Nghiên cứU, XÂy dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ĐIỆN ĐÀm vhf cơ ĐỘng tích hợp phụ kiện cầm tay dsc loại d trong thông tin hàng hảI



tải về 285.67 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích285.67 Kb.
#18134
1   2   3   4   5

Lựa chọn tài liệu


Dựa trên các sở cứ đã đưa ra cùng với nhưng phân tích, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của đề tài, căn cứ vào giới hạn phạm vi thực hiện của đề tài, nhóm thực hiện lựa chọn tài liệu EN 302 885 “Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC” làm tài liệu tham khảo và là cơ sở thực hiện đề tài 157-12-KHKT-TC vì:

  • Tài liệu phù hợp với tiêu chí yêu cầu về thiết bị của Việt Nam;

  • Tại liệu được các nước Châu âu sử dụng và những hãng sản xuất thiết bị nổi tiếng tuân thủ;

  • Các thông số kỹ thuật đầy đủ để đánh giá về thiết bị, cùng với đầy đủ các tiêu chí chất lượng, tiêu chí đánh giá, phương pháp đo cụ thể cho từng thông số;

Cũng theo các phân tích ở mục 3.1, nhóm thực hiện sẽ lựa chọn Phần 1 - ETSI EN 302 885-1 V1.2.1 (2011-11) của tiêu chuẩn EN 302 885 làm tài liệu cở sở. Ngoài ra Phần 2 - EN 302 885-02 V1.1.1 (2011-11) và Phần 3 - EN 302 885-3 V1.1.1 (2011-09) cũng được tham khảo nhằm mục đích giới hạn số lượng các chỉ tiêu được xây dựng trong QCVN, vừa đáp ứng mục đích yêu cầu chung về thiết bị cũng như các yêu cầu về sử dụng hiệu quả phổ tần và tương thích điện từ cũng như các yêu cầu về tính khẩn cấp, vừa đảm bảo những quy định trong Quy chuẩn là cơ bản nhất.
    1. Hình thức xây dựng quy chuẩn

  1. Sở cứ


  • TCVN 1-1: 2008 & TCVN 1-2: 2008 “XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN-PHẦN 1: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA DO BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN & PHẦN 2: QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY VÀ THỂ HIỆN NỘI DUNG TIÊU CHUẨN QUỐC GIA”;

  • Thông tư 03/2011/TT-BTTTT “Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 04/01/2011;

  • Thông tư 30/2011/TT-BTTTT “Quy định về chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thông” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 31/10/2011.
  1. Phương pháp xây dựng QCVN


  • Thông tư 03/2011/TT-BTTTT “Quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn quốc gia thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông” do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 04/01/2011;

  • Mức độ tương đương: tương đương có sửa đổi;

  • Phương pháp chấp nhận: xuất bản lại (biên dịch)
  1. NỘI DUNG QCVN

    1. Tên của quy chuẩn


“QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ THIẾT BỊ ĐIỆN THOẠI VHF CẦM TAY CÓ TÍCH HỢP DSC LOẠI D TRONG THÔNG TIN HÀNG HẢI”
    1. Bố cục của quy chuẩn


1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO KIỂM


    1. Phần phát

      1. Sai số tần số

      2. Công suất sóng mang

      3. Độ lệch tần số

      4. Suy giảm độ lệch tần số tại các tần số điều chế trên 3 kHz

      5. Công suất kênh lân cận

      6. Phát xạ giả dẫn truyền đến ăng ten

      7. Bức xạ vỏ và phát xạ giả dẫn khác phần truyền đến ăng ten phần phát

      8. Tần số quá độ

      9. Sai số tần số DSC

      10. Chỉ số điều chế DSC

      11. Tốc độ điều chế DSC

      12. Truyền phát kênh rỗi trên kênh 70 DSC

      13. Độ nhạy của bộ điều chế

      14. Đáp ứng tần số âm thanh

    1. Phần phát

      1. Độ nhạy khả dụng cực đại

      2. Triệt nhiễu đồng kênh

      3. Độ chọn lọc kênh lân cận

      4. Triệt đáp ứng giả

      5. Đáp ứng xuyên điều chế

      6. Nghẹt

      7. Phát xạ giả dẫn

      8. Phát xạ giả bức xạ

      9. Đáp ứng tần số âm thanh

      10. Năng lực quét của máy thu

  1. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

  2. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

  3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Phụ lục A (Quy định) - Máy thu đo dùng trong đo kiểm công suất kênh lân cận

Phụ lục B (Quy định) - Phép đo bức xạ

Phụ lục C (Quy định) - Các điều kiện chung của bài đo

Phụ lục D (Quy định) - Quy định chung về thiết bị

Phụ lục E (Quy định) - Đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trường

Tài liệu tham khảo.

Các nội dung thuộc quy định kỹ thuật đó đều được cấu trúc thành 3 phần gồm: Định nghĩa, Yêu cầu, và Phương pháp đo. Các quy định từ khoản 2.1 đến 2.20 nhằm đảm bảo tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần của thiết bị. Quy định ở khoản 2.21, 2.22, 2.23, 2.24 thỏa mãn yêu cầu về khẩn cấp.

Các yêu cầu kỹ thuật thuộc tiêu chuẩn EN 302 885-1 nhưng không nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật này bao gồm các yêu cầu sau:



  • Méo hài tần số âm thanh của phát xạ (tương ứng với khoản 8.6 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – quy định tỷ số giữa điện áp hiệu dụng của các thành phần hài của tần số điều chế cơ bản với tổng điện áp hiệu dụng của tín hiệu sau bộ giải điều chế tuyến tính. Quy định này hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên nhóm thực hiện không đưa vào Quy chuẩn vì một số nhận xét sau:

    • Thành phần hài thường sinh ra do đặc tính phi tuyến của linh kiện. Khi thiết kế, các hãn sản xuất luôn tối ưu việc chọn điểm làm việc tuyến tính nhất của linh kiện điện tử tương tự. Các linh kiện rẻ, đặc tuyến phi tuyến nhiều hơn (không quá phi tuyến) nhưng giá thành hạ, vẫn có thể được đưa vào thiết bị để nhằm hạ giá thành thiết bị. Vì thế việc chấp nhận méo hài ở mức độ nào đó thì giá cả thiết bị cũng sẽ không cao.

    • Thành phần hài thường ít thấy ảnh hưởng nhiều đến nội dung thông tin, chủ yếu ảnh hưởng tới yêu cầu độ trung thực của âm thanh. Do đó nhóm thực hiện không đưa quy định này vào Quy chuẩn.

  • Điều chế phụ trội của máy phát (tương ứng với khoản 8.10 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – Điều chế phụ trội của máy phát là tỷ số của tín hiệu RF đã được giải điều chế khi không có điều chế mong muốn với tín hiệu RF được giải điều chế khi có điều chế đo kiểm bình thường, tính theo dB. Quy định này hoàn toàn có thể thực hiện được, tuy nhiên nhóm thực hiện không đưa vào Quy chuẩn vì nhận định, điều chế phụ trội lớn hay bé hơn chút ít so với ngưỡng được yêu cầu thì không ảnh hưởng đến nội dung thông tin, không ảnh hưởng đến vấn đề tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần, mà chỉ nói lên mức im lặng của tín hiệu khi không có điều chế mong muốn.

  • Công suất đầu ra tần số âm thanh biểu kiến và méo hài (tương ứng với khoản 9.1 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – Quy định công suất âm thanh tại đầu ra do nhà sản xuất quy định, và méo hài của tín hiệu âm thanh tại đầu ra máy thu. Theo nhận định của nhóm thực hiện, công suất âm thanh tại đầu ra lớn hay nhỏ hơn chút ít so với ngưỡng yêu cầu không làm ảnh hưởng nhiều tới thông tin vì đa số các thiết bị thường có bộ khuyếch đại âm thanh giúp điều chỉnh âm lượng, ngoài ra người thực hiện trao đổi thông tin cũng điều chỉnh âm lượng để có thể thông tin với nhau hiệu quả. Cũng như phân tích đối với Méo hài tần số âm thanh của phát xạ, nhóm thực hiện không đưa quy định này vào Quy chuẩn.

  • Mức ù và nhiễu máy thu (tương ứng với khoản 9.11 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – Quy định tỷ số tính theo dB giữa công suất của tiếng ồn và nhiễu với công suất của tín hiệu tần số cao, có mức trung bình, được điều chế đo kiểm bình thường đưa tới đầu vào máy thu. Theo nhận định của nhóm thực hiện, quy định này không làm ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi thông tin vì tiếng ù thường do ảnh hưởng bởi âm tần của nguồn xoay chiều hoặc do dao động tự kích ký sinh nhưng thiết bị sử dụng nguồn acquy hoặc pin, ngoài ra quy định này không ảnh hưởng đến tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần nên nhóm thực hiện không đưa quy định này vào Quy chuẩn.

  • Chức năng tắt âm thanh (tương ứng với khoản 9.12 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – Mục đích của chức năng này là tắt âm thanh của tín hiệu đầu ra âm thanh máy thu khi mức tín hiệu tại đầu vào máy thu nhỏ hơn một giá trị cho trước. Theo nhận định của nhóm thực hiện, quy định này không làm ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi thông tin, ngoài ra quy định này không ảnh hưởng đến tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần nên nhóm thực hiện không đưa quy định này vào Quy chuẩn.

  • Trễ tắt âm thanh (tương ứng với khoản 9.13 tài liệu EN 302 885-1, thỏa mãn tính khẩn cấp) – Trễ tắt âm thanh là sự chênh lệch tính theo dB giữa các mức tín hiệu đầu vào máy thu khi không thực hiện và khi thực hiện (tắt và bật) chức năng tắt âm thanh. Theo nhận định của nhóm thực hiện, quy định này không làm ảnh hưởng lớn đến việc trao đổi thông tin, ngoài ra quy định này không ảnh hưởng đến tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần nên nhóm thực hiện không đưa quy định này vào Quy chuẩn.

Những yêu cầu chung về thiết bị (như cấu trúc, ghi nhãn, dung lượng pin...), môi trường đo, đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trường khắc nhiệt và điều kiện đo thỏa mãn yêu cầu khẩn cấp sẽ được trình bầy trong phần Phụ lục của Quy chuẩn. Nội dung của những bài đo có liên quan sẽ được liên kết với những phụ lục này.
  1. BẢNG ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG QCVN VỚI CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Bảng 2 - Bảng đối chiếu nội dung của Quy chuẩn và tài liệu tham khảo

Tên QCVN/TCVN

Tài liệu tham khảo

Sửa đổi, bổ sung

1. Quy định chung







1.1. Phạm vi điều chỉnh

EN 302 885-01, điều 1

Chấp nhận nguyên vẹn có sửa đổi (giảm đi phạm vi vì hiện trạng cấp phát sử dụng kênh tần số)

1.2. Đối tượng áp dụng




Tự xây dựng

1.3. Tài liệu viện dẫn

EN 302 885-01, điều 2

Chấp nhận nguyên vẹn có sửa đổi (giảm đi số lượng các tài liệu vì số lượng Quy định đã giảm)

1.4. Giải thích từ ngữ

EN 302 885-01, điều 3

Chấp nhận nguyên vẹn có bổ sung một số thuật ngữ xuất hiện trong nội dung

2. Quy định kỹ thuật







2.1. Phần phát







2.1.1. Sai số tần số

EN 302 885-02, điều 4.2.1 và 5.3.1;

EN 302 885-01, điều 8.1



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.2. Công suất sóng mang

EN 302 885-02, điều 4.2.2 và 5.3.2;

EN 302 885-01, điều 8.2



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.3. Độ lệch tần số

EN 302 885-02, điều 4.2.3 và 5.3.3;

EN 302 885-01, điều 8.3



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.4 Suy giảm độ lệch tần số tại các tần số điều chế trên 3 kHz

EN 302 885-02, điều 4.2.4 và 5.3.4;

EN 302 885-01, điều 8.3



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.5 Công suất kênh lân cận

EN 302 885-02, điều 4.2.5 và 5.3.5;

EN 302 885-01, điều 8.7



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.6 Phát xạ giả dẫn truyền đến ăng ten

EN 302 885-02, điều 4.2.6 và 5.3.6;

EN 302 885-01, điều 8.8



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.7 Bức xạ vỏ và phát xạ giả dẫn khác phần truyền đến ăng ten phần phát

EN 302 885-02, điều 4.2.7 và 5.3.7;

EN 302 885-01, điều 8.9



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.8 Tần số quá độ

EN 302 885-02, điều 4.2.8 và 5.3.8;

EN 302 885-01, điều 8.11



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.9 Sai số tần số DSC

EN 302 885-02, điều 4.2.9 và 5.3.9;

EN 302 885-01, điều 8.12



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.10 Chỉ số điều chế DSC

EN 302 885-02, điều 4.2.10 và 5.3.10;

EN 302 885-01, điều 8.13



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.11 Tốc độ điều chế DSC

EN 302 885-02, điều 4.2.11 và 5.3.11;

EN 302 885-01, điều 8.14



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.12 Truyền phát kênh rỗi trên kênh 70 DSC

EN 302 885-02, điều 4.2.12 và 5.3.12;

EN 302 885-01, điều 8.15



Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.13 Độ nhạy của bộ điều chế

EN 302 885-01, điều 8.4

Chấp nhận nguyên vẹn

2.1.14 Đáp ứng tần số âm thanh

EN 302 885-01, điều 8.5

Chấp nhận nguyên vẹn

2.2. Phần thu







2.2.1 Độ nhạy khả dụng cực đại

EN 302 885-02, điều 4.2.13 và 5.4.2;

EN 302 885-01, điều 9.3



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.2 Triệt nhiễu đồng kênh

EN 302 885-02, điều 4.2.14 và 5.4.3;

EN 302 885-01, điều 9.4



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.3 Độ chọn lọc kênh lân cận

EN 302 885-02, điều 4.2.15 và 5.4.4;

EN 302 885-01, điều 9.5



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.4 Triệt đáp ứng giả

EN 302 885-02, điều 4.2.16 và 5.4.5;

EN 302 885-01, điều 9.6



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.5 Đáp ứng xuyên điều chế

EN 302 885-02, điều 4.2.17 và 5.4.6;

EN 302 885-01, điều 9.7



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.6 Nghẹt

EN 302 885-02, điều 4.2.18 và 5.4.7;

EN 302 885-01, điều 9.8



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.7 Phát xạ giả dẫn

EN 302 885-02, điều 4.2.19 và 5.4.8;

EN 302 885-01, điều 9.9



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.8 Phát xạ giả bức xạ

EN 302 885-02, điều 4.2.20 và 5.4.9;

EN 302 885-01, điều 9.10



Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.9 Đáp ứng tần số âm thanh

EN 302 885-01, điều 9.2

Chấp nhận nguyên vẹn

2.2.10 Năng lực quét của phần thu

EN 302 885-01, điều 9.14

Chấp nhận nguyên vẹn

3. Quy định quản lý




Tự xây dựng

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân




Tự xây dựng

5 Tổ chức thực hiện




Tự xây dựng

Phụ lục A (bắt buộc) Máy thu đo...

EN 302 885-01, Annex A (normative)

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục B (bắt buộc) Phép đo bức xạ

EN 302 885-01, Annex B (normative)

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục C (bắt buộc) Các điều kiện chung của bài đo

EN 302 885-02, điều 5.1 và điều 5.2;

EN 302 885-01, điều 6.1 đến 6.12



Chấp nhận nguyên vẹn có sửa đổi giới hạn trên của phụ lục C.10.1 để phù hợp với điều kiện môi trường của Việt Nam

Phụ lục D (bắt buộc) Quy định chung về thiết bị

EN 302 885-01, điều 4.1 đến 4.5 và điều 5.1 đến 5.4

Chấp nhận nguyên vẹn

Phụ lục E (bắt buộc) Đo kiểm hiệu suất thiết bị đối với môi trường

EN 302 885-01, điều 7.1 đến 7.4

Chấp nhận nguyên vẹn

Các quy định có trong tiêu chuẩn EN 302 885-1 nhưng không đưa vào QCVN này đều được liệt kê và giải thích tại mục 4.2 của thuyết minh.
  1. KHUYẾN NGHỊ ÁP DỤNG QCVN


Trên thị trường có rất nhiều các loại thiết bị điện thoại VHF cơ động cầm tay tích hợp DSC nói chung cũng như DSC loại D nói riêng, do vậy việc xây dựng và áp dụng quy chuẩn này là rất cần thiết trong công tác quản lý nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện cũng như trong việc xây dựng hàng rào quy chuẩn các thiết bị phục vụ cho ngư dân.

Quy chuẩn kỹ thuật thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D gồm các quy định kỹ thuật thỏa mãn tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần, các quy định kỹ thuật thỏa mãn tính khẩn cấp, các quy định chung về thiết bị, và các phương pháp đo kiểm đi kèm được dùng làm sở cứ để đánh giá chất lượng các thiết bị này khi được nhập khẩu.

Một số quy định thuộc tính khẩn cấp liên quan tới méo hài tần số âm thanh, mức ù, chức năng tắt âm thanh, và trễ tắt âm thanh không được đưa vào Quy chuẩn này do không thuộc tính tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần, chỉ ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng thông tin như tính trung thực của âm thanh, và tiện ích của thiết bị. Do vậy với vai trò của Quy chuẩn cho thiết bị gồm những quy định có tính bắt buộc, thiết yếu, cơ bản, nhóm thực hiện xin loại bỏ một số chỉ tiêu này (đã loại bỏ trong nội dung dự thảo).

Đối với điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường (dùng trong đo kiểm bình thường) nên sửa đổi giới hạn để thích nghi với điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam. Vì thiết bị vẫn có thể hoạt động trong điều kiện tới hạn (những đo kiểm hiệu suất liên quan tới điều kiện tới hạn ở phụ lục C.11 và C.12 của quyển dự thảo) nên thiết bị hoàn toàn có thể sửa đổi giới hạn nhiệt độ và độ ẩm bình thường trong điều kiện bình thường ở Việt Nam cụ thể:



  • Nhiệt độ từ +150 C đến +400C (tăng giới hạn trên 50C so với tiêu chuẩn EN 302 885-01).

  • Độ ẩm tương đối từ 20% ÷ 80% (tăng giới hạn trên 5% so với tiêu chuẩn EN 302 885-01).

Vì tính năng hay chức năng gọi chọn số được đảm nhiệm bởi phần mạch xử lý DSC tích hợp ngay trong máy bộ đàm mà không thể tháo rời hoặc gắn thêm nên nhóm thực hiện khuyến nghị đổi tên ban đầu của Quy chuẩn dự thảo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện đàm VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D trong thông tin hàng hải” thành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D trong thông tin hàng hải”. Thuật ngữ “điện đàm” được thay bằng thuật ngữ “điện thoại” để thống nhất tên gọi về thiết bị điện đàm, bộ đàm hay điện thoại so với các QCVN đã ban hành.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 285.67 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương