Nguyễn Lân Dũng, Chung Chí Thành I. Tuổi thơ không suông sẻ


IX. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Darwin



tải về 0.53 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.53 Mb.
#38185
1   2   3   4   5   6   7   8   9

    IX. Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Darwin


    Trước đây khi chưa có Chủ nghĩa Darwin, người ta quan niệm thiên nhiên là do Thượng đế thiết kế và trực tiếp điều hành. Trái đất là do Thượng đế vì loài người mà sáng tạo ra. Darwin đã cùng với Wallace, tuyên chiến với quan điểm truyền thống đã ngự trị tư tưởng con người cả ngàn năm . Bằng những chứng cứ không thể chối cãi, Darwin đã chứng minh sự thích nghi giữa sinh vật và môi trường là hình thành qua những quãng thời gian dài bởi sự chọn lọc tự nhiên tác dụng lên các ngẫu biến, chứ không phải do thông minh tài trí của Thượng đế. Dưới con mắt ông, trần gian là một thế giới duy vật, đầy tính ngẫu nhiên. Những giáo sĩ cố gắng gắn liền Thượng đế và sự tiến hóa, nhưng không thể được. Thượng đế đã bị đẩy ra xa và trở thành một khái niệm trừu tượng . Thiên tài của Darwin biểu hiện ở chỗ trong muôn vàn sự phụ thuộc và hiện tượng phức tạp trong thiên nhiên, ông đã biết tách ra và đánh giá vai trò của các quá trình chọn lọc là nguyên do chính của sự tiến hóa, tìm ra cơ sở lịch sử tự nhiên chung, đặc trưng cho các sinh vật. Chỉ trên cơ sở nguyên tắc chọn lọc người ta mới có thể giải thích được những trường hợp xuất hiện các kiểu thích nghi thụ động như như các cây có gai, mu rùa, sinh vật này thích nghi với một số sinh vật khác (ví dụ thực vật có hoa và côn trùng) và cuối cùng là sự xuất hiện màu sắc để ngụy trang và bảo vệ ở nhiều dạng khác nhau…

    Bị căn bệnh mãn tính hành hạ, Darwin kiên quyết tránh xa mọi cuộc tranh luận, đôi lúc đã ảnh hưởng đến phát triển của Thuyết tiến hóa. May thay, đã có những nhà khoa học thông thái, kiên định và đầy sức chiến đấu đứng mũi chịu sào, trong đó nổi bật nhất là giáo sư Thomas Henry Huxley (1825-1895). Do bênh vực thuyết tiến hóa, ông đã từng bị người ta chế diễu là “Con chó săn của Darwin”. Ông đứng thứ 7 trong một gia đình 8 con, từ nhỏ ông chỉ có 2 năm cắp sách đến trường, vậy mà đã trở thành nhà khoa học xuất sắc hoàn toàn nhờ tư học. Giống như Darwin và Wallace, Huxley từng đi du lịch nhiều nơi, trở thành nhà bác học bao chùm các lĩnh vực động vật, cổ sinh vật, địa chất, thực vật, nhân loại. Ông đã viết hơn 150 bài biên khảo, thông thạo các ngôn ngữ Pháp, Latin, Đức, Ý, Hy Lạp , tất cả nhờ tự học. Ông không những viết hay mà còn sở trường hùng biện.



    

  Thomas Henry Huxley



    Tháng 6 năm 1860, khi ”Nguồn gốc các loài” mới xuất bản được 7 tháng, một cuộc tranh luận nổi tiếng đã xẩy ra giữa ông và giám mục Samuel Wilberforce tại Hội nghị học thuật thường niên ở Đại học Oxford. Tiêu điểm cuộc tranh luận là cuốn ”Nguồn gốc các loài” của Darwin, nhưng bất ngờ là chính Darwin lại kiếm cớ vắng mặt. Hơn 700 thính giả đã chật cứng hội trường, họ chống đối chủ nghĩa Darwin, họ đến là để nghe vị giám mục tài ba Wilberforce vạch mặt ”Thuyết con khỉ”, nên mỗi lời ba hoa của giám mục Wilberforce đều được vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt. Huxley ngồi dưới lắng nghe, kết luận rằng ông này chẳng hiểu chút gì về thuyết tiến hóa, nên tự tin nắm chắc phần thắng. Kết thúc bài diễn văn giám mục Wilberforce quay về phía Huxley, hỏi một cách rất văn nhã: ”Thưa tiên sinh khả kính tự coi là hậu duệ loài khỉ, ngài đã kế thừa dòng máu loài khỉ từ phía ông nội hay bà nội?”. Cả hội trường cười ồ. Huxley bước lên trình bày ngắn gọn quan điểm của Darwin, vạch trần sự ngu muội của vị giám mục. Cuối cùng, ông nói: ”Tôi thà nhận con vượn đáng thương làm tổ tiên mình, còn hơn là nhận tổ tiên là một con người thừa thông minh, nhưng mang sự trào lộng, chế diễu vào một cuộc thảo luận khoa học nghiêm chỉnh”. Cuộc tranh luận đã đánh dấu sự toàn thắng của thuyết tiến hóa trên đất Anh.

    

    William Wilberforce

    Thế kỷ 19 là thế kỷ phát triển mạnh mẽ của Sinh học cũng như các chi nhánh của nó, như Sinh lý học và Vi sinh vật học- có tác động đến sức khỏe con người. Tuy nhiên trên lĩnh vực tư tưởng, không môn nào có ảnh hưởng lớn lao như Thuyết tiến hóa của Darwin. Thuyết tiến hóa đã không còn chỉ bó hẹp trong Sinh học, mà đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. Những trào lưu xã hội và những trường phái triết học hoàn toàn trái ngược nhau đều trích dẫn chủ nghĩa Darwin, lấy làm luận cứ khoa học của mình, kể cả Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Phát xít, Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa cộng sản, Thuyết duy vật và Thuyết thần học tiến hóa (chủ trương tiến hóa theo mục tiêu định sẵn của Thượng đế)…Darwin lúc đó nằm im lặng tại thôn Darwen, không khuyến khích cũng không ngăn cản các trường phái nhân danh học thuyết của mình


Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương