Nguyên thủy phật giáo tư TƯỞng luận tác Giả: Kimura Taiken


- NIẾT-BÀN GIỚI CỦA PHÁP TÍNH TUYỆT ĐỐI VỚI NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỜI SAU



tải về 1.64 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu14.06.2018
Kích1.64 Mb.
#39973
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

4- NIẾT-BÀN GIỚI CỦA PHÁP TÍNH TUYỆT ĐỐI VỚI NHỮNG TƯ TƯỞNG ĐỜI SAU


Như vậy, cảnh giới Vô-dư-niết-bàn là đương thể của pháp tính tuyệt đối hợp nhất, nhưng, nó có tác dụng như thế nào? Vấn đề này, nếu chỉ nói theo Phật giáo nguyên thủy thì đó là cảnh giới tuyệt đối vắng lặng, vĩnh viễn bất động: vì nó là đương thể của pháp tính tuyệt đối, của ý chí tuyệt đối. Nhưng , nếu đứng trên lập trường hiện tượng giới mà nhận xét thì đó chẳng qua chỉ là thực hiện cái lí tưởng “ẩn mất không hiện” mà thôi. Cho nên, đứng ở một phương diện khác mà quan sát thì đã là pháp tính, ý chí tính, tất phải có đầy đủ sức tác dụng năng động, nếu không thì hiển nhiên là không phù hợp với bản nguyện độ sinh của chính đức Phật, bởi lẽ, nếu vĩnh viễn an trụ nơi Vô-dư-niết-bàn, không, hoạt động lại thì làm sao mà độ sinh? Do đó, về sau Đại-Thừa-Giáo đã khai triển nhiều về mặt tôn giáo và triết học; tức Đại-Thừa lấy niết-bàn pháp tính tuyệt đối, ý chí tuyệt đối làm nền tảng rồi sáng lập phương pháp trở lại quan sát hiện tượng giới. Bây giờ hãy lấy một vài tư tưởng trọng yếu làm điểm xuất phát để trình bày về trường hợp này.

Trước hết bắt đầu từ phương diện triết học. Chẳng hạn thế giới quan phiếm thần rất đặc sắc của Đại-Thừa Phật giáo thật ra đã bắt nguồn từ đây, vì tư tưởng phiếm thần của Phật giáo đã qua một giai đoạn phủ định thế giới hiện thực rồi sau đó trở lại khẳng định nó mà phát sinh. Sở dĩ đạt đến điểm hồi chuyển này là vì lấy Niết-Bàn tuyệt đối không (biểu tượng) làm pháp tính, rồi từ lập trường ấy mà trở lại tuyệt đối hữu (diệu hữu). Tư tưởng biểu hiện quá trình này rõ ràng hơn hết là vào thời đại từ “chân không” của Bát-Nhã chuyển sang “diệu hữu”297. Về sau, tư tưởng chân-như và tư tưởng phiếm thần quan trọng trong Hoa-Nghiêm cũng đều phát xuất từ hệ thống này.

Rồi biểu hiện điểm này một cách cụ thể với sắc thái tôn giáo đặc biệt sâu đậm là Pháp-Hoa, vì đặc sắc của Pháp-Hoa là thành lập “Chư-pháp-thực-tướng-quan” để nói lên sự cứu độ phổ cập và vĩnh cửu của Phật và các Bồ-Tát. Chư-pháp-thực-tướng-quan của Pháp-Hoa, dĩ nhiên, đã bắt nguồn từ tư tưởng diệu hữu của Bát-Nhã; đến thuyết Phật sống lâu vô thượng (chủ ý của phẩm Như-Lai Thọ Lượng) và thuyết cứu tế của Bồ-Tát Quan-Âm (chủ ý của phẩm Phổ-Môn) trong Pháp-Hoa thì chính là lấy Vô-dư-niết-bàn diệu hữu làm ý chí tuyệt đối hướng hạ hoạt động để mà giải thích tác dụng niết bàn.

Rồi lại lấy cứu tế hữu kết hợp với tư tưởng sau khi chết, đó là tư tưởng Bồ-Tát Di-Lặc, nhất là tư tưởng vãng sinh  lấy Di-Đà làm trung tâm; đến đây thì cảnh giới Vô-dư-niết-bàn đã được thông-tục-hóa một cách cùng cực, và Bồ-Tát lấy ý chí tuyệt đối làm nhân cách, hay tịnh độ lấy Phật làm trung-tâm mà quán chiếu đã trở thành cụ thể hóa để nói rõ cái năng lực cứu độ.

Xem thế thì thấy Đại-Thừa sau này-đặc biệt là về phương diện lí tưởng-không trực tiếp thì gián tiếp, đã xuất phát từ quan niệm Vô-dư-niết-bàn-pháp-tính tuyệt-đối này, và đặc sắc của Đại-Thừa thì ở chỗ coi pháp tính là động. Sau Đại-Thừa đã dùng danh từ chân-như-pháp-tính và Bất-trụ-niết-bàn để tích-cực-hóa và hoạt-động-hóa ý nghĩa niết bàn, nhưng đây chẳng qua cũng chỉ là triển khai niết-bàn-quan của Phật-giáo nguyên thủy về phương diện tích cực mà thôi. Giáo sư Tỷ-ký đã chia quá trình khai triển này thành ba tư trào để quan sát, đó là: tư tưởng không của Bát-Nhã, Chư pháp thực tướng quan của Pháp-Hoa và tư tưởng Di-Đà của kinh Đại Vô Lượng Thọ298. Tôi rất khâm phục ý kiến trác việt này của giáo sư Tỷ-Ký và xin thêm rằng tất cả phương diện lí tưởng của Đại-Thừa, có thể nói, cũng đều đã bắt nguồn từ ba trào lưu tư tưởng này.http://www.thuvienhoasen.org/

---o0o---



HẾT

1 Ðã được dịch ra Hán văn.

2 A ii, p. 148: Căn bản Phật-Giáp Phụ lục, p, 15.

3 Ngũ phần Luật quyển 20, tờ 23b

4 Trường-Hàm, quyển 4, Du hành Kinh, trang 780; D. 16 Mahàparini bbanasutta 11. P. 154.

5 Tạp-A-Hàm quyển 44, p. 726, SIPP 13-14.

6 M.22 Ariyapariyesana IPP 167-684, Bản hành tập Kinh, tờ 8 trang 48b.

7 Quyển 16, Tam Minh Kinh, D, I; Tevijja.

8 Windisch, Mara und Buddha, s 102; Warren; Buddism in Translation, p. 63.

9 S.B.E.X Introduction to Suttampata, p. XIV.

10 Tạp-A-Hàm 44, Các bản p. 726. SiPP 13a-14.

11 Dị-Bộ-Tôn-Luận Luận.

12 Bà-Sa, quyển 50, p, 211b.

13 Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử, trang 248, 147, 418.

14 Phật thuyết nhân tiên Kinh (Trường 10, 53a) A.I.P. 213; idid VI, p. 525 Rhys Davids; Buddhist India, p. 23-24.

15 oldenberg; Buddha (7 teand) s72-73.

16 D. Fick Glicdermg in nomdosteshem Inten Pu buddhans Peit 6s.

17 Rys Davids; Buddhist India. P4; p24.

18 Ngũ Phần Luật 18 (trang 12b), nói: “Lúc ấy vua Bình Sa đặt ra năm năm lại có một năm nhuận và tất cả ngoại đạo và Bà-La-Môn đều nói theo…”

19 Tham chiếu “Ấn Ðộ Triết Học Tôn Giáo Sử”, thiên V chương I.

20 Tham chiếu Trung-A-Hàm từ kinh 38 đến kinh 42

21Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử p, 23

22 về Tứ Tế Quan và các chi phái Phệ-Ðà, Xem Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử, thiên thứ nhất, chương I, thiên hai chương I, thiên bốn chương iii, tiết hai.

23 Số-Luận A  p, 219. Tăng-Nhất 43, các bản p. 454

24 M. 11  199; Trung 38, Các bản, p. 181

25 Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử

26 Ngũ-Phần-Luật quyển 15, p, 95a.

27 Ngũ-Phần-Luật quyển 15, p, 95a.

28 Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử, p. 395; pp. 352-353.

29 Ấn-Độ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử, p, 325. pp, 352-353,

30 Tạp-A-Hàm, p, 519.

31 Sáu phái Triết học Ấn-Độ, trang 90-94.

32 Thuyết Ly-Chi-Nan, Đọa-Phụ v.v… có quan hệ với luận lý Ni-Dạ-Da, trong kinh Phật đã có rồi, như: Brahmajala, 1p. 8; Tạp-Hàm, 48 các bản

33 M. 26 Ariyapariyesana; La-Ma-Kinh 28, Ưu-Đà-La SXXXV 130 Uddaka.

34 A 111p, 388; ibib p, 68; Si pp, 65-67; Tạp-Hàm 49, p. 750; 46 p. 630 v.v… Muốm rõ hơn, xem sách dẫn Amguttare Sanryutia

35 Buhler; The indian Sects of the Jama, p. 231, London 1903

36 M, 77 Makasakuludayi sutta vol, II. P, 2-3; Trung-Hàm, Tiến Mao Kinh 57.

37 Tham chiếu Ấn-Ðộ-Triết-Học-Tôn-Giáo-Sử, p 512. Lại như giới thứ năm trong Ngũ giới tuy là đặc sắc của phật giáo, nhưng, nếu là giáo điều của cá nhân thì trong Pháp quy Bà-La-Môn cũng có. Chẳng hạn trong Apaetanbhyadharma sutra 1.5. 17, 21 110. 28.10.

38 Ibib 1.1.2. 21-22.

39 M. 4. Bhayabherava. Hán dịch không có


40 S.I p. 139
Yam nunakam yvayan dhamma maya abhisambudho, tam evadhammam sakkatva yarvkatva garukatus upanissaya vihareyyante Tham chiếu Tạp-Hàm 44, Các bản, trang 726:

41 D: 16. Mahaparinibbana sutta vol. 11, p. 106. Tasmat ils Ananda atta dipavibarttha atta-sarana ananna dhammadipe dhammasarana anannasa-rana (Trườ-Hàm 2, Du Hành Kinh, Các bản trang 778).

42 Ma-Ha-Ðà, 108 Gopakamaggadllàna sutta 11. p, 9 Trung 36, Kinh Mục Kiền Liên (các bản, trang 171).

43 Số-Luận, I, Phật Giáo Nguyên Thủy, 140, Tạp 4 (Các bản trang 727)

44 Grassman; Wonterbuch Fun Rigveda 5. 659.

45 Atthasalini p-38.

46 M. 28 Mahahathipadopama I.P. 19; Trung Hàm, 7, Tượng-Tích-Dụ-Kính, trang 34.

47 S II.p. 25 Tạp-Hàm 12, trang 549.

48 kathavathu VI, 2. (Vol II, n, 919, Tôn-Luân-Luận, mục nói về tôn nghĩa của Hóa-Địa-Bộ,

49 Tạp-Hàm 36, trang 595, trong văn Ba-Li, tương đương với câu này là, dukkheloka patithito (S.I, p, 40), nghĩa là “khổ kiến lập thế gian”, Hán dịch nguyên bản trích dẫn là: dhamma loka patitthito.

50 S.II,p.124.

51 Suttanipata 233 (p.41).

52 S, II, 106; Tạp-Hàm 12 p. 546 (tham chiếu kính Trụ-Thất-Cổ-Thành-Dụ), 

53 A.V, p. 9-10

54 Số-Luận, II, 106; Tạp-Hàm 12 p. 546 (tham chiếu kinh Trụ-Thất-Cổ-Thành-Dụ).

55 A.V, p. 9-10.

56 S, V, p, 430.

57 Vinya III, p, 120

58 D, 27; Agganna sutta: 

Bhagavatohi putto arasa mukkhato jato dhammajo dhammanimmito dhammadayadoti Tam Kissa hetu? Tathagatassa hetam Varettha adhivacanam dhammakayo iti pi Brahmakayo iti pi Dhammabhuto iti pi Brahmabhuto itit piti-D. III, p, 68 Trường-Hàm 6, Tiểu-Duyên-Kinh các bản, trang 794.



Hãy so sánh những lời sau đây của Bà-La-Môn: brahmana Brahmuno putta arasa mukkhato jata brahmanimmita brahmadayada ti (M.84 Madhanr-asutta II, p, 84) Tạp-Hàm 20, p.591.


59 Trung-A-Hàm, 3, Ðộ-Kinh, trang 2-18; A, I, p, 173.

60 Về Thời-Tiết-Luận của A-Thát-Bà-Phệ-Ðà, tham chiếu Ấn-Ðộ Triết-Học-tôn-Giáo-Sử, trang 215, về thời đại Long-Thụ, Ðề-Bà xem luận Trí-Ðộ quyển I (tờ 14a). Ngoại Ðạo, Tiểu Thừa Luận 17, và Thời-Tiết-Luận v.v…

61 Sau đây là một thí dụ về cách dùng thuật nhữ nhân duyên: tasmat in Anand es’eya hetu etam nidanam esa samudayo ere peccaga namarap-assa, yad idam virnuanam ao (D. III, p. 63) Này A-Nan! thức này đích thực là nhân, là điều kiện, là tập là duyên … của danh sắc.

62 A.V, p. 184; M. I, pp. 262-264; Tạp-Hàm, 2. Các bản, trang 542. Còn giải thích của A-Tỳ-đạt-ma về câu này thì xem luận Gâu-xá, quyển 19 (Húc-Nhã Bản p. 1a)

63 Luận Mahapakarama của Nam Phương kể có 24 duyên. Về danh xưng của 24 duyên thấy trong (Atthasalini p.9). Luận Xá-Lợi-Phất-A-Tỳ-Ðàm quyển 25, kể 10 duyên. Hữu-Bộ và phái Duy Thức liệt kê 4 duyên tức cứ đơn thuần hóa dần dần. Lại như Giáo lý đặc hữu của Hữu bộ, ngoài 4 duyên ra còn lậo ra sáu nhân (và 5 quả) riêng, nhưng cho đến nay người ta cũng chưa thể biết được thuyết đó căn nguyên ra sao.

64 Tạp-A-Hàm 13, các bản, trang 554; S. IV. P15.

65 Số-Luận, II, p, 144;
Tập-Hàm 12, cáp bản, trang 546.

66 S. II. P, 17.

67 Số-Luận, I, p. 134; Tạp-Hàm 45, cáp bản trang 31

68 HỎI: Ai tạo ra chúng sinh? Chúng sinh diệt rồi về đâu?
     ÐÁP: Ông muốn biết ai tạo ra chúng sinh ư? Ðó là ý nghĩ của ma vậy, chúng sinh chỉ do chư hành tập hợp lại mà thành (suddha sankharapunja) trong đó không có cái gì có thể được gọi là hữu tình (quan niệm định mệnh cá nhân); cũng như các bộ phận tập hợp lại mà gọi là xe, cũng thế, chỉ dựa vào (5) uẩn mà (tạm) có ái tên chúng sinh mà thôi…  (S. I, p, 135; Tạp 44, trang 731). Ðó là bài tụng có tiếng của Bạt-địa-la-ni (Vajisa). Sau, thí dụ cỗ xe của Long-Quân (Nagasena) nói về vô-ngã-luận cho vua Di-lan đà chính đã phát xuất từ đó (Xem Milinda Panda 9, 111, 1-8). Lại trong Tạp-Hàm, bản Hán dịch thì bảo đó là lời nói của Thi-la-ni (Sela), đây tuy là một sự thực lịch sử nhưng nay vẫn chưa thể xác định được.

69 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử trang 259-260.

70 Sự giải thích tường tận về namarùpa, xin xem Max Walleser: Die Philosophische grundlaedes alteren Buddhism (Heidebberg 1904, s. 42-64.


71 Trung-Hàm 7, Ðại-Câu-Hi-La kinh, Cáp bản, trang 30; Cullaniddesa, p.181

72 Tạp 34, trang 667; M. I, pp. 485-486.

73 Về thuết Ngũ-Uẩn, xem Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 312-314.

74 M. 38 Makatimhasankhanya I, p. 261: Trung, 54. Trà Ðế Kinh, trang 253

75 Tạp, 13, trang 552: Câu Xá, 22, Húc Nhã Bản, trang 9 Văn-Bi-Li chưa được rõ.

76 Tạp, 49, trang 753; Văn Ba-li chưa được rõ, nhưng những câu sau đây đại lược cũng tương tự :”Thế gian y vào nghiệp mà chuyển, hữu tình theo nghiệp trói buộc cũng như bánh xe lăn theo cái trục (Sutta nipata 654).

77 Triết-học Tạp Chí, số 364-365 (Ðại chính năm thứ VI tháng 7-8)

78 Câu Xá quyển 10.

79 Maitrayana np 6, 21 (xem Sáu phái Triết học Ấn Ðộ trang 325)

80 Samkhya karika 64 (như trên, 203)

81 Tạp 13. Cáp bản, trang 554: Dhammarangani p, 5976.

82 M. 43 Mahavedalla I, p-295.

83 M. 43 Mavedalla 1, p. 295; Trung 58, Ðại-Câu-Hi-La Kinh; trang 270

84 Sáu Phái triết học, trang 183; trang 334-336

85 Itthivettahe 23-24

86 Sáu phái triết học trang 334

87 Ma-Ha-Ðà, 38. Mahatanhassankhaya, 1, p, 259; Trung-Hàm 54, Trà Ðế Kinh trang 67a.

88 M, 107 Mahapunnama Sutta III, p, 17

89 M, 28 Mahahàtthipadopana sutta, vol, I. p. 190; Trung-Hàm 7, Tượng-Tích-Dụ, Cáp bản trang 34.

90 Về tâm, tâm-sở, xem D, II havaddaha sutta; I, p, 213: xem cả Trường-Hàm 16, Kiên cố Kinh, cáp bản, trang 841.

91 Về định nghĩa Ngũ-Hàm, xem Số-Luận, III, pp 86-90

92 M. 44, Cullevedalla I, p, 303; Trung, 58, Pháp-Lạc-Ni Kinh, trang 268

93 Tham chiếu D 1 Brahmajla sutta 1. p, 21; D, 11 Kevadha sutta 1, p, 231; Số-Luận, 11, p, 64.

94 S, III, p, 87

95 M, 109; III, p, 17

96 D, II Kevaddha sutta I, p, 223: Trường, 16, Kiên cố kinh trang, 342; Về quan hệ giữa thức và Danh sắc, xem chương sau; mục Thập Nhị Nhân Duyên Quan sẽ rõ.

97 Itivuttaka, p. 8.

98 Vinaya 1, p. 10; M. 111, p. 250; Trung 7, Thánh Ðế Kinh, trang 35

99 Ibid

100 Lại phối hợp dục này với ba cõi thì có Dục-giới-dục (kamatanha), Sác-giới-dục (rupatanha), và Vô-sắc-giới-dục (arupatanha) (D.33 Sangit 11. p’ 216; Trường, 8 Chúng-Tập-Kinh, trang 804). Lại đem phân phối cho sáu cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì có lục dục (Số-Luận, 11, p, 3). Tóm lại, tuy có nhiều phân loại nhưng chẳng qua chỉ là một dục hoạt động theo nhiều phương diện và hình tướng khác nhau mà thôi.

101 A, IV, p. 7

102 Xem chú thích trang 166.

103 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 275-284 và 350-365

104 Như trên trang 509-510

105 Rhys Davids; Early Buddhism, p. 77.

106 M. 43 Mahavedella 11, p. 296; Trung, 58 Ðại-Câu-Hi-La, trang 267: D. 23. Payasi 1, p. 335; Trường, cáp bản, 7, trang 800

107 Bản tự kinh 5-6, 11a.

108 Milanda Panha p. 10: trí Ðộ Luận, quyển II, trang 80b

109 Milanda Panha, p, 7

110 M. 38 Mehatanhassanhhaya; Trung-Hàm quyển 45, Trà-Ðế-Kinh.

111 Xem Trường Hàm, 5. Xa-nê-sa kinh; D, 18 danavosabha; Trung Hàm, 57, Tiễn Mao Kinh: Ma-Ha-Ðà, 79, Culasakulundagi: Trung, 83, Tam Tộc tính tử kinh; Ma-Ha-Ðà, 68, Malakapana v.v…

112 M. 135 Culakammavibhanga, vol. 111. 203; Trung hàm 44, Anh Vũ Kinh, Cáp bản, trang 207’ (Tham khảo bản sự kinh quyển 1 tờ 6, trang 23a)

113 Suttanipata, N 654.

114 S. 11 pp. 76-77; Tạp Hàm, 14, Cáp bản, trang 656.

115 Xem chú thích trang 187

116 Visudimagga, Chap, 19: Buddhism in Translation, p, 24.

117 Tăng-Nhất 43, Cáp bản, trang 135

118 Milandapanha, p, 46: p, 71

119 Gesamntliche Werke 41, s. 591

120 Warren’s Buddhism in Translation, p, 234: Mrs, Rhys Davids Buddhism, p. 137

121 S. 81, p. 227; Tăng-Nhất 5, Cáp bản, trang 485.

122 A.V.p.297; Trung 3, Tư Kinh, p, 13

123 Dhammapala

124 Tham chiết Tạp, 3, cáp bản, trang 891; Ngũ-Phần-Luật, 21, tờ 2, 28a; Dh. P. 127; Suttanipata 126

125 Tham chiếu M. 12 Mahasikanada sutta Trung, Xá-Lợi-Phất sở thuyết vol, 1, p. 73

126 Tham chiếu Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử trang 363; ibia, p, 150



127 Brahmajals sutta II tức D, I, p. 5 Simamapada sutta 45 và D. 164 v.v… nói đến can chủng (mulabija); cán chủng (khendabija), tiết chủng (phala bija) và chủng chủng (bija bija) v.v…

128 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 313 – 314

129 Smyutta nikaya No XII, Vol, 11, pp, 1-33

130 Ðại-Tỳ-Bà-Sa-Luận quyển 24; Visuddhimagga chap, XVII

131 Buddhism in Translation, p. 113

132 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 188-105

133 Sáu phái triết học Ấn Ðộ trang 90-91.

134 Quá khứ Hiện tại Nhân Quả Kinh, quyển 3, trang 18a.

135 Sáu Phái Triết Học Ấn Ðộ, trang 499,

136 Ðại tỳ bà sa luận quyển 24; Diệu Âm, Ðại Ðức v.v… đều đã bày tỏ ý kiến về vấn đề này, Vạn Bản, trang 100

137 Số-Luận, 11, pp 101-106; Tạp 12, Cáp bản, trang 546.

138 S, 11, pp. 5-7; p, 10-11

139 Ðại-Tỳ-Bà-Sa quyển 24, Vạn Bản, trang 98.

140 Luận Ðại-Tỳ-Sa, quyển 99, trang 416.

141 Như Tượng-Tích Dụ trong Trung-Hàm, 7; Ma-Ha-Ðà, 28 Mahàhatthhipadopama,

142 Tạp-Hàm, 43, Các bản, trang 719; S, IV. Phật Giáo Nguyên Thủy; 171.

143 D, Kevadha vol, I, p. 223; Trương-Hàm 6, Kiên Cố Kinh, p, 841 (tham chiếu Suttanipata, 1036 – 1137).

144 Suttanipata, 1114.

145 Tạp-Hàm 36, p, 682; (tham chiếu Trung-Hàm 45, Tâm Kinh).

146 S, I, p, 39; cf, A. 11, p. 177.

147 S.I, p. 39; cf A.11, p. 177.

148 Tạp-Hàm 13, các bản, p. 555. Ðoạn văn trên đây là văn Ba-li, nhưng trong Luận-Câu-Xá, quyển 9, cũng dẫn dụng một cách tương tự. Dĩ nhiên đây là đoạn kinh văn thuộc chính hệ cổ đại truyền lại.

149 S. IV, p. 54; Tạp 9, Các bản, p. 528,

150 Tăng -Nhất 6, p, 303; (tham chiếu Căn Bản Phật giáo, p. 208).

151 M. 121-122 Culasunnata, Mahàsunnata Trung-Hàm, 50 hai kinh Tiểu không, Ðại không xiển minh pháp tu nội không, ngoại không, nội ngaọi không v.v…

152 Hai kinh trên toàn đứng trên lập trường tu dưỡng để xiển minh nghĩa không, đặc biệt lấy đó làm công án để tư duy thiền định gọi là không tam muội (sunnata sàmadhi) và là sở trường của Tu Bồ Ðề. Lại gồm với vô tướng, vô nguyên gọi là ba loại tam muội, rồi hợp với vô thường, khổ, phi ngã gọi là tứ niệm trụ v.v… như thế đủ thấy ý nghĩa không của sự tu dưỡng cực kỳ rộng rãi.

153 Trung Quán Luận quyển 1: ”Các pháp do nhân duyên sinh, ta bảo độ tức không không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi là nghĩa Trung Ðạo”.

154 Cùng tác giả: Chân Như Quan của Bát-Nhã (Ðại Chính, năm thứ 8, Tu Dưỡng Tạp Chí).

155 Trung-Hàm 50, Không Kinh M. 121-122 Snnata. http://www.thuvienhoasen.org/

156 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, pp. 501-502,

157 Trung-Hàm 56, Thánh Cầu M. 26, Ariyapariyesana

158 Như M. 28 I. p. 185; Trung-Hàm, 7. Tương Tích Dụ

159 S. IV, p, 52

160 Như trên, trang 53.

161 Vinaya I, p. 100 (Tạp-Hàm 53, p. 513, xem Hỏa Chủng Cư Sĩ)

162 Pháp Cú Ðối Chiếu, Ðại Học Xuất Bản, trang 26.

163 Về Saccidanandam, xin xem Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 323-324; Sáu Phái Triết học Ấn-Ðộ, trang 638-640.

164 Về những hình tướng hoạt động của dục vọng; xin xem tạp chí Cải-Tạo số 1 và 2 “Giải quyết vấn đề nhân sinh lấy dục vọng làm cơ sở”.

165 M. 25 Ariyapariyesana 1, p’ 167; Trung, 56, La-na. p, 269; Hện Thân Phật và Pháp Thân Phật, p. 22,

166 Kathakà up. 26, 14-15

167 M.99 Subha II, p. 199; Trung 38. Anh Vũ, p. 181.

168 A. I. Phật Giáo Nguyên Thủy, 207.

169 Có rất nhiều chỗ bài xích những hành pháp vô ý nghĩa của Bà-La-Môn, hãy đọc các kinh Sa-Môn-Quả và Phạm Võng sẽ thấy.

170 S.V. p. 421: Chuyển Pháp luân Kinh (tờ 6, trang 16) Căn Bản Phật giáo, trang 45.

171 Suttanipata 654 – 653: M. 28, Vàsetthe.

172 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 405 – 406

173 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, trang 300 – 301

174 Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử trang 528.

175 Phạm Chí Phẩm. Trung-Hàm 35-41, Trong Trường-Hàm, Tiểu Duyên kinh (D. 27, Aggamma) có ghi lại sự tự thuật của một người Bà-La-Môn đã xuất gia theo Phật. Trung, 50, Nhất thiết Trí kinh (m. 99, Kannako-thala) cũng chép lại cuộc thảo luận giữa Phật và vua Ba-Tư-Nặc về vấn đề bốn giai cấp.

176 M. 84 Madhura Sutta: Tạp, 2 trang 591.

177 S, I, p, 68; Tạp 4, trang 591.

178 M. 93 Assalayana 11, p, 149; Trung, 37, A-Nhiếp-Sầu-La, trang 180

179 A. IV, p, 200; Tăng, 37, p, 432; Căn Bản Phật giáo, pp. 370 – 372

180 Căn Bản Phật Giáo, trang 203.

181 S’ I, p. 88’

182 S. I. p. 129; Tạp 44, trang 730; Therig No 61.

183 Therig, no, 336.

184 Trong Tăng-Nhất 29, cáp bản, trang 350 có đoạn văn này. Toàn bộ đều tương đương với A.II, pp 197-170. Nhưng đoạn văn này trong văn Ba-Li không có mà chỉ có Hán-Dịch. Có lẽ nó được thành lập sau rồi thêm vào thành một bộ phận của Tăng-Nhất. Dù sao thì nó cũng đã biểu thị rõ cái tinh thần của Phật và tôi trích dẫn ở đây để biết nguồn gốc của nó.

185 A. III, p. 42.

186 Tạp 34, các bản, p, 666; Số-Luận, 10, pp 189 – 190 Therig 489,

187 S. V. p, 168, Attanam rakkhanto param rakkhati, param rakkhanto atta-nam rakkhati,

188 Tăng, 37, Cáp bản, p, 689 – 690; S. V, p, 353 ff

189 S. I. p, 75.

190 Ðại Tỳ Bà Sa, 51, Vạn bản 213

191 Ngũ Phần Luật, 28, chương 2, p, 63.

192 Trung-Hàm 33, Thiện Sinh Kinh, cáp bản, p. 162; Trường-Hàm II, Thiện Sinh Kinh, cáp bản, p. 820.

193 Tạp-Hàm 4’ cáp bản p 504: A. IV, p 281 – 283; Tạp-Hàm 43, cáp bản, 570 p.

194 Trung 33, Thiện Sinh Kinh, Cáp bản, 162, Trường 11 Thiện Sinh, p. 280.

195 Trường II, cáp bản,  p. 819; D, 31, III, 182. Lại trong A. IV, p, 283, đưa ra bốn nguyên nhân làm tiêu hao tiền của như sau: mê đàn bà (itthidhutta), nghiện rượu (suradhutta), cờ bạc (akkhadhutta), chơi với bạn xấu (pàpamitta pàpasampavanka)

196 Tạp 4, cáp bản, p, 504; A. IV, p, 281.

197 Tạp 4, cáp bản, p, 505

198 Tạp 4, cáp bản, p. 505

199 Trung 6, Ðà Nhiên Kinh, cáp bản, p. 27; M. 97 Dhananjani 11. p. 188 -189

200 Về năm điều này, giữa Ba-li và bản Hán dịch Trường-Hàm có hơi khác. Tức Hán dịch là: (1) Phải cúng dàng đầy đủ; (2) Làm việc gì cũng phải được sự đồng ý của cha mẹ; (3) Không được trả lời cha mẹ; (4) Phải tuân theo mệnh lệnh của cha mẹ; (5) Không được dứt bỏ chính nghiệp của cha mẹ (Cáp bản, trang 923), trong Thiện Sinh Kinh trong Trung-Hàm là: (1) Tăng thêm của cải của cha mẹ (2) Lo liệu mọi việc; (3) Cúng dàng những vật gì cha mẹ muốn; (4) Không trả lời cha mẹ; (5) Lấy vật riêng của mình cung cấp cha mẹ. Ðến việc cha mẹ muốn con cái giữ gìn tài sản, sinh sản con cháu, chết rồi mong được con cúng bái thì trong Amguttara 111, p. 43 cũng có chép. Y hẳn văn Ba-li cũng gần với cách thuyết pháp nguyên thủy hơn?

201 A. 11, p, 32.

202 Chính Pháp Nhãn Tạng, quyển Tứ Nhiếp Pháp.

203 A. 11, p, 32; Trung 33, Thiện Sinh, cáp bản, p. 162; Tạp 26, p. 323

204 Trung 9, Thủ Trưởng Giả Kinh, cáp bản, p; 46. A. IV, pp. 218-219

205 Trường-Hàm, Du Hành kinh thứ 2, Cáp bản: 777; Tạp 36. p. 680; S. 1, 5, 7: Vanaropa 1, p, 33

206 Tâm-Ðịa-Quán quyển 2, bộ 2, 52b.

207 D. 111, p, 61; p. 796.

208 A. 111, p. 212; Trang 30, Ưu-Bà-Tắc kinh; cáp bản. p. 144.

209 Xin tham khảo các kinh: Ba-Li, Tăng-Nhất, Bộ = Upósakavagga, tức III, pp 203-217. Trung Hàm 30. Ưu-Bà-Tắc-Kinh. S. V, p. 395. Tạp 33, cáp bản, p. 662 Trung-Hàm, 55, Trì Trai Kinh, Ấn-Ðộ-Triết-học-Tôn-Giáo-Sử, IV, 255-258.

210 Sáu phái Triết-Học-Ấn-Ðộ, trang 601.

211 Tăng-Nhất-A-Hàm 7, Cáp bản, p. 306: “Bấy giờ đức Thế Tôn bảo các Tỷ-Khưu rằng có hai cảnh giới Niết-Bàn là Hữu dư niết bàn và Vô dư niết bàn. Thế nào gọi là Hữu dư niết bàn? Những ai diệt được năm hạ phận kết thì niết bàn của họ không trở lại thế giới này, như thế gọi là Hữu dư niết bàn.

212 Katthavatthu IV, 1-2.

213 Trung 6, Giáo-Hóa Bệnh Kinh Ma-Ha-Ðà, 143 Anatthapindikovaha.

214 A. I. p, 26.

215 Theragatha 892-919

216 Tạp-Hàm 33, có măm Kinh S. V. pp, 369-374 ba kinh

217 Tạp-Hàm 33, Cáp bản p, 662 S. V, 465

218 Về việc vua Tỳ-Lưu-Ðà làm nhục tại thành Ca-Tỳ-La lúc còn nhỏ có thể xem trong kinh Tăng-Nhất, Các Bản, p, 386

219 Ngũ-Phần-Luật 21, trang 2; Tăng-Nhất 26, Các Bản, p 387.

220 A.V, pp 370-371 

221 Trung-Hàm, 18, kinh Sa-kê-đế-tam-tộc-tính-tử, M. 68 Nalakapàna sutta,

222 Theragàtha 776-805; Trug-Hàm 34, Nại-tra-hòa-la kinh.

223 Theragàtha 84.

224 Trung-Hàm 183, Tộc Tính Tử kinh. M. 68 nalakapàna sutta.

225 S. 11, p. 110 susima; Tạp-Hàm 15, p. 558.

226 Trường-Hàm 3, Du-Hành kinh, p. 780. Văn Ba-Li không có; Câu-Xá 15, gọi là Thắng-Ðạo (Màrgajina), Thị-Ðạo (Màrgadesika). Mệnh-Ðạo (Màrgajvika) và Hành-Ðạo (Margadùsin). Còn Thập Tụng Luật thì chia làm bốn loại là Danh tưởng Tỷ-Khưu, tự xưng Tỷ-Khưu, khất cái Tỷ-Khưu, và Phá hoại Tỷ-Khưu.

227 Xem lại mục 3, Chương I, thiên thứ nhất trong sách này.

228 Trung-Hàm 35, Thương-Ca-La Kinh, p. 169; A. I, pp. 168-168

229 Sáu phái Triết học Ấn-Ðộ p. 268.

230 Trung-Hàm 54, A-La-Tra; p.251 M, 15 Alagadhupana IV 125.

231 D, 1, p, 70.

232 M, 152 Indriyabhabvana 111, p.298 : Tạp-Hàm 11, pp.544-545

233 Trung-Hàm 2, Lậu Tận Kinh, p.9; M,2 Sabbasava sutta. I, pp 6-12.

234 Trung-Hàm 58; Đại-Câu-Hi-La, p. 270; M, 43 Mahavedalla.

235 Dhammapada 380,

236 S. Và, p.272.

237 Tạp-Hàm 35, p. 675.

238 Kinh Bản sự, quyển 2, tờ 25.

239 D. I, p. 71 ; A. II p. 210, ibid III, P, 92,

240 Kinh Bản Sự quyển 2, tờ 28a.

241 Mrs. Rhys Davids ; Budbhism, pp 205-212.

242 Căn Bản Phật Giáo, thiên thứ sáu, chương thứ năm.

243 Therag, 05

244 Theraga. 113

245 Theraga, 520-526.

246 Trung-Hán 49, Thánh Đạo Kinh, p. 230; M H7 Cattarisaka III, p.71.

247 Trung-Hàm 56, La-ma-Kinh M, 26 Ariya pariyesanna

248 Trung-Hàm 49, Đại Tiểu Không Minh M, 121-122 Sunnate.

249 Trung-Hàm 43, Phân Biệt Ý Hành Kinh M, 120 Sankharuppati.

250 M. 43 Mahavedalla I, p. 296; Trung-Hàm 98, Đại Câu Hi La Kinh, p. 270.

251 A. IV, p. 140 Anupubbvaihara.

252 Tạp-Hàm 33, pp. 661-662, Ngoài Bạt-Ca-Lợi còn có một kinh Phật: nói với Sắn-Đà Tỷ Khưu mà ý nghĩa cũng nhất trí với văn Ba-li A, V, pp. 7-8. Ở đây căn cứ theo Hán dịch,

253 Trung-Hàm 26, Long Tượng Kinh p.138, A. III, p. 347.

254 Tăng-Nhất 41, p.445.

255 Trung-Hàm 20, Trưởng-Lão-Thượng-Tọa-Thụy-Miên Kinh A, pp. 65-91.

256 A, I, p. 24.

257 Ngũ Phần Luật 2, tờ 1, pp. 10-11.

258 Tăng-Nhất 46, p. 463.

259 Therag, 200; Commentary.

260 Therag, 1009 (Mrs. Rhys Davids; Translation p. 347.)

261 Ký-sự này giống hệt như trong kinh Sạ-Môn-Quả, Văn Ba li là <> D,I,P, 85.

262 Therag, 45, Phụ truyện,

263 Theragatha, 19.

264 Như Trường Lão Bà-kỳ-sa (Vangisa) S, I; Tạp-Hàm 4. pp, 732-733; Therag, 246 xv.,

265 Therag, 44, phụ truyện.

266 Tạp-Hàm 38 p. 995 M, 86 Angul Mala; Therag, 255.

267 D, 16 Mahaparinibhana II p. 154: Trường-Hàm 4, Du Èanh Kinh p. 786: Ngũ Phần Luật 3, tờ II 
p. 196; Therag; 59 v.v…

268 Therag, 61: ibid, 673-688 apadàna,

269 Ibid, 981 apadàna

270 Therag. 35.

271 Ibid, 149.

272 Ngũ Phận Luân 3, p. 14

273 Theragatha 473-479.

274 Ibid, 597 607 apa dàna

275 Về điểm này, tham khảo Mrs, Rhys Davids; Early Buddhism (The Brethren) pp-XXX-XXXi,

276 Sunanagalovilasini I, pp, 9-10 Samantapasadika (Bal-li Phật Giáo Độc Bản của Cao Nâm, p.03)

277 Therag 0,

278 Therig a 77-31.

279 Về điểm này, xem Katharatthu XXL, 2.

280 Kathàvatthu II, 1-4. Dị Bộ Tôn Luân Luận, phần nói về giáo lí của Đại chúng bộ.

281 Xem Kinh Sa Môn Qủa;

282 Về điểm này, tham chiếu Ấn-Độ Lục, Phái Triết-Học, p. 599.

283 Therag, 84.

284 Tạp Hàm 6, p. 532; S.IV, pp. 40-41.

285 Therag, 366-391 (trích yếu); tham chiếu Tạp 38, pp. 695-696.

286 Tạp 13, pp. 552; S, 35, IV pp. 60, 36 (Therag, 70 apadàna) 

287 Trung 5, Thiện Nhân Vãng Kinh, pp. 5-6; Tăng 7, p. 307. Sự khu biệt Hữu-dư, Vô-dư này, theo tôi, là cách phân loại nguyên thủy nhất, nhưng, về phía văn Ba-li, tôi chưa thấy có sự tương đương nào, nên chưa dám đoán định. Đợi tham cứu sau.

288 Như A, V p. 15.

289 Về ngữ nguyên của Niết-Bàn, xem luận án của Dr W. Stel trong Jonrnal of Pàli Text Society (1919-20).

290 Itivuttka 43 text p. 37.

291 S. 111. pp. 100-II5; Tạp 34, p. 510.

292 M 72. Aggi-Vacehagotta. Vol. I. pp. 487-488; Tạp-Hàm 35. p. 66a.

293 S, III, pp. 109-115, Tạp 34, p. 510.

294 Đại-Tỳ-Bà-Sa-Luận 88, p. 414b.

295 S, IV, p. 207, Tạp 17, p. 574 (Căn Bản Phật Giáo, p. 267)

296 P, Deussen; Etemente der Metaphysik s, 550.

297 <> Đại Chính thứ 8, Tạp chí Tân Tu Lưỡng.

298 Căn Bản Phật Giáo p. 301 ff.


tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương