Nghiên cứu tình hình các bệnh lây truyền qua đƯỜng tình dụC Ở GÁi mại dâm và NỮ nhân viên tại các cơ SỞ DỊch vụ giải trí thành phố huế NĂM 2008



tải về 88.64 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích88.64 Kb.
#28789
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Ở GÁI MẠI DÂM VÀ NỮ NHÂN VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ

THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2008

Lý Văn Sơn­­1­, Dương Quang Minh2, Trần Thị Ngọc1, Nguyễn Lê Tâm1 , Thân Thị Mỹ Dung1, Lê Hữu Sơn1, Lê Viết Khánh3, Nguyễn Đức Long3 , Nguyễn Văn Quý4 , Đặng Văn Tín5



1 Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế

2 Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế

3 Bệnh viện Trung Ương Huế

4 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Trung tâm Y tế thành phố Huế

Abstract

A cross- sectional study was conducted in 665 women (in cluding commercial sex workes and staffs of entertainment faccilities of Hue city) that were checked up at STI clinic - Center of prevention - control social diseases in Thua Thien Hue province and obstctrics – Medical center of Hue city, year 2008, results: 47,7% women infected with gynecological diseases; In there, 31,9% vaginal Candida; 30,6% gonorrhea; 27,1% vaginitis; 8,8 Trichomonas vaginal; 8,2% Chlamydia vaginal; 3,5% vaginal Herpes; 2,8% syphilis and 0,9% genital wart vaginal. Sexually transmitted infections rate related to women's factors following:education level, jobs, dancing-girl, bar-girl; condom use correctly; drinking beer, wine; (the difference is statistical significant, p<0,05)

Key words. sexually transmitted diseases, vaginal Candida, vaginitis, gonorrhea.

TÓM TẮT

Bằng phương pháp mô tả điều tra ngang với 665 phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu (gồm gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế) đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa sản – Trung tâm Y tế thành phố Huế năm 2008. Kết quả cho thấy tỷ lệ 47,7% số phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Trong đó, 31,9% nhiễm nấm Candida sinh dục; 30,6% do lậu cầu; 27,1% viêm âm đạo vi khuẩn; 8,8% trùng roi sinh dục; 8,2% do Chlamydia; 3,5% do Herpes sinh dục; 2,8% giang mai và 0,9% sùi mào gà.

Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến: trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, sử dụng bao cao su đúng cách, uống bia rượu (p<0,05).

Từ khóa: các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nấm Candida, viêm âm đạo, lậu cầu.


I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ là vấn đề quan trọng của y tế công cộng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra những hậu quả như vô sinh, ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Thành phố Huế - thành phố Festival, thành phố du lịch, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí có những hoạt động mại dâm trá hình, giải pháp can thiệp theo Quyết định số 03/2007/QĐ-BYT ngày 15/01/2007 của Bộ Y tế về chương trình hành động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế năm 2008" với mục tiêu sau:

1. Xác định tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí đến phòng khám STI- Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh và khoa sản- Trung tâm y tế thành phố huế năm 2008.

2. Một số yếu tố liên quan đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ.


II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế đến khám chữa bệnh tại phòng khám STI - Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa sản – Trung tâm Y tế thành phố Huế năm 2008.

Phương pháp nghiên cứu mô tả điều tra ngang.

Cở mẫu nghiên cứu: Tất cả gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế (bao gồm: tiếp viên nhà hàng, massage, cắt tóc nam nữ, chạy xô karaoke) đến khám chữa bệnh tại phòng khám Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế và khoa sản – Trung tâm Y tế thành phố Huế năm 2008 là 665 đối tượng.

Kỹ thuật thu thập thông tin: Người thu thập thông tin là cán bộ Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm phòng, chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trung tâm Y tế và các Đồng đẳng viên của Đội công tác mở rộng thành phố Huế

Số liệu nghiên cứu được xử lý theo phần mềm thống kê EPI INFO 6.04. Sử dụng test 2 để so sánh các chỉ số.



III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1.Tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bảng 1 Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục



Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

SL

TL %

Có bệnh

317

47,7

Không bệnh

348

52,3

Tổng cộng

665

100

665 phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu gồm gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí thành phố Huế, tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là 47,7%, thấp hơn Nguyễn Văn Quý (2005) nghiên cứu 100 gái mại dâm tại thành phố Huế có tỷ lệ 66,0% [7] và cao hơn Võ Doãn Tuấn (2005) nghiên cứu 201 nữ nhân viên cơ sở vật lý trị liệu tại quận Hải Châu, Đà Nẵng có tỷ lệ 27,9% [9].


Biểu đồ 1. Tỷ lệ mắc các tác nhân

Về tác nhân, tỷ lệ cao nhiễm nấm Candida sinh dục 31,9%; lậu cầu 30,6%; viêm âm đạo do vi khuẩn 27,1%; 12,25%, tỷ lệ thấp nhiễm Herpes sinh dục, giang mai, sùi mào gà, không có nhiễm HIV/AIDS.

- Tỷ lệ nhiễm lậu 30,6% tương đương nghiên cứu Nguyễn Văn Khanh (2005) tỷ lệ nhiễm lậu 31,8% ở 125 gái mại dâm tại Hà Nội [6]. Tỷ lệ nhiễm giang mai 2,9% thấp hơn các tác giả khác, như Nguyễn Văn Khanh (2005) (8,00%) [6]. Nguyễn Vũ Thượng (2004), tỷ lệ nhiễm ở gái mại dâm Lai Châu (14,1%), Quảng Trị (17,0%), Đồng Tháp (9,7%), An Giang (14,1%), Kiên Giang (11,9%) [8].



3.2. Một số yếu tố liên quan

Bảng 3. Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo các yếu tố liên quan




Nội dung

CBLTQĐTD

Không bệnh

Tổng cộng

p

SL

TL%

SL

TL%

Trình độ học vấn



















Mù chữ

23

69,7

10

30,3

33

2=25,46 p<0,01

Lớp 1-5

87

55,4

70

44,6

157

Lớp 6-9

158

49,1

164

50,9

322

Lớp 10-12

49

32,0

104

68,0

153

Nghề nghiệp



















Mại dâm

17

89,5

2

10,5

19

2=35,96 p<0,01

Cắt tóc nam nữ

91

51,4

86

48,6

177

Nhân viên massage

26

32,5

54

67,5

80

Nhân viên nhà hàng

76

37,8

125

62,2

201

Chạy xô karaoke

107

56,9

81

43,1

188

Tình trạng hôn nhân



















Chưa có chồng

149

43,3

195

56,7



2=13,00 p<0,01

Đang có chồng

15

33,3

30

66,7



Goá chồng, ly dị, ly thân

153

55,4

123

44,6

276

Số con



















Có con

161

53,1

142

46,9

303

2 = 6,67 p<0,05

Chưa có con

156

43,1

206

56,9

362

Uống bia, rượu



















Uống bia, rượu

248

70,9

102

29,1

350

2 =159,26 p<0,01

Không uống

69

21,9

246

78,1

315

Tổng cộng

317

47,7

348

52,3

665




Sử dụng bao cao su



















Không đúng cách

91

68,4

42

31,6



2 =27,62 p<0,01

Đúng cách

209

42,7

280

57,3



Tổng cộng

300

48,2

322

51,8

622



-Tỷ lệ mắc CBLTQĐTD ở phụ nữ học vấn lớp 10-12 (32,0% ), lớp 6-9 là 49,1%; lớp 1-5 là 55,4% và mù chữ là 69,7%; (p< 0,01). Võ Doãn Tuấn (2005) tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhân viên có học vấn dưới lớp 3 là 34,1% cao hơn từ lớp 4-10 là 16,7% [9].

-Nữ nhân viên massage (32,5%); nữ nhân viên nhà hàng (37,8%); làm cắt tóc nam nữ (51,4%); chạy xô karaoke (56,9%) và gái mại dâm (89,5%);( p<0,01).

-Mắc bệnh ở phụ nữ đang có chồng (33,3%); phụ nữ chưa có chồng (36,36%); phụ nữ goá chồng, ly dị, ly thân (55,4%); (p< 0,01). Tương đương nghiên cứu Võ Doãn Tuấn (2005) tỷ lệ mắc bệnh ở nữ nhân viên có chồng là 15,2% thấp hơn chưa có chồng là 31,6% [9].

-Tỷ lệ mắc CBLTQĐTD của phụ nữ có sử dụng bao cao su không đúng cách 68,4% và sử dụng bao cao su đúng cách 42,7%; (p<0,01); theo Bùi Thị Chi (2006), tỷ lệ phụ nữ sử dụng bao su khi quan hệ phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục 70,36% [5]. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (2003), 98,5% thanh thiếu niên biết rằng dùng bao cao su có thể phòng chống HIV và các bệnh lây qua đường tình dục [4].

Hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích sử dụng bao cao su vẫn chưa đủ. Việc phòng, chống HIV/AIDS và phòng mắc CBLTQĐTD là vấn đề quan trọng trong công tác truyền thông cộng đồng, có một số tác nhân như Herpes sử dụng bao cao su không có tác dụng bảo vệ nếu không che phủ hết các vết loét, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

-Tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu có uống bia rượu là 70,9% cao hơn phụ nữ không uống bia rượu là 21,9%; (p < 0,01). Tập quán người Việt Nam là dùng bia, rượu để ăn mừng các buổi tiệc cưới hỏi, giao tiếp xã hội, dùng để giải sầu… Bia, rượu dễ dàng được mua ở tất cả các nơi, thường có sẵn, thậm chí được tiếp thị tận nơi như quán nhậu, cà phê, nhà hàng, khách sạn,…Chúng tôi cần nghiên cứu thêm, phân tích sâu hơn hành vi uống bia, rượu ở phụ nữ liên quan đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (CBLTQĐTD).


IV. KẾT LUẬN

1. Tình hình mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tỷ lệ 47,7% gái mại dâm và nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí tại thành phố Huế mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Trong đó, 31,9% nhiễm nấm Candida sinh dục; 30,6% do lậu cầu; 27,1% do viêm âm đạo vi khuẩn; trùng roi sinh dục chiếm 8,8%; 8,2% do Chlamydia; 3,5% do Herpes sinh dục; 2,8% giang mai và 0,9% sùi mào gà;

Tỷ lệ 69,7% nhiễm 1 tác nhân; nhiễm 2 tác nhân là 20,2%.

Tỷ lệ 89,6% phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu nhiễm một hội chứng; nhiễm hai hội chứng là 9,8% và nhiễm ba hội chứng là 0,6%. Nhiễm hội chứng tiết dịch âm đạo 97,8%; loét sinh dục 9,8%; đau bụng dưới 3,5%.



2. Một số yếu tố liên quan đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của phụ nữ

Tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có liên quan đến:

-Phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn từ lớp 10-12 (32,0%); thấp hơn phụ nữ lớp 6-9 (49,1%); lớp 1-5 (55,4%) và mù chữ (69,7%) ; (p <0,01).

- Nữ nhân viên massage (32,5%) thấp hơn nữ nhân viên nhà hàng (37,8%); cắt tóc nam nữ (51,4%); nữ nhân viên chạy xô karaoke (56,9%) và gái mại dâm (89,5%); (p<0,01).

- Phụ nữ đang có chồng (33,3%) thấp hơn phụ nữ chưa có chồng (43,3%); đã từng có chồng, góa chồng, ly dị ly thân (55,4%); (p<0,01).

- Phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu sử dụng bao cao su không đúng cách (68,4%) cao hơn sử dụng bao cao su đúng cách (42,7%); (p<0,01).

- Phụ nữ trong đối tượng nghiên cứu có uống bia rượu (70,9%) cao hơn không uống bia rượu (21,9%); (p<0,01).

V. KIẾN NGHỊ

- Tuyên truyền, chăm sóc và điều trị sớm phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một nhiệm vụ quan trọng của các ngành, các cấp, các địa phương.

- Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục - truyền thông cả nữ và nam giới, các đối tượng có hành vi nguy cơ cao và khuyến khích sử dụng bao cao su ở nữ nhân viên tại các cơ sở dịch vụ giải trí và gái bán dâm trong quan hệ tình dục không an toàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động phòng, chống các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục đến năm 2010, Hà Nội, tr. 3-6.

2. Bộ Y tế, Ban phòng chống AIDS, Vụ Y tế Dự phòng (2002), "Các vấn đề chung, quản lý các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục", Hướng dẫn quản lý, xử trí các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, tr. 7-13.

3. Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng và Phòng, chống HIV/AIDS (2003), "Bệnh giang mai, bệnh lậu, nhiễm Chlamydia đường sinh dục tiết niệu, bệnh trùng roi đường sinh dục, bệnh nấm Candida đường sinh dục, viêm âm đạo do vi khuẩn, bệnh hạ cam, bệnh Herpes sinh dục, bệnh sùi mào gà sinh dục, nhiễm HIV và AIDS", Xử lý các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 9-42.

4. Bộ y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2005), "Nhận thức, kiến thức và nguồn thông tin về sức khoẻ sinh sản", Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, Hà Nội, tr. 54-57.

5. Bùi Thị Chi, Lê Thị Giỏ, Hoàng Thị Tâm (2008), "Tìm hiểu kiến thức thái độ thực hành và hành vi về sức khoẻ sinh sản tình dục của phụ nữ Thừa Thiên Huế đến tại Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2006", Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành y tế Thừa Thiên Huế lần thứ II năm 2008, ISSN 1859-1663, (596), tr. 182-192.

6. Nguyễn Văn Khanh và cộng sự (2005), “Tình hình nhiễm HIV, HCV, HBV, giang mai, lậu cầu và sử dụng ma tuý ở gái mại dâm tại Hà Nội”, Tạp chí y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, (528+529), tr. 359-360.

7. Nguyễn Văn Quý, Trần Thị Ngọc, Trần Thị Nết (2005), "Nghiên cứu các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ở phụ nữ mại dâm tại thành phố Huế năm 2005", Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành y tế Thừa Thiên Huế lần thứ II năm 2008, ISSN 1859-1663, (596), tr. 119-125.



8. Nguyễn Vũ Thượng và cộng sự (2004), “STI/HIV ở phụ nữ mại dâm trước và sau khi triển khai dự án can thiệp cộng đồng hành động phòng chống HIV/AIDS, 5 tỉnh biên giới Việt Nam, 2002-2004”, Tạp chí y học thực hành, Các công trình nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS giai đoạn 2000-2005, (528+529), Bộ Y tế, tr. 68-70.

9. Võ Doãn Tuấn (2006), Nghiên cứu tình hình bệnh lây truyền qua đường tình dục của nữ nhân viên các cơ sở vật lý trị liệu quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Huế, tr. 5-6, 39-51.
Каталог: UploadFiles -> TinTuc -> 2014
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> Nghị định số 60/2003/NĐ-cp ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước
2014 -> ĐƠn vị CẤp trên cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2014 -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1072
2014 -> Ủy ban nhân dân tỉnh thừa thiên huế
2014 -> VÀ ĐỊnh hưỚng đẾn năM 2020 I. ĐÁnh giá KẾt quả thực hiện qui hoạch giáo dục và ĐÀo tạo giai đOẠN 2008 2013
2014 -> Các cơ quan: Văn phòng HĐnd và ubnd, Tư pháp, Tài chính- kế hoạch, Công thương, Nông nghiệp và ptnt, Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
2014 -> ĐÁnh giá TÌnh trạng chăm sóc sức khoẻ CÁc bà MẸ trưỚc và sau sinh tại các xã miền núi huyện phong đIỀn ths. Bs. Nguyễn Mậu Duyên. Ths. Bs. Nguyễn Nhật Nam
2014 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2014 -> TỈnh thừa thiên huế

tải về 88.64 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương