Nghiên cứU, XÂy dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị ĐIỆN ĐÀm vhf cơ ĐỘng tích hợp phụ kiện cầm tay dsc loại d trong thông tin hàng hảI



tải về 285.67 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích285.67 Kb.
#18134
1   2   3   4   5

Tình hình sử dụng thiết bị

  1. Tình hình trong nước


An ninh an toàn hàng hải là vấn đề hết sức quan trọng, chính vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số Quyết định lên quan đến quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thống các đài Thông tin Duyên hải như Quyết định số 269/1996/QĐ-TTg, Quyết định số 597/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg. Bên cạnh đó các ban ngành liên quan cũng có các Quy chuẩn thiết bị, Tiêu chuẩn thiết bị, Quy định và các Hướng dẫn để các tàu thuyền trong nghiệp vụ lưu động Hàng hải thực hiện các biện pháp đảm bảo tính an toàn an ninh Hàng hải.
  1. Quy định về các trang thiết bị an toàn hàng hải liên quan đến thiết bị


Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quyết định số 59/2005/QĐ-BGTVT về “Quy định về trang thiết bị an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển lắp đặt trên tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa”. Theo Điều 19 và khoản 2 Điều 1 Chương 1 của Quy định này chỉ rõ Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác tàu biển thuộc một trong các trường hợp: Tàu biển có chiều dài từ 20 m trở lên; Tàu biển có tổng công suất máy chính từ 37 kW trở lên; Tàu khách, tàu kéo, tàu chở hàng lỏng, tàu chở xô khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất nguy hiểm và tàu có công dụng đặc biệt khác không phụ thuộc vào chiều dài tàu và tổng công suất của máy chính đều phải trang bị các thiết bị:

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Ghi chú

1

Máy thu phát MF/HF

1

Không áp dụng cho tàu chỉ hoạt động từ phao số “0” trở vào hoặc khu vực cảng

2

Thiết bị VHF DSC

1




3

Máy thu NAVTEX

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên

4

S.EPIRB

1

Áp dụng cho tàu từ 300 GT trở lên

5

Phản xạ ra đa

1

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên

6

Đồng hồ hàng hải

1




7

VHF hai chiều (Two-way VHF)

2

Áp dụng cho tàu hàng từ 500 GT trở lên và tàu khách từ 300 GT trở lên hoạt động ở vùng biển hạn chế II và hạn chế I

8

Hệ thống truyền thanh công cộng *

1

Áp dụng cho tàu khách có số khách trên 50 người

Ghi chú: (*): Hệ thống phải gồm trung tâm điều khiển đặt tại buồng lái và các loa đặt tại buồng khách, đảm bảo có thể truyền đạt thông tin từ ban chỉ huy tàu đến hành khách

Cũng theo Điều 2 Chương I của Quy định này, nếu các tàu nằm ngoài phạm vi nêu ở Điều 1 thì việc trang bị các thiết bị vô tuyến, an toàn hàng hải phải theo TCVN 6278:2003 - Quy phạm trang bị an toàn tàu biển.

Theo TCVN 6278:2003 - Phần quy định trang thiết bị Vô tuyến điện trên tàu biển được cho trong mục 4.2.1 của Chương 4 quy phạm, trong đó:



  • Trang bị cho tàu thuộc phạm vi áp dụng của SOLAS 74 được cho trong bảng dưới đây:

    TT

    Thiết bị vô tuyến

    Số lượng và Vùng biển sử dụng

     

     

    A1

    A1+A2

    A1+A2+A3

    A1+A2+A3+A4

    1

    Thiết bị VHF bao gồm

     

     

     

     

     

    Bộ giải mã DSC

    1

    1

    1

    1

     

    Máy thu trực canh DSC

    1

    1

    1

    1

     

    Bộ thu phát VTĐ thoại VHF

    1

    1

    1

    1

    2

    Thiết bị MF bao gồm (1)

     

     

     

     

     

    Bộ giải mã DSC

     

    1

    1 (1)

     

     

    Máy thu trực canh DSC

     

    1

    1 (1)

     

     

    Bộ thu phát VTĐ thoại MF

     

    1

    1 (1)

     

    3

    Thiết bị MF/HF bao gồm (2)

     

     

     

     

     

    Bộ giải mã DSC

     

     

    1

    1

     

    Máy thu trực canh DSC

     

     

    1

    1

     

    Bộ thu phát VTĐ thoại MF/HF

     

     

    1

    1

     

    Bộ phận thu phát NBDP

     

     

    1

    1

    4

    Trạm thu phát INMARSAT-SES (3)

     

     

    1

     

    5

    Máy thu thông tin an toàn Hàng hải

     

     

     

     

     

    Máy thu NAVTEX

    1

    1

    1

    1

     

    Máy thu EGC (4)

    1

    1

    1

    1

     

    Máy thu HF MSI (5)

    1

    1

    1

    1

    6

    Phao vô tuyến chỉ báo vị trí sự cố

     

     

     

     

     

    VHF EPIRB

    1

     

     

     

     

    S.EPIRB 406 MHz (COSPAS-SARSAT) (6)

     

    1

     

     

     

    S.EPIRB 1,6 GHz (INMARSAT) (7)

     

    1

    1

    1

    7

    Thiết bị phản sóng rada (Radar Transponder) (8)

     

     

     

     

    8

    VHF hai chiều (9)

    3

    3

    3

    3

    9

    Thiết bị truyền thanh chỉ huy

    1

    1

    1

    1

  • Các tàu biển tự hành hoạt động chỉ trong vùng biển Việt Nam theo kích thước, công dụng và vùng hoạt động phải trang bị theo bảng dưới đây:



  • Các tàu không tự hành được kéo, đẩy trên biển hoặc để lâu dài bên ngoài khu vực cảng và vùng có tàu qua lại, mà trên tàu có người thì phải trang bị hoặc thiết bị VHF DSC hoặc thiết bị MF/HF để đảm bảo liên lạc với tàu kéo, đẩy hoặc đài Vô tuyến điện trên bờ tùy vào trường hợp cụ thể.
  1. Tình hình thi trường phân phối và sử dụng của thiết bị


Các cửa hàng hay đại lý phân phối các thiết bị điện thoại VHF chủ yếu bán các loại bộ đàm VHF không có chức năng DSC. Một số công ty có phân phối thiết bị điện thoại VHF tích hợp DSC loại D như công ty Vishipel, công ty TNHH Viễn Thông Miền Nam, công ty Hải Đăng, công ty Thiên Việt, HTACO, Hanoitel, Sieuthimayvanphong, Thekyjsc… nhưng toàn bộ đều là loại gắn cố định. Những sản phẩm thiết bị điện thoại VHF tích hợp DSC loại cơ động cầm tay được các công ty này phân phối đều là loại theo chuẩn SC101 của Mỹ (những thiết bị này đang dần được thay thế bởi DSC loại D, xem mục 2.2.2 bên dưới để thấy rõ). Cụ thể:

Vishipel và Haidang chỉ cung cấp các bộ đàm VHF DSC loại A, D gắn cố định có phụ kiện cầm tay dùng cho thông tin liên lạc hàng hải của Furuno, Icom.

Vertex Standard tại Việt Nam chỉ cung cấp các máy bộ đàm trên mặt đất không có chức năng DSC.

Mecom tại Việt Nam cung cấp thiết bị VHF DSC loại A của THRANE & THRANE dùng cho tàu hàng; thiết bị của Icom dùng cho hàng hải nhưng không tích hợp DSC; các thiết bị JRC JHS-770S VHF gắn cố định tích hợp thu phát DSC (không công bố DSC loại gì) của JRC dùng cho tàu hàng; các thiết bị STANDARD HORIZON GX-1000S dùng cho tàu hàng VHF tích hợp DSC loại D gắn cố định trên tàu; thiết bị GX-2100 VHF tích hợp DSC theo chuẩn Mỹ RTCM SC-101; thiết bị STANDARD HORIZON HX-851L VHF cơ động tích hợp DSC cầm tay nhưng theo chuẩn Mỹ SC-101.

Htaco.vn bán bộ đàm VERTEX STANDARD HX-851S tuy nhiên không ghi rõ DSC theo chuẩn gì.

Thekyjsc.vn có bán bộ đàm cầm tay (không tích hợp DSC); IC-M304 IC-M402 tích hợp DSC loại D chuẩn SC101.

Giamaybodam.vn cung cấp các sản phầm gắn cố định như IC-304; IC-M402, IC-M422 có VHF tích hợp DSC nhưng theo SC101.

Bodamvietnam.vn cung cấp các sản phầm bộ đàm gắn cố định như Icom M422 VHF có tích hợp DSC nhưng theo chuẩn SC101.

congtythienviet.com, thegioibodam.com.vn, hanoitel.com; sieuthimayvanphong.com cung cấp sản phẩm bộ đàm VHF VERTEX STANDARD GX-1000S có tích hợp DSC loại D nhưng gắn cố định, giá 8tr2. VERTEX STANDARD FT-250R, VX-354 là loại bộ đàm VHF cầm tay có DSC nhưng không ghi rõ loại gì, giá 8tr2; và bộ đàm VERTEX STANDARD VX-2200 gắn cố định, có DSC nhưng không theo chuẩn D.

Chính vì tình hình phân phối thiết bị bộ đàm VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D ở trong nước ta còn hạn hẹp nên có thể nhận định rằng hầu như toàn bộ dân cư đi biển của nước ta đều chưa sử dụng thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D. Có thể có một số cá nhân mua được thiết bị này từ nước ngoài nhưng những thông tin hướng dẫn của các Ban Ngành liên quan về việc sử dụng thiết bị này còn nhiều hạn hẹp.


  1. Tình hình trên thế giới

  1. Quy định về các trang thiết bị an toàn hàng hải liên quan đến thiết bị


Tại mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định về các trang thiết bị để đảm bảo vấn đề an toàn cứu nạn hàng hải.

Ngoài ra giữa các quốc gia còn hình thành liên kết đảm bảo nối dài cánh tay cứu nạn. Ở hầu hết các khu vực trên thế giới, cách nhanh nhất, thực tế và hiệu quả nhất để tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là phát triển một hệ thống của từng quốc gia có khả năng liên kết với các khu vực, đại dương và lục địa.

Công việc tìm kiếm và cứu nạn mang tính phối hợp cao nên cần có sự hợp tác để tận dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng và thiết bị sẵn có của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Trong đó bao gồm hạ tầng về thông tin liên lạc, tàu và máy bay. Tìm kiếm cứu nạn trên biển là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên của Công ước SAR79 và có tính toàn cầu cao, cho nên sự hợp tác giữa các quốc gia, giữa các vùng tìm kiếm cứu nạn là tất yếu.

Công ước về Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế và Công ước quốc tế về TKCN trên biển (SAR 79) của Tổ chức hàng hải quốc tế là những cơ sở luật pháp quốc tế quan trọng để thiết lập hệ thống TKCN toàn cầu và hướng dẫn cách thức để các quốc gia xây dựng và phát triển hệ thống của mình nhằm cung cấp một cách hiệu quả nhất các dịch vụ TKCN (SAR services).

Thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam về hợp tác giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước ASEAN (gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singarpore, Thái Lan) và Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm cứu nạn người và tàu, thuyền gặp nạn trên biển ngày 27/10/2010, đồng thời để tăng cường năng lực thực hiện trách nhiệm của Việt Nam trong vùng TKCN cứu hộ, cứu nạn quốc tế và chủ quyền quốc gia, Việt Nam cần thiết phải xây dựng quy trình phối hợp song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn.

Công ước SAR79 quy định rõ tại Điều 3.1.1 “Các quốc gia thành viên cần phối hợp trong tổ chức tìm kiếm và cứu nạn, bất cứ khi nào cần phối hợp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn với các quốc gia láng giềng”. Cụ thể SAR79 còn chỉ rõ tại Điều 3.1.7 là “Mỗi quốc gia cần đảm bảo là các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn, khi có yêu cầu, trợ giúp các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của quốc gia khác tàu, máy bay, trang thiết bị hoặc nhân lực”. Việt Nam và Philipines đã ký kết thỏa thuận song phương về tìm kiếm cứu nạn giữa hai quốc gia ngày 26/10/2010. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 21/10/2011 phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Philippines về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn trên biển giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành từng bước triển khai thực hiện thỏa thuận. Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam được giao trách nhiệm chủ trì về phối hợp thông tin về tìm kiếm cứu nạn trên biển của Việt Nam, đây là nhiệm vụ quan trọng và có thể nói là quyết định thành bại của hoạt động tìm kiếm cứu nạn.

[Thảm khảo nguồn internet từ trang web http://giaothongvantai.com.vn].

  1. Tình hình thi trường phân phối và sử dụng của thiết bị


Thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D thường được dùng trên các tàu thuyền hoạt động trong vùng biển A1 (cách bờ khoảng 20 đến 30 Hải lý).

Có nhiều hãng phân phối sản phẩm thiết bị điện thoại VHF cơ động tích hợp phụ kiện cầm tay DSC loại D như: Standary Horizon; Uniden; Northstar; và ICOM. Cụ thể có các sản phẩm sau: HX-851L; Icom M92D, Uniden MHS135 DSC, Northstar explorer 725 handset, 705 handset hoạt động với phân kênh 25 kHz.

.

Hình 2 - Sản phẩm bộ đàm VHF cầm tay tích hợp DSC loại D của Standary Horizon sử dụng phân kênh 25 kHz



Hình 3 - M92D - Máy bộ đàm VHF cầm tay tích hợp DSC loại D của ICOM sử dụng phân kênh 25 kHz.



Hình 4 - Máy bộ đàm Uniden MHS135DSC loại cầm tay VHF tích hợp DSC loại D



Hình 5 - Máy bộ đàm VHF cầm tay tích hợp DSC của hãng Northstar dùng phân kênh 25 kHz

Do trên thị trường có những sản phẩm bộ đàm VHF tích hợp DSC chuẩn SC101 tỏ ra hạn chế hơn DSC loại D nên những sản phẩm bộ đàm VHF tích hợp DSC chuẩn SC101 sẽ dần được thay thế bởi sản phẩm bộ đàm VHF tích hợp DSC loại D.

Theo thông tin từ một số website quốc tế như của Trung tâm Hàng hải Canh gác Bờ biển của Mỹ http://www.navcen.uscg.gov/?pageName=mtDsc; và trang thông tin về VHF DSC của Úc http://www.vhf-dsc.info/ tech.html thì họ đã ban bố các thông tin cấm buôn bán và sản xuất những thiết bị DSC theo chuẩn SC101 này vì lý do SC101 không đảm bảo đầy đủ các tính năng như DSC loại D.

Dưới đây là so sánh tính năng giữa DSC loại D và RTCM SC101. RTCM SC101 là chuẩn yêu cầu tối thiểu đối với DSC trên VHF/MF/HF theo phiển bản 1.0 ban hành 10/8/1995.

Bảng 1 - So sánh các tính năng hỗ trợ của DSC loại D và RTCM SC101



DSC chuẩn RTCM SC101

DSC loại D

Distress call

Distress call

All-ships call

All-ships call

Individual station call

Individual station call

Use of distress and routine priorities; Use of safety priority (MF/HF only)

Use of distress, urgency, safety and routine priorities




Nature of distress

Distress coordinates

Distress coordinates

Time for last (distress) position update

Time for last (distress) position update

Acknowledgment or unable to comply response

Type of subsequent communications




Radio VHF channel




Display

Receive distress relay and distress acknowledgment calls

Receive distress relay and distress acknowledgment calls

Alarm

Alarm




Distress acknowledgement (receive)

Receive Geographical area calls

Geographical area call (receive)

Test call (MF/HF only)

Test call




Test acknowledgement

    1. Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
      vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
      vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
      vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
      vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
      vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
      vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
      vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
      vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
      vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

      tải về 285.67 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương