Nguyễn Lân Dũng, Chung Chí Thành I. Tuổi thơ không suông sẻ



tải về 0.53 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích0.53 Mb.
#38185
1   2   3   4   5   6   7   8   9

    XI. Chọn lọc tự nhiên


    Chính quan điểm của Malthus về giành giật tài quyên để sinh tồn giữa các sinh vật đã gợi ý cho Darwin coi chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa. Cơ sở của học thuyết tiến hóa của Darwin là Thuyết chọn lọc tự nhiên. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chủ yếu , là động lực của tiến hóa. Quan điểm của ông có thể tóm tắt như sau: trong giới sinh vật tồn tại vô số biến dị cũng như sức sinh sản lớn lao; trong cuộc đấu tranh sinh tồn, các biến chủng có khả năng thích nghi khác nhau. Từ hai quan điểm trên dễ dàng suy ra: thiên nhiên đã tiến hành chọn lọc đối với tất cả các biến chủng và chỉ có những biến chủng thích nghi nhất mới để lại được nhiều cá thể và được bảo tồn. Ảnh hưởng của môi trường tạo điều kiện thuận lợi để nẩy sinh những tính trạng khác biệt và phân ly những tính trạng đó cho tới khi hình thành những loài độc lập. Chúng sẽ khác nhau và khác với tổ tiên của chúng. Thiên nhiên đã thực hiện việc lựa chọn những cá thể có sức chịu đựng dẻo dai hơn và thông qua chọn lọc tự nhiên mà phân nhánh thành vô số các

     Darwin cho rằng cây trồng và vật nuôi rất đa dạng so với tổ tiên hoang dại. Tuy đa dạng nhưng chúng có những nguồn gốc chung. Ông nhận thấy trong bất kỳ một nhóm vật nuôi nào cũng có những sai khác ngẫu nhiên về kích thước, màu sắc và tập tính giữa các cá thể. Lợi dụng những biến dị ấy người ta đã tác động một cách có ý thức trong việc phát triển một số biến chủng này và loại trừ một số biến chủng khác. Các đặc điểm biến dị là bằng con đường chọn lọc phù hợp với lợi ích của con người. Darwin nhận thấy các sai khác nhỏ giữa các cá thể cùng loài là nguyên liệu cho tác động của sự chọn lọc tự nhiên. Ông cho rằng: “Cần phân biệt hai nhân tố: bản chất cơ thể và bản chất của các điều kiện. Nhân tố đầu là rõ ràng và quan trọng nhất. Bởi vì những biến đổi giống nhau xảy ra trong những điều kiện rõ ràng là hoàn toàn giống nhau” . Về quan hệ phức tạp trong thế giới sinh vật Darwin đã viết: “ Chúng ta trông thấy bộ mặt thiên nhiên một cách hân hoan, chúng ta thường thấy sự quá dư thừa thức ăn. Chúng ta không thấy hay quên rằng những con chim đang rảnh rang hót quanh chúng ta phần lớn sống bằng côn trùng và hạt và như vậy thường xuyên phá hủy sự sống. Hay chúng ta quên rằng những con chim đó hoặc trứng của chúng đã bị hủy diệt một cách rộng rãi như thế nào bởi những con chim khác và những con thú, chúng ta cũng không luôn luôn nhớ rằng dù thức ăn lúc đó dư thừa, nhưng điều đó không bao giờ có như vậy đối với tất cả các mùa của mỗi năm.” Darwin đã sử dụng thuật ngữ đấu tranh sinh tồn theo nghĩa rộng. Ông viết: “Tôi phải nói trước rằng tôi dùng thuật ngữ này theo nghĩa rộng và bao gồm sự phụ thuộc một sinh vật đối với sinh vật khác và gồm (điều này quan trọng hơn) không chỉ đời sống của một cá thể mà còn thành công trong việc tạo ra nhiều hậu thế. Hai động vật thuộc chi Canis (chó) trong thời gian đói có thể hoàn toàn đúng khi nói rằng chúng đấu tranh với nhau giành thức ăn và sự sống còn. Cây cối ở rìa sa mạc sẽ được gọi là đấu tranh vì sự sống nhằm chống lại hạn hán, mặc dù nói đúng hơn, nó phụ thuộc vào độ ẩm môi trường. Cây hàng năm chẳng hạn cho hàng nghìn hạt mà chỉ có một hạt đạt đến độ chín, nói đúng hơn chúng đấu tranh với những cây tương tự hay cây khác để phủ mặt đất. Cây Chùm gửi phụ thuộc vào cây táo và một số cây khác. Nhưng chúng ta chỉ nói gượng gạo là nó đấu tranh với những cây đó, vì nếu nhiều vật ký sinh như vậy mọc trên cùng một cây sẽ làm cho cây đó suy yếu và chết đi. Chùm gửi phát tán nhờ chim, sự tồn tại của chúng phụ thuộc vào chim và có thể nói rằng chúng đấu tranh với những cây có quả khác vì khi thu hút chim ăn hạt của chúng mà tình cờ hạt được phát tán. Trong một vài ví dụ như vậy tôi sử dụng thuật ngữ tổng quát đấu tranh sinh tồn cho thuận tiện. ” Ông còn viết: ” Cuộc đấu tranh sinh tồn tất yếu bắt nguồn từ sự sinh sản với tốc độ nhanh của các sinh vật. Thậm chí con người tuy sinh sản chậm nhưng cũng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 25 năm và với tốc độ đó thì chưa đầy 1000 năm thực sự sẽ không có chỗ đứng cho con cháu họ”.

    Về chọn lọc tự nhiên Darwin viết: “Con người chỉ có thể ảnh hưởng đến các dấu hiệu bên ngoài thấy được. Còn thiên nhiên duy trì các dạng thích nghi nhất ảnh hưởng đến bên ngoài chỉ khi nào nó cần cho loài sinh vật nào đó. Thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào bên trong, đến mỗi nét của cấu tạo thân thể chúng, lên toàn bộ sự sống. Con người chọn lọc vì lợi ích của mình, thiên nhiên thì chỉ vì lợi ích của cá thể được duy trì. Mỗi đặc điểm cấu tạo nhờ chịu ảnh hưởng của chọn lọc mà được sử dụng hoàn toàn, điều này bắt nguồn ngay từ sự kiện chọn lọc. Thiên nhiên tích lũy biến đổi trong quãng thời gian dài, có khi cả một thời kỳ địa chất. Các biến đổi của thiên nhiên tốt hơn với những điều kiện vô cùng phức tạp của sư sống và rõ ràng mang dấu hiệu gọt giũa kỹ hơn. Có thể nói rằng chọn lọc tự nhiên hàng ngày, hàng giờ trên toàn thế giới với cả những biến đổi nhỏ nhất, vứt bỏ đi những cái xấu, duy trì và tích lũy những cái tốt. Chọn lọc tự nhiên tiến hành âm thầm, lặng lẽ ở bất cứ nơi nào miễn có cơ hội, để hoàn thiện cho từng sinh vật đối với các điều kiện sống hữu cơ và vô cơ của nó”.

     Chỉ có những biến dị di truyền được mới có ý nghĩa trong tiến hóa. Darwin cũng đã so sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. Chọn lọc nhân tạo tạo ra được giống cây trồng, vật nuôi tốt trong một thời gian ngắn, chứng tỏ tính hữu hiệu của chọn lọc. Trong thiên nhiên, vai trò của chọn lọc tự nhiên thể hiện ở hai mặt:


  1. Dẫn đến phân ly tính trạng hoặc hình thành loài;

  2. Đồng thời loại thải những loài và biến chủng kém thích nghi hơn.

Trong hệ thống lý thuyết của Darwin, khái niệm ”loài” chiếm một vị trí then chốt. Người đầu tiên nêu ra khái niệm ”loài” chính là nhà phân loại học Thụy Điển

Carl von Linné (1707-1778), nhưng đối với ông thì ”loài” là cứng nhắc và không thay đổi, còn biến chủng chẳng có ý nghĩa gì. Darwin coi ”loài” là tập hợp những cá thể trong một quần thể có mối gắn kết với nhau trong một thời gian nhất định. Còn biến chủng có một vị trí quan trọng, là xuất hiện “loài”mới. Như vậy, ”loài” ở trong trạng thái động chứ không phải đứng yên; các sinh vật đều từ một tổ tiên chung phân hóa mà ra. 


 

   Carl von Linné

    Trong cuốn ”Nguồn gốc các loài”, Darwin coi tiến hóa là việc hiển nhiên, mà đặt trong tâm vào việc dùng chọn lọc tự nhiên để giải thích tiến hóa. Ông cũng không đề cập đến nguồn gốc sự sống. Khởi đầu cuốn sách là nói về biến dị: Chương 1, Biến dị dưới điều kiện nuôi dưỡng; Chương 2, Biến dị trong trạng thái tự nhiên. Ông đã dẫn chứng bằng những tư liệu vô cùng phong phú. Nhưng đối với nguyên nhân của biến dị thì vào thời đại đó ông không thể nào biết được.

    Cuốn “Nguồn gốc các loài” xuất bản lần đầu đã bán sạch ngay hôm đầu tiên, gây nên làn sóng ảnh hưởng lớn lao. Darwin đã phải tốn nhiều thời gian trả lời những thắc mắc và phê phán, trong đó gay cấn nhất là ý kiến phê bình của nhà vật lý học Lord Kelvin (1824-1907) và kỹ sư F. Jenkin. Lord Kelvin cho rằng nếu tiến hóa là do tích lũy những biến dị nhỏ, thì ít nhất phải mất hàng tỷ năm, mà tuổi thọ của trái đất theo tính toán của ông dựa trên nguyên lý nhiệt động học, mới chỉ có 100 triệu năm, vỏ trái đất nguội đi mới có 20 triệu năm, hoàn toàn không đủ quỹ thời gian dành cho một cuộc tiến hóa dù là nhỏ nhất. Jenkin dùng kết quả toán học chứng minh biến di mới khi xuất hiện, như một giọt mực sẽ bị biển cả nuốt chửng ngay, thức chất đây là thuyết “di truyền hòa hợp”. Do hạn chế về trình độ khoa học lúc đó, Darwin không bác bỏ được những ý kiến đó, cho nên khi tái bản ”Nguồn gốc các loài” lần thứ 6 và các lần về sau, tuy vẫn kiên trì thuyết Chọn lọc tự nhiên, nhưng phần nào ông đã tiến gần đến với thuyết của Lamarck, coi trọng hơn tính tập nhiễm và cho rằng các cơ quan nào sử dụng nhiều thì tiến hóa, ít sử dụng thì thoái hóa.



    Những khúc mắc đó phải đợi đến năm 1900, khi ba nhà khoa học (H.de Vries, C.Correns và E.von Tschermak) “tái phát hiện” những thí nghiệm của Gregor Mendel (1822-1884) thực hiện từ năm 1865. mới giải quyết được.

    

   Gregor Mendel 


 

Каталог: DesktopModules -> CMSP -> DinhKem
DinhKem -> Mã đề: 001 Họ tên: Lớp 12A
DinhKem -> DẠY Âm nhạc sau 4 NĂm nhìn lạI  (Phan Thành Hảo gv âm nhạc trường th a bình Phú, Châu Phú, An Giang)
DinhKem -> THÔng tư CỦa bộ TÀi chính số 83/2002/tt-btc ngàY 25 tháng 9 NĂM 2002 quy đỊnh chế ĐỘ thu, NỘp và quản lý SỬ DỤng phí, LỆ phí VỀ tiêu chuẩN Đo lưỜng chất lưỢNG
DinhKem -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26 tháng 11 năm 2003
DinhKem -> Năm học đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau
DinhKem -> NHÀ thơ ANH thơ Tiểu sử
DinhKem -> Buổi họp mặt có sự tham dự của đại diện lãnh đạo của ubnd tỉnh và cơ quan ban ngành: ông Hồ Việt Hiệp, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch ubnd tỉnh; Bà Trần Thị Thanh Hương, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
DinhKem -> Quy trình nhập hồ SƠ nhân sự MỚi vào phần mềm quản lý nhân sự (pmis)
DinhKem -> Môn: Tiếng Anh 10 Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Họ và tên: lớp 10A …
DinhKem -> A. Thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường

tải về 0.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương