Nghiên cứu hà lan


Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp



tải về 270.52 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích270.52 Kb.
#1404
1   2   3   4

4. Ngành thuỷ sản và lâm nghiệp.
Hà Lan có 12 cảng cá, là một trong tám nước sản xuất lớn về thuỷ sản ở Châu Âu. Sản lượng cấ 520.000 tấn/năm, ngư trường chủ yếu ở Bắc Hải, Bắc Đại Tây Dương, Tây và Nam Ailen v.v...Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Hà Lan năm 1996 đạt 1,48 tỉ USD, đứng thứ 11 thế giới, nhập khẩu 1,14 tỉ USD, xuất siêu 337 triệu USD.

Để bảo vệ tài nguyên, việc đánh bắt hải sản ven bờ đã bị hạn chế, từ đó nghề nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã phát triển nhanh, hiện có 25 ngư trường nuôi cá trê, sản lượng 45 vạn tấn/năm, 10 ngư trường nuôi cá chình, sản lượng 25 vạn tấn/năm, 10 ngư trường nuôi cá quế nước ngọt sản lượng 5 vạn tấn/năm.

Hà Lan có diện tích rừng ít ỏi, từ 29.550 ha năm 1981 tăng lên 32330 ha năm 1996, chiếm 13,7% diện tích lục địa. Nhà nước hạn chế khai thác, khuyến khích trồng rừng, tiêu dùng gỗ và sản phẩm gỗ dựa vào nhập khẩu. Chức năng của rừng chủ yếu là bảo tồn tự nhiên và sử dụng làm nơi nghỉ dưỡng cho dân.

5. Ngành chế biến nông sản.

Hà Lan có ngành công nghiệp chế biến nông sản hùng hậu, rất hiện đại, gồm chế biến sữa, thịt, thuỷ sản, trứng, khoai tây, rau quả, kẹo bánh, dầu ăn, ngũ cốc, đồ uống, gia vị, phụ liệu thực phẩm, thức ăn nhanh.v.v...Các hãng Unilever và Heineken đã trở thành những tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng thế giới. Ngành chế biến thực phẩm chiếm tới 27% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc. Chế biến nông sản là khâu then chốt để tạo giá trị gia tăng của nguyên liệu nông sản, tạo ra nhiều việc làm. Năm 1995, nông nghiệp, ngư nghiệp Hà Lan tạo được 25,1 vạn chỗ làm việc, còn trong toàn khối nông-công nghiệp tạo ra được 58 vạn chỗ làm việc, trong đó ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống tạo ra 15,2 vạn chỗ làm việc chiếm 60% tổng số lao động nông nghiệp. Năm 1995, giá trị sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi là 35,77 tỉ Guilder, nhờ chế biến, giá trị gia tăng đã tăng vọt, đưa giá trị sản lượng nâng lên 79,1 tỉ Guilder, mức gia tăng toàn ngành đạt 121%.

Nguyên liệu chế biến ở Hà Lan, có sử dụng một phần quan trọng là nguyên liệu nhập khẩu, sau đó thông qua chế biến để nâng cao giá trị gia tăng. Chẳng hạn, Hà Lan không sản xuất đậu tương, nhưng trong 1993-1995, hàng năm nhập khẩu 4.140.000 tấn đậu tương, và một số sản phẩm đậu tương khác, tốn 1,3 tỉ USD, ngoài để tiêu dùng trong nước, còn xuất siêu về dầu đậu tương và khô đậu tương, đạt mức tương ứng là 365000 tấn/năm và 826000 tấn/năm, xuất siêu hàng năm đạt 800 triệu USD. Một thí dụ khác về bia. Toàn bộ nguyên liệu để sản xuất bia là dựa vào nhập khẩu, nhưng từ những năm 70, Hà Lan đã trở thành một cường quốc sản xuất bia, xuất khẩu bia tăng nhanh, mức xuất siêu năm 1980 là 330.000 tấn, năm 1985 là 500.000 tấn, đến năm 1997 tăng lên 810.000 tấn.

IV. Bí quyết thành công của nền nông nghiệp Hà Lan

1. Biết phát huy lợi thế so sánh của đất nước, biết khai thác nguồn lực về tài nguyên thế giới, xây dựng và kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất hướng tới tối ưu hoá, đảm bảo ngành nông nghiệp đạt hiệu quả cao.

Tài nguyên thiên nhiên về nông nghiệp của Hà Lan thiếu hụt. Đất ít lại trũng, thường xuyên bị uy hiếp của ngập lụt, nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế so sánh của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo chiến lược của một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu, dựa vào những ý tưởng sau đây:

+ Nâng cao sức cạnh tranh quốc tế:

Hà Lan thông qua chính sách lớn" nhập lớn, xuất lớn " để phát huy lợi thế so sánh tự thân, tăng sức canh tranh quốc tế.

Trên thị trường thế giới, Hà Lan có nhiều mặt hàng nông sản và hàng thực phẩm có sức cạnh tranh cao. Chẳng hạn, ngoài mặt hàng hoa cắt tươi và củ hoa nổi tiếng thế giới, còn xuất khẩu nhiều chồi giâm và hạt giống hoa, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu chồi giâm và hạt hoa đã đạt 122 triệu USD, tăng 43% so với năm trước đó. Xuất khẩu các mặt hàng khoai tây, cà chua, trứng gà, pho mát, bia, đứng hàng đầu thế giới.

Những thành tựu nông nghiệp của Hà Lan được thế giới hâm mộ, có liên quan đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp Hà Lan. Nếu không tính đồ uống, thuốc lá, thuỷ sản thì hàng nông sản xuất khẩu quan trọng nhất của Hà Lan gồm 3 lĩnh vực: sản phẩm hoa- rau-cây cảnh; thịt; sữa và trứng.

Ngược lại, những ngành sản xuất dựa vào quỹ đất lớn, Hà Lan tự coi là thế yếu, thì không phát triển mà dựa vào nhập khẩu như hạt cốc, hạt có dầu...

Trên thị trường thế giới, các mặt hàng nông sản của Hà Lan có sức cạnh tranh cao dựa vào những giải pháp chủ yếu sau đây:

- Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước ngoài. Một thí dụ khác là về khoai tây, vốn là một loại "thực phẩm bình dân" của thế giới, giá cả bình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn, vỏ nhẵn bóng được coi là " lương thực thứ hai " được thế giới ưa chuộng, từ đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến thức ăn nhanh.

- Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao.

- Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu.

Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn.

+ Sản xuất để xuất khẩu

Tổ hợp công-nông-thương nghiệp là một trụ cột lớn của tổng thể nền kinh tế Hà Lan, cộng với truyền thống buôn bán lâu đời đã làm cho độ phụ thuộc vào xuất khẩu của nông nghiệp Hà Lan rất cao.

Mức độ tuỳ thuộc xuất khẩu của một một số hàng nông sản Hà Lan ( 1997-1999)

Tên hàng nông sản

Sản lượng

(1000 tấn)

Lượng xuất khẩu

( 1000 tấn)

Tỉ lệ xuất khẩu so với sản lượng (%)

Khoai tây

7141

1356

19,0

Cà chua

535

610

> 100,0

Hành tây khô

692

516

74,6

Trứng gà

631

330

52,3

Thịt các loại

- Thịt gà

- Thịt bò

- Thịt lợn



2867

714


536
1600

1807

570


373

656


63,0

79,8


69,6

41,0


Pho mát

659

457

69,4



141

164

>100,0

Bột sữa

166

266

>100

Nguồn tài liệu: FAO, LEI

Nền nông nghiệp Hà Lan là một nền nông nghiệp tạo ra ngoại tệ.

Lợi thế so sánh là 1 biến số, nhất là nông nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro nhất trước những biến động về thị trường, thiên tai, dịch bệnh.v.v..Nền nông nghiệp phụ thuộc quá cao vào xuất khẩu, dễ gặp rủi ro, chịu tác động lớn của sự biến động thị trường quốc tế, bởi vậy, Chính phủ, doanh nghiệp, Hiệp hội sản xuất phải bắt mạch được nền kinh tế thế giới, cập nhật thông tin, kịp thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất.

Ở Hà Lan, xuất phát từ lợi ích so sánh, có loại sản phẩm có hệ số tự túc rất thấp ( như lương thực chỉ 25% ), ngược lại có loại rất dư thừa ( thịt lơn 283%, thịt bò 160%, gà 221%, trứng gà 253%, pho mát 224%, bơ 153%, rau 256%, khoai tây 145%, đường 194% ), phải xuất khẩu lớn. Chỉ cần có tín hiệu về lợi nhuận, sản xuất sẽ được gia tăng.

Nhu cầu tiêu dùng quốc tế phức tạp hơn nhiều so với thị trường trong một nước. Thị hiếu người tiêu dùng thế giới yêu cầu đa dạng hoá, mặt hàng luôn được đổi mới, tiện ích gia tăng, do đó phải không ngừng đổi mới công nghệ.

Hà Lan có chủ trương khai thác nguyên liệu quốc tế, sử dụng tài nguyên thế giới để bổ xung tài nguyên hiếm hoi của mình để phát triển sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao. Với chủ trương đó, việc nhập khẩu nông sản và nguyên liệu của Hà Lan có ý đồ rõ ràng về khai thác tài nguyên quốc tế, mà xuất khẩu cũng có mục tiêu kinh tế-xã hội rõ ràng: tạo thêm việc làm, tăng thu nhập quốc dân.



Mặt hàng nhập khẩu có đặc trưng là:

- Sản phẩm thuộc dạng " dựa vào quỹ đất lớn " như hạt cốc, đậu, hạt có dầu, nhất là thức ăn chăn nuôi. Mức nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong 19 năm ( 1980-1989)tốn 6,84 tỉ USD, đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển mạnh, mức sản xuất tính theo đầu người trong thời kỳ 1997-1999 về thịt đạt 538kg/năm, , về sữa đạt 705 kg/năm, pho mát đạt 124kg/năm, trứng gà 118 kg/năm, tạo ra giá trị xuất khẩu lớn.

- Là những sản phẩm trong nước không tự sản xuất được như ca cao, cà phê, chè, quả nhiệt đới, thuốc lá, hoa bia, sắn được gọi là " kinh tế tài nguyên số không ". Những sản phẩm này được nhập khẩu và thông qua chế biến thành hàng hoá xuất khẩu lớn. Chẳng hạn, hàng năm nhập 1 triệu tấn đại mạch, 20 vạn tấn mạch nha, toàn bộ hoa bia, để xuất khẩu hàng năm (1997-1999) 92,3 vạn tấn rượu bia với kim ngạch 900 triệu USD, chiếm 19% thị phần thế giới. Địa bàn tập kết ca cao lớn nhất thế giới hiện nay không phải ở Châu Phi mà là ở Hà Lan, trong đó hạt ca cao có lượng giao dịch chiếm 1/5 thị phần, sản phẩm ca cao chiếm 37% thị phần, đứng đầu thế giới, sản phẩm sôcôla đứng thứ 2 thế giới. Nghề chế biến nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu tạo ra giá trị gia tăng lớn, là một thế mạnh của nền kinh tế nông nghiệp Hà Lan.

- Là những mặt hàng có thể tự sản xuất nhiều, nhưng không đảm bảo nhu cầu nguyên liệu chế biến như sữa bò, thịt...Trong thời gian 1997-1999, hàng năm lượng sữa nhập khẩu 663000 tấn (trong nước sản xuất 1.128.700 tấn) đảm bảo nguyên liệu chế biến sữa. Trong thời gian này, giá sữa nhập khẩu 329 USD/tấn, chế biến xuất khẩu đạt 786 USD/tấn, thu lời khá lớn. Ngành sản xuất pho- mát cũng vậy, hàng năm xuất khẩu 1 tỷ USD, các sản phẩm sữa xuất khẩu cũng chiếm tới 20% thị phần thế giới. Tính chung lại, từ 1980-1990, lượng sữa nhập khẩu 200 triệu USD, nhưng kim ngạch xuất siêu về pho mát từ 700 triệu USD tăng lên 1,7 tỉ USD vào năm 1995.



Nhờ nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng năm tạo ra được 11,35 vạn việc làm về công nghiệp thực phẩm, đồ uống...,chưa kể các ngành dịch vụ phù trợ có liên quan khác.

2. Phát triển kết cấu hạ tầng và áp dụng thành tựu cao và mới về khoa học-công nghệ.
Kết cấu hạ tầng là cơ sở vật chất của kỳ tích nông nghiệp Hà Lan, đảm bảo nền nông nghiệp phát triển bền vững.

- Công trình thuỷ lợi

"Thượng đế tạo ra trái đất", nhưng mảnh đất Hà Lan đã hứng chịu những uy hiếp của thiên tai khắc nghiệt. Mỗi thế kỷ, Hà Lan đều chịu đựng 1 đến 2 lần tập kích cực lớn triều cường. Các dòng sông cũng thường gây ngập úng. Từ thế kỷ thứ 4, vùng này đã có đê nhân tạo. Bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, đã xây dựng đê bao để lập điền. Ban đầu là các biện pháp tiêu úng nội đồng, vào khoảng năm 1400, bắt đầu sử dụng cối xay gió để tiêu nước. Cũng vào thời kỳ đó, đại dương đã nuốt chửng lục địa Hà Lan. Biển Zuidergee là hậu quả của nước biển dâng làm ngập vùng đất trũng tạo nên. Năm 1287, Bắc Hải phá huỷ vùng đất ven bờ, làm ngập vùng đất trũng, từ đó Bắc Hải tạo ra 1 vịnh biển cắm sâu vào đất liền, diện tích 338.800 ha. ở miền Nam, biển cũng xâm nhập trên diện rộng. Trong mấy thế kỷ liền, diện tích đất bị biển lấn còn lớn hơn diện tích đất khai khẩn từ biển. Năm 1916, Bắc Hải đã chịu đã chịu tác động của cơn cuồng phong, nhấn chìm giải đất phía Bắc Amsterdam. Sau đó, Hà Lan đã ban hành luật xây dựng đập lớn ngăn biển và các cửa tiêu nước. Công trình này do công trình sư Comelis Lely thiết kế. Năm 1932 hợp long, đê rộng 90m, cao 12m, dài 32,5 km. Sau khi đập này làm xong, nước được tiêu ra biển, được nước sông Ijsselmeer bồi đắp, tạo thành hồ nước ngọt, diện tích 120.000 ha gọi là hồ Ijsslmer, tiếp đó cải tạo được 4 vùng đất trũng, diện tích 165.000 ha.Vào thế kỷ 20, trận lũ đại hồng thuỷ tàn khốc nhất đã xảy ra vào ngày 1/2/1953, nước biển đã nhấn chìm 200.000 ha đất, làm 1835 người thiệt mạng, sau đó Hà Lan đã ban hành luật xây dựng " công trình tam giác châu ".

Năm 1995, Chính phủ Hà Lan quyết định xây dựng công trình chỉnh trị dòng sông, hoàn thành vào năm 2015, vốn đầu tư 500 triệu Eurô. Để phòng chóng thiên tai khắc nghiệt, Chính phủ đã quy định những tiêu chuẩn an toàn của các công trình thuỷ lợi ở mức hiếm có trên thế giới. Tiêu chuẩn an toàn đập ngăn mặn có tần xuất " 1 vạn năm 1 lần ", tiêu chuẩn an toàn các để sông có tần xuất " 1250 năm 1 lần ". Đến năm 1997, đã hoàn thành 15 công trình phòng chống lũ tốn 9 tỉ USD. Năm 1996, Quốc hội đã ban hành luật về nước, trong đó đã quy định các cấp chính quyền cứ năm 5 một lần phải tổ chức một lần khảo nghiệm kỹ thuật với đê lớn.

Nhà nước coi trọng nhiệm vụ cải tạo đất, hàng năm đầu tư 140 triệu Eurô, bình quân 4000 Eurô/ha năm. Nhà nước còn tài trợ chỉnh lý đất đai, biến các thửa ruộng nhỏ liên kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hoá.

Động mạch lớn của nền kinh tế là mạng lưới giao thông hiện đại được hoàn chỉnh. Hà Lan có 2800 km đường sắt, 110.000 km đường bộ, trong đó có 2400 km đường cao tốc. Đường hàng không đứng thứ 9 thế giới, với 80 hãng hàng không có 230 tuyến bay đến khắp các nước.

Quỹ đất ít, "tấc đất, tấc vàng", Hà Lan đã áp dụng công nghệ "dùng vốn thay đất". Để tạo ra hiệu suất cao của đất, ở Hà Lan, đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới. Nhà kính đã tiết kiệm đất ( thậm chí có nơi không dùng đất ), lại có thể khống chế hoàn toàn điều kiện tự nhiên. Trong nhà kính đã lắp đặt các thiết bị hiện đại, tự động hoá, thông qua máy tính và hệ thống máy móc khác để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, nước, thức ăn trong nhà kính, tạo ra một môi trường ưu việt, loại trừ hoàn toàn các yếu tố bất lợi của điều kiện tự nhiên (Hà Lan vốn là một nước không sản xuất được phong lan, nhưng nhờ nhà kính khắc phục được những trở ngại đến sự sinh trưởng phát triển của hoa lan nhiệt đới, á nhiệt đới, nên những năm gần đây Hà Lan đã sản xuất được 200 triệu hoa lan, đứng thứ 9 thế giới ).

Tốc độ phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp Hà Lan được xếp vào những nước hàng đầu thế giới, đặc biệt là thành tựu tạo giống và nhà kính, với phương thức đầu tư tập trung vốn và chất xám, theo hướng đầu tư cao, thu nhập cao, hiệu suất cao.

Với quỹ đất ít, Hà Lan áp dụng công nghệ "tăng diện tích đất", tập trung áp dụng các biện pháp thâm canh cao, nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích, tạo ra năng suất cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới.



Năng suất một số cây trồng ( 1995 )

Cây trồng

Năng suất ( tấn/ha )

Số lần cao hơn năng suất bình quân thế giới ( số lần )

Lúa mì

8,664

3,5

Khoai tây

41,00

2,65

Cà chua

466,67

16,98

Dưa vàng

600,00

36,92



340,00

20,78

ớt xanh

230,00

20,93

Nguồn tài liệu: FAO

Hiệu quả kinh tế cao về sử dụng đất, tạo ra giá trị gia tăng đứng đầu EU. Đất đai không thích hợp trồng trọt chuyển sang trồng hoa, rau, chăn nuôi lợn, gia cầm. Từ đó làm cho kim ngạch xuất siêu của Hà Lan từ 4910 USD/ha vào năm 1985, nâng lên 13.110 USD vào năm 1990 ( cùng thời gian đó, Pháp từ 126 USD tăng lên là 366 USD, Mỹ từ 18 USD tăng lên 42 USD). Hà Lan cũng áp dụng công nghệ tăng năng suất chăn nuôi. Hà Lan có giống bò sữa HF nổi tiếng thế giới, nhưng vẫn xây dựng các trung tâm tin học ở Mỹ, Pháp để thu thập thông tin, hội tụ các nguồn gen tốt nhất thế giới, nâng cao tiến bộ di truyền của của bò Hà Lan.

Khoa học công nghệ phục vụ yêu cầu chuyên môn hoá, công nghiệp hoá trong sản xuất, nâng cao hiệu quả. Công nghệ nhà kính thường xuyên được đổi mới, cứ 6-7 năm, lại có một thế hệ thiết bị mới.

Hà Lan không những coi trọng " công nghệ cứng ", mà còn quan tâm "công nghệ mềm" về quản lý và tổ chức, nhằm nâng cao hiệu quả của công nghệ cứng, đặc biệt là công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi, hoa. Nhờ thành tựu công nghệ mới, trong thời gian 1975- 1988, giá trị sản xuất cây lương thực-thực phẩm tăng 23%, cây hoa-rau-cây cảnh tăng 162%, trong đó hoa tăng 2,3 lần, nấm tăng 2,5 lần. Trong thời gian 1975-1994, trong tổng giá trị nông nghiệp, giá trị ngành chăn nuôi từ 67% giảm còn 54,7% còn lương thực- thực phẩm từ 12% giảm còn 7,5%, nhưng cây rau-hoa-cây cảnh từ 21% tăng lên 37,8%. Cơ cấu nông nghiệp được điều chỉnh kịp thời, hiệu quả tăng lên ( trừ kinh tế lâm nghiệp có vị trí không đáng kể, mặc dầu tên nước Hà Lan ( Holland ) với nguyên nghĩa là đất của rừng ). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tăng trưởng lớn, được gọi là hiệu ứng "tăng trưởng chuyển dịch" .



3. Sức sống mãnh liệt của trang trại nông nghiệp gắn với các tổ chức mạnh của nông dân, được vận hành trong một cơ chế thông thoáng, hiệu quả.

3.1. Sức sống của kinh tế trang trại

Sức sống của kinh tế trang trại nông nghiệp Hà Lan bắt nguồn từ những đặc trưng độc đáo sau đây:

+ Phần lớn kinh tế trang trại của nông dân là trang trại gia đình:

Chế độ kinh tế của Hà Lan quyết định tính chất doanh nghiệp nông nghiệp Hà Lan. Cơ sở của nền nông nghiệp Hà Lan là các trang trại gia đình ( family farms ) theo chế độ tư hữu. Tỉ lệ sở hữu đất tự có tương đối lớn, còn các trang trại dựa vào thuê đất để sản xuất kinh doanh chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhưng do quỹ đất nhỏ bé bình quân đất theo đầu người ít,việc mở rộng quy mô trang trại không dễ, biện pháp khả thi vẫn phải nhờ một phần vào đất thuê.

Sở hữu của trang trại và sự biến động (%)

Loại trang trại

Năm 1970

Năm 1997

Năm 1987

Năm 1997

Năm 1999

Hoàn toàn tự có

38,1

43,2

47,4

53,8

49,9

Tự có 80%-100%

8,8

9,4

11,2

13,8

15,0

Tự có 50%-79%

14,1

14,7

15,0

12,9

14,4

Tự có 20%-49%

10,4

10,5

9,9

8,0

8,9

Tự có< 20%

6,0

5,8

5,3

4,0

4,7

Thuê toàn bộ

22,6

16,4

11,2

7,5

7,1


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

tải về 270.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương