NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC


Năng suất yếu tố từng phần và toàn phần



tải về 0.68 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.68 Mb.
#5288
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

2.8Năng suất yếu tố từng phần và toàn phần

Năng suất Yếu tố Từng phần (Partial Factor Productivity, PFP), cho biết lượng đầu ra tính trên một đơn vị của một yếu tố sản xuất đầu vào (thí dụ: đất và lao động). Năng suất từng phần của đất và lao động trong sản xuất lúa gạo giai đoạn 1985 và 2000 đều tăng nhưng với tỉ lệ khác nhau giữa các vùng. Ở miền Bắc và miền Trung, năng suất sử dụng đất tăng nhanh hơn năng suất lao động, trong khi ở miền Nam, năng suất từng phần của đất và lao động tăng với tốc độ như nhau. Tỷ số đất-lao động giảm ở tất cả các vùng, nhưng ở phía Nam giảm ít hơn.


Một chỉ số tổng hợp có ý nghĩa hơn để diễn tả các thay đổi về năng suất gắn với thay đổi về kỹ thuật nhờ nghiên cứu và phát triển là chỉ số năng suất yếu tố tổng thể (Total Factor Productivity, TFP), bao gồm tất cả các yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất. Trong nghiên cứu này, chỉ số TFP được tính toán dựa theo quy trình chỉ số Divisia.
Biểu 2 10 Năng suất yếu tố tổng thể (TFP) và đóng góp của nó vào tăng trưởng sản xuất gạo ở Việt Nam, 1985-2000

Thời kỳ

Tốc độ tăng trưởng (%)

% đóng góp tăng SL của:

Sản lượng

Yếu tố Tổng thể (TF)

TFP

Yếu tố Tổng thể (TF)

TFP

1985-1990

5,4

2,0

3,3

37,3

62,7

1991-1995

5,5

3,9

1,6

70,8

29,2

1996-2000

4,9

3,8

1,1

77,2

22,8

Nguồn: Số liệu TCTK và tính toán của tác giả

Ghi chú: Chỉ số Divisia của yếu tố tổng thể được tính dựa theo tỉ trọng của của các yếu tố đầu vào được liệt kê ở phụ biểu 1. Công thức tính: (Chỉ số TFP) = (Chỉ số đầu ra)/(Chỉ số TF) với năm 1985=100; Tính mức đóng góp của TF và TFP vào tăng sản lượng dựa trên công thức: SL TF + TFP với là tỉ lệ thay đổi.

Trong giai đoạn 1985 đến 1990, năng suất yếu tố tổng thể TFP của sản xuất lúa gạo Việt Nam tăng trung bình 3,3% /năm, nhưng tốc độ tăng đã giảm dần xuống còn 1,1% vào cuối thập niên 90. TFP tăng cao trong giai đoạn 1985-90 chủ yếu là do sự thay đổi về cơ chế quản lý, chuyển từ sản xuất tập trung sang hệ thống sản xuất mới mà ở đó các hộ nông dân được toàn quyền đề ra các quyết định sản xuất của mình. Chính sách đổi mới đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sản xuất nông nghiệp, song nó cũng chỉ có hiệu quả một lần. Sau khi đã định hình được một cơ chế thích hợp, muốn tăng sản xuất thì cần phải tăng cường đầu tư nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học để tiếp tục nâng cao trình độ công nghệ và kỹ thuật canh tác.


Sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng của ngành lúa gạo khá rõ nét trong những năm cuối của thập niên 80, chiếm khoảng 62,7% của gia tăng sản lượng lúa gạo. Hiệu quả đạt được nhờ cải cách thể chế có thể xảy ra ở mọi trình độ kỹ thuật canh tác. Do đó ảnh hưởng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Tốc độ tăng trưởng TFP trong gai đoạn 1996-2000 đã chậm lại, chứng tỏ ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt đến điểm giới hạn của trình độ công nghệ hiện tại, vì vậy mà hiệu quả của cải cách thể chế sẽ giảm đi. Do đó, năng suất yếu tố tổng thể TFP chỉ có thể tiếp tục tăng thông qua đổi mới công nghệ và kỹ thuật canh tác.

2.9Lợi thế của sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Cuối thập niên vừa qua, xuất khẩu lúa gạo đã trở thành mục tiêu kinh tế của Việt Nam, và lượng gạo xuất khẩu được dùng như một chỉ số phản ánh sự cân bằng giữa cung và cầu. Do đó, cần phải phân tích lợi thế của sản xuất gạo của Việt Nam. Lợi thế về giá là tiêu chuẩn chính để đánh giá khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam.



Biểu dưới đây cho thấy sự thay đổi của hệ số đo khả năng cạnh tranh về giá của mặt hàng gạo (CR) được tính dựa trên sự so sánh giữa giá gạo bán buôn nội địa của Việt Nam (PVN) với giá gạo bán buôn nội địa của Thái Lan (PTL).

Biểu 2 11 Những thay đổi trong chỉ số cạnh tranh về giá gạo

Năm

PVN

PTL

NERVN

NERTL

Thay đổi chỉ số giá CR

Đóng góp vào thay đổi chỉ số giá (%)

đ/kg

B/tấn

đ/USD

B/USD

Chỉ số

%

PVN

NERVN

PTL

NERTL

1993

1.771

4.625

10.720

25,4

1,00
















1994

1.724

5.310

10.980

25,2

1,21

20,5

2,6

2,4

14,8

0,7

1995

2.231

6.959

11.050

25,0

1,24

3,3

-29,4

0,6

31,1

0,9

1996

2.487

7.174

11.040

25,4

1,12

-10,2

-11,5

-0,1

3,1

-1,7

1997

2.423

7.670

12.700

31,4

1,13

1,0

2,6

15,0

6,9

-23,5

1998

3.204

9.180

13.900

48,2

0,49

-56,8

-32,2

9,5

19,7

-53,7

TB
















-8,4

-13,6

5,5

15,1

-15,5

Nguồn: Tính toán theo số liệu của TCTK và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF trong nhiều năm.

Ghi chú: Tỉ giá hối đoái tháng 10-2001: 1 US$ = 14.500 đồng = 44.7 baht Thái

Kết quả trong biểu trên cho thấy khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam so với gạo Thái Lan giảm trung bình 8,4% một năm vì nhiều lý do: giảm 13,6% về giá gạo Việt nam do lạm phát, tăng 5,5% do tỷ giá hối đoái danh nghĩa Việt Nam; trong khi đó, tăng 15,1% về giá gạo Thái Lan do lạm phát và giảm 15,5% do tỷ giá hối đoái danh nghĩa Thái Lan. Nhờ tỷ giá hối đoái danh nghĩa giảm trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu á năm 1997, Thái Lan đã tăng xuất khẩu gạo gần 1 triệu tấn năm 1998 so với năm 1997 (từ 5,567 lên 6,540 triệu tấn), chiếm 25% thị trường gạo thế giới. Mặc dù khả năng cạnh tranh về giá giảm đi, song mặt hàng gạo của Việt Nam hiện nay vẫn có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong 3 năm gần đây quy mô xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn không ngừng gia tăng. Song trong những năm tới, nếu khả năng cạnh tranh về giá vẫn tiếp tục giảm thì Việt Nam khó có thể duy trì được tốc độ gia tăng xuất khẩu gạo như hiện nay.



Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương