Nghiên cứU, XÂy dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ĐIỆN ĐÀm vhf cơ ĐỘng tích hợp phụ kiện cầm tay dsc loại d trong thông tin hàng hảI



tải về 285.67 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích285.67 Kb.
#18134
1   2   3   4   5

Tình hình tiêu chuẩn hoá

  1. Tình hình tiêu chuẩn hóa trên thế giới


Viện các Tiêu chuẩn Viễn thông Châu âu – ETSI với hơn 700 thanh viên gồm các tổ chức trên 66 quốc gia trên thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn có liên quan đến các thiết bị vô tuyến VHF dùng trong thông tin Hàng hải:

  • ETSI EN 300 338: ElectroMagnetic Compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Technical characteristics and methods of measurement for equipment for generation, transmission and reception of Digital Selective Calling (DSC) in the maritime MF, MF/HF and/or VHF mobile service. Tương thích điện từ và các vấn đề về phổ tần số vô tuyến, các đặc điểm kỹ thuật và các phương pháp đo lường chung và phần thu cũng như phần phát MF, MF/HF và/hoặc VHF cho thiết bị DSC trong nghiệp vụ hàng hải. Phiên bản 1.2.1 ban hành năm 1999 được dùng làm tài liệu tham chiếu của QCVN 58:2011/BTTTT. Từ năm 2010 và 2011 Tiêu chuẩn EN 300 338 được ban hành chia thành 5 phần gồm:

    • ETSI EN 300 338-1: Common requirements: Các quy định chung

    • ETSI EN 300 338-2: Class A/B DSC

    • ETSI EN 300 338-3: Class D DSC: quy định các yêu cầu về thiết bị điện thoại DSC loại D gắn cố định trên tàu.

    • ETSI EN 300 338-4: Class E DSC

    • ETSI EN 300 338-5: Handheld VHF Class D DSC : quy định các yêu cầu về thiết bị điện thoại VHF DSC loại D cầm tay (thiết bị cầm tay DSC hoạt động tại băng tần VHF).

  • ETSI EN 301 025-1: Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); VHF radiotelephone equipment for general communications and associated equipment for Class "D" Digital Selective Calling (DSC) - Tương thích điện từ và các vấn đề về phổ tần số vô tuyến, thiết bị điện thoại VHF dùng cho thông tin chung và thiết bị hỗ trợ DSC loại D;

    • Phần 1: Technical characteristics and methods of measurement VHF Class D DSC – các đặc điểm kỹ thuật và các phương pháp đo lường DSC loại D VHF. Phiên bản 1.5.1 được ban hành từ năm 2011. Tiêu chuẩn này quy định đối với thiết bị thông tin VHF tích hợp DSC loại D gắn cố định trên tàu (thiết bị VHF trên đó tích hợp tính năng hoặc khối mạch chức năng DSC loại D gắn cố định trên tàu).

    • Phần 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.2 của Chỉ thị R&TTE về vấn đề tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần.

    • Phần 3: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.3(e) of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.3e của Chỉ thị R&TTE về việc hỗ trợ các tính năng đảm bảo tính khẩn cấp.

  • ETSI EN 300 162: ElectroMagnetic Compatibility and Radio Spectrum Matters (ERM); Radiotelephone transmitters and receivers for the maritime mobile service operating in VHF bands – Tương thích điện từ và các vấn đề phổ tần vô tuyến, các phần thu và các phần phát của máy điện thoại dùng cho nghiệp vụ hàng hải vận hành ở băng tần VHF

    • Phần 1: Technical characteristics and methods of measurement – Các đặc điểm kỹ thuật và các phương pháp đo lương. Phiên bản 1.2.2 ban hành năm 2000 quy định các thiết bị điện thoại VHF phải được thiết kế vận hành với khoảng cách kênh là 25 kHz. Đây cũng là phiên bản tham chiếu của QCVN 52:2011/BTTTT. Phiên bản mới nhất là 1.4.1 ban hành năm 2006 quy định các thiết bị điện thoại phải được thiết kế vận hành được với khoảng cách kênh là 25 kHz hoặc cả 2 loại khoảng cách kênh là 12.5 kHz và 25 kHz.

    • Phần 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.2 của Chỉ thị R&TTE về vấn đề tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần.

    • Phần 3: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.3(e) of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.3e của Chỉ thị R&TTE về việc hỗ trợ các tính năng đảm bảo tính khẩn cấp.

  • ETSI EN 302 885: Electromagnetic compatibility and Radio spectrum Matters (ERM); Portable Very High Frequency (VHF) radiotelephone equipment for the maritime mobile service operating in the VHF bands with integrated handheld class D DSC – Tương thích điện từ và các vấn đề phổ tần vô tuyến, thiết bị điện thoại VHF dùng cho nghiệp vụ hàng hải vận hành ở băng tần VHF với DSC loại D cầm tay tích hợp

    • Phần 1: Technical characteristics and methods of measurement – các đặc điểm kỹ thuật và các phương thức đo lường. Phiên bản 1.2.1 được ban hành năm 2011 quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cho phần phát và phần thu và các thủ tục tham chiếu theo EN 300 338-5 của các thiết bị điện thoại VHF cơ động có tích hợp DSC loại D được thiết kế để vấn hành trên các kênh có khoảng cách 25 kHz hoặc có thể vận hành trên cả 2 loại kênh có khoảng cách 25 kHz hoặc 12.5 kHz.

    • Phần 2: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.2 of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.2 của Chỉ thị R&TTE về vấn đề tương thích điện từ và sử dụng hiệu quả phổ tần. Những quy định ở quyển này đều tham chiếu đến quyển EN 302 885-01.

    • Phần 3: Harmonized EN covering the essential requirements of article 3.3(e) of the R&TTE Directive – Các yêu cầu thiết yếu, làm hài hòa điều khoản 3.3e của Chỉ thị R&TTE về việc hỗ trợ các tính năng đảm bảo tính khẩn cấp. Những quy định ở quyển này đều tham chiếu đến quyển EN 302 885-01.

Liên minh Viễn thông Quốc tế - ITU đã ban hành khuyến nghị liên quan tới hệ thống DSC:

  • Recommendation ITU-R M.493 Digital selective-calling system for use in the maritime mobile service. Đây là những khuyến nghị liên quan tới hệ thống DSC dùng trong dịch vụ lưu động hàng hải. Theo đó phiên bản ITU-R M.493-8 ban hành năm 1997 (tham chiếu của EN 300 162-1 V1.2.1 do ETSI ban hành năm 2000 – tài liệu tham chiếu của QCVN 52:2011/BTTTT. QCVN 58:2011/BTTTT tham chiếu theo EN 300 338 V1.2.1, quyển này tham chiếu ITU-R M.493-6 ban hành năm 1994) chỉ rõ hướng dẫn cho DSC loại A, B, D, E, F và G riêng loại C được thay thế bởi loại F. Đến phiên bản ITU-R M.493-11 ban hành năm 2004 (tham chiếu của EN 300 162 V1.4.1 do ETSI ban hành năm 2006) chỉ rõ hướng dẫn cho DSC loại A, B, D và E riêng loại C, F và G không cung cấp đủ các chức năng tối thiểu cần thiết nên không được hướng dẫn.

Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế - IEC cũng ban hành một số tiêu chuẩn có liên quan đến thiết bị DSC và thiết bị VHF:

  • IEC 61097-3 ed1.0 (1994-06) Global maritime distress and safety system (GMDSS) - Part 3: Digital selective calling (DSC) equipment - Operational and performance requirements, methods of testing and required testing results. Đây là tiêu chuẩn yêu cầu vận hành và năng lực cung như các phương thức đo và kết quả đo đối với thiết bị DSC theo hệ thống an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu.

  • IEC 61993-1 ed1.0 (1999-04) Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems - Part 1: Shipborne automatic transponder system installation using VHF digital selective calling (DSC) techniques - Operational and performance requirements, methods of testing and required test results. Các yêu cầu về phương pháp đo, kết quả đo, và các yêu cầu đối với vận hành và năng lực kỹ thuật của DSC dùng băng VHF được cài đặt trên hệ thống phát nhận tự động trên tàu biển thuộc hệ thống và thiết bị điện thoại và định vị trong hàng hải.

  • IEC 62238 ed1.0 (2003-03) Maritime navigation and radiocommunication equipment and systems - VHF radiotelephone equipment incorporating Class "D" Digital Selective Calling (DSC) - Methods of testing and required test results. Các yêu cầu kết quả bài đo và các phương thức đo kiểm đối với DSC loại D đi kèm với thiết bị điện thoại VHF trong hệ thống và thiết bị điện thoại và định vị trong hàng hải.

Nhận xét: Qua việc rà soát các Tiêu chuẩn Quốc tế nói trên cho thấy bộ Tiêu chuẩn ETSI EN 302 885 là thỏa mãn mục tiêu đối tượng của đề tài. Tiêu chuẩn ETSI EN 302 885.

Hiện tại chưa có thông tin gì về việc áp dụng tiêu chuẩn đối với thiết bị có liên quan trên mạng internet về tình hình tiêu chuẩn hóa của các nước trong khu vực về thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp DSC loại D. Có thể do tiêu chuẩn EN 302 885 phiên bản đầu tiên (V0.0.3) mới được ban hành từ tháng 5 năm 2010. Tuy nhiên theo nhận định của nhóm thực hiện thì ETSI là tổ chức tiêu chuẩn hóa lớn với hớn 700 thành viên là các tổ chức trên 66 quốc gia trên thế giới, việc ETSI ban hành tiêu chuẩn EN 302 885 sẽ là tiêu chuẩn được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Tiêu chuẩn này được xây dựng dưới sự hỗ trợ của các nhà sản xuất thiết bị như ICOM Pháp, Vertex Standard, các tổ chức như Cơ quan canh gác bờ biển và hàng hải Anh… Sản phẩm bộ đàm VHF loại cầm tay của hãng ICOM nổi tiếng là IC-M91D tuân theo EN 302 885.


  1. Tình hình tiêu chuẩn hóa trong nước


Tại Việt Nam, đã có một số tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thiết bị vô tuyến, điện thoại VHF và gọi chọn số DSC áp dụng trong nghiệp vụ hàng hải được ban hành, dưới đây liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến đối tượng của đề tài 157-12-KHKT-TC:

  • QCVN 24: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị thu phát vô tuyến VHF của các trạm ven biển thuộc hệ thống GMDSS”. Quy chuẩn này bao gồm các quy định áp dụng cho các thiết bị vô tuyến: Các máy phát, máy thu và máy thu phát có các đầu nối ăng ten ngoài của các trạm ven biển, hoạt động trong băng tần VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải và sử dụng loại phát xạ G3E và G2B cho báo hiệu DSC. Tham chiếu theo ETSI EN 301 929-2 v1.1.1 (11-2001). Tóm tắt các quy định:

    • Thiết bị hoạt động trong băng tần từ 156 MHz đến 174 MHz;

    • Thiết bị hoạt động bằng điều khiển tại chỗ hoặc điều khiển từ xa;

    • Thiết bị hoạt động với phân kênh 25 kHz;

    • Thiết bị thoại tương tự, gọi chọn số (DSC), hoặc cả hai;

    • Thiết bị hoạt động trong các chế độ đơn công, bán song công và song công;

    • Thiết bị có thể gồm nhiều khối;

    • Thiết bị có thể là đơn kênh hoặc đa kênh;

    • Thiết bị hoạt động trên các khu vực sóng vô tuyến dùng chung;

    • Thiết bị hoạt động riêng biệt đối với thiết bị vô tuyến khác.

Những quy định kỹ thuật của quy chuẩn này nhằm đảm bảo thiết bị vô tuyến được thiết kế để sử dụng có hiệu quả phổ tần số vô tuyến được phân chia cho thông tin mặt đất/vũ trụ và nguồn tài nguyên quỹ đạo sao cho tránh khỏi sự can nhiễu có hại;

  • QCVN 26: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại VHF hai chiều lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn”. Quy chuẩn kỹ thuật này quy định những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho thiết bị điện thoại vô tuyến VHF hai chiều, hoạt động trong băng tần từ 156 Mhz đến 174 Mhz được phân bổ cho các nghiệp vụ lưu động hàng hải và thích hợp cho việc lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn thuộc hệ thống thông tin an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu GMDSS. Tham chiếu theo ETSI EN 301 466 v1.1.1 (10-2010);

  • QCVN 50: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên tàu cứu nạn”. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu tối thiểu cho điện thoại vô tuyến VHF loại xách tay hoạt động trong băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải từ 156 MHz đến 174 MHz theo “Thể lệ vô tuyến điện quốc tế”. Điện thoại vô tuyến VHF loại này phù hợp sử dụng trên các tàu cứu nạn và có thể dùng trong các tàu thuyền trên biển. Tham chiếu theo ETSI EN 300 019;

  • QCVN 51: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại VHF sử dụng trên sông”. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy phát và máy thu vô tuyến VHF hoạt động trong băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải, sử dụng trên sông. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho máy thu, máy phát vô tuyến VHF có bộ kết nối hoặc ổ cắm ăng ten bên ngoài 50Ω sử dụng trên sông hoạt động trong dải tần từ 156 MHz đến 174 MHz. Tham chiếu theo ETSI EN 300 338 (02-2010) Part 1: Common requirements;

  • QCVN 52: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện thoại VHF sử dụng cho nghiệp vụ lưu động hàng hải”. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy thu, phát VHF dùng cho thoại và gọi chọn số DSC, có đấu nối ăng ten ngoài dùng trên tàu thuyền. Quy chuẩn này không phân biệt DSC loại gì và thiết bị có được gắn cố định hay không. Tham chiếu theo ETSI EN 300 162-1 V1.2.2 (2000-12) quy định cho các thiết bị điện thoại VHF sử dụng phân kênh là 25kHz; mặt khác tiêu chuẩn này tham chiếu tới khuyến nghị ITU-R M.493-8 (DSC hoạt động ở băng tần VHF có thể là loại A, D hoặc loại F);

  • QCVN 58: 2011/BTTTT: “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị gọi chọn số DSC”. Quy chuẩn này qui định những yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với thiết bị gọi chọn số (DSC) MF, MF/HF và/hay VHF trong hệ thống thông tin an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS). DSC có thể được sử dụng trong Dịch vụ Lưu động Hàng hải (MMS) ở băng tần sóng trung (MF), sóng ngắn (HF) và sóng cực ngắn (VHF), vừa sử dụng trong thông tin an toàn và cứu nạn và vừa sử dụng trong thư tín công cộng. Quy chuẩn này viện dẫn theo tiêu chuẩn ETSI EN 300 338 v1.2.1 (04-1999) tham chiếu theo khuyến nghị ITU-R M.493-6 đã quá lỗi thời. Quy chuẩn này bao gồm các yêu cầu cần thoả mãn bởi:

    • Thiết bị DSC được tích hợp với máy phát và/ hoặc máy thu;

    • Thiết bị DSC không tích hợp với máy phát và/ hoặc máy thu.

Các loại thiết bị sau đây được chỉ định để tạo, truyền và thu DSC:

    • Loại A - bao gồm tất cả các phương tiện được xác định trong Phụ lục 1, Khuyến nghị M.493-6 của ITU-R;

    • Loại B - cung cấp các phương tiện tối thiểu cho thiết bị trên các tàu không yêu cầu sử dụng loại thiết bị A và tuân thủ các yêu cầu tối thiểu về quản lý Cứu nạn Hàng hải Toàn cầu của IMO (GMDSS) đối với những sự lắp đặt MF và/hoặc VHF. Thiết bị này phải cung cấp:

      • Báo động, báo nhận và các phương tiện chuyển tiếp đối với các mục đích cứu nạn;

      • Gọi và báo nhận đối với các mục đích truyền thông chung; và

      • Gọi đến các dịch vụ nửa tự động/tự động, như được xác định trong Khuyến nghị M.493-6, Phụ lục 2, mục 3 của ITU-R.

    • Loại D - cung cấp các phương tiện tối thiểu đối với dịch vụ cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở VHF cũng như phương tiện gọi và thu thông thường, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu về quản lý GMDSS của IMO đối với những sự lắp đặt VHF;

    • Loại E - cung cấp các phương tiện tối thiểu đối với dịch vụ cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở MF và/hoặc HF cũng như phương tiện gọi và thu thông thường, không nhất thiết phải phù hợp hoàn toàn với các yêu cầu về quản lý GMDSS của IMO đối với những sự lắp đặt MF/HF;

    • Loại F - cung cấp cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở VHF và cũng cung cấp dịch vụ thu báo nhận đối với các cuộc gọi cứu nạn của nó;

    • Loại G - cung cấp cuộc gọi cứu nạn, khẩn cấp và an toàn DSC ở MF và cũng cung cấp dịch vụ thu báo nhận đối với các cuộc gọi cứu nạn của nó (để kết cuối quá trình truyền).

Nhận xét : Các quy chuẩn đều được xây dựng bằng hình thức chấp thuận áp dụng nguyên vẹn các tiêu chuẩn của ETSI. Các tiêu chuẩn này được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành dưới dạng các quy chuẩn quốc gia. Nội dung các quy chuẩn có thể được nhấn mạnh như sau:

  • QCVN 24: 2011/BTTTT: bao gồm các quy định áp dụng cho các thiết bị vô tuyến: Các máy phát, máy thu và máy thu phát có các đầu nối ăng ten ngoài của các trạm ven biển, hoạt động trong băng tần VHF của nghiệp vụ lưu động hàng hải và sử dụng lại phát xạ G3E và G2B cho báo hiệu DSC.

  • QCVN 26: 2011/BTTTT: quy định những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho thiết bị điện thoại vô tuyến VHF hai chiều, hoạt động trong băng tần từ 156 Mhz đến 174 Mhz được phân bổ cho các nghiệp vụ lưu động hàng hải và thích hợp cho việc lắp đặt cố định trên tàu cứu nạn thuộc hệ thống thông tin an toàn và cứu nạn hàng hải toàn cầu GMDSS. Quy chuẩn này không áp dụng với thiết bị điện thoại vô tuyến VHF có chức năng DSC nói chung và DSC loại D nói riêng.

  • QCVN 50: 2011/BTTTT: quy chuẩn này tương tự QVCN 26: 2011/BTTTT về nội dung và phạm vi áp dụng, không áp dụng với thiết bị điện thoại vô tuyến VHF có chức năng DSC nói chung và DSC loại D nói riêng.

  • QCVN 51: 2011/BTTTT: quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy phát và máy thu vô tuyến VHF hoạt động trong băng tần nghiệp vụ lưu động hàng hải, sử dụng trên sông. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này áp dụng cho máy thu, máy phát vô tuyến VHF có bộ kết nối hoặc ổ cắm ăng ten bên ngoài 50Ω sử dụng trên sông hoạt động trong dải tần từ 156MHz đến 174MHz. Nội dung quy chuẩn này áp dụng cho các thiết bị VHF có chức năng DSC nhưng không phân chia loại A, B hay D. Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn này là các yêu cầu kỹ thuật chung.

  • QCVN 52: 2011/BTTTT: quy định các yêu cầu tối thiểu cho máy thu, phát VHF dùng cho thoại và gọi chọn số DSC, có đấu nối ăng ten ngoài dùng trên tàu thuyền. Quy chuẩn này không đề cập đến phân chia loại DSC, đối tượng phạm vi áp dụng là các thiết bị VHF hoạt động với phân kênh là 25kHz.

  • QCVN 58: 2011/BTTTT: Quy chuẩn này qui định những yêu cầu kỹ thuật thiết yếu đối với thiết bị gọi chọn số (DSC) MF, MF/HF và/hay VHF trong hệ thống thông tin an toàn và cấp cứu hàng hải toàn cầu (GMDSS). Quy chuẩn này quy định những yêu cầu tối thiểu đối với thiết bị cần được sử dụng để tạo, truyền và thu dịch vụ Gọi Chọn Số (DSC) trên các tàu thuyền. DSC có thể được sử dụng trong Dịch vụ Lưu động Hàng hải (MMS) ở băng sóng trung (MF), sóng ngắn (HF) và sóng cực ngắn (VHF), vừa sử dụng trong thông tin an toàn và cứu nạn và vừa sử dụng trong thư tín công cộng. Quy chuẩn này không chú trọng đến các đặc tính thu phát của thiết bị VHF cũng chưa phân biệt thiết bị hoạt động với khoảng cách kênh là bao nhiêu.

Như vậy, tại Viêt Nam vẫn chưa có Tiêu chuẩn hay Quy chuẩn nào áp dụng riêng cho đối tượng Thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tai DSC loại D trong Thông tin Hàng hải.

    1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
      vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
      vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
      vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
      vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
      vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
      vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
      vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
      vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

      tải về 285.67 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương