Người thực hiện: H. T. Thủy, N. T. P. Thanh, D. T. Linh, N. T. Hường, Đ. L. Anh Bài 49. BẢo vệ SỰ Đa dạng của thực vật chủ đề



tải về 40.58 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.09.2016
Kích40.58 Kb.
#31987
Người thực hiện: H.T.Thủy, N.T.P.Thanh, D.T.Linh, N.T.Hường, Đ.L.Anh

Bài 49. BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

Chủ đề: Sinh học

Thời gian dự kiến: 45 phút

Đối tượng: Học sinh lớp 6 (11-12 tuổi)

Mục tiêu

Kiến thức

 Phát biểu được khái niệm đa dạng của thực vật

 Nêu khái niệm thực vật quý hiếm, Kể tên một vài loài thực vật quý hiếm

 Nêu hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác bừa bãi tài

nguyên ảnh hưởng đến tính đa dạng của thực vật

 Đề xuất các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật


Kỹ năng

 Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm

Ý nghĩa

 Nêu cao trách nhiệm tuyên truyền và ý thức bảo vệ thực vật ở địa phương

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

STT

Nội dung

Phương pháp

Hoạt động

Tài liệu

Thời gian

1

Khởi động

Trò chơi “Tiếp sức”

  1. Giáo viên chia lớp thành 3 đội (1’)

  2. Yêu cầu các nhóm kể tên một số loại cây Hạt trần theo lượt vòng tròn (3’)

  3. Trao quà cho nhóm kể được nhiều nhất (1)

Lời khuyên cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời:

Quà cho đội nhất

5’

2

Đa dạng của thực vật là gì?

Sử dụng phương tiện nghe nhìn

Hỏi đáp


  1. Giáo viên cho học sinh xem các hình ảnh về sự đa dạng sinh học (Tài liệu phát tay số 1) (1’)

  2. Đặt câu hỏi yêu cầu học sinh rút ra khái niệm về sự đa dạng của thực vật (3)

  3. Giáo viên đưa ra đáp án và cộng điểm cho những cá nhân có câu trả lời chính xác (1’)

Lời khuyên cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời:

Mẫu vật (Tài liệu phát tay số 1)

5’

3

Tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam

Thuyết giảng

Hoạt động nhóm



Thuyết trình

  1. Giáo viên cung cấp số liệu, yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về sự đa dạng thực vật ở Việt Nam (2’)

  2. Giáo viên chiếu hình ảnh về thực trạng rừng ở Việt Nam (Tài liệu phát tay số 2), yêu cầu học sinh thảo luận tìm ra nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm đa dạng thực vật; đồng thời kể tên một vài loại cây quý hiếm (5’)

  3. Các nhóm cử đại diện lên trình bày (5’)

  4. Giáo viên nhận xét và kết luận. Giới thiệu một số loài thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng (Tài liệu phát tay số 3) (3’)

Lời khuyên cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời:

  • Số liệu hoạt động 1:

+ Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền.



Tài liệu phát tay số 2, 3

20’

4

Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Trò chơi “Nên hay không nên”

  1. Giáo viên chia lớp thành 3 đội, phát cho mỗi đội 1 bộ ghi các hành động bảo vệ và phá hủy sự đa dạng của thực vật (Tài liệu phát tay số 4), yêu cầu các nhóm lên đính vào các cột tương ứng Nên/Không nên trên bảng phụ.

  2. Giáo viên tổng kết và yêu cầu học sinh rút ra các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Tài liệu phát tay số 4

10’

5

Tổng kết

Vấn đáp

  1. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ bản thân về các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

Lời khuyên cho người hướng dẫn/ Gợi ý câu trả lời:




5’

TỔNG THỜI GIAN: 45’

TÀI LIỆU PHÁT TAY

Tài liệu phát tay số 1:






..\..\..\Desktop\video bai 49-s6.mpg

Tài liệu phát tay số 2: hình ảnh về thực trạng rừng ở Việt Nam













Tài liệu phát tay số 3: thực vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw)




Là cây gỗ nhỏ, dạng bụi. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoẵc rừng lùn ở đỉnh núi. Ở Việt Nam, cây thường phân bố trên vùng cận đỉnh các dông núi đá vôi ở Lào Cai, Đồng Văn (Hà Giang), Đông Triều (Quảng Ninh), Pà Cò (Hòa Bình), đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Thông đỏ (Taxus wallichiana)




Là loại cây gỗ nhỡ. Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Ở Việt Nam cây phân bố ở Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng).

Mun (Diospyros mun)




Cây gỗ nhỏ, rụng lá. Cây mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, nơi có độ cao thường không quá 100m. Ở Việt Nam cây phân bố ở Khánh Hòa, Ninh Thuận.




 Gõ đỏ (Cà te) (Afzelia xylocarpa)



Cây gỗ to rụng lá, cao tới 30m, đường kính thân 0,8 - 1m. Vỏ màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa.

Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)



Ngoài tên gọi là Giáng hương ra, chúng còn được gọi là: giáng hương quả to, giáng hương căm-pôt, giáng hương chân, song lã. Cây gỗ to có tán lá hình ô. Phân bố chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên , Đồng Nai, Tây Ninh.

Tài liệu phát tay số 4:

Nên

Không nên

TRỒNG CÂY XANH

CHẶT CÂY BỪA BÃI

XÂY DỰNG NHIỀU KHU BẢO TỒN THỰC VẬT

BUÔN BÁN VÀ XUẤT KHẨU CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM

TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ RỪNG

ĐỐT RỪNG LÀM NƯƠNG RẪY

HẠN CHẾ KHAI THÁC CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM

KHAI THÁC CÁC LOÀI THỰC VẬT QUÝ HIẾM

Каталог: sites -> default -> files -> lessonplan -> resources
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
resources -> BÀI 10 –nguồN Âm chủ đề: nhận biếT nguồN Âm và phát hiệN ĐƯỢC ĐẶC ĐIỂm chung củA nguồN Âm thời gian dự kiến
resources -> Thông tin cơ bản Chủ đề: Khoa học Trái Đất Đối tượng
resources -> PHÂn biệT ĐỘng vật với thực vậT ĐẶC ĐIỂm chung củA ĐỘng vậT

tải về 40.58 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương