Nguyen ton nhan with his grandiose projects about chinese philosophy and culture



tải về 0.75 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích0.75 Mb.
#33586
1   2

Nguyen Ton Nhan: Oh, I started to learn Chinese characters at the age of 18. I was born in a family with tradition about Sinology. My grandfather is a a scholar teached Sino - Nom famously at Cao Xa village, Cam Giang, Hai Duong province. Nowadays, his fame has been known by a lot of people. Unfortunatedly, he failed the last Huong examination at Vietnam North side. So, he came back to his village and began his work: teaching Sino - Nom. In olden times, his work made him be respected by a lot of villagers. When he moved to the South, his old students still looked up for his descendants. On the whole, I was born in sinology - atmosphere of Cao Xa village.

In 1954, I emigrated with my family to Vietnam South side, where I started to study at a primary school in Gia Đinh, attended the high school in Sai Gon. I began learning Chinese characters when I was in 5th grade, which equals to 6th grade now. At that time, there was only one Han section in a week. Actually, I didn’t study as sense as possible. I was really serious to study Han scripts when I was 18. Although I was self - studying, I still worked pastionately.

I learned Han scripts to research, learn Chinese literature and history by myself. I used to love reading book when I could only read abc. Unfortunatedly, this time was in war, I had to drop out of university because of military training situation. Hence, I spent alll of time on bibliography, literature, history, archaeology without caring about the situation of society, just infatuated in poetic essays, Tang’s poems, the reasoning books, Yin and Yang, five basic elements. All of writings made the smallest nerve in my heart and my mind shake. I’m just simply self - studying. My books are collected from everywhere such as 三字經 San zi jing (Manual composed of sentences of three words (in Chinese), “ Man is innately good, human nature is basically good”, San tian zi, “ fantastic universe”. I read from some classic books such as Four Books and Five Classics (nine ancient Chinese works handed down by Confucius and his followers); Si Shu, Wu Jing and Lao Tzi’s books, Zhuangzi’s books, Can Tong Qi參 同 契, Huang ting jing 黃庭經v.v There aren’t systematic at all.

The antique Chinese characters is quite hard to understand but you can learn it by yourself. What will you do in case of solving difficult problems when you read books?

In the past, I had two teachers, Mr Buu Cam and Mr Nghiem Toan taught at Sai Gon’s Faculty of Arts school. Throughout my self - studying process, I had so many strange wonders. If I didn’t have anyone drectly instructed, I could read hundreds of books for 10 or 100 years bit I couldn’t understand. And that time, I used to asked Mr Buu Cam and Mr Nghiem Toan for help. In conclusion, self - studying is so hard and wastes time. If you have teachers, it will waste less time and less efforts.



Nan hoa jing and Bai jia zhu zi:

When did you started translating books?

From the 1990s, I began translating books to earn money. Basing on some academic knowledge I’d got before 1975, I kept going to find out, translate and publish continuously a lot of books longing for Lao Zhuang’s thoughts such as Zhuangzi Nan hoa jing, Laozi Classic of the Way and Its Virtue, Liezi Chongxu zhenjing (冲虚真经, Classic of the Perfect Emptiness)... When two of them had been published, I realized that: “ Ah, I translated, for that people pay. I will have enough money to support for my life, my family.” At that time, my children were too young, my wife sew clothes to subtain life day by day, our life wasn’t comfortable at all. When I translated books, I could not only earn money to pay off our needs but also concerntrated on translating works.

The more times I read Chinese literature, the more fantastic thing I found out of Lao Tzu’s thoughts and his universal poems. I came back to poetry because I realized that Lao Tzu is the greatest poet from above. For that reason, since 1995, I have started to write poems again and published a new book The sin-eight-word distich metre in three sentences in 2005 and 2008. Beside poems, I compiled and published interpretedly Han- Viet Literary Language’s Evidences Dictionary, The Encyclopedia of Chinese Antique Culture, Chinese Confucianism, especially the 1st version of Huai Nan zi in Vietnam.

The first book I tranlated and published is the only book I loved when I was a child, Trang Tu Nan hoa jing. I owe Chinese literature, specially Pre-Qin literature a debt of gratitude. They revived from 2000 years ago to teach me how to live, how to grow up without saying anything. Maybe from the deepest place of my mind, there is a child belonging to Chang An, Hang Zhou, who can shake his heart when he hears Tang’s poems, Tong’s ci. I adore Li Po, Liu Zongyuan 柳宗元, I respected for Ou Yangxiu 歐陽修, Su Shi 蘇軾; I worship Yuan Mei 袁枚, Yuan Zhongdao 袁中道, Yuan Zongdao, Po Songlin, Ji Xiao Lan 纪晓岚would be my teachers. I’m under an obligation to them so I need to pay back by all my best. Their thoughts can change the face of Vietnamese education and learning, which is gonna gone down in my opinion.



Zhuangzi Nan hoa jing is the “first-born” translation of yours. Hence, what do you evaluate your book in comparison with the others, such as the one of Thu Giang - Nguyen Duy Can?

Before translating Zhuangzi Nan hoa jing, I had to read all of its version. The first version of Nhuong Tong is really good, valuable of literature, but it still has a lot of disadvantages. First of all, it can’t transmit all writing’s value. Second, this version wasn’t printed with the rule chart, translaties unsystematic into Vietnamese and truncated the writing in utter disorder. In conclusion, this version is just translated summarily, not a perfect translation. After this, the version of Thu Giang – Nguyen Duy Can appeared. In my opinion, this version is absolutely not an indefectible translation. On the whole, my version is completed the first and second ones. I translated Zhuangzi Nan hoa jing without mising anywords. The original Zhuangzi Nan hoa jing text in China is kept in stable from Tan’s dynasty to now, so I translated in order, didn’t truncate any chapters. The version of Nguyen Duy Can is mainly about “Inner chapter”.“Outer chapter” and “miscellaneous chapter” is unsystematic and adjusted by the translator’s idea. My version is a better version from past to now with the Chinese characters’ rule chart, completed annotation and sufficient one. I can’t evaluate which is good or bad version. I don’t dare to say that my version is the best, just the most completed one.

HIS GRANDIOSE PROJECTS ABOUT CHINESE PHILOSOPHY AND CULTURE

In general, you are one of the translators of Chinese books in Vietnam South side. You translating work is quite wide and includes a lot of Philology – History - Philosophy. Thus, what is your favorite field?

Actually, I like Bai jia zhu zi best. In near future, I will try my best to compile a set of books about my favorite Bai jia zhu zi. At present, about Tieu Tan, I have completed Classic of the Way and Its Virtue; Tao-te Ching, Nan hoa jing, Liezi Chongxu zhenjing and Huainanzi , which is one of ethics’ books and I was its first translator. I just thought that only when I complete writing about them and only when I introduce all of Yang Xiong’s kungfu with Taixuan (太玄, "Great Mystery"), the Fayan (法言, "Words to Live By), of Wang Chong with Lunheng (論衡, "Critical Essays"), of Zheng Xuan with his antique annotation,…; I can relax before being older. But from now to this day is such a long distance. At present, I have to be a “ old student” forgetting myself for my works of Chinese antique bibliography. My bookcase is covered with Zhu zi xi cheng, Zhu zi bai jia nian that is suitable for reading all my life and over.



What is your satisfied project?

Satisfied project is so absolute. It’s just fined to me. At present, I don’t have any satisfied books. About the book which transmits a lot about Chinese culture, I choose The Encyclopedia of Chinese Antique Culture. This book includes a lot of issues such as literature, religion, caligraphy, arts…just like its name, an encyclopedia. I am pleased with this project because it can transmit amount of popular knowledge that all readers can receive generously.

What about your grandiose Confucianism project?

In the past, there was Confucianism book of Tran Trong Kim. This was a valuable project and the first book at this field in Vietnam. I respected for Tran Trong Kim because he is so venerable and sage. But I thought that he may put his “first-born” book in wrong name. It’s better with a new name “Confucian Study”. This project includes Confucianism’s thoughts not its religiouos side. My project is care about ceremony of sacrifiices and worship Ceremony. It’s necessary to have ceremony of sacrifiices and worship ceremony to become a religion. When your are writing about any religion, of course you have to talk about its thoughts. A religion without its thoughs is totally non-existent. This thing is different point and also an additional point between Chinese Confucianism and Confucianism. You can only look outside of two book you can realise a big difference between them. My project is written about China from their beginning to the end of Qing’s dynasty, when confusianism was declined. When I wrote it, I always put it in comparison with other religions such as Taoism, which is another original Chinese religion, and Buddhism, which is an exotic religion in China. Three religions formed a tripodal position; they have their own differences from the others but in developing process, they always had effections to each other.

Nowadays, your books is published quite continuosly. It is an evidence for your unbelievable strenghth on working. So, how long did some projects with the lenghth about 1500 pages such as Chinese Confucianism and The Encyclopedia of Chinese Antique Culture take? How did you work with a publisher?

Chinese Confucianism and The Encyclopedia of Chinese Antique Culture take about three years each of them. I can’t take it longer or shorter at all. If they take too much time to complete, it will affect to my life’s situation. You know that writing books is my job. With other books, they are in the same situation. When I attend to write any books, I often meet some guys working on publishment and tell them: “ My book is totally strange in Vietnam, so you can sell it easily. Do you want to make an affair with me?” They ask: “ How much does each of them take?” and I have to calculate time to make it about 2 or 3 years something, and amount of money I can received each year when I write this book. If they agree with that, I will give them my manuscript after 2 or 3 years later.

Thus, when I have a contract, they give me an advance each month to work and give them my manuscript within time-limit. Of course they believe in me. I can write how many pages they don’t care. I set a time-limit for my writing so they give me an advance which can suitable for me to support for my life and my family.



What do you think about the future of the Chinese major in Vietnam?

I think that the future of the Chinese major in Vietnam can absolutely open a widen door if it can solve all of problems about “ Sino - Nom literary and cultural space” which used to exist and falls into obvivion all over the world.

Thank you to welcome and answer our question warmly! We wish you can complete your pretended projects in near futrure!
Interviews: Nguyen Van Hoai, MA

Tran Thi Minh Thu, BA

NGUYỄN TÔN NHAN VÀ NHỮNG CÔNG TRÌNH

ĐỒ SỘ VỀ TRIẾT HỌC VÀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC
THÔNG TIN CÁ NHÂN

  • Họ và tên thật: Nguyễn Hữu Thành

  • Bút danh: Nguyễn Tôn Nhan

  • Giới tính: Nam

  • Ngày tháng năm sinh: 01/ 02/ 1948 (22 tháng Chạp năm Đinh Hợi)

  • Nơi sinh: Hải Ninh

  • Quê quán: làng Cao Xá, Cẩm Giàng, Hải Dương

  • Năm 1954: theo gia đình di cư vào Nam, học tiểu học ở Gia Định, học trung học ở Sài Gòn.

  • Địa chỉ hiện tại: 347/ 22 Bùi Đình Tuý, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • Nơi công tác hiện nay: Làm việc tự do

  • Lĩnh vực nghiên cứu chính: Văn sử triết Trung Quốc

  • Các sách chính yếu đã xuất bản:

  1. Lão Tử Đạo đức kinh (Dịch), Nhà xuất bản Văn học, 1999.

  2. Trang Tử Nam hoa kinh (Dịch, chú giải), Nhà xuất bản Thanh niên, 1999.

  3. Liệt Tử Xung hư chân kinh (Dịch, chú giải), Nhà xuất bản Văn học, 1999.

  4. Từ điển thành ngữ điển tích Trung Quốc, NXB.Văn hoá Thông tin, 1999.

  5. Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc (Biên dịch), Nhà xuất bản Văn nghệ, 1999.

  6. Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng (Biên soạn), NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2001.

  7. Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, NXB.Văn hoá Thông tin, 2002.

  8. Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam (Dịch), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2003.

  9. Nho giáo Trung Quốc (Biên dịch), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2005.

  10. Hoài Nam Tử, con người, tư tưởng và toàn văn Hoài Nam Hồng Liệt (Dịch, chú giải), NXB.KHXH, 2008.

  • Các sách sẽ xuất bản:

  1. Chư tử bách gia từ khởi nguồn đến hình thành phát triển (dày khoảng 1500 trang).

  2. Đại từ điển thơ Đường (dày khoảng 3000 trang).


Đến với Hán học từ con đường tự học

Xin chúc mừng ông được xếp vào danh sách những nhà Hán học được phỏng vấn ở Việt Nam. Hiện tại số đầu sách mà ông biên dịch từ tiếng Hán được mọi người biết đến không phải là ít. Xin ông cho biết ông bắt đầu học chữ Hán từ lúc nào?

Nguyễn Tôn Nhan: À. Tôi bắt đầu học chữ Hán vào năm tôi 18 tuổi. Tôi sinh ra từ một gia đình có truyền thống Hán học. Ông nội tôi là một ông đồ dạy chữ Nho khá nổi tiếng ở làng Cao Xá, Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mãi đến bây giờ người ở vùng này vẫn còn biết tiếng. Ông nội tôi thi rớt trong khoa thi Hương cuối cùng ở ngoài Bắc. Sau đó ông về làng làm một ông đồ dạy chữ Nho. Ngày xưa, dù chỉ là một ông đồ dạy ở làng thôi nhưng cũng được dân làng kính trọng. Mãi đến khi di cư vào Nam, những học trò cũ của cụ vẫn tỏ ra trân trọng khi gặp con cháu của thầy mình. Có thể nói tôi đã sinh ra và lớn lên trong cái không khí Hán học ở cái làng Cao Xá ấy.

Năm 1954, tôi theo gia đình di cư vào Nam, học tiểu học ở Gia Định, học trung học ở Sài Gòn. Tôi bắt đầu học chữ Hán từ năm học lớp đệ thất trung học, tức tương đương với lớp 6 bây giờ. Lúc bấy giờ mỗi tuần có một giờ chữ Hán. Nhưng thật ra lúc ấy mình vẫn chưa có ý thức học. Mình chỉ học một cách có ý thức đàng hoàng vào năm 18 tuổi. Nói chung là tự học, nhưng học rất say mê.

Tôi tự học chữ Hán để tự nghiên cứu, tự học văn sử Trung Quốc. Tôi vốn mê đọc sách từ lúc mới học abc. Nhưng lúc bấy giờ đang thời chiến, vì kẹt tình trạng quân dịch nên bỏ không học đại học. Tôi dành trọn vẹn thời gian trốn quân dịch đắm chìm vào sách vở thư tịch, vùi đầu đọc văn học, sử học, khảo cổ học, thư tịch học, không quan tâm gì đến thời thế xã hội. Tôi mê đắm vào các bài từ phú biền ngẫu, các bài thơ luật Đường, các sách lí luận huyền học, âm dương ngũ hành. Những tác phẩm ấy làm rung động đến tận những sợi dây nhỏ nhất trong “tâm” và “tính” tôi. Tôi chỉ là một người thuần tuý tự học. Các sách vở mà tôi học là những thứ tôi lượm lặt được đâu đó ở ngoài hè đường như Tam tự kinh “nhân chi sơ tính bản thiện”, Tam thiên tự “thiên địa huyền hoàng”. Tôi đọc từ các sách kinh điển như Tứ thư, Ngũ kinh đến các loại ngoại thư Lão Trang, Tham đồng khế, Huỳnh đình kinh v.v... Nghĩa là đủ thứ “bàng môn tả đạo” tạp pí lù, không hệ thống gì cả.

Tiếng Hán cổ tương đối khó mà ông lại tự học. Vậy ông giải quyết như thế nào khi gặp những vấn đề hóc búa, nan giải trong quá trình đọc sách?

Hồi đó tôi có hai ông thầy, đó là ông Bửu Cầm và Nghiêm Toản dạy ở Trường Văn khoa Sài Gòn. Trong quá trình tự học có nhiều thắc mắc lạ lùng lắm. Nếu như không có người trực tiếp chỉ bảo, giảng giải thì dẫu tìm trong sách vở đến mười năm, trăm năm chưa chắc mình đã hiểu được. Những lúc như thế thì mình tìm đến thọ giáo thầy Bửu Cầm hoặc Nghiêm Toản, nhờ hai vị tháo gỡ những gút mắc ấy. Có thể nói tự học khá vất vả, mò mẫm rất tốn thì giờ. Có thầy chỉ dạy ta sẽ đỡ tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều.



Nam hoa kinh và bách gia chư tử

Ông bắt đầu dịch sách từ khi nào?

Từ những năm 90 tôi bắt đầu dịch sách như một cách mưu sinh. Trên cơ sở những sách vở mà mình đã đọc trước năm 1975, tiếp tục đào sâu thêm, dịch và cho xuất bản liên tục những đầu sách hoài vọng về tư tưởng Lão Trang như Trang Tử Nam hoa kinh, Lão Tử Đạo đức kinh, Liệt Tử Xung hư chân kinh. Khi đã xuất bản được một hai quyển tôi mới ngộ ra: À. Mình dịch thì người ta cũng trả tiền cho mình đủ sống. Lúc ấy mấy đứa con tôi lóc nhóc mới năm sáu tuổi, vợ tôi may vá đắp đổi qua ngày, cuộc sống cũng chẳng dễ dàng gì. Dịch cũng kiếm được ít tiền trang trải cho cuộc sống, thế là mình chuyên tâm vào công việc biên dịch.

Càng đọc văn học Trung Quốc tôi càng nhận ra trong cái bao la, sâu thẩm của Lão Tử có cái phiêu hốt mà hoà điệu của bài thơ vũ trụ. Tôi quay trở lại với thi ca vì nhận ra Lão Tử vốn là một thi sĩ lớn trên mọi thi sĩ. Thế là từ năm 1995 tôi làm thơ lại và cho ra mắt tập thơ Lục bát ba câu xuất bản năm 2005 và 2008. Cùng với thi ca tôi càng hứng khởi đi sâu về Trung Quốc, biên soạn và cho in liên tiếp các bộ Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng, Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nho giáo Trung Quốc, và đặc biệt là lần đầu tiên công bố bản dịch Hoài Nam Tử ở Việt Nam.

Quyển sách đầu tiên mà tôi dịch và cho xuất bản cũng chính là tác phẩm mà tôi say mê từ nhỏ, đấy là Trang Tử Nam hoa kinh. Bản thân tôi chịu ân lớn của văn học Trung Quốc, nhất là văn học Tiên Tần. Các bậc chư tử bách gia hơn 2 ngàn năm trước đã dạy tôi sống, nuôi tôi trưởng thành mà tuyệt nhiên không “nói một lời” nào cả. Có lẽ từ trong sâu thẩm tâm linh tôi là một đứa con nào đó của Trường An, Hàng Châu nên chỉ cần nghe âm vang mấy câu thơ Đường, từ Tống là tim tôi rung động, bồi hồi. Tôi mê Lý Bạch, Liễu Tông Nguyên; tôi phục Âu Dương Tu, Tô Thức; tôi gần như bái Viên Mai, Viên Tông Đạo, Viên Trung Đạo, Bồ Tùng Linh, Kỉ Hiểu Lam làm thầy. Tôi ghi ân lớn của họ, và cách đáp trả chút ít cái ân đó là vận động nỗ lực hơn nữa để có thể quảng diễn phần nào tư tưởng hoằng đại của họ, ngõ hầu góp phần tác động ít nhiều đến không khí giáo dục, học thuật Việt Nam hiện tại, nền giáo dục và học thuật mà theo tôi đang lệch lạc, bế tắc.



Trang Tử Nam hoa kinh là bản dịch “đầu lòng” của ông. Vậy ông đánh giá như thế nào nếu so bản dịch này với các bản dịch Nam hoa kinh trước đây, chẳng hạn bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần?

Trước khi dịch Nam hoa kinh thì tôi phải đọc tất cả những bản dịch Nam hoa kinh của các dịch giả trước đó. Bản dịch Nam hoa kinh đầu tiên là bản dịch của Nhượng Tống. Đây là bản dịch thật sự hay, có giá trị về mặt văn chương, nhưng vẫn còn mấy điểm khiếm khuyết. Thứ nhất, nó chưa chuyển tải được hết giá trị tư tưởng của tác phẩm. Thứ hai, bản dịch không có in kèm theo bản nguyên tác, cứ dịch tràn lan ra tiếng Việt và cắt xén lung tung. Có thể nói đây là một bản lược dịch chứ chưa phải là một bản dịch hoàn hảo. Sau bản dịch của Nhượng Tống là bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Theo tôi thì bản dịch này vẫn chưa phải là bản dịch Nam hoa kinh hoàn hảo. Có thể nói bản dịch của tôi đã bổ sung hoàn toàn những khiếm khuyết trong bản dịch của Nhượng Tống và Nguyễn Duy Cần. Tôi đã dịch Nam hoa kinh hoàn toàn không bỏ một chữ nào. Bản Nam hoa kinh ở Trung Quốc đã ổn định từ thời Tấn đến nay, và tôi đã y theo nguyên tác mà dịch không bỏ chữ nào, không đảo lộn, lược bỏ các thiên chương. Bản dịch của Nguyễn Duy Cần chỉ chú trọng phần “Nội thiên” thôi, còn phần “Ngoại thiên” và “Tạp thiên” thì bị đảo lộn và trích dịch lung tung theo ý của người dịch. Có thể nói bản dịch của tôi là bản dịch đầy đủ nhất từ trước đến nay, có in kèm nguyên tác chữ Hán, có chú giải đàng hoàng, không lược bỏ một tí gì. Tôi cho rằng ít nhất là phải cung cấp cho người đọc một bản dịch trọn vẹn, chu đáo cái đã, và người đọc có thể đối chiếu với bản nguyên tác mình in kèm theo đó. Còn chuyện bản dịch hay dở là vấn đề khác. Tôi nghĩ đấy là những bổ sung cơ bản của bản dịch mới này. Tôi không dám nói đó là bản dịch hay nhất mà chỉ dám khẳng định rằng đó là bản dịch đầy đủ nhất.



Những công trình đồ sộ về triết học, văn hóa Trung Quốc

Nói chung, hiện tại ở trong Nam ông là một trong những người dịch sách Trung Quốc tương đối nhiều, lĩnh vực được dịch cũng khá rộng, có thể nói là bao quát cả văn sử triết. Vậy lĩnh vực mà ông theo đuổi, quan tâm nhất là gì?

Nói thật tôi mê nhất là bách gia chư tử. Trước mắt tôi quyết tâm sẽ soạn một bộ lớn về bách gia chư tử mà tôi yêu thích. Hiện tại về Tiên Tần chư tử tôi đã làm được Lão Tử Đạo đức kinh, Trang Tử Nam hoa kinh, Liệt Tử Xung hư chân kinhHoài Nam Tử. Hoài Nam Tử được xem như sách tổ của Đạo gia, cũng là một trong những tác phẩm hay của Trung Quốc thời cổ đại. Bộ này trước đây chưa ai dịch và tôi là người dịch đầu tiên. Tôi nghĩ rằng, chỉ khi nào viết xong về các vị ấy, và chỉ khi nào quảng bá, xưng tụng hết các công phu của Dương Hùng với Thái huyền kinh, Pháp ngôn, của Vương Sung với Luận hành, Trịnh Huyền với các bản chú giải kinh điển của ông ấy,... may ra tôi mới tạm nghỉ ngơi trước khi đến tuổi thượng thọ. Nhưng từ bây giờ đến ngày ấy còn xa. Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục làm một “thư sinh già” vùi đầu vào thư tịch cổ Trung Quốc. Trong tủ sách nhà tôi có các bộ Chư tử tập thành, Chư tử bách gia tân biên, đủ cho tôi đọc cả đời chưa hết.



Trước nay ông hài lòng nhất với công trình nào của mình?

Nói vừa ý thì quá tuyệt đối, chỉ có thể nói là tương đối vừa ý. Hay nói một cách văn vẻ một tí là tôi chưa vừa ý một quyển nào. Nếu nói về cách phổ biến văn hoá, để cho người đọc có thể nắm được những vấn đề cơ bản về văn hoá Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng quyển tôi thích là quyển Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc. Công trình này bàn đến rất nhiều vấn đề, như về văn học, về triết học, tôn giáo, thư pháp, hội hoạ, ngọc khí vân vân, tức là rất nhiều lĩnh vực, nó là bách khoa thư mà. Tôi vừa ý với công trình này là vì nó cung cấp những tri thức văn hoá phổ quát và có được một lượng độc giả tương đối rộng rãi đón đọc.



Thế còn công trình đồ sộ Nho giáo của ông?

Trước đây có cuốn Nho giáo của Trần Trọng Kim. Đây là một công trình có giá trị, là quyển khởi đầu viết về Nho giáo ở Việt Nam. Tôi là người rất kính phục ông Trần Trọng Kim, đó là bậc tiền bối đáng kính và uyên bác. Nhưng theo tôi ổng đã đặt tên sai đứa con tinh thần của mình, có lẽ công trình đó phải đặt tên “Nho học” thì đúng hơn. Công trình này viết về tư tưởng triết học của đạo Nho chứ không viết về mặt tôn giáo. Còn công trình của tôi thì viết nghiêng về mặt tôn giáo. Nghĩa là có đề cập đến mặt nghi thức tế lễ, tự khí. Phải có nghi thức tế lễ và tự khí mới trở thành tôn giáo được. Dĩ nhiên là khi viết về tôn giáo thì vẫn phải có phần tư tưởng làm nền cho nó. Một tôn giáo mà không có một hệ tư tưởng làm nền tảng thì nó sẽ bị tiêu diệt. Đó có thể nói là điểm khác biệt và cũng là điểm bổ sung căn bản của quyển Nho giáo Trung Quốc đối với quyển Nho giáo. Chỉ cần nhìn vào độ dầy của Nho giáo Trung Quốc cũng có thể thấy được sự khác biệt và sự bổ sung của nó đối với Nho giáo của Trần Trọng Kim. Bộ Nho giáo Trung Quốc tôi viết Nho giáo ở Trung Quốc từ khởi thuỷ đến đến cuối đời Thanh, tức là từ lúc Nho giáo hình thành đến khi nó suy tàn. Khi viết tôi luôn đặt Nho giáo trong mối liên hệ với các tôn giáo khác, như với Đạo giáo cũng là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, như với Phật giáo một tôn giáo ngoại lai. Ba tôn giáo này đã tạo nên thế chân vạc, tuy khác nhau nhưng suốt quá trình phát triển chúng luôn có sự ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau.



Những năm gần đây số lượng đầu sách ông cho xuất bản khá đều đặn, cho thấy sức làm việc của ông thật đáng nể. Xin ông cho biết với một công trình có độ dày khoảng trên dưới 1500 trang như Nho giáo Trung QuốcBách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc thì ông viết trong bao lâu? Và cách thức của ông làm việc với nhà xuất bản thế nào?

Nho giáo Trung QuốcBách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc thì mỗi quyển tôi làm trong khoảng 3 năm. Không thể nào làm xong trong một thời gian ngắn hơn, nhưng cũng không thể kéo dài hơn. Nếu mất quá nhiều thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến bát cơm manh áo. Như anh biết đấy, làm sách là nghề mưu sinh của tôi mà. Đối với những cuốn sách khác cũng vậy. Khi có ý định làm quyển sách gì, tôi thường gặp người làm xuất bản sách và nói với họ rằng: “Cuốn này theo tôi là lạ đó, ở Việt Nam chưa ai làm, có thể bán được đấy. Ông có đồng ý làm không?” Họ hỏi: “Cuốn này ông định lấy bao nhiêu?” Mình mới tính đại khái như quyển đó phải làm trong 2 hoặc 3 năm gì đó, mỗi năm cần khoảng bao nhiêu tiền. Nếu họ đồng ý thì sau 2 hoặc 3 năm mình sẽ giao bản thảo cho họ.

Vậy thì khi hợp đồng làm một quyển sách như thế, người ta sẽ ứng trước cho mình một số tiền như lương hàng tháng để làm việc trong thời hạn hoàn thành quyển sách đó. Tất nhiên họ hoàn toàn có niềm tin vào mình. Tôi viết bao nhiêu trang họ không cần biết. Mình hứa là vào lúc nào đó thì đưa bản thảo, thế là họ ứng tiền cho mình. Nói chung với số tiền đó mình đủ sống để làm việc.



Ông nghĩ như thế nào về tương lai của Trung Quốc học ở Việt Nam?

Tôi nghĩ rằng tương lai của Trung Quốc học chắc chắn phải mở ra con đường rộng hơn nếu giải quyết được những suy vấn về một “không gian văn hoá Hán Nôm” vốn đã tồn tại và đã mai một trên bình diện toàn thế giới.



Cảm ơn ông đã tiếp đón và vui vẻ trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Chúc ông sớm hoàn thành những công trình lớn mà ông đã dự định làm trong tương lai.
Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Hoài

NGUYỄN TÔN NHAN, NHÀ HÁN HỌC

CHƯA TỪNG QUA TRƯỜNG LỚP TIẾNG HÁN

Ông nội tôi là một ông đồ dạy chữ Nho

Người phỏng vấn: Chào ông. Xin chúc mừng ông được xếp vào danh sách những nhà Hán học được phỏng vấn ở Việt Nam. Hiện tại số đầu sách mà ông biên dịch từ tiếng Hán được mọi người biết đến không phải là ít. Xin ông cho biết ông bắt đầu học chữ Hán từ lúc nào?

Nguyễn Tôn Nhan: À. Tôi bắt đầu học chữ Hán vào năm tôi 18 tuổi.

Người phỏng vấn: Kể ra ông học chữ Hán cũng khá sớm. Điều này có liên quan gì đến truyền thống gia đình không, thưa ông?

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi sinh ra từ một gia đình có truyền thống Hán học. Ông nội tôi là một ông đồ dạy chữ Nho khá nổi tiếng ở làng Cao Xá, Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Mãi đến bây giờ người ở vùng này vẫn còn biết tiếng. Ông nội tôi thi rớt trong khoa thi Hương cuối cùng ở ngoài Bắc. Sau đó ông về làng làm một ông đồ dạy chữ Nho. Ngày xưa, dù chỉ là một ông đồ dạy ở làng thôi nhưng cũng được dân làng kính trọng. Mãi đến khi di cư vào Nam, những học trò cũ của cụ vẫn tỏ ra trân trọng khi gặp con cháu của thầy mình. Có thể nói tôi đã sinh ra và lớn lên trong cái không khí Hán học ở cái làng Cao Xá ấy.

Tôi chỉ là một người thuần tuý tự học

Người phỏng vấn: Vậy lúc ấy ông đã học chữ Hán chưa?

Nguyễn Tôn Nhan: Chưa. Lúc ấy mình chưa có ý thức học. Năm 1954, tôi theo gia đình di cư vào Nam, học tiểu học ở Gia Định, học trung học ở Sài Gòn. Tôi bắt đầu học chữ Hán từ năm học lớp đệ thất trung học, tức tương đương với lớp 6 bây giờ. Thời ông Diệm, người ta đã dạy chữ Hán từ lớp đệ thất. Lúc bấy giờ mỗi tuần có một giờ chữ Hán. Nhưng thật ra lúc ấy mình vẫn chưa có ý thức học. Mình chỉ học một cách có ý thức đàng hoàng vào năm 18 tuổi. Nói chung là tự học, nhưng học rất say mê.

Người phỏng vấn: Vậy là ông chỉ tự học thôi, không đến trường đến lớp gì cả?

Nguyễn Tôn Nhan: Không có trường lớp nào cả. Tôi tự học chữ Hán để tự nghiên cứu, tự học văn sử Trung Quốc. Tôi vốn mê đọc sách từ lúc mới học abc. Nhưng lúc bấy giờ đang thời chiến, vì kẹt tình trạng quân dịch nên bỏ không học đại học. Tôi dành trọn vẹn thời gian trốn quân dịch đắm chìm vào sách vở thư tịch, vùi đầu đọc văn học, sử học, khảo cổ học, thư tịch học, không quan tâm gì đến thời thế xã hội. Tôi mê đắm vào các bài từ phú biền ngẫu, các bài thơ luật Đường, các sách lí luận huyền học, âm dương ngũ hành. Những tác phẩm ấy làm rung động đến tận những sợi dây nhỏ nhất trong “tâm” và “tính” tôi. Tôi chỉ là một người thuần tuý tự học. Các sách vở mà tôi học là những thứ tôi lượm lặt được đâu đó ở ngoài hè đường như Tam tự kinh “nhân chi sơ tính bản thiện”, Tam thiên tự “thiên địa huyền hoàng”. Tôi đọc từ các sách kinh điển như Tứ thư, Ngũ kinh đến các loại ngoại thư Lão Trang, Tham đồng khế, Huỳnh đình kinh v.v... Nghĩa là đủ thứ “bàng môn tả đạo” tạp pí lù, không hệ thống gì cả.

Người phỏng vấn: Tiếng Hán cổ tương đối khó mà ông lại tự học. Vậy ông giải quyết như thế nào khi gặp những vấn đề hóc búa, nan giải trong quá trình đọc sách?

Nguyễn Tôn Nhan: Hồi đó tôi có hai ông thầy, đó là ông Bửu Cầm và Nghiêm Toản dạy ở Trường Văn khoa Sài Gòn. Trong quá trình tự học có nhiều thắc mắc lạ lùng lắm. Nếu như không có người trực tiếp chỉ bảo, giảng giải thì dẫu tìm trong sách vở đến mười năm, trăm năm chưa chắc mình đã hiểu được. Những lúc như thế thì mình tìm đến thọ giáo thầy Bửu Cầm hoặc Nghiêm Toản, nhờ hai vị tháo gỡ những gút mắc ấy. Có thể nói tự học khá vất vả, mò mẫm rất tốn thì giờ. Có thầy chỉ dạy ta sẽ đỡ tốn thời gian và công sức hơn rất nhiều.

Những gì tôi làm được là từ nổ lực cá nhân, là sự phấn đấu đơn độc

Người phỏng vấn: Ông có thể cho biết có một cá nhân hay một sự kiện nào ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp nghiên cứu, dịch thuật của ông hay không?

Nguyễn Tôn Nhan: Công việc của tôi thật ra chỉ là noi gương những người đi trước mà thôi. Vì không đến trường lớp, không học trực tiếp một người thầy nào nên không chịu ảnh hưởng sâu sắc một cá nhân nào cả. Có thể nói những gì tôi làm được là từ nổ lực cá nhân, là sự phấn đấu đơn độc. Thực ra, phải nói thành thật như thế này: Trước năm 1975 tôi trốn lính, bị bắt đi lính, rồi sau đó đào ngũ, tức là ở tình trạng lúc nào cũng bị bắt lại. Do hoàn cảnh bắt buộc phải trốn ở nhà, không dám đi đâu cả, nên hầu hết thời gian chỉ tập trung vào việc học. Do hoàn cảnh sống yếm thế như vậy nên tôi sinh ra tôn thờ Đạo giáo và sùng bái tư tưởng Lão Trang đến độ điên cuồng. Năm 20 tuổi tôi đã có ý định đi tu và thực sự đã làm lễ quy y ở chùa Vạn Thọ (Tân Định). Tôi giao du với nhiều văn nghệ sĩ tự do ở Sài Gòn lúc ấy, cũng làm thơ và sống lãng tử như một thi sĩ.

Những năm 90 tôi bắt đầu dịch sách như một cách mưu sinh

Người phỏng vấn: Vậy ông có tập thơ nào không?

Nguyễn Tôn Nhan: Có chứ. Tôi đã có hai tập thơ. Tập thơ Thánh ca in vào năm 1967, lúc tôi 19 tuổi, được ghi nhận như một “thi sĩ trẻ” vào lúc ấy. Sau năm 1975, cũng như nhiều người khác tôi thất nghiệp, không biết làm gì mà cũng không có việc gì để làm. Lúc ấy tôi ngừng làm thơ và chuyên tâm vào nghiên cứu. Cũng may là sau thời kì đổi mới, khoảng những năm 1989, 1990 có xuất hiện những người làm sách tư nhân, họ liên kết với các nhà xuất bản để làm sách. Tôi có quen với một người làm sách như vậy. Ông này tốt nghiệp cử nhân Việt Hán, vì lí do gì đó ổng không dạy học mà nhảy ra làm xuất bản. Gặp tôi ổng hỏi “Ủa. Thấy ông đọc sách chữ Nho tùm lum mà sao không dịch đi.” Tôi mới hỏi “Dịch thì ông có trả tiền không?” Ổng nói “Trả chứ. Sao không trả được.” Vậy là tôi bắt đầu dịch sách từ đó.

Người phỏng vấn: Vậy là mãi đến lúc ấy ông mới bắt đầu dịch sách?

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng vậy. Những năm 90 tôi bắt đầu dịch sách như một cách mưu sinh. Trên cơ sở những sách vở mà mình đã đọc trước năm 1975, tiếp tục đào sâu thêm, dịch và cho xuất bản liên tục những đầu sách hoài vọng về tư tưởng Lão Trang như Trang Tử Nam hoa kinh, Lão Tử Đạo đức kinh, Liệt Tử Xung hư chân kinh. Khi đã xuất bản được một hai quyển tôi mới ngộ ra: À. Mình dịch thì người ta cũng trả tiền cho mình đủ sống. Lúc ấy mấy đứa con tôi lóc nhóc mới năm sáu tuổi, vợ tôi may vá đắp đổi qua ngày, cuộc sống cũng chẳng dễ dàng gì. Dịch cũng kiếm được ít tiền trang trải cho cuộc sống, thế là mình chuyên tâm vào công việc biên dịch.

Người phỏng vấn: Ngoài việc biên dịch ra ông còn làm việc gì khác hay không?

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi hoàn toàn không làm việc gì khác cả, chỉ có làm sách thôi. Những năm 1987, 1988 tôi bắt đầu viết và nói chung là kiếm sống được. Vì vậy tôi cho rằng chữ Nho đã cứu tôi, tôi rất mang ơn nó.

Tôi vốn mê Lão Trang

Người phỏng vấn: Ông là người tự học, chắc hẳn trong quá trình làm việc cũng trải qua không ít khó khăn. Nhưng có thể nói, khó khăn cũng như những rào cản thử sức bật. Ông có thấy vậy không?

Nguyễn Tôn Nhan: Tự học đương nhiên là có ít nhiều khó khăn, vì không ai hướng dẫn, nhiều khi mình phải tự mò mẫm tốn công sức thì giờ, nhưng nó lại có nhiều điều hay, là cái học hoàn toàn chủ động, nhiều khi nó chạm đến một mạch ngầm nào đó, làm khởi phát những hứng thú ngoài dự định. Càng đọc văn học Trung Quốc tôi càng nhận ra trong cái bao la, sâu thẩm của Lão Tử có cái phiêu hốt mà hoà điệu của bài thơ vũ trụ. Tôi quay trở lại với thi ca vì nhận ra Lão Tử vốn là một thi sĩ lớn trên mọi thi sĩ. Thế là từ năm 1995 tôi làm thơ lại và cho ra mắt tập thơ Lục bát ba câu do Thư ấn quán Hoa Kỳ xuất bản năm 2005 và 2008. Cùng với thi ca tôi càng hứng khởi đi sâu về Trung Quốc, biên soạn và cho in liên tiếp các bộ Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng, Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nho giáo Trung Quốc, và đặc biệt là lần đầu tiên công bố bản dịch Hoài Nam Tử ở Việt Nam.

Người phỏng vấn: Ông vừa nói đã cho ra mắt tập thơ Lục bát ba câu, vậy ông có thể vui lòng đọc một bài mà ông tự thấy tâm đắc không ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi vốn mê Lão Trang, nay đã qua tuổi 60 nên càng tự phiêu lãng trong cái “làng rỗng không” tất viên như trong bài thơ sau:

“Lỡ rong chơi với Lão Trang

Nên không rời nổi cái làng rỗng không

Lòng như trời trống mênh mông.”



Trang Tử Nam hoa kinh, quyển sách đầu tiên mà tôi dịch, chính là tác phẩm mà tôi say mê từ nhỏ

Người phỏng vấn: Có vẻ Lão Trang và văn học Trung Quốc đã in một dấu ấn sâu đậm trong tâm tưởng ông. Điều này chắc có những tác động ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của ông?

Nguyễn Tôn Nhan: Có thể nói là như vậy. Quyển sách đầu tiên mà tôi dịch và cho xuất bản cũng chính là tác phẩm mà tôi say mê từ nhỏ, đấy là Trang Tử Nam hoa kinh. Bản thân tôi chịu ân lớn của văn học Trung Quốc, nhất là văn học Tiên Tần. Các bậc chư tử bách gia hơn 2 ngàn năm trước đã dạy tôi sống, nuôi tôi trưởng thành mà tuyệt nhiên không “nói một lời” nào cả. Có lẽ từ trong sâu thẩm tâm linh tôi là một đứa con nào đó của Trường An, Hàng Châu nên chỉ cần nghe âm vang mấy câu thơ Đường, từ Tống là tim tôi rung động, bồi hồi. Tôi mê Lý Bạch, Liễu Tông Nguyên; tôi phục Âu Dương Tu, Tô Thức; tôi gần như bái Viên Mai, Viên Tông Đạo, Viên Trung Đạo, Bồ Tùng Linh, Kỉ Hiểu Lam làm thầy. Tôi ghi ân lớn của họ, và cách đáp trả chút ít cái ân đó là vận động nỗ lực hơn nữa để có thể quảng diễn phần nào tư tưởng hoằng đại của họ, ngõ hầu góp phần tác động ít nhiều đến không khí giáo dục, học thuật Việt Nam hiện tại, nền giáo dục và học thuật mà theo tôi đang lệch lạc, bế tắc.

Người phỏng vấn: Trang Tử Nam hoa kinh là bản dịch “đầu lòng” của ông. Vậy ông đánh giá như thế nào nếu so bản dịch này với các bản dịch Nam hoa kinh trước đây, chẳng hạn bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần?

Nguyễn Tôn Nhan: Trước khi dịch Nam hoa kinh thì tôi phải đọc tất cả những bản dịch Nam hoa kinh của các dịch giả trước đó. Bản dịch Nam hoa kinh đầu tiên là bản dịch của Nhượng Tống. Đây là bản dịch thật sự hay, có giá trị về mặt văn chương. Nhượng Tống là người rất mê Kim Thánh Thán nên Kim Thánh Thán xếp tác phẩm nào vào “lục tài tử thư” là ổng dịch tác phẩm đó. Nhượng Tống là một dịch giả tài hoa. Ông đã dịch thành công nhiều tác phẩm trứ danh của Trung Quốc. Riêng bản dịch Nam hoa kinh của ông thì thành công về mặt văn chương, nhưng vẫn còn mấy điểm khiếm khuyết. Thứ nhất, nó chưa chuyển tải được hết giá trị tư tưởng của tác phẩm. Thứ hai, bản dịch không có in kèm theo bản nguyên tác, cứ dịch tràn lan ra tiếng Việt và cắt xén lung tung. Có thể nói đây là một bản lược dịch chứ chưa phải là một bản dịch hoàn hảo. Sau bản dịch của Nhượng Tống là bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần. Theo tôi thì bản dịch này vẫn chưa phải là bản dịch Nam hoa kinh hoàn hảo.

Người phỏng vấn: Vậy theo ông thì bản dịch của ông đã bổ sung được những điểm nào mà hai bản dịch trên hãy còn khiếm khuyết?

Nguyễn Tôn Nhan: Có thể nói bản dịch của tôi đã bổ sung hoàn toàn những khiếm khuyết trong bản dịch của Nhượng Tống và Nguyễn Duy Cần. Tôi đã dịch Nam hoa kinh hoàn toàn không bỏ một chữ nào. Bản Nam hoa kinh ở Trung Quốc đã ổn định từ thời Tấn đến nay, và tôi đã y theo nguyên tác mà dịch không bỏ chữ nào, không đảo lộn, lược bỏ các thiên chương. Bản dịch của Nguyễn Duy Cần chỉ chú trọng phần “Nội thiên” thôi, còn phần “Ngoại thiên” và “Tạp thiên” thì bị đảo lộn và trích dịch lung tung theo ý của người dịch. Có thể nói bản dịch của tôi là bản dịch đầy đủ nhất từ trước đến nay, có in kèm nguyên tác chữ Hán, có chú giải đàng hoàng, không lược bỏ một tí gì. Tôi cho rằng ít nhất là phải cung cấp cho người đọc một bản dịch trọn vẹn, chu đáo cái đã, và người đọc có thể đối chiếu với bản nguyên tác mình in kèm theo đó. Còn chuyện bản dịch hay dở là vấn đề khác. Tôi nghĩ đấy là những bổ sung cơ bản của bản dịch mới này. Tôi không dám nói đó là bản dịch hay nhất mà chỉ dám khẳng định rằng đó là bản dịch đầy đủ nhất.

Người phỏng vấn: Vâng. Dĩ nhiên đối với một dịch giả khi quyết định dịch lại một tác phẩm nào đó mà trước đó đã có người dịch thì ắt hẳn bản dịch đó phải bổ sung một cái gì đó mà bản dịch trước đó hãy còn khiếm khuyết.

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng thế. Nếu không bổ sung một cái gì đó, không có cái gì mới mẻ cả thì dịch làm gì? Trước hết mình phải đọc kĩ bản dịch của người ta đã, sau đó thì mới có thể nói bản dịch ấy còn khiếm khuyết ở chỗ nào và bản dịch của mình bổ sung được cái gì. Sau này bản dịch Nam hoa kinh của Nhượng Tống có tái bản. Người viết lời tựa cho bản tái bản đó là Vương Trí Nhàn có khen bản dịch trong Nam là bản của tôi. Và tôi nghĩ rằng bản dịch Nam hoa kinh mới của mình cũng có một giá trị đóng góp nào đó cho học thuật.

Lĩnh vực tôi mê nhất là bách gia chư tử

Người phỏng vấn: Nói chung, hiện tại ở trong Nam ông là một trong những người dịch sách Trung Quốc tương đối nhiều, lĩnh vực được dịch cũng khá rộng, có thể nói là bao quát cả văn sử triết. Vậy lĩnh vực mà ông theo đuổi, quan tâm nhất là gì?

Nguyễn Tôn Nhan: Nói thật tôi mê nhất là bách gia chư tử. Trước mắt tôi quyết tâm sẽ soạn một bộ lớn về bách gia chư tử mà tôi yêu thích. Hiện tại về Tiên Tần chư tử tôi đã làm được Lão Tử Đạo đức kinh, Trang Tử Nam hoa kinh, Liệt Tử Xung hư chân kinhHoài Nam Tử. Hoài Nam Tử được xem như sách tổ của Đạo gia, cũng là một trong những tác phẩm hay của Trung Quốc thời cổ đại. Bộ này trước đây chưa ai dịch và tôi là người dịch đầu tiên. Tôi nghĩ rằng, chỉ khi nào viết xong về các vị ấy, và chỉ khi nào quảng bá, xưng tụng hết các công phu của Dương Hùng với Thái huyền kinh, Pháp ngôn, của Vương Sung với Luận hành, Trịnh Huyền với các bản chú giải kinh điển của ông ấy,... may ra tôi mới tạm nghỉ ngơi trước khi đến tuổi thượng thọ. Nhưng từ bây giờ đến ngày ấy còn xa. Bây giờ, tôi vẫn tiếp tục làm một “thư sinh già” vùi đầu vào thư tịch cổ Trung Quốc. Trong tủ sách nhà tôi có các bộ Chư tử tập thành, Chư tử bách gia tân biên, đủ cho tôi đọc cả đời chưa hết.

Người phỏng vấn: Vậy chắc là sắp tới ông sẽ cho ra đời một công trình về bách gia chư tử?

Nguyễn Tôn Nhan: Hiện giờ số tác phẩm tôi biên dịch về văn hoá cổ điển Trung Quốc cũng đã có độ dày nhất định, nhưng mộng ước của tôi là phải cho xuất bản được ít nhất hai bộ nữa, một là Chư tử bách gia từ khởi nguồn đến hình thành phát triển dày khoảng 1500 trang, hai là Đại từ điển thơ Đường dày khoảng 3000 trang. Hiện tôi đang đợi nguồn đầu tư để bắt tay thực hiện hai công trình ấy.

Công trình tôi vừa ý là quyển Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc

Người phỏng vấn: Đến nay số đầu sách mà ông đã làm cũng đã khá nhiều. Vậy ông có thể giới thiệu hoặc nói sơ qua đôi nét về công trình mà ông cảm thấy hài lòng, vừa ý trong quá trình làm sách từ trước tới nay được không ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Nói vừa ý thì quá tuyệt đối, chỉ có thể nói là tương đối vừa ý. Hay nói một cách văn vẻ một tí là tôi chưa vừa ý một quyển nào. Nếu nói về cách phổ biến văn hoá, để cho người đọc có thể nắm được những vấn đề cơ bản về văn hoá Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng quyển tôi thích là quyển Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc. Công trình này bàn đến rất nhiều vấn đề, như về văn học, về triết học, tôn giáo, thư pháp, hội hoạ, ngọc khí vân vân, tức là rất nhiều lĩnh vực, nó là bách khoa thư mà. Tôi vừa ý với công trình này là vì nó cung cấp những tri thức văn hoá phổ quát và có được một lượng độc giả tương đối rộng rãi đón đọc.

Khi viết Nho giáo Trung Quốc tôi luôn đặt Nho giáo trong mối liên hệ với các tôn giáo khác, như với Đạo giáo hay Phật giáo

Người phỏng vấn: Nói về Nho giáo thì trước đây có một công trình được nhiều người biết đến và có ảnh hưởng không nhỏ đến học giới đó là quyển Nho giáo của Trần Trọng Kim. Vậy theo ông công trình Nho giáo Trung Quốc của ông so với công trình Nho giáo của Trần Trọng Kim đại để có những khác biệt căn bản nào và có những điểm mới nào có thể bổ sung cho quyển của cụ Trần?

Nguyễn Tôn Nhan: Nho giáo của Trần Trọng Kim là một công trình có giá trị, là quyển khởi đầu viết về Nho giáo ở Việt Nam. Tôi là người rất kính phục ông Trần Trọng Kim, đó là bậc tiền bối đáng kính và uyên bác. Nhưng theo tôi ổng đã đặt tên sai đứa con tinh thần của mình, có lẽ công trình đó phải đặt tên “Nho học” thì đúng hơn. Công trình này viết về tư tưởng triết học của đạo Nho chứ không viết về mặt tôn giáo. Còn công trình của tôi thì viết nghiêng về mặt tôn giáo. Nghĩa là có đề cập đến mặt nghi thức tế lễ, tự khí. Phải có nghi thức tế lễ và tự khí mới trở thành tôn giáo được. Dĩ nhiên là khi viết về tôn giáo thì vẫn phải có phần tư tưởng làm nền cho nó. Một tôn giáo mà không có một hệ tư tưởng làm nền tảng thì nó sẽ bị tiêu diệt. Đó có thể nói là điểm khác biệt và cũng là điểm bổ sung căn bản của quyển Nho giáo Trung Quốc đối với quyển Nho giáo. Chỉ cần nhìn vào độ dầy của Nho giáo Trung Quốc cũng có thể thấy được sự khác biệt và sự bổ sung của nó đối với Nho giáo của Trần Trọng Kim. Bộ Nho giáo Trung Quốc tôi viết Nho giáo ở Trung Quốc từ khởi thuỷ đến đến cuối đời Thanh, tức là từ lúc Nho giáo hình thành đến khi nó suy tàn. Khi viết tôi luôn đặt Nho giáo trong mối liên hệ với các tôn giáo khác, như với Đạo giáo cũng là một tôn giáo bản địa của Trung Quốc, như với Phật giáo một tôn giáo ngoại lai. Ba tôn giáo này đã tạo nên thế chân vạc, tuy khác nhau nhưng suốt quá trình phát triển chúng luôn có sự ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau.

Người phỏng vấn: Sang thời cận hiện đại ở Trung Quốc và Việt Nam người ta phê phán Nho giáo rất là nặng nề, nhất là Hán Nho và Tống Nho. Ông nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

Nguyễn Tôn Nhan: Theo tôi Tống Nho không đáng bị lên án nặng nề đến như vậy. Tôi cho rằng Tống Nho là một nền Nho học lớn. Hai anh em họ Trình, Trình Hạo và Trình Di và kế tiếp là Chu Hi luôn là những nhà tư tưởng lớn của Nho giáo đời Tống. Có thể xem họ Trình họ Chu là những nhân vật trọng yếu đã góp phần phục hưng Nho giáo, tạo nên cái diện mạo mà người ta gọi là Tống Nho. Dĩ nhiên là toàn bộ nền lý học thời Tống đã bị ảnh hưởng nặng bởi Phật giáo và cả Đạo giáo. Riêng với Phật giáo thì Tống Nho bị ảnh hưởng sâu đậm từ thiền tông. Những khái niệm như “tâm”, “tính” rõ ràng là tiếp thu từ thiền tông. Nhưng tôi cho rằng lý học thời Tống góp phần nâng cao tầm triết học của Nho giáo chứ không phải hạ thấp Nho giáo. Cũng có không ít học giả Trung Quốc đánh giá cao lý học thời Tống. Chẳng hạn, học giả nổi tiếng Phùng Hữu Lan cũng hết sức đề cao, ông có viết một quyển tên là Tân lý học, tức là “Lý học mới”. Đây là một quyển sách viết về lý học hay, đáng đọc.

Người phỏng vấn: Những năm gần đây số lượng đầu sách ông cho xuất bản khá đều đặn, cho thấy sức làm việc của ông thật đáng nể. Xin ông cho biết với một công trình có độ dày khoảng trên dưới 1500 trang như Nho giáo Trung QuốcBách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc thì ông viết trong bao lâu?

Nguyễn Tôn Nhan: Nho giáo Trung QuốcBách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc thì mỗi quyển tôi làm trong khoảng 3 năm. Không thể nào làm xong trong một thời gian ngắn hơn, nhưng cũng không thể kéo dài hơn. Nếu mất quá nhiều thời gian thì sẽ ảnh hưởng đến bát cơm manh áo. Như anh biết đấy, làm sách là nghề mưu sinh của tôi mà.

Làm sách mà không có hứng thú thì rất kho, không tài nào viết được

Người phỏng vấn: Sách vở, tài liệu phục vụ cho việc biên dịch thường thì ông tìm ở đâu? Có khó khăn nhiều về mặt tìm tài liệu không?

Nguyễn Tôn Nhan: Việc tìm tài liệu sách tiếng Hán ở Việt Nam nói chung là khó. Phần lớn sách tiếng Hán tôi có là mua từ trước 1975. Cũng có một số tôi mới mua ở các hiệu sách tại Sài Gòn nhưng không nhiều lắm. Tôi may có đứa con đang học bên Nhật nên nhờ nó tìm mua ở bên ấy đem về. Ở bên Nhật có thể tìm được những quyển sách lạ mà ở Việt Nam không thể tìm được. Một quyển sách lạ ít người có được sẽ tạo cho mình một hứng thú. Làm sách mà không có hứng thú thì rất khó, không tài nào viết được.

Người phỏng vấn: Theo ông giữa dịch và biên dịch thì khác nhau như thế nào?

Nguyễn Tôn Nhan: Với một tác phẩm được gọi là dịch thì cứ bám sát vào nguyên tác, cố gắng dịch đúng những gì người ta viết thôi. Còn đối với loại biên dịch thì từ những tài liệu đã có mình sắp xếp, bố trí các chương mục theo ý của mình, mình phác thảo nó như một mục lục sách thông thường. Từ mục lục đó mình mới chuẩn bị tài liệu, mới quyết định với đề tài này mình phải tìm mua thêm cuốn nào. Thông thường thì mình tìm sách thông qua mục lục sách tham khảo trong những quyển mình đã có trong tay. Mình xem xem viết về vấn đề đó người ta dựa chính yếu vào những tài liệu nào. Từ đó mình đưa ra một danh mục sách cần phải tìm mua. Khi đã có trong tay tương đối đầy đủ những tài liệu cần thiết thì mình bắt tay vào làm thôi.

Kiến thức thì mênh mông như biển, làm sao một đời người có thể biết hết được

Người phỏng vấn: Trong quá trình xử lí tài liệu để viết hoặc khi dịch, thì có khi nào ông gặp phải những chỗ mà mình cảm thấy như đụng phải một bức tường khó vượt qua hay không?

Nguyễn Tôn Nhan: Dĩ nhiên là có rồi. Trong quá trình xử lí văn bản đụng phải nhiều chỗ bí là chuyện bình thường. Kiến thức thì mênh mông như biển, làm sao một đời người có thể biết hết được. Có những chỗ trong các tác phẩm Hán cổ cực kì khó. Chẳng hạn khi dịch quyển Hoài Nam Tử tôi gặp phải rất nhiều chỗ bí lắm.

Người phỏng vấn: Vậy trong trường hợp bí như vậy thường thì ông giải quyết thế nào?

Nguyễn Tôn Nhan: Thường thì tôi phải hỏi thêm mấy người bạn, vài người thầy, tham khảo ý kiến của họ. Nếu như không sáng rõ lắm, không giải quyết được vấn đề suôn sẻ thì phải chọn một phương án hiểu và dịch nó mà mình cho là tối ưu. Có thể phương án đó chưa chắc đã đúng, nhưng ở vào thời điểm đó mình chỉ có thể làm được như vậy thôi. Trong trường hợp như vậy thì mình đành chấp nhận kiến thức của mình chỉ đến đó thôi. Làm sao có thể hiểu biết hết mọi vấn đề trên đời, làm sao có thể đọc hết sách vở trên đời được.

Người phỏng vấn: Vâng. Những khó khăn vất vả của công việc dịch thuật, nhất là dịch những công trình nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, có lẽ chỉ có người từng dịch mới hiểu được. Với một tác phẩm được viết bằng Hán cổ thì có thể nói là đánh vật với nó chứ không phải là dịch nữa. Ngoài ra, dịch những công trình nghiên cứu trong đó người ta có trích dẫn liệu từ các tác phẩm cổ cũng không phải là dễ. Những đoạn trích bị tách rời khỏi văn cảnh của tác phẩm đôi khi giống một câu đố. Nếu ta không có tác phẩm được trích dẫn trong tay thì rất dễ hiểu sai, dịch sai do không nắm bắt được chính xác ý của đoạn văn trích.

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng như vậy. Nhiều trường hợp thật không dễ dàng gì. Nhưng tôi xuất thân là người làm thơ, tư duy sáng tạo thi ca cũng có thể giúp được cho ta ít nhiều trong quá trình làm việc. Thi ca đòi hỏi ở ta tính sáng tạo, đòi hỏi ta tìm tòi cái mới. Từ đó mà tôi thích làm những cái lạ hơn người ta.

Tôi sẽ có một số tiền như lương hàng tháng để làm việc trong thời hạn hoàn thành quyển sách

Người phỏng vấn: Từ trước đến nay, ông có nhận nguồn kinh phí tài trợ nghiên cứu về Trung Quốc từ tổ chức nào không?

Nguyễn Tôn Nhan: Không. Tôi không nhận kinh phí tài trợ từ một tổ chức nào cả. Tự thân vận động thôi.

Người phỏng vấn: Vậy là ông tự liên hệ với các nhà xuất bản khi cần làm một quyển sách nào đó?

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi tự liên hệ với những người xuất bản. Thường thì tôi nói với họ rằng: “Cuốn này theo tôi là lạ đó, ở Việt Nam chưa ai làm, có thể bán được đấy. Ông có đồng ý làm không?” Họ hỏi: “Cuốn này ông định lấy bao nhiêu?” Mình mới tính đại khái như quyển đó phải làm trong 2 hoặc 3 năm gì đó, mỗi năm cần khoảng bao nhiêu tiền. Nếu họ đồng ý thì sau 2 hoặc 3 năm mình sẽ giao bản thảo cho họ.

Người phỏng vấn: Vậy là ông làm việc với những người kinh doanh sách mà thông thường người ta gọi là “đầu nậu” phải không?

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng rồi. Thông thường người ta gọi như vậy, còn gọi cho đẹp thì đó là “những nhà xuất bản tư nhân”. Họ sẽ chạy lo giấy phép gì đó với nhà xuất bản. Đó là việc của họ, mình không quan tâm đến, mình chỉ phụ trách nội dung quyển sách để giao cho họ mà thôi. Khi tên quyển sách được họ chấp nhận thì mình sẽ đưa cho họ nội dung sơ giản quyển sách. Sau khi hoàn thành thì mình giao cho họ bản thảo đúng nội dung đó.

Người phỏng vấn: Vậy thì khi hợp đồng làm một quyển sách như thế người ta sẽ ứng trước cho mình một số tiền để mình tiến hành làm sách?

Nguyễn Tôn Nhan: Đương nhiên rồi. Nói thẳng ra như thế này, tôi sẽ có một số tiền như lương hàng tháng để làm việc trong thời hạn hoàn thành quyển sách đó. Tất nhiên họ hoàn toàn có niềm tin vào mình. Tôi viết bao nhiêu trang họ không cần biết. Mình hứa là vào lúc nào đó thì đưa bản thảo, thế là họ ứng tiền cho mình. Nói chung với số tiền đó mình đủ sống để làm việc.

Làm xong hai bộ sách nữa tôi mới cảm thấy thoả mãn

Người phỏng vấn: Hiện tại ông đã cảm thấy tương đối thoả mãn với những thành quả mà mình làm được chưa ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Nếu nói thoả mãn thì chưa. Bây giờ cái mộng của tôi là phải làm cho xong bộ Đại từ điển thơ Đường với bộ Chư tử bách gia nữa. Làm xong hai bộ đó tôi mới cảm thấy thoả mãn.

Người phỏng vấn: Bộ Đại từ điển thơ Đường thì ông định làm theo thể thức như thế nào?

Nguyễn Tôn Nhan: Dự định của mình là làm một bộ có thể giải đáp được những thắc mắc của người đọc về thơ Đường. Ví dụ anh muốn biết câu “Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên” là câu thơ của ai, nằm trong bài thơ nào, thì tôi sẽ giải đáp cho anh. Chẳng hạn muốn biết câu đó nằm ở trong bài thơ nào thì anh chỉ cần tra phần NG trong từ điển thì có thể tra được câu đó. Đó là bộ phận “tác phẩm thơ Đường”; Bộ phận thứ hai là “tiểu sử tác giả”. Ví dụ muốn xem tiểu sử Lí Bạch thì tra phần L; Bộ phận thứ ba là “điển cố văn học trong thơ Đường”. Phần này thì cũng tra cứu theo ABC như trên thôi. Đây là từ điển để cho người Việt tra cứu, tìm hiểu về thơ Đường nên tra cứu theo ABC là cơ bản nhất.

Người phỏng vấn: Trước khi bắt tay vào làm công trình này thì hiện ông đã có những tài liệu cơ bản nào rồi?

Nguyễn Tôn Nhan: Bây giờ thì tôi đã sưu tập được một số rồi. Hiện tôi có gần 10 bộ từ điển về thơ Đường, chẳng hạn như Toàn Đường thi đại từ điển, Đường thi giám thưởng từ điển, Đường thi điển cố từ điển v.v... Thơ Đường thì ở Việt Nam người ta dịch quá nhiều rồi nên mình không muốn làm chuyện dịch thơ Đường nữa. Cũng thú thật một điều như vầy, khi quyết định làm một quyển sách nào đó mình luôn đặt một câu hỏi “Liệu người xuất bản có chấp nhận một đầu sách như thế này không?” Nếu người ta không dám nhận in cho mình thì không thể làm được. Mình còn phải sống nữa chớ.

Người phỏng vấn: Vâng. Vấn đề đó liên quan đến chuyện là người nhận thầu xuất bản phải xem xét đầu sách ấy liệu có bán được không.

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng rồi. Họ phải xem xét nó xem có bán được không. Người ta kinh doanh sách vở mà. Chuyện xin giấy phép xuất bản thì rất dễ dàng, nhưng cái quan trọng là mãi lực của đầu sách ấy như thế nào. Chính vì thế mà mình không nghĩ đến dịch thơ Đường.

Người phỏng vấn: Nói thật ra hiện nay nhu cầu đọc thơ Đường của mọi người cũng chỉ giới hạn trong một số tác giả nổi tiếng và một số bài thơ nổi tiếng thôi. Ngoài những tác giả tác phẩm đó ra thì ít người để tâm tìm hiểu.

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng thế thật. Thơ Đường có đến hơn 49 ngàn bài, trong khi bản dịch thơ Đường nhiều nhất ở Việt Nam hiện tại là 1050 bài, đó là bản dịch của Lê Nguyễn Lưu. Tôi dự định trong bộ từ điển này sẽ chọn dịch 2 ngàn bài. Dĩ nhiên đó phải là 2 ngàn bài hay có tiếng trong thơ Đường. Thế thôi, chứ sức đâu mà dịch cả 49 ngàn bài và lấy đâu ra tiền bạc giấy mực để mà in 49 ngàn bài.

Người phỏng vấn: Vậy là trong quyển từ điển sẽ có trọn vẹn 2 ngàn bài thơ được dịch?

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng. Sẽ có trọn vẹn 2 ngàn bài thơ được dịch. Ngoài 2 ngàn bài thơ còn có những mục từ về tác giả, điển cố, giai thoại. Tôi ước lượng bộ sách dày độ 3 ngàn trang khổ lớn.

Người phỏng vấn: Hiện tại thì ông đã bắt tay làm bộ sách lớn này chưa ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Về mặt tư liệu thì tôi thu thập có thể nói là đầy đủ rồi, tuy nhiên trong quá trình làm việc có thể mình vẫn còn phải thu thập thêm. Nhưng hiện tại mình chưa làm được vì mấy ông thầu xuất bản nghe nói thơ họ cũng dội. Chính vì vậy mà tôi định làm bộ Chư tử bách gia trước.

Người phỏng vấn: Vậy hiện tại ông đang làm Chư tử bách gia chứ không phải Đại từ điển thơ Đường?

Nguyễn Tôn Nhan: Đúng rồi. Mình đang làm Chư tử bách gia. Hiện đang bắt đầu viết bài tựa cho bộ này.

Người phỏng vấn: Thể thức của bộ Chư tử bách gia về đại thể là như thế nào ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Đại thể là như thế này. Phần đầu là mình viết về nguồn gốc đến sự hình thành phát triển của chư tử bách gia. Tại vì bộ này mình định đặt tựa là Chư tử bách gia từ khởi nguồn đến hình thành phát triển. Kế đến sẽ là phần trích văn. Thí dụ như Nho gia thì mình trích văn của những ai là tiêu biểu, Đạo gia mình trích văn của những ai là tiêu biểu, Pháp gia rồi Âm dương gia, đại để là như thế. Về bách gia chư tử thì tôi đã có tài liệu đầy đủ, không thiếu quyển nào nên làm chắc cũng nhanh thôi.

Có lẽ đời này, nơi mà tôi thích đi nhất, muốn đi nhất là Trung Quốc

Người phỏng vấn: Xin hỏi, ông đã từng đến Trung Quốc chưa?

Nguyễn Tôn Nhan: À, chưa. Tôi chưa từng đến Trung Quốc hay Đài Loan. Có lẽ đời này, nơi mà tôi thích đi nhất, muốn đi nhất là Trung Quốc. Nhưng tôi chưa có điều kiện để đi. Nói thật là kinh tế chưa cho phép mặc dù mình rất muốn.

Người phỏng vấn: Nếu có điều kiện đi Trung Quốc thì ông sẽ đi đâu ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Đi Bắc Kinh, Tô Châu, Hàng Châu. Mình sẽ đi thăm những di tích lịch sử mà mình đã đọc qua sách vở. Chẳng hạn sẽ tham quan Vạn Lí Trường Thành, Cố Cung ở Bắc Kinh; đi thăm mộ của Tô Đông Pha ở Hàng Châu; chỉ cần đọc câu thơ “Cô Tô thành ngoại Hàn San tự” là mình muốn đến xem Cô Tô đài rồi.

Theo tôi, để thúc đẩy một nền giáo dục có lưu tâm đến Hán học, đạt chất lượng, trước tiên có lẽ phải co một nền đại học tự trị đã

Người phỏng vấn: Ông đánh giá thế nào về lĩnh vực giáo dục Hán học ở Việt Nam hiện nay?

Nguyễn Tôn Nhan: Về đào tạo và nghiên cứu Hán học ở bậc đại học, vì không phải là người trong cuộc nên tôi nghĩ nhìn nhận của mình chưa chắc đã xác đáng. Tuy nhiên, theo cảm nhận khá chủ quan và cảm tính của tôi, việc giáo dục, đào tạo về lĩnh vực Hán học ở Việt Nam hiện nay nói chung là chẳng ra sao. Sinh viên Việt Nam liệu còn mấy người bị kích động bởi văn sử học cổ Việt Nam và Trung Quốc nữa? Nếu có học và được đào tạo, hình như họ chỉ học ơ hờ, đẩy đưa. Không một nền giáo dục nào có thể tiến triển với kiểu học ơ hờ, đẩy đưa. Cho nên tôi rất bi quan. Theo tôi, để thúc đẩy một nền giáo dục có lưu tâm đến Hán học, đạt chất lượng, trước tiên có lẽ phải có một nền đại học tự trị đã. Điều này ở Việt Nam và ngay cả Trung Quốc chắc còn lâu mới có. Trường đại học không được tự hoạch định chương trình đào tạo theo ý mình thì làm sao mà khá lên được. Vì vậy, trước mắt, thế hệ chúng tôi có thể coi là thế hệ cuối cùng sót lại còn có chút say mê Hán học, còn đau đáu với một nền “quốc học” Việt Nam. Đương nhiên quốc học Việt Nam không thể nào tách khỏi cái nôi Hán học. Điều đó những ai có một chút ít tri thức đều có thể nhìn thấy.

Người phỏng vấn: Ông có quá bi quan không? Dẫu biết rằng hiện tại những người hoạch định chương trình các ngành khoa học xã hội và nhân văn không chú trọng đến Hán học, nhưng chúng ta vẫn còn có chuyên ngành Hán Nôm ở bậc đại học và chúng ta vẫn còn có thể hi vọng.

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi nghĩ rằng Hán học ở Việt Nam lẽ ra phải có những thành tựu lớn hơn, nếu không muốn nói là lớn nhất trong các nước “đồng văn” trước đây như Nhật, Hàn. Nhưng tiếc thay những gì ta làm được lại quá “khiêm tốn”. Lí do phải chăng vì còn phụ thuộc vào các loại “định hướng” cạn cợt và sai lầm từ xưa đến nay? Theo tôi hiểu, dĩ nhiên có thể chưa đúng, các lớp học gọi là “Hán Nôm” ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, chỉ mới dạy “chữ” chứ chưa dạy “văn”. Mà nếu có dạy “văn” đi nữa thì cũng là một nền “văn” lệch lạc, không đủ để thấu hiểu, nắm bắt toàn thể sinh mệnh của nền Hán học Việt Nam. Tôi nói không chút nghi ngờ rằng, nền Hán học ở nước ta phải tự thay đổi từ bây giờ, phải để bản thân nền văn hiến ấy vận động tự do, cởi mở, khai phóng để bước tới một lí thuyết quan điểm mới.

Người phỏng vấn: Ông có thể nói rõ thêm một tí về vấn đề dạy “văn” và “lí thuyết quan điểm” mà ông vừa nói không ạ?

Nguyễn Tôn Nhan: Trước năm 1975, ở Sài Gòn có những nhà “lí thuyết” Hán học, thí dụ như Nguyễn Đăng Thục, Lương Kim Định,... Rất có thể có người cho rằng “lí thuyết quan điểm” của họ còn sơ sài, nhưng chí ít, nhờ giảng dạy ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, họ còn tác động, truyền thụ được ít nhiều hứng cảm Hán học cho một số thanh niên thời đó. Tư tưởng của họ dù sao cũng khơi gợi được ít nhiều đường hướng nghiên cứu cho nền Hán học hay quốc học nước nhà. Còn hiện nay, với mục đích học Trung văn để thông dịch hoặc dịch sách báo đi nữa thì coi như hứng cảm Hán học đã chết. Theo tôi, nền Hán học hay Trung Quốc học ở Việt Nam gần như đã chết. Tuổi trẻ bây giờ đâu còn ai có hứng cảm Hán học nữa. Đâu còn ngôn ngữ văn chương khi cả một thế hệ tuổi trẻ, nhất là ở Hà Nội, chỉ thích loanh quanh với những thứ tiếng lóng thô tục chưa bao giờ có ở Việt Nam từ xưa đến nay. Không có cảm hứng Hán học, không còn ngôn ngữ văn chương, vậy bản sắc dân tộc, văn hoá dân tộc sẽ đi về đâu?

Để có một nền giáo dục đủ sức thâm nhập vào “không gian văn hoá Hán Nôm” trong tình hình văn hoá Việt Nam hiện nay thì quá khó

Người phỏng vấn: Còn vấn đề dạy “văn” như ông vừa nói thì như thế nào, thưa ông?

Nguyễn Tôn Nhan: Nói thật như thế này. Từ thuở trẻ, ngay lúc nằm mộng tôi cũng mơ thấy chữ Nho với đủ các mặt thánh hiền cổ đại như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử,... Tiếc thay, tôi chỉ tự học một cách cô độc, không được bậc thầy nào “điển hoá” cả, nên nhiều khi kiến thức của tôi bị “hở sườn” tùm lum. Có lần một tờ báo mạng ở Hoa Kỳ phỏng vấn, đặt ra câu hỏi: “Tại sao muốn làm thơ (Việt) khỏi “sái” thì chỉ cần học chữ Hán mà không là chữ Anh, chữ Pháp? Người Việt cũng sính thơ Anh, thơ Pháp lắm đấy chứ?” Tôi trả lời rằng (đúng nguyên văn trên mạng “damau.029” tháng 8 năm 2008): “Tại sao chữ Hán? Nếu xét về ngữ âm học lịch sử, chữ Hán, ít nhất là từ đời Đường (khoảng thế kỉ 8, 9 gì đó) âm Đường đã có dấu ấn sâu đậm đến âm Việt (mà bây giờ giới ngôn ngữ gọi là Đường âm). Nếu không học chữ Hán làm sao ta có thơ Việt lồng lộng cỡ như Truyện Kiều hay Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm v.v... Còn chữ Anh, chữ Pháp hay chữ Miên, chữ Ấn cũng ghi dấu trên ngôn ngữ Việt, nhưng rõ ràng dấu ấn ấy nó mờ nhạt hơn chữ Hán nhiều. Ở đây tôi không có ý ca tụng chữ Hán đâu nhé. Tôi cũng mê chữ Miên, chữ Ấn lắm chứ, nhưng vì duyên nghiệp hay cái gì tương tự như thế không đưa đẩy đến đó mà thôi.”

Người phỏng vấn: Ông muốn nói đến mối quan hệ giữa tiếng Hán, văn hoá Hán với tiếng Việt, văn hoá Việt?

Nguyễn Tôn Nhan: Đại để là như thế. Mọi người đều biết, muốn nghiên cứu và khai thác di sản văn hoá Hán Nôm Việt Nam thì điều kiện đầu tiên là phải đọc được chữ Hán, chữ Nôm. Mà muốn đọc được thì phải được học, được dạy cho có hệ thống. Thế nhưng hiện nay một người được đào tạo nghiên cứu Hán Nôm có khi chỉ đọc được từng chữ mà không hiểu được nghĩa trọn vẹn một câu hay một cụm từ. Ấy là họ chỉ học nghĩa đen từng chữ chứ không được học toàn bộ hệ thống văn hoá mà thứ chữ ấy chuyên chở. Bất cứ một nền văn hoá nào cũng có những ý nghĩa ngoài văn tự, nhất là chữ Hán. Một văn bản chữ Hán, ví dụ rõ nhất là văn bản triết học, luôn mang theo những ý nghĩa ngoài văn tự với phong cách hành văn, cách thức trình bày văn bản, kiểu thức chữ viết như Giáp cốt hay Triện, Lệ, Hành, Thảo,... Từ khiếm khuyết đấy có thể sẽ dẫn tới một bản chuyển dịch nếu không sai lầm thì cũng nông cạn, thiếu sót. Không gian văn hoá cổ điển Trung Quốc là không gian văn hoá đã lùi vào dĩ vãng quá xa, muốn phục hồi nền văn hoá đó đương nhiên phải có phương pháp đúng đắn để thâm nhập. Thực ra, để có một nền giáo dục đủ sức thâm nhập vào “không gian văn hoá Hán Nôm” trong tình hình văn hoá Việt Nam hiện nay thì quá khó. Việt Nam như hiện nay chưa thể có một cơ cấu tâm lí đủ để hướng đến bất cứ nền văn hoá nào, ngay cả nền văn hoá Hán Nôm mà Việt Nam vốn đã có từ trước. Đây là điều bi thảm bậc nhất mà dân tộc Việt Nam phải gánh chịu sau khi gánh chịu cuộc chiến phân cách triền miên vừa qua. Cuộc chiến phân cách ấy, đến nay, về tâm thái có lẽ vẫn chưa có thể gọi là chấm dứt hoàn toàn. Tâm thái văn hoá ở phía Bắc và tâm thái văn hoá miền Nam, sau 30 năm phân cách vẫn chưa gàn gắn được trọn vẹn. Ngay đến Hán Nôm học miền Bắc cũng vận hành theo chiều hướng khác miền Nam. Thực tế phân cách như vậy đã góp phần đánh lạc hướng nghiên cứu, thâm nhập Hán Nôm học từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay. Sự lạc hướng này, rõ ràng là đáng tiếc và đáng buồn.

Người phỏng vấn: Mặc dù có những nhìn nhận lệch lạc về vai trò của Hán Nôm đối với văn hoá dân tộc, nhưng nhiều thế hệ cũng đã lặng lẽ làm được nhiều điều mà chúng ta phải tri ân. Hình như những người thông hiểu Hán Nôm hiện nay đều có cái nhìn bi quan đối với tương lai của ngành Hán Nôm học? Phải chăng nó đã bước vào thời kì mai một ?

Nguyễn Tôn Nhan: Theo những nghiên cứu gần đây, thư tịch Hán Nôm Việt Nam còn lại khá nhiều. Những thần tích, hương ước, gia phả, tộc phả, sắc phong, văn khế, địa bạ,... rải rác đâu đó trong dân gian, chắc chắn sẽ ẩn tàng nhiều tư liệu văn hoá đáng kể. Làm gì để đưa chúng hoà nhập vào nền văn hoá Hán Nôm Việt Nam nói riêng và cả nền văn hoá Hán học thế giới? Ấy là câu hỏi mà giới Hán Nôm học Việt Nam phải tìm ra lời giải. Rất nhiều ví dụ đã chứng minh một người nghiên cứu không rành Hán Nôm rất dễ sai lạc ngay trong lĩnh vực mình nghiên cứu, chẳng hạn như nghiên cứu văn học, sử học, triết học. Ngược lại, nếu người thực sự giỏi Hán Nôm thì rất dễ tự tìm tòi học hỏi thêm những ngành nhân văn liên quan như ngôn ngữ, dân tộc học, xã hội học,... Vì đằng sau hình thức là một “ngoại ngữ” (thực ra, đối với tình trạng văn hoá Việt Nam, chữ Hán khó gọi là “ngoại ngữ” theo nghĩa thông thường được), chữ Hán là cả nền văn hoá chữ Hán đa quốc gia sẵn có bề dày lịch sử nhiều ngàn năm. Am tường chữ Hán là đã có chìa khoá mở cánh cửa vào nền văn hoá chữ Hán đa quốc gia và sẵn sàng bước vào được “không gian văn hoá” rộng lớn vào bậc nhất nhì thế giới ấy.

Cá nhân tôi, nếu nói ở góc độ đóng góp về quan điểm và lí thuyết thì chắc rằng chưa có gì nhiều. Về Hán học và hướng nghiên cứu về Trung Quốc, theo tôi, trước tiên phải làm được công việc tổng kết, lí giải và dự báo. Hán học nói chung, ngành Hán Nôm học ở Việt Nam nói riêng, là một hệ thống văn hoá lớn. Hầu như tất cả các công trình đã công bố của tôi chỉ ở mức độ làm động thái tác động, mong muốn thúc đẩy một nền Hán học đã bị ngưng trệ từ lâu. Mong muốn ấy vẫn còn được ấp ủ trong tôi và có lẽ đó là điều tôi theo đuổi đến cuối đời.



Người phỏng vấn: Ông nghĩ như thế nào về tương lai của Trung Quốc học ở Việt Nam?

Nguyễn Tôn Nhan: Tôi nghĩ rằng tương lai của Trung Quốc học chắc chắn phải mở ra con đường rộng hơn nếu giải quyết được những suy vấn đã nêu trên về một “không gian văn hoá Hán Nôm” vốn đã tồn tại và đã mai một trên bình diện toàn thế giới.

Người phỏng vấn: Cảm ơn ông đã tiếp đón và vui vẻ trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Chúc ông sớm hoàn thành những công trình lớn mà ông đã dự định làm trong tương lai.
TÓM TẮT TIỂU SỬ NHÀ HÁN HỌC NGUYỄN TÔN NHAN


  • Họ và tên thật: Nguyễn Hữu Thành

  • Bút danh: Nguyễn Tôn Nhan

  • Giới tính: Nam

  • Ngày tháng năm sinh: Ngày 01 tháng 02 năm 1948 (22 tháng Chạp năm Đinh Hợi)

  • Nơi sinh: Hải Ninh

  • Quê quán: làng Cao Xá, Cẩm Giàng, Hải Dương

  • Năm 1954: theo gia đình di cư vào Nam, học tiểu học ở Gia Định, học trung học ở Sài Gòn.

  • Địa chỉ hiện tại: 347/ 22 Bùi Đình Tuý, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

  • Nơi công tác hiện nay: Làm việc tự do

  • Lĩnh vực nghiên cứu chính: Văn sử triết Trung Quốc

  • Các sách chính yếu đã xuất bản:

  1. Lão Tử Đạo đức kinh (Dịch), Nhà xuất bản Văn học, 1999.

  2. Trang Tử Nam hoa kinh (Dịch, chú giải), Nhà xuất bản Thanh niên, 1999.

  3. Liệt Tử Xung hư chân kinh (Dịch, chú giải), Nhà xuất bản Văn học, 1999.

  4. Từ điển thành ngữ điển tích Trung Quốc (Biên dịch), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1999.

  5. Từ điển văn học cổ điển Trung Quốc (Biên dịch), Nhà xuất bản Văn nghệ, 1999.

  6. Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng (Biên soạn), Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2001.

  7. Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc (Biên soạn), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2002.

  8. Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam (Dịch), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2003.

  9. Nho giáo Trung Quốc (Biên dịch), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 2005.

  10. Hoài Nam Tử, con người, tư tưởng và toàn văn Hoài Nam Hồng Liệt (Dịch, chú giải), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2008.

  • Các sách sẽ xuất bản:

  1. Chư tử bách gia từ khởi nguồn đến hình thành phát triển (dày khoảng 1500 trang).

  2. Đại từ điển thơ Đường (dày khoảng 3000 trang).


Người phỏng vấn: Nguyễn Văn Hoài





tải về 0.75 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương