Nguyễn thị mai hưƠng lớP : 071J1 khoa : nn & vh phưƠng đÔNG



tải về 35.87 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2017
Kích35.87 Kb.
#33295
MANGA NHẬT

HÀNH TRÌNH ĐẾN VỚI GIỚI TRẺ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ MAI HƯƠNG

LỚP : 071J1

KHOA : NN & VH PHƯƠNG ĐÔNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN HẢI VÂN


MỞ ĐẦU

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nhật Bản là một đất nước giàu truyền thống và phong phú về đời sống văn hóa. Chính từ nền văn hóa này đã sản sinh ra Manga- một loại hình nghệ thuật có sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ ở trong phạm vi nước Nhật mà còn trên toàn thế giới.

Chính điều đó đã thúc đẩy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn góp phần tìm hiểu về manga và manga trong đời sống giới trẻ ở Nhật.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Mong muốn tiếp cận nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.

- Góp phần mở ra cái nhìn đầy đủ hơn về Manga và về giới trẻ Nhật hiện nay.

3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về văn hóa Nhật qua Manga.

- Đặt những viên gạch đầu tiên cho quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân.

- Góp phần thúc đẩy quá trình tìm hiểu văn hóa Nhật của các bạn sinh viên.



4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp lịch sử : nghiên cứu lịch sử Manga trong tiến trình lịch sử Nhật Bản.

- Phương pháp phân loại và thống kê qua hệ thống internet.

- Phương pháp logic



5. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng : Manga và giới trẻ Nhật

- Phạm vi : Đời sống giới trẻ Nhật.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Đã có nhiều những bài báo nghiên cứu về Manga trên mọi phương diện, nhiều đánh giá chủ quan, khách quan về manga và giới trẻ Nhật trên báo chí và internet. Ngoài ra nhiều bạn sinh viên cũng đã bắt tay thực hiện đề tài này trước đây và bây giờ.



7. BỐ CỤC

Chương 1. Những hiểu biết chung về manga.

Chương 2. Manga và văn hóa giới trẻ Nhật Bản

Chương 3. Manga và quá trình tiếp cận giới trẻ Nhật.


Chương 1. Những hiểu biết chung nhất về manga.

    1. Khái niệm manga

  • Cách viết chữ kanji.

  • Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa. Manga đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Nhật.

  • Cách đọc manga truyền thống là từ phải sang trái, nhưng khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại.


1.2. Sự phát triển của manga trong tiến trình lịch sử Nhật Bản

1.2.1. Sự ra đời của manga

- Lịch sử manga bắt đầu từ sớm. Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện ngắn.

- Vào khoảng giữa thế kỷ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Đây có thể được coi là tiền đề của manga.

- Cuối thế kỷ XVIII, các tác phẩm đầu tiên xuất hiện: “Mankaku zuihitsu” của Suzuki Kankei…

- Đầu thế kỉ XIX, thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai. Theo Hokusai, “manga” không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó mà là chỉ một phương pháp vẽ bức tranh dựa theo nét bút vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn ngẫu hứng.

- Bước vào thế kỉ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản mở ra thế giới. Những “dải truyện tranh ngắn” được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên Manga.

- Sau khi Nhật thất bại trong chiến tranh, sự phát triển của manga dường như bị hoãn lại vô thời hạn nhưng may mắn là nó đã được vực dậy bởi họa sĩ Osamu Tezuka.

1.2.1. Những đặc điểm chủ yếu khiến Manga phát triển ở Nhật

1.2.1.1 Chữ viết

- Lối chữ họa văn được dùng ở Nhật đã thúc đẩy việc vẽ và viết.

- Mỗi kí tự dưới hình thức cơ bản là một hình họa giản đơn.

- Ngôn từ được sử dụng trong Manga luôn là những từ ngữ mới nhất, cách nói mới nhất của người Nhật hiện đại.

1.2.2.2 Lối thể hiện và cách đọc

- Manga tập hợp đủ thể loại truyện giúp người đọc giải tỏa stress.

- Cách thể hiện manga được vẽ rất khoáng đạt, kèm theo nhiều từ tượng thanh và tượng hình nhằm tạo hiệu ứng cho câu chuyên.

- Người đọc chỉ cần đọc lướt qua từng trang: trung bình mất 3.75 giây để đọc một trang.

- Manga Nhật xem trọng giá trị bên trong. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, một hình ảnh thể hiện toàn câu chuyện.

1.2.2.3 Nhu cầu

- Người Nhật đọc manga mọi lúc mọi nơi, bất kì khi nào có thời gian rảnh.

- Có các cửa hàng convenience store bày bán đủ loại manga.

- Người lớn đọc Manga để giết thời gian và giải trí.

- Trẻ em đọc Manga vì:

+ Nhật Bản ngày càng phát triển thì không gian sân chơi của trẻ em ngày càng bị thu hẹp.

+ Giải tỏa căng thẳng sau giờ học.

1.2.2.4 Sự hình thành qua nhiều thế hệ

- Đối tượng chủ yếu của manga là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sau khi các sinh viên ra trường, có việc làm ổn định vẫn tiếp tục đọc manga như một niềm say mê.
Chương 2. Manga và văn hóa giới trẻ Nhật

2.1. Manga trong đời sống văn hóa giới trẻ Nhật

- Trong manga chứa đựng những nét văn hóa đặc thù, những tri thức và thú chơi thanh tao của người Nhật. Giới trẻ Nhật đọc Manga để giải trí và học hỏi thêm nhiều điều.

- Nhiều bạn trẻ bỏ ra không ít thời gian, công sức, tiền bạc trong việc sưu tầm manga để đọc.

- Manga xuất hiện ở mọi nơi:

+ Thư viện ở Tokyo

+ Ở một ngôi chùa ở Kawasaki trưng bày các loại hình Manga. Trên lối đi còn viết “ truyện tranh và con đường đi đến hiện thực”

+ Manga xuất hiện trong sách giáo khoa của học sinh tiểu học.

+ Manga được đưa vào giảng dạy ở một số trường đại học như Kyoto Seika.


2.2. Những Otaku cuồng nhiệt

2.2.1 Định nghĩa Otaku

- Otaku là một thuật ngữ để chỉ những fan hâm mộ cuồng nhiệt.

- Thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên bởi Nakamori Akio.

- Ở những nền văn hóa khác nhau, thuật ngữ otaku lại mang ý nghĩa riêng. Ở Nhật, otaku để chỉ những người say mê thứ gì đó đâm ra kì quái. Không chỉ kì quặc, họ còn sống bên ngoài xã hội và mong muốn những điều không tưởng. Bị gọi là otaku ở Nhật là một sự sỉ nhục nhưng nếu ở nước khác thì lại không hề gì.



2.2.2 Văn hóa Otaku

2.2.2.1 Biểu hiện của văn hóa Otaku

- Văn hóa Otaku đang rất phát triển, trở thành mốt ở Tokyo và các vùng lân cận.

- Biểu hiện: Tách mình khỏi những mối quan hệ tình cảm đôi lứa với người khác phái để chìm đắm trong thế giới của búp bê, truyện tranh.

2.2.2.2 Lợi nhuận mà văn hóa Otaku mang lại

- Văn hóa Otaku đã biến Akihabara trở nên nổi tiếng với các nhà hàng quán rượu cosplay, với các quán cà phê “ nữ tì”- nơi các nhân viên ăn mặc như những nữ tì trong manga…

- Đặc sản văn hóa Oaku đã lan rộng ra nhiều nước, thu hút sự chú ý của các nước và khu vực khác.

- Mang lại một thị trường nhiều tỉ đô la ( 3-4 ngàn tỉ yên)


Chương 3. Manga và quá trình tiếp cận giới trẻ Nhật

3.1. Hình thức phân bố của manga

- Trẻ em có thể tiếp cận manga từ rất sớm, vì Manga có mặt ở khắp mọi nơi. Đặc biệt, năm 1992, Doraemon đã được đưa vào sách giáo khoa tiểu học, ngoài ra manga còn được giảng dạy ở một số trường đại học.

- Manga được in trong các tạp chí. Tạp chí Manga có nhiều kì.

- Ở Nhật có các khu vực Mandarake chuyên bán Manga và các sản phẩm ăn theo manga.

- Manga còn được phân bố qua chợ internet bằng hình thức scanlation. Nếu scan trái phép sẽ bị phạt nặng.


3.2. Những tác động của Manga với giới trẻ Nhật

3.2.1. Tác động tích cực

3.2.1.1. Nhận thức

- Manga là một lọa hình văn hóa phổ thông trong thời hiện đại. Nó có tính lịch sử, biểu tượng, giá trị thẩm mĩ, đạo đức.

- Hình tượng samurai đã trở thành biểu tượng

- Giúp người đọc hiểu biết rõ hơn về lịch sử không chỉ của nước Nhật mà còn của các nước khác.

- Giúp các bạn nhỏ vững tin tìm ra câu trả lời về các lĩnh vực của cuộc sống.

- Trong Manga chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Tạo cho giới trẻ niềm đam mê tìm tòi, học hỏi.



3.2.1.2. Đời sống

- Tạo trào lưu Cosplay dành cho những người đam mê manga.

- Nhiều cốt truyện được chuyển thể thành anime

- Hình ảnh các nhân vật manga xuất hiện nhiều trong đời sống

- Đưa những người có cùng niềm đam mê lại gần nhau, cùng nhau chung tay làm nhiều hoạt động tình nguyện.

3.2.2. Tác động tiêu cực

- Trên thị trường xuất hiện nhiều manga có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến tính cách và cách suy nghi của giới trẻ dẫn đến những nhận thức lệch lạc.

- Nhiều người đam mê manga bỏ quên cả thế giới bên ngoài, chỉ sống trong thế giới ảo của riêng mình.

- Nhiều otaku ở Nhật bày tỏ mong muốn được lấy và sống cùng những nhân vật trong manga



KẾT LUẬN

- Manga- hình thức nghệ thuật truyện tranh từ khi được hình thành đến nay đã có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của đất nước mặt trời mọc, nhất là với đời sống giới trẻ cả ở hai mặt tích cực và tiêu cực.



  • Từ ảnh hưởng của manga đã đặt ra cho chúng ta thử thách làm thế nào để giữ mình cân bằng trong thế giới ảo.

  • Từ đề tài này, hiểu thêm về đời sống giới trẻ nhật hiện nay qua Manga.

Góp phần đóng góp vào những nghiên cứu về Nhật Bản nói chung và Manga nói riêng

tải về 35.87 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương