở 2 lô với CMT 2(+) là 39,51% ở lô thí nghiệm và 32,89% ở lô đối chứng và mức độ CMT 3(++) 40,35% ở lô thí nghiệm so với 46,67% ở lô đối chứng, còn mức độ CMT 4 (+++) chiếm tỉ lệ khoảng 20% ở cả 2 lô. Tuy nhiên, qua các tháng tiếp theo, kết quả thử CMT ở 2 lô có sự khác biệt rõ ràng về mức độ viêm (đợt thử CMT 2,3,4). Ở lô thí nghiệm tỉ lệ thùy vú viêm mức độ nhẹ CMT 2(+) tăng dần từ 39,51% lên 81,05%; còn tỉ lệ thùy vú viêm ở mức độ CMT 3(++) giảm dần xuống từ 40,33% còn 17,89% và CMT 4 (+++) cũng giảm từ 20,16% xuống còn 1,05%. Trong khi đó ở lô đối chứng qua các tháng kiểm tra cho thấy mức độ viêm không có sự thay đổi đáng kể ở 3 mức CMT 2, 3 và 4. Kết quả trên cho thấy việc áp dụng biện pháp vệ sinh thú y không những có hiệu quả tốt trong việc làm giảm tỉ lệ viêm vú tiềm ẩn mà còn giảm cả mức độ viêm đối với những vú còn viêm trên bò lô thí nghiệm.

Ruegg (2001) [148] cho rằng năm bước đầu tiên trong quản lý bệnh viêm vú:



  1. Phát hiện và điều trị nhanh chóng các ca viêm vú lâm sàng, (2) Tập thói quen điều trị bằng kháng sinh đối với bò ở giai đoạn cạn sữa, (3) Vệ sinh, sát trùng núm vú trước và sau khi vắt sữa, (4) Loại thải những bò viêm vú mãn tính, (5) Tập thói quen duy trì và bảo quản dụng cụ vắt sữa, Sự hiểu biết này đã nhanh chóng đem lại kết quả trong việc khống chế bệnh viêm vú lâm sàng cũng như viêm vú tiềm ẩn do vi khuẩn Staphylococcus aureusStreptococcus agalactiae.

Nhờ thực hiện tốt 5 bước trên mà số lượng tế bào bản thể (somatic cell counts) trong sữa bò ở Anh đã giảm từ 600.000 tế bào/ml xuống còn 400.000 tế bào/ml [43]. Tuy nhiên, kế hoạch này không làm giảm viêm vú lâm sàng do những vi khuẩn môi trường khác [149]. Hoblet (1999) [81] khảo sát 9 đàn bò sữa ở Ohio có số lượng tế bào bản thể thấp nhưng tỉ lệ bò viêm vú lâm sàng lại rất khác nhau từ 15,6% tới 63,7%. Một nghiên cứu khác của Sargeant (1998) ở Ontario khảo sát trên 65 đàn có số lượng tế bào bản thể toàn đàn thấp nhưng có đến 20% số bò bị viêm vú lâm sàng (trích Ruegg, 2001) [148].

3.6 KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ

3.6.1 Kết quả điều trị viêm vú lâm sàng

Dựa vào kết quả phân lập vi khuẩn, thử kháng sinh đồ cũng như các chế phẩm thuốc thú y điều trị viêm vú bò sữa có trên thị trường, chúng tôi chọn những chế phẩm chứa kháng sinh có tác dụng đối với vi khuẩn Staphylococcus Streptococcus để điều trị, vì đây là 2 loại vi khuẩn chính yếu nhất gây viêm vú trên bò. Ngoài ra, còn sử dụng sản phẩm Masticum để điều trị, sản phẩm này không chứa kháng sinh nên trong quá trình điều trị có thể khai thác sữa ở vú không bệnh.

Kết quả trình bày ở bảng 3.26, cho thấy đã điều trị khỏi 342/ 352 vú bị viêm lâm sàng với các liệu trình điều trị khác nhau chiếm tỉ lệ là 97,16% và 10 vú không khỏi chiếm tỉ lệ là 2,84%. Những vú điều trị không có kết quả là do viêm quá nặng , điều trị không kịp thời hoặc vi khuẩn đề kháng với thuốc.

Phân tích các liệu trình điều trị khác nhau, tỉ lệ khỏi bệnh có sự chênh lệch không nhiều, dao động từ 92 – 100%. Tuy nhiên đường cấp thuốc và sự phối hợp thuốc trong điều trị đem lại hiệu quả về thời gian khỏi bệnh có sự khác biệt. Thời gian điều trị khỏi một ca bệnh trung bình là 4,05 ngày, ca điều trị ngắn nhất là 2 ngày và dài nhất đến 9 ngày, đa số khỏi bệnh sau 3 – 5 ngày điều trị.



Thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình ngắn nhất (2,94 ngày) là sự kết hợp giữa sản phẩm có chứa kháng sinh như Mastiject Fort hay Mamifort và sản phẩm có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ (Masticum) bơm trực tiếp vào thùy vú, do sự phối hợp này vừa có tác dụng giảm viêm vừa có tác dụng diệt khuẩn nên thời gian khỏi bệnh nhanh. Trong khi đó thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình lâu nhất (5,83 ngày) là cách điều trị sử dụng kháng sinh Genta-tylosin để tiêm, kế đến là dùng oxytetracycline dạng tiêm cũng cho kết quả khỏi bệnh trung bình khá dài (5,55 ngày). Như vậy, sử dụng kháng sinh dạng tiêm để điều trị viêm vú lâm sàng, thời gian sử dụng phải kéo dài. Điều này gây nhiều thiệt hại kinh tế vì ngoài chi phí điều



trị thì sữa không khai thác thương phẩm được trong thời gian điều trị do tồn dư kháng sinh.

Nếu so sánh việc sử dụng chế phẩm dạng kem bơm trực tiếp vào thùy vú để điều trị, nhận thấy việc kết hợp giữa 2 chế phẩm Masticum và Mastiject Fort hay Mamifort là tốt nhất với thời gian điều trị khỏi bệnh trung bình là 2,94 ngày. Nếu so với chỉ dùng đơn thuần chế phẩm có chứa kháng sinh như Biotetra Mas, Mastiject Fort hay Mamifort, thời gian điều trị trung bình của nhóm này 3,87% (3,55 ngày đối với Mastiject Fort, 3,97 ngày đối với Mamifort và 4,33 ngày đối với Bio – Mas).

Trong khi đó nếu chỉ sử dụng đơn thuần chế phẩm Masticum, thời gian khỏi bệnh trung bình kéo dài 5,10 ngày. Đối với chế phẩm này dù thời gian trị kéo dài hơn so với các chế phẩm khác nhưng có lợi điểm là những vú không điều trị vẫn khai thác sữa được do chế phẩm này không có chứa kháng sinh. Tuy nhiên chế phẩm này cũng có hạn chế là do không có kháng sinh nên không tiêu diệt được vi khuẩn gây bệnh, nên khả năng tồn tại vi khuẩn gây bệnh trong vú viêm cao hơn so với việc sử dụng chế phẩm có kháng sinh. Do vậy việc phối hợp chế phẩm này với chế phẩm có kháng sinh để điều trị sẽ hiệu quả hơn.

Đối với liệu trình dùng một chế phẩm có chứa kháng sinh để tiêm kết hợp với một chế phẩm dạng kem bơm vào thùy vú có chứa kháng sinh như Mastiject Fort hay Mamifort hoặc chế phẩm Masticum, hiệu quả điều trị khỏi bệnh khá nhanh, bình quân 3,18 ngày. Trong trường hợp này do vừa sử dụng thuốc tiêm vừa sử dụng dạng bơm vào thùy vú nên nồng độ kháng sinh tập trung cao, kéo dài và phân bố đều khắp thùy vú viêm nên hiệu quả hơn so với chỉ dùng qua đường tiêm hay đường bơm vào thùy vú đơn thuần. Việc dùng kháng sinh tiêm kết hợp với Masticum bơm vào vú cũng cho kết quả khả quan như kết hợp kháng sinh tiêm và kháng sinh bơm.

Trong trường hợp bò bị viêm nhiều vú hoặc có triệu chứng toàn thân thì dùng dạng tiêm kết hợp với dạng kem bơm vào thùy vú điều trị có kết quả tốt hơn so với cấp qua đường tiêm hoặc đường bơm cục bộ vào vú đơn thuần.

Nguyễn Ngọc Nhiên và ctv. (1999) [14] điều trị thử nghiệm bò viêm vú lâm sàng tại Ba Vì - Hà Tây. Tác giả dùng chế phẩm Super Mastikorkt (tetracycline, neomycin) cho kết quả khỏi bệnh 82,22% sau 1 - 2 ngày điều trị. Trong khi đó nếu dùng neomycin + penicillin G điều trị có kết quả kém hơn, chỉ 63,49% số ca khỏi sau 3 - 5 ngày. So với kết quả này, kết quả điều trị khỏi của chúng tôi cao hơn nhiều. Sự khác biệt này có thể do tình trạng bệnh lý, loại kháng sinh điều trị cũng như đường cấp thuốc khác nhau.

Bùi Thị Tho (2003) [23] đã sử dụng 6 loại thuốc để điều trị bò viêm vú lâm sàng tại công ty giống bò sữa Ba Vì (Hà Tây) gồm: Ampi – kana (ampicillin, kanamycin), Genta – tylo (gentamicin, tylosin), Suanovil (spiramycin), Ery – tracin (erythromycin, bacitracin), Diclomam (ampicillin) bơm trực tiếp vào thùy vú và Synolox (norfloxacin) tiêm bắp. Kết quả cho thấy đối với nhóm bò viêm vú cấp tính được điều trị bằng Synolox cho tỉ lệ khỏi bệnh cao nhất là 100%, thời gian điều trị trung bình ngắn (3,03 ngày), kế đến là Diclomam điều trị khỏi 87,5% với thời gian trung bình 4,05 ngày; Ery - tracin khỏi 72,73% sau 4,4 ngày điều trị. Còn các loại chế phẩm khác có tỉ lệ khỏi thấp và thời gian điều trị kéo dài như Genta - tylo chỉ khỏi 47,62% (9,35 ngày); Suanovil khỏi 53,55% (6,50 ngày) và Ampi-kana khỏi 55,55% với thời gian điều trị trung bình là 8,65 ngày. Đối với nhóm bò viêm vú lâm sàng mãn tính được điều trị bằng Synolox cũng cho kết quả khỏi bệnh cao nhất là 100% sau 3 - 4 ngày điều trị; kế đến là Diclomam đạt 71,43%, thời gian trung bình 6,54 ngày; Ery - tracin là 70% với 8,07 ngày điều trị, Còn Ampi - kana, Genta - tylo và Suanovil có hiệu quả kém, cho tỉ lệ khỏi bệnh và thời gian điều trị trung bình lần lượt là 40% (13,08 ngày), 41,67% (15,09 ngày) và 50% (8,72 ngày). Nhìn chung kết quả điều trị của chúng tôi có tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn. Sự khác biệt này có thể do việc chọn thuốc hoặc do sự kết hợp đường cấp thuốc. Bởi vì ngay cả kết quả của Bùi Thị Tho cũng có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả điều trị giữa các loại chế phẩm khác nhau.

So với một số nghiên cứu của các tác giả khác, Phạm Bảo Ngọc (2002) [13] điều trị viêm vú lâm sàng bằng cách sử dụng kháng sinh dạng tiêm như Terramycin cho kết quả khỏi bệnh 90% sau 2 ngày điều trị, gentamicin + tylosin khỏi 60,71% sau 3 – 5 ngày, penicillin + streptomycin khỏi 52% sau 3 – 5 ngày điều trị hay bơm Mastiject Fort có tỉ lệ khỏi là 70,83%, Nguyễn Quang Tuyên (2007) [27] dùng Mastiject Fort điều trị viêm vú lâm sàng có tỉ lệ khỏi 87,50% sau 3 ngày; còn dùng penicillin G + neomycin thì hiệu quả kém hơn với 57,10% khỏi sau 5 ngày điều trị. Như vậy kết quả điều trị của chúng tôi có sự khác biệt là do sản phẩm dùng điều trị hay sự phối hợp các chế phẩm trong điều trị.

So với kết quả nghiên cứu của Hillerton (2000) [80] dùng kháng sinh bơm trực tiếp vào thùy vú hoặc kết hợp giữa dạng tiêm với dạng bơm vào vú bị viêm lâm sàng thể cấp tính đều cho tỉ lệ khỏi là 100%. Trong khi đó nếu chỉ cấp thuốc qua đường tiêm tỉ lệ khỏi đạt 91%. Như vậy, kết quả ghi nhận của chúng tôi phù hợp với kết quả của tác giả này là điều trị viêm vú lâm sàng bằng cách dùng thuốc bơm trực tiếp vào thùy vú hay kết hợp với tiêm sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn là chỉ cấp thuốc qua đường tiêm.

Philpot và Nickerson (2001) [136] nghiên cứu trên bò bị viêm vú mãn tính bởi Staphylococcus aureus, điều trị phối hợp giữa tiêm bắp bằng procain penicillin G với bơm vú bằng amoxicillin cho kết quả khỏi bệnh cao (51%) so với nhóm bò chỉ bơm vú (25%).

Qua điều trị viêm vú lâm sàng, chúng tôi rút ra những điểm cần lưu ý sau:

- Cần phát hiện bệnh sớm, điều trị tích cực, kịp thời để có hiệu quả điều trị tốt, thời gian khỏi bệnh nhanh, vú ít bị tổn thương, ít ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

- Nếu bò viêm vú không có triệu chứng toàn thân, nên dùng chế phẩm có chứa kháng sinh dạng kem kết hợp với Masticum bơm trực tiếp vào thùy vú thì điều trị có hiệu quả nhất với tỉ lệ khỏi bệnh cao, thời gian điều trị ngắn và người chăn nuôi dễ dàng thực hiện.

- Việc sử dụng chế phẩm chứa kháng sinh bơm trực tiếp vào thùy vú sẽ có hiệu quả hơn chế phẩm dạng tiêm để điều trị.

- Trong trường hợp bò bị viêm nhiều vú hoặc có triệu chứng toàn thân, nên dùng kháng sinh dạng tiêm kết hợp với chế phẩm dạng bơm vào thùy vú để tăng hiệu quả điều trị.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương