Nguồn gốc văn bản của kinh quán vô LƯỢng thọ kinh văn củ̉a tịnh đỘ TÔng nguyên Tác: Kōtatsu Fujitta Anh dịch: Kenneth K. Tanaka



tải về 174.86 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu17.08.2016
Kích174.86 Kb.
#21285
1   2   3   4

Thuyết soạn tập ở Trung Hoa


Nay chúng ta khảo sát thuyết thứ hai. Khả năng nguồn gốc Trung Hoa của kinh Quán Vô Lượng Thọ không có gì kì lạ, do sự nghiên cứu rất nghiêm túc về bản kinh nầy mà phát hiện ra được những yếu tố Trung Hoa rõ ràng. Tôi cho rằng Tsukinowa Kenryū Tsukinowa Kenryū là người đầu tiên đưa ra Thuyết soạn tập ở Trung Hoa.

Theo ông, kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng như các Quán kinh khác, đều được soạn tập do các cao Tăng vào niên hiệu Yuan-chia (Nguyên Gia 元嘉; 424-453), thời Lưu Tống, khi tham khảo với các thiền sư kiệt xuất lúc ấy đang hội tụ vào Trung Hoa. Kinh được soạn để đáp ứng cho sự quan tâm lớn mạnh của giới học Phật nhiệt tâm tu tập thiền định, cũng như để chống lại sự thách thức do Đạo gia đưa ra. Tuy nhiên, do vì bản báo cáo của Tsukinowa đưa ra theo dạng của một bảng tóm tắt, cho nên các chi tiết trong luận cứ của ông không được sáng tỏ. [94] Sau đó không lâu, Suzuki Munetada lại đưa ra luận thuyết soạn tập ở Trung Hoa,[95] làm nảy sinh vấn đề có khả năng xảy ra, Ấn Độ như là nơi kinh được soạn tập rồi truy tầm con đường khả hữu mà kinh nầy được chuyển ngữ. Nếu thuyết nầy được chấp nhận, thì phải trả lời câu hỏi là khi nào và do ai mà kinh nầy được soạn tập. Dù Suzuki Munetada đã nỗ lực giải đáp vấn đề nầy, nhưng nghiên cứu của ông vẫn không dẫn đến một kết luận dứt khoát nào. 

Như vậy, luận cứ Thuyết soạn tập ở Trung Hoa cũng không được hoàn toàn tin tưởng; nhưng khi phân tích về kinh Quán Vô Lượng Thọ, những sự kiện sau có thể được đưa ra hỗ trợ cho quan điểm nầy. 

Thứ nhất, bản kinh mà kinh Quán Vô Lượng Thọ vay mượn nhiều nhất đó là bản dịch tiếng Hán Đại bổn A-di-đà kinh (Larger Sukhā- vatīvyūha-sūtra) và Tiểu bổn A-di-đà kinh (Smaller Sukhāvatīvyūha-sūtra). 

Chẳng hạn, ý tưởng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ về đức Phật A-di-đà và hai vị Bồ-tát trợ thủ đến để tiếp dẫn chúng sinh khi lâm chung về cõi Tịnh độ, chắc chắn là mượn từ hai bản kinh trên, và được trau chuốt kỹ lưỡng thành ý tưởng mới “chín phẩm vãng sanh.” Bản Đại bổn A-di-đà kinh mà kinh Quán Vô Lượng Thọ y cứ vào là Vô lượng thọ kinh, do Tăng-già-bạt-ma (s: Saṃghavarman; c: 僧伽跋摩) hay Khang Tăng Khải dịch (dù riêng tôi: tác giả Kōtatsu Fujitta là do Tăng-già-bạt-ma và Bảo Vân dịch). Chúng ta biết điều nầy vì một số thuật ngữ mới đưa vào (liệt kê phần sau) chỉ được tìm thấy trong bản trên (Vô lượng thọ kinh): đó chính là nguyện lực của Pháp Tạng Tỳ-kheo thành tựu[96] (quán thứ 7); “48 lời nguyện của Pháp Tạng Tỳ-kheo (chương nói về trung phẩm hạ sanh); thành tâm trì mười niệm.”[97] (chương nói về hạ phẩm hạ sanh). Do sự vận dụng những thuật ngữ như vậy, nên kinh Quán Vô Lượng Thọ có lẽ không phải là bản dịch trực tiếp ngay từ bản gốc tiếng Sanskrit, mà thay vì vậy, dùng một bản kinh đã được dịch sang tiếng Hán rồi.

Khi đối chiếu kinh Quán Vô Lượng Thọ với những Quán kinh khác, thấy tính tương đương trong giáo lý, trong thuật ngữ chuyên môn, trong văn phong phiên dịch là thực trạng không thể nào bác bỏ được. Vài ví dụ hiển nhiên được trình bày trong bản đối chiếu ở dưới (riêng Hư Không Tạng Quán kinh – Ākāśa- garbha Comtemplation Sūtra được bỏ qua, vì bản dịch sớm nhất quá vắn tắt để đối chiếu chính xác).[98] Khi đánh giá sự tương đương trong bản đối chiếu, quá rõ ràng rằng, nếu kinh Quán Vô Lượng Thọ được biên tập tại Trung Hoa, thì lẽ ra nó phải được viết với sự chu đáo cao độ về thuật ngữ và văn phong như những bộ quán kinh khác. Hơn nữa, ta nên lưu ý rằng thuật ngữ pha Hán có thể được tìm thấy trong những đoạn kinh văn nầy-chẳng hạn, thuật ngữ “xưng danh - ch’eng ming; e: recite the name” hiệu Phật và Bồ-tát. Vì thuật ngữ tương tự cũng xuất hiện trong Hư Không Tạng Quán kinh- Ākāśagarbha Comtemplation Sūtra (không ghi trong bảng đối chiếu), ý tưởng đọc thuộc lòng (đọc thầm-e: recite) một danh hiệu như vậy là thông thường trong tất cả các quán kinh đã được đề cập. Tuy vậy, do hầu hết các dữ kiện về xưng danh (ch’eng ming; e: recite the name) không thể nào truy xét lại được từ kinh văn tiếng Sanskrit, nên ý tưởng đáng quan tâm là phải có một bản gốc đầu tiên trong bối cảnh tín ngưỡng của nền phiên dịch kinh điển Phật giáo ở Trung Hoa.[99] Cũng từ quan điểm nầy, yếu tố Trung Hoa được phát hiện rõ ràng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ.

Trong số các bản quán kinh, Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra), chắc chắn là bản kinh duy nhất được dịch trước kinh Quán Vô Lượng Thọ,[100] và điều ấy gợi ý rằng sự biên tập kinh kinh Quán Vô Lượng Thọ đã ảnh hưởng rất lớn từ kinh nầy.[101] Cũng không có lý do nào để tin rằng kinh Quán Vô Lượng Thọ ảnh hưởng bởi Di-lặc Quán kinh - Maitreya Comtemplation Sūtra. Chẳng hạn, kinh Quán Vô Lượng Thọ phát biểu liên quan đến pháp quán thứ sáu; “Lại nữa, có những nhạc khí treo giữa hư không, như Thiên bảo tràng, không gõ mà tự âm vang”.[102] “Thiên bảo tràng” nầy có một ý nghĩa rất đặc biệt, và Bảo Tràng, một trong năm vị Đại thần của cõi trời Đâu-suất xuất hiện trong Di-lặc Quán kinh–Maitreya Comtemplation Sūtra.[103] Nói cách khác, việc biên tập kinh Quán Vô Lượng Thọ chắc chắn là có tham khảo đoạn kinh văn nầy để đưa vào.[104]

Trong mối quan hệ nầy, có thể chỉ ra rằng các bản Quán kinh khác kinh Quán Vô Lượng Thọ vẫn còn dùng lối Hán dịch như các kinh luận đang lưu hành hiện nay trong việc biên soạn kinh Quán Vô Lượng Thọ. Chẳng hạn, Tam muội hải kinh (Samādhi Sea Sūtra) đã trích dẫn từ rất nhiều kinh, trong số đó có 3 trích dẫn danh hiệu 10 vị Phật trong 10 phương,[105] rõ ràng đã lấy từ Bảo Nguyệt Đồng Tử Tố Vấn kinh (Sūtra on the Question of Prince of Jeweled-Moon), trích trong “Dị hành phẩm-Chapter on Easy Practice”, do ngài Cưu-ma-la-thập dịch từ Thập địa kinh luận (十地經論Daśabhūmikasūtraśāstra;Daśabhūmika-vibhāsa).[106] Ngoài ra, Tam muội hải kinh còn đề cập đến “duy vô tam muội 惟無三昧; Samādhi of nonexistence only”,[107] điều nầy chắc là y cứ trong Duy Vô Tam-muội kinh (Book of the Samādhi of nonexistence only), một bản kinh mà Đạo An đã xác định trước đó là kinh ngụy tạo.[108] Thuật ngữ “duy vô tam muội–samādhi of nonexistence only” còn được tìm thấy trong những bản kinh khác được biết là do Cương-lương-da-xá (s: Kālayaśas 畺良耶舎) dịch, như Dược Vương Dược Thượng Quán kinh (Bhaisajy-arāja Contemplation Sūtra).[109] Nếu chúng ta chấp nhận Cương-lương-da-xá là người dịch kinh nầy, sự vận dụng thuật ngữ chuyên môn nầy cung cấp cho chúng ta biết một vài phán đoán quan điểm của Cương-lương-da-xá về bản dịch. Cũng tìm thấy trong Dược Vương Dược Thượng Quán kinh những câu chắc chắn là dựa vào Tam Muội Hải kinh.[110] Tiếp theo, được biết rõ là Phổ Hiền quán kinh được vay mượn hầu hết từ bản dịch Diệu Pháp Liên Hoa kinh của ngài Cưu-ma-la-thập–quá nhiều đến nỗi thường được quy như là “bộ kinh đúc kết của kinh Pháp Hoa.”[111] Chính Hư Không Tạng Quán kinh thừa nhận là lấy từ Quyết định tì-ni kinh,[112] dịch giả khuyết danh, đời Đông Tấn.[113] Ý tưởng niệm danh hiệu của 35 đức Phật, như được tìm thấy trong Hư Không tạng Quán kinh, cũng đều có đề cập trong Dược Vương Dược Thượng Quán kinh.[114]

Mặc dù chúng ta đã xem xét một vài ví dụ từ những bản Quán kinh khác, vẫn còn có nhiều dấu tích ý tưởng kinh Quán Vô Lượng Thọ được kế thừa từ sự phiên dịch kinh điển cua Phật giáo Trung Hoa. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là đã chia nội dung kinh văn thành 16 pháp quán. Lối phân chia như vậy không phải bắt nguồn từ kinh Quán Vô Lượng Thọ, mà trong Thiền bi yếu pháp kinh,[115] những mục, “quán tịnh”, “quán Phật” và “quán hình” đều đã được phân thành 30 pháp quán. Bản Quán kinh nầy chắc là phải do hoặc là ngài Cưu-ma-la-thập hoặc là Dharamitra dịch,[116] nhưng dù dịch giả là ai, kinh ấy phải lưu hành ngay trước hoặc cùng thời với kinh Quán Vô Lượng Thọ. Vì cho rằng có lẽ nó có một ảnh hưởng từ sự phân loại sau này về Quán kinh. 

Cũng vậy, như đã chỉ ra bởi Mochizuki,[117] giáo lý nổi bật trong kinh Quán Vô Lượng Thọ về “tam tâm” - “trực tâm”, “thâm tâm”, “hồi hướng phát nguyện tâm” - có thể liên quan với “trực tâm”, “thâm tâm”, và “hồi hướng tâm” xuất hiện trong “Phật quốc phẩm” của kinh Duy-ma-cật do ngài Cưu-ma-la-thập dịch.[118]

Cũng vậy, những ý niệm trong kinh Quán Vô Lượng Thọ như “niệm Phật tam muội” (pháp quán thứ 8 và 9)[119] và “chư Phật hiện tiền tam muội” (phẩm công đức), rõ ràng là ảnh hưởng bởi Ban chu Tam muội kinh. Hơn nữa, những câu như “Thân nầy thành Phật, thân nầy là Phật[120]- pháp quán thứ 8” có tương đương trực tiếp với kinh Ban-chu Tam muội.[121]

Cũng vậy, ý tưởng đạt được Bách pháp minh môn[122] và nhờ đó nhập vào Hoan hỷ địa - như được đề cập trong chương Thượng phẩm hạ sanh và Hạ phẩm thượng sanh - có lẽ là kế thừa từ bản dịch Thập địa kinh[123] do ngài Cưu-ma-la-thập dịch, hoặc là phẩm Thập địa trong bản dịch kinh Hoa Nghiêm[124] do ngài Phật-đà-bạt-đà-la dịch. Dù những tương đương nầy, không cấu thành những chứng cứ không bác bỏ được, nhưng nó đã cung cấp sự đáng tin cậy cho những giả thuyết mà kinh Quán Vô Lượng Thọ đã sử dụng nhiều bản kinh được dịch sang tiếng Hán trước đó. 

Những yếu tố Trung Hoa còn có thể được thấy qua văn phong và lối dẫn chuyện trong kinh. Chẳng hạn, có đoạn, “Chúng ta xưng tán danh hiệu rộng rãi thập nhị bộ kinh Đại thừa,”[125] trong chương Hạ phẩm thượng sanh. Do đề kinh trong tiếng Sanskrit vốn thường không xuất hiện ở phần đầu mà ở phần cuối của kinh, nên chúng ta tin chắc rằng chương nầy rút ra từ một bản dịch tiếng Hán.

Căn cứ vào những gì đã phát hiện được, kinh Quán Vô Lượng Thọ rất chắc không phải có gốc là bản dịch trực tiếp, nguyên văn từ tiếng Sanskrit (hoặc Prākrit). Cho nên, chúng ta phải thừa nhận rằng có những chứng cứ đầy đủ để ủng hộ cho ý kiến rằng kinh nầy được soạn tập ở Trung Hoa.[126]



---o0o---


tải về 174.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương