Nguyễn văn hòa quỹ ĐẶt tên trưỜng học tỉnh đĂk nông đẾn năM 2020 Đăk Nông 2014 Lời nói đầu



tải về 5.17 Mb.
trang7/62
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích5.17 Mb.
#37950
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   62

4- Hoa Bách Nhật: Cây Bách Nhật là loại cây thuộc họ rau Rền, còn gọi là Cúc Bách Nhật. Bách Nhật rất dễ sống trên đất khô cằn, nhưng phải nhiều ánh sáng. Hoa Bách Nhật nở quanh năm, nhưng chủ yếu vào mùa hè và mùa thu, cánh hoa khô xác, có màu trắng hoặc màu tím. Hoa bách nhật tượng trưng cho sự thủy chung.

5- Hoa Bạch Cúc: Là loài hoa Cúc màu trắng, có đặc điểm như hoa Cúc.

6- Hoa Bạch Hồng: Là loài hoa Hồng, cánh hoa màu trắng. Hoa Hồng trắng tượng trưng cho tình yêu trong sáng và cao thượng.

7- Hoa Bạch Mai: Là loài hoa Mai, cây cao 15m, hoa có mùi thơm dễ chiu như mai Chiếu Thủy. Hoa Bạch Mai có dáng như hoa sứ, màu trắng trong, có từ 6 đến 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, có mùi thơm thoang thoảng hòa lẫn sương đêm, thuộc loại hoa hiếm. Mai trắng rất yếu, khó chăm sóc và nuôi dưỡng. Có nhiều ở vùng núi Bà Đen - Tây Ninh, hay ở Bến Tre, Hà Tiên. Hoa Bạch Mai tượng trưng cho sự tinh khiết.

8- Hoa Ban: Cây hoa Ban là thực vật có hoa phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới. Nhiều loài được trồng rộng rãi trong khu vực nhiệt đới như là các "cây lan", cụ thể là ở miền bắc Ấn Độ, Việt Nam và đông nam Trung Quốc. Hoa Ban có từ 4 đến 5 cánh. Nhị hoa có vị ngọt, thu hút nhiều loài côn trùng, nhất là các loài lấy mật như ong, bướm. Hằng năm, đầu tháng hai âm lịch, hoa Ban lác đác nở, rộ nhất và đẹp nhất là vào khoảng đầu tháng ba, đến đầu tháng tư thì hoa bắt đầu tàn. Lúc nở rộ, trông cây Ban như thể chỉ có hoa mà không có lá. Người vùng cao Tây Bắc Việt Nam thường dựa vào hoa Ban để làm nông, họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Hoa Ban trắng là tượng trưng cho sự thủy chung trong tình yêu đôi lứa.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   62




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương