Nghiên cứU, XÂy dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ĐIỆN ĐÀm vhf cơ ĐỘng tích hợp phụ kiện cầm tay dsc loại d trong thông tin hàng hảI


Lý do, mục đích và phạm vi áp dụng quy chuẩn



tải về 285.67 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích285.67 Kb.
#18134
1   2   3   4   5

Lý do, mục đích và phạm vi áp dụng quy chuẩn

  1. Lý do


Theo các phân tích ở mục 2 ở trên cho thấy tính cấp thiết của việc xây dựng và áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D trong thông tin Hàng hải:

  • Thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D có tính linh hoạt cao được dùng trong các tàu hoạt động trong vùng biển A1, đáp ứng các yêu cầu tối thiểu phục vụ cho thông tin hàng hải cũng như đảm bảo tính an toàn cứu nạn cứu nạn hàng hải. Người chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn của tàu có thể cầm thiết bị này để di chuyển trên tàu, trong trường hợp gấp, có thể chủ động phát tín hiệu cấp cứu.

  • Cùng tính năng lưu động, nhưng thiết bị này có ưu điểm hơn DSC theo chuẩn RTCM SC101 nên nó dần thay thế cho RTCM SC101. Thị trường cung cấp các thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp DSC cầm tay là khá đa dạng với nhiều chủng loại và song song giữa DSC loại D và DSC theo RTCM SC101. Do vậy định hướng thị trường theo đúng hướng cũng là yếu tố quan trọng.

  • Có nhiều Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về các thiết bị điện thoại VHF và DSC dùng trong thông tin hàng hải, tuy nhiên vẫn chưa có Quy chuẩn nào áp dụng riêng cho thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tài DSC loại D dùng trong thông tin hàng hải trên cả hai khoảng cách kênh (phân kênh) 12,5 kHz và 25 kHz.

Việc ban hành Quy chuẩn này sẽ là hàng rào để chọn lọc những thiết bị thuộc phạm vi quy chuẩn có đủ điều kiện được nhập vào trong nước, là cơ sở để các nhà phân phối thiết bị định hướng và phân phối đúng chủng loại thiết bị, đáp ứng được yêu cầu An toàn An ninh Hàng hải, tránh việc phân phối sai chủng loại thiết bị.
  1. Mục đích


Phục vụ cho việc chứng nhận và công bố hợp qui thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D dùng trong thông tin hàng hải.
  1. Phạm vi áp dụng


Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị điện thoại vô tuyến VHF cầm tay có tích hợp DSC loại D vận hành trên các băng tần đã cấp phát cho nghiệp vụ lưu động hàng hải sử dụng các phân kênh 25 kHz và 12,5 kHz.

Việc áp dụng chỉ với loại thiết bị VHF trong hàng hải sử dụng được cả 2 loại phân kênh 25 kHz và 12,5 kHz sẽ thỏa mãn yêu cầu tất yếu của thời điểm hiện tại, khi quỹ tần số cấp phát cho các phân kênh 25 kHz đã dần cạn kiệt, đòi hỏi thiết bị VHF trong hàng hải phải có khả năng sử dụng được các phân kênh 25 kHz và 12,5 kHz.


  1. SỞ CỨ XÂY DỰNG CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT

    1. Phân tích các tài liệu


Theo các tìm hiểu về tình hình tiêu chuẩn hóa ở trên, nhóm thực hiện có một số nhận xét và phân tích về các tài liệu đó.

Tài liệu của ITU: Khuyến nghị ITU-R M.493 mô tả hệ thống gọi chọn số (DSC) dùng trong nghiệp vụ di động hàng hải, bao gồm những mô tả về mục đích chung và các phiên bản của thiết bị DSC, và mô tả về giao diện sử dụng chung cũng như các thủ tục vận hành của thiết bị trên boom tàu. Vì vậy tài liệu này không có các yêu cầu kỹ thuật về thiết bị và cũng không có các phương pháp đo kiểm đi kèm.

Tài liệu của IEC: Trong 3 tiêu chuẩn có liên quan của IEC, tiêu chuẩn IEC 62238 phiên bản 1.0 hiện tại ban hành tháng 3 năm 2003 là tiêu chuẩn cho thiết bị có tính chất gần giống nhất với đối tượng thiết bị của QCVN dự kiến xây dựng. Tiêu chuẩn này gồm yêu cầu kỹ thuật và phương thức đo, tuy nhiên đối tượng của tiêu chuẩn IEC 62238 này là thiết bị điện thoại VHF có tích hợp DSC loại D loại gắn cố định trên tàu, hơn nữa tiêu chuẩn này cũng không đề cập tới đối tượng thiết bị hoạt động với phân kênh là bao nhiêu. Nếu so sánh với ETSI thì phiên bản 1.0 của tiêu chuẩn IEC 62238 này ra đời tương ứng với EN 300 162 v1.2.1 ban hành năm 2000, ở phiên bản này, tiêu chuẩn ETSI EN 300 162 chỉ quy định đối tượng thiết bị hoạt động với phân kênh 25 kHz. Như vậy có thể nhận định rằng đối tượng của tiêu chuẩn IEC 62238 ed1.0 chưa đáp ứng được phạm vi đối tượng của QCVN dự kiến xây dựng.

Tài liệu của ETSI: Trong các tiêu chuẩn có liên quan của ETSI, tiêu chuẩn EN 302 885 là tiêu chuẩn hướng đến đối tượng chính của QCVN dự kiến xây dựng. Thực chất theo nhận xét của nhóm thực hiện thì đối tượng mang tính điển hình thì các yêu cầu cũng sẽ khác đôi chút đối với nhóm thiết bị chung. Chính vì vậy, theo nhận định này, đối tượng thiết bị càng cụ thể thì phạm vi quy định càng cụ thể. Ở đây ETSI đã phân chia khá rõ về phạm vi đối tượng thiết bị và đã ban hành các tiêu chuẫn có liên quan đối với từng phạm vi thiết bị đó. Do vậy khi ETSI đã ban hành tiêu chuẩn EN 302 885 này, hướng tới đối tượng thiết bị cụ thể hơn nhóm các thiết bị điện thoại VHF (tích hợp hoặc không tích hợp DSC loại D, không phân biệt cầm tay hay gắn cố định), thì việc ta xây dựng QCVN tương đương, hướng tới đối tượng thiết bị điện thoại VHF cơ động cầm tay tích hợp DSC loại D là hoàn toàn hợp lý. Như đã trình bầy trong mục 2.3.1, tiêu chuẩn EN 302 885 được ban hành gồm 3 phần:



  • Phần 1 gồm các yêu cầu đặc tính kỹ thuật và phương pháp đo kiểm.

  • Phần 2 gồm các yêu cầu cơ bản thiết yếu làm hài hòa đối với điều khoản 3.2 của Chỉ thị R&TTE về vấn đề tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần. Cũng phải chú ý là tất cả các nội dung về yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp đo ở phần 2 này đều tham chiếu hoàn toàn đến phần 1.

  • Phần 3 gồm các yêu cầu cơ bản thiết yếu làm hài hòa đối với điều khoản 3.3e của Chỉ thị R&TTE về việc hỗ trợ các tính năng đảm bảo tính khẩn cấp. Cũng cần chú ý rằng tất cả các nội dung về yêu cầu kỹ thuật cũng như phương pháp đo ở phần 2 này đều tham chiếu hoàn toàn đến phần 1.

Một nhận xét nữa về các phần của tiêu chuẩn EN 302 885 là những yêu cầu chung của thiết bị như cấu trúc, ghi nhãn chỉ có ở phần 1 EN 302 885-1.

    1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
      vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
      vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
      vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
      vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
      vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
      vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
      vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
      vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

      tải về 285.67 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương