NGÀnh lúa gạo việt nam nguyễn Ngọc Quế Trần Đình Thao Hà Nội, 5-2004 MỤc lụC



tải về 0.68 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.68 Mb.
#5288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2.3Các hệ thống canh tác cây trồng:

Lúa là cây trồng chính trong các hệ thống canh tác ở Việt Nam. Vị trí của cây lúa có khác nhau giữa các vùng sinh thái nông nghiệp. Lúa thường được trồng kết hợp với các cây mầu lương thực và cây công nghiệp. Chỉ ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long mới chuyên canh lúa mức độ cao (lúa chiếm gần 90% diện tích gieo trồng). Tại các vùng đông dân khác do nhu cầu lương thực cao nên lúa cũng thường chiếm một tỉ lệ khá lớn (50-75%) như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển Trung Bộ và vùng trung du Bắc Bộ (Đông Bắc). Tại các vùng miền núi Bắc Bộ chủ yếu cũng trồng cây lương thực, song lúa được trồng ít đi và các cây mầu lương thực khác lại tăng hơn. Ở các vùng đất bazan của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cây công nghiệp phát triển vượt xa lúa và mầu lương thực. Các tỉnh này có một hệ thống cây trồng khá đa dạng.


Biểu 2 2 Cơ cấu cây trồng phân theo vùng

 

Cơ cấu cây trồng, % trong tổng diện tích gieo trồng

Lúa

Mầu lương thực

Rau, quả

Cây công nghiệp

Năm 1995










 

Cả nước

67.3

11.3

7.5

13.9

Đồng bằng sông Hồng

76.4

11.3

8.1

4.2

Đông Bắc

53.8

26.1

8.5

11.6

Tây Bắc

45.7

35.0

7.0

12.3

Bắc Trung Bộ

62.6

19.7

8.3

9.4

Duyên hải Nam Trung Bộ

65.4

14.7

6.7

13.3

Tây Nguyên

28.4

15.3

8.6

47.7

Đông Nam Bộ

34.9

12.6

9.5

43.0

Đồng bằng sông Cửu Long

89.0

1.2

6.0

3.8

Năm 2002










 

Cả nước

61.6

11.4

9.7

17.3

Đồng bằng sông Hồng

74.4

8.1

12.3

5.2

Đông Bắc

47.7

24.5

14.8

13.0

Tây Bắc

36.0

42.0

9.4

12.5

Bắc Trung Bộ

58.4

17.8

10.4

13.4

Duyên hải Nam Trung Bộ

59.4

14.5

10.8

15.3

Tây Nguyên

15.8

17.6

7.8

58.8

Đông Nam Bộ

31.2

14.9

11.9

42.0

Đồng bằng sông Cửu Long

89.5

1.0

6.8

2.6

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của TCTK.
2.3.1 Các hệ thống canh tác lúa
Khí hậu là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống canh tác và năng suất lúa. Việt Nam có ba vùng khí hậu cơ bản. Miền Bắc (vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, và Bắc Trung Bộ), đặc trưng bởi khí hậu cận nhiệt đới, gió thay đổi theo mùa đông hanh khô và mùa hè ẩm ướt. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và miền Đông Đông Nam Bộ là điển hình của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và mưa nhiều theo mùa. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Tây Đông Nam Bộ có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt, không có mùa lạnh. Vì vậy, nông dân ở phía Nam có thể trồng ba vụ lúa trong một năm (Đông-Xuân, Hè-Thu và Mùa), trong khi đó, miền Bắc chỉ có thể trồng hai vụ một năm (vụ Đông-Xuân và vụ Mùa) do nhiệt độ trong mùa đông thấp.

Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long được hình thành từ đất phù sa màu mỡ, trừ những vùng đất đã được bảo vệ để chống lũ, đặc biệt ở đồng bằng sông Hồng, lượng phù sa bị hạn chế. Đất ở vùng núi cao nhìn chung là nghèo dinh dưỡng do mưa nhiều làm trôi mất dưỡng chất trong đất.


Do điều kiện sinh thái và lịch sử phát triển, quy mô nông hộ, hệ thống thuỷ lợi và tập quán canh tác khác nhau nên miền Bắc và miền Nam có hệ thống canh tác khác nhau. Ở miền Bắc mật độ dân số cao và quy mô nông hộ nhỏ, cây lúa được trồng từ lâu đời nên mức độ thâm canh cao, hệ thống thuỷ lợi được xây dựng tốt. Ngược lại, miền Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi, cây lúa được trồng muộn hơn, quy mô nông hộ lớn hơn và gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng thuỷ lợi phát triển đem lại nhiều cơ hội tăng sản lượng lúa.
Các hệ thống canh tác lúa ở Việt Nam thể hiện sự khác biệt về điều kiện tự nhiên khí hậu. Lúa Mùa, cấy vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch và cũng thường là vụ lúa chính trên bán đảo Đông Dương), chiếm khoảng 70-80% diện tích gieo trồng lúa ở các vùng miền núi phía Bắc và Cao Nguyên Trung Bộ, cũng như ở Cà Mau thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vì ở đây lúa chỉ cấy được khi nước mưa và nước lũ đã rửa mặn cho đất. Ở hai châu thổ sông Mã và sông Hồng và vùng Trung Du Bắc Bộ lúa Mùa vẫn giữ vị trí quan trọng về mặt diện tích, nhưng ở đây đã phát triển thêm một vụ lúa chính là vụ lúa Đông-Xuân (từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch), vì đã chủ động được nguồn nước tưới bổ sung cho lượng nước trời do gió mùa đông bắc đem lại. Tại các tỉnh Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, lúa Đông-Xuân và lúa Hè-Thu (trồng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch) đã phát triển mạnh và vượt trội diện tích lúa Mùa. Lúa Hè-Thu là giống lúa ngắn ngày tránh được các điều kiện tự nhiên không thuận lợi như bão tại các đồng bằng duyên hải Trung Bộ và lũ lụt ở châu thổ sông Cửu Long thường xẩy ra vào tháng 10 và tháng 11. Ở các vùng đồng bằng ven biển phía Đông và phía Tây châu thổ sông Cửu Long do việc tưới nước gặp khó khăn hơn nên lúa Mùa vẫn được trồng nhiều kết hợp với vụ hè thu.
Biểu 2 3 Các hệ thống canh tác lúa (1995 và 2002)




Cơ cấu các vụ lúa, % tổng diện tích gieo trồng

Đông-Xuân

Hè-Thu

Mùa

Năm 1995

 

 

 

Cả nước

35.8

25.8

38.5

Đồng bằng sông Hồng

49.3




50.7

Đông Bắc

34.9




65.1

Tây Bắc

20.7




79.3

Bắc Trung Bộ

46.8

18.6

34.5

Duyên hải Nam Trung Bộ

39.0

27.5

33.5

Tây Nguyên

17.4




82.6

Đông Nam Bộ

16.4

22.6

61.0

Đồng bằng sông Cửu Long

32.5

43.8

23.7

Năm 2002










Cả nước

40.5

30.4

29.1

Đồng bằng sông Hồng

49.7




50.3

Đông Bắc

38.1




61.9

Tây Bắc

23.2




76.8

Bắc Trung Bộ

48.0

22.3

29.7

Duyên hải Nam Trung Bộ

43.3

24.5

32.1

Tây Nguyên

29.6

2.9

67.5

Đông Nam Bộ

23.4

27.5

49.2

Đồng bằng sông Cửu Long

39.7

49.4

10.9

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của TCTK.

2.3.2 Các loại giống lúa
Việt Nam trồng khá nhiều loại giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ. Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều loại giống lúa nhập từ Trung Quốc và lúa ưu thế lai (chủ yếu là do khả năng thích ứng của các giống lúa Trung Quốc với điều kiện đất đai khí hậu của miền Bắc), trong khi đó các tỉnh phía Nam lại trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ Viện lúa quốc tế (IRRI). Mặc dù có hàng trăm giống lúa khác nhau, nhưng chỉ có 10 giống lúa được trồng phổ biến nhất, chiếm tới 60% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước. Trong số các giống lúa còn lại, mỗi giống chỉ chiếm không quá 1% tổng diện tích gieo trồng. Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp & PTNT năm 2000, cả nước mỗi vụ trồng trên 200 giống lúa khác nhau. Tuy nhiên số lượng giống lúa được trồng ở từng vùng và từng vụ có khác nhau. Vụ Đông-Xuân ở miền Trung có số lượng giống lúa ít nhất, nhưng cũng đã là 131 giống lúa khác nhau.

Hiện nay các tỉnh phía Bắc chủ yếu trồng các giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc (khoảng 60% diện tích). Khang Dân 18 and Q5 là hai giống lúa trồng tương đối phổ biến trong vụ Đông-Xuân (15 và 12%) và vụ Mùa (18 và 14%).


Đối với nông dân miền Trung, giống lúa IR có vị trí quan trọng hơn. Hai giống lúa được trồng nhiều nhất là IR17494 và Khang Dân 18 chiếm 21% và 13% trong vụ Đông-Xuân và koảng 12% và 8% trong vụ Hè-Thu.
IR50404 và OM1490 là hai giống lúa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam, chiếm khoảng 16% trong vụ Đông-Xuân và 15% trong vụ Hè-Thu. Mặc dù giống IR64 là giống lúa chính phục vụ cho xuất khẩu nhưng chỉ chiếm 9-11% diện tích gieo trồng trong vụ Đông-Xuân và Hè Thu ở miền Nam.
Biểu 2 4 Cơ cấu giống lúa phân theo vùng, 2002

 

Diện tích gieo trồng lúa, 1000ha

Cơ cấu lúa ruộng và lúa nương, %

Cơ cấu giống lúa, %

Lúa ruộng

Lúa nương

Lúa lai mới

Lúa thuần nguồn gốc TQ

Lúa thuần ng. gốc khác

Lúa đặc sản

Lúa nếp

Lúa Đông-Xuân:

ĐBSH

594

100.0

0.0

23.2

43.9

25.6

3.1

4.2

ĐB

214

100.0

0.0

29.0

41.6

26.5

0.4

2.4

TB

33

96.5

3.5

39.0

16.9

27.6

5.9

10.5

BTB

336

100.0

0.0

31.6

15.9

47.4

2.4

2.8

NTB

173

98.2

1.8

14.5

24.5

57.5

3.5

0.1

TN

55

99.6

0.4

12.0

7.5

63.8

11.9

4.7

ĐNB

114

100.0

0.0

3.0

0.0

96.0

0.8

0.2

ĐBSCL

1,514

100.0

0.0

2.5

0.0

85.9

11.6

0.0

Việt Nam

3,033

99.9

0.1

23.1

29.2

40.8

3.8

3.1

Lúa Hè-Thu:

BTB

156

99.3

0.7

9.4

38.1

42.8

3.5

6.2

NTB

98

95.5

4.5

12.7

12.9

69.7

4.3

0.5

TN

5

90.1

9.9

12.4

0.0

73.1

10.8

3.7

ĐNB

133

99.7

0.3

11.4

0.2

81.9

6.3

0.3

ĐBSCL

1,883

100.0

0.0

6.7

0.0

75.4

16.5

1.3

Việt Nam

2,276

99.6

0.4

7.6

3.6

73.1

14.1

1.5

Lúa Mùa:

ĐBSH

602

100.0

0.0

23.2

43.9

25.6

3.1

4.2

ĐB

348

100.0

0.0

29.0

41.6

26.5

0.4

2.4

TB

108

96.5

3.5

39.0

16.9

27.6

5.9

10.5

BTB

208

100.0

0.0

31.6

15.9

47.4

2.4

2.8

NTB

128

98.2

1.8

14.5

24.5

57.5

3.5

0.1

TN

126

99.6

0.4

12.0

7.5

63.8

11.9

4.7

ĐNB

239

100.0

0.0

3.0

0.0

96.0

0.8

0.2

ĐBSCL

417

100.0

0.0

2.5

0.0

85.9

11.6

0.0

Việt Nam

2,176

99.9

0.1

23.1

29.2

40.8

3.8

3.1

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Phòng Thống kê, Vụ Kế hoạch và qui hoạch, Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2002


Каталог: images -> 2006
2006 -> Lúa gạo Việt Nam Giới thiệu
2006 -> Nghiªn cøu triÓn väng quan hÖ kinh tÕ th­¬ng m¹i viÖt nam – trung quèc ViÖn nghiªn cøu th­¬ng m¹i 2000 Lêi nãi ®Çu
2006 -> B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò Tµi
2006 -> BÁo cáo nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập afta
2006 -> Hµ Néi, th¸ng 10 n¨m 2006
2006 -> §inh Xun Tïng Vò träng B×nh TrÇn c ng Th¾ng Hµ NéI, th¸ng 12 N¡M 2003
2006 -> Nhãm nghiªn cøu: Hoµng Thuý b ng (M. Sc) NguyÔn V¨n NghÖ (mba) Lª Hoµng Tïng
2006 -> PHÁt triển hệ thống tín dụng nông thôN Ở việt nam1
2006 -> ¶nh h­ëng cña viÖc Trung Quèc vµo wto vµ mét sè bµi häc cho ViÖt Nam1
2006 -> Bé n ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n ng th n B¸o c¸o tæng quan ngµnh chÌ viÖt Nam

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương