Nghiên cứu khả NĂng hấp thụ carbon của rừng trồng 3 loài keo ở việt nam võ Đại Hải


* Trường hợp 1: Khi đã biết cấp đất



tải về 430.74 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích430.74 Kb.
#31371
1   2

* Trường hợp 1: Khi đã biết cấp đất


Để xác định tổng lượng carbon toàn lâm phần khi đã biết cấp đất, chỉ cần đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3, Hvn, N và A), sau đó áp dụng các phương trình tương quan giữa tổng lượng carbon hấp thụ với các nhân tố điều tra (phương trình đã được thiết lập ở phần trên) với từng loài cây và từng cấp đất tương ứng để xác định lượng carbon hấp thụ trong lâm phần.

* Trường hợp 2: Khi chưa biết cấp đất

Khi chưa biết cấp đất, có thể sử dụng biểu quá trình sinh trưởng đã được lập cho từng loài để xác định cấp đất, sau đó sử dụng các phương trình tương quan giữa tổng lượng carbon hấp thụ với các nhân tố điều tra lâm phần ở các cấp đất để xác định hoặc đất ta cũng có thể xác định tổng carbon toàn lâm phần dựa vào phương trình tương quan giữa tổng carbon với các nhân tố điều tra lâm phần chung cho các cấp đất (Phương trình tương quan đã được thiết lập ở phần trên cho từng loài cây).



KẾT LUẬN

* Về khả năng hấp thụ carbon của rừng

- Cấu trúc lượng carbon hấp thụ trong lâm phần 3 dạng rừng trồng Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đều tập trung chủ yếu ở trong đất rừng (chiếm 36,86 - 95,6% đối với Keo lai, trung bình 44% đối với Keo tai tượng và 26,43 - 86,77% đối với Keo lá tràm) và tập trung ít nhất ở tầng cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng đối với Keo lai và Keo tai tượng (0,26 - 3,27% đối với Keo lai, 3,74% đối với Keo tai tượng), riêng đối với Keo lá tràm lượng C02 tập trung ít nhất ở vật rơi rụng chỉ chiếm khoảng 0,85 - 5,4% tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần.

- Trong cùng một tuổi, lượng carbon hấp thụ có xu hướng giảm dần theo cấp đất, chẳng hạn ở cấp đất I lượng carbon hấp thụ ở tuổi 4 tương ứng với lâm phần 3 loài Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm là 81,16 tấn/ha, 89,67 tấn/ha và 44,95 tấn/ha, tuy nhiên lượng carbon sẽ giảm tương ứng đối với từng loài cây này ở cấp đất IV là: 58,11 tấn/ha (đối với Keo lai), 68,19 tấn/ha (đối với Keo tai tượng) và 34,9 tấn/ha đối với Keo lá tràm.

- Trong cùng một cấp đất, lượng carbon hấp thụ của từng loài sẽ tăng dần theo tuổi của rừng, chẳng hạn, cùng ở cấp đất I lượng carbon của lâm phần sẽ tăng tương ứng khi rừng đạt từ tuổi 4 lên tuổi 6 là: 81,16 tấn/ha lên 105,81 tấn/ha (đối với Keo lai), 89,67 tấn/ha lên 117,93 tấn/ha (đối với Keo tai tượng) và 44,95 tấn/ha lên 57,85 tấn/ha (đối với Keo lá tràm).

* Mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ của lâm phần Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm với các nhân tố điều tra lâm phần

Lượng carbon hấp thụ toàn lâm phần Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm đều có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố điều tra dễ đo đếm như D1.3, Hvn, A và N (bảng 4, 5, 6). Do vậy, có thể sử dụng các phương trình này để dự đoán hoặc xác định nhanh lượng carbon hấp thụ ở cả 3 dạng lâm phần nghiên cứu thông qua các nhân tố điều tra cơ bản.


* Đề xuất một số ứng dụng trong việc xác định nhanh khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng thuần loài Keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm


- Khi đã biết cấp đất: chỉ cần đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3, Hvn, N, A) của lâm phần rồi áp dụng các phương trình tương quan giữa tổng lượng carbon hấp thụ của lâm phần với các nhân tố điều tra (bảng 04, 05, 06).

- Khi chưa biết cấp đất: Có thể sử dụng biểu quá trình sinh trưởng đã được lập riêng cho từng loài keo để xác định cấp đất sau đó sử dụng các phương trình tương quan (bảng 4, 5, 6) để xác định hoặc có thể dựa vào phương trình tương quan giữa tổng carbon với các nhân tố điều tra lâm phần chung cho các cấp đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Phạm Văn Điển, 2004. Phương pháp xác định sinh khối và carbon tích luỹ của hệ sinh thái rừng. Tài liệu giảng dạy chuyên môn hoá kỹ thuật lâm sinh. Đại học Lâm nghiệp.

  2. Võ Đại Hải, 2008. Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

  3. Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu trữ lượng carbon thảm tươi và cây bụi: Cơ sở để xác định đường carbon cơ sở trong dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số 8/2006.

  4. Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu lượng giá giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

  5. Ngô Đình Quế và các cộng tác viên, 2005. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

CARBON SEQUESTRATION POTENTIAL FOR ACACIA PLANTATIONS IN VIETNAM

Vo Dai Hai

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

Research is carried out to identify the amount of carbon sequestration of 3 common pure plantation forests: Acacia mangium x Acacia auriculiformis, Acacia mangium and Acacia auriculiformis aiming at providing scientific bases for quantifying environmental value and payment for environment services of the plantation forests. The research results show that, total carbon sequestration amount of Acacia mangium x Acacia auriculiformis plantation is 68.92 t.carbon/ha, Acacia mangium plantation is 93.04 t. carbon/ha and Acacia auriculiformis is about 51.91 t. carbon/ha. Structure of carbon sink concentrated in mainly in forest soil (occupying from 36.86 to 95.6% for Acacia mangium x Acacia auriculiformis, average is about 44% for Acacia mangium and 26.43 - 86.77% for Acacia auriculiformis),… At the same age, carbon sequestarted amount of the plantation forests tends to gradually decrease according to site classes and at the same site class carbon sequestrated amount of the forests increases according to the age of plantation. For example, at the age of 4 Acacia mangium x Acacia auriculiformis carbon sequestrated amount in site class I reached 81.16 t.carbon/ha and this figure decreases to 58.11 t. carbon/ha in site class IV; ... Between carbon sequestarted amount of the 3 Acacia plantations and inventory parameters such as: age (A), density (N), D1,3, total height (Hvn). Therefore, these research results can be applied in reality in order to rapidly identify carbon sequestration ability of the 3 mentioned-above plantation forests.



Keywords: Carbon sequestration, Pure plantation, Acacia mangium x A. auriculiformis, A. mangium and A. auriculiformis.
Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 430.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương