Nghiên cứu chế tạo phụ gia giảm mài mòn cho dầu


 Phụ gia khử nhũ và tạo nhũ



tải về 4.21 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/35
Chuyển đổi dữ liệu12.05.2022
Kích4.21 Mb.
#51846
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   35
123doc-nghien-cuu-che-tao-phu-gia-giam-mai-mon-cho-dau-boi-tron-tren-co-so-vat-lieu-graphen-bien-tinh

1.3.7. Phụ gia khử nhũ và tạo nhũ 
Thể nhũ gây khó khăn cho chế độ bôi trơn bình thường của dầu và đôi khi 
phá vỡ khả năng bôi trơn do làm thay đổi sức căng bề mặt giữa các trường tiếp xúc. 
Để ngăn chặn hiện tượng này, người ta dùng phụ gia phá nhũ như các chất trialkyl 
phosphat, polyetylenglycol… 
Phụ gia tạo nhũ được sử dụng trong trường hợp cần tạo ra hệ nhũ tương dầu 
trong nước hoặc ngược lại với những mục đích khác nhau như tạo chất lỏng thủy 
lực chống cháy, chất bôi trơn dùng trong khoan đá và loại thể lỏng dùng gia công 
kim loại… Phụ gia nhóm này là các muối sulfonat, các axit béo và các muối của 
chúng, các este của axit béo, các phenol và phenol ete… 
1.3.8. Phu
̣ gia chống ăn mòn 
Cơ chế tác du ̣ng: hấp phu ̣ lên bề mă ̣t kim loa ̣i ta ̣o thành lớp màng bảo vê ̣, 
ngăn cản các tác nhân ăn mòn như axit, ẩm, giảm thiểu xúc tác oxi hóa của kim loa ̣i. 
Các hợp chất chủ yếu: Các Dithiophotphat kim loa ̣i, Sulphonat kim loại, 
Sulfuaphenolat kim loại, các Axit béo, các amin…. 
Trong các loại phụ gia nói trên, phụ gia chống oxy hoá đóng vai trò quan 
trọng trong dầu bôi trơn
1.3.9. Phụ gia chống mài mòn và kẹt máy 



Các phụ gia này cải thiện tính bôi trơn của dầu nhờn, chống hiện tượng mài 
mòn máy. Cơ chế tác du ̣ng: hấp phu ̣ hóa ho ̣c lên bề mă ̣t kim loa ̣i, phản ứng với lớp 
kim loa
̣i bề mă ̣t ta ̣o cho bề mă ̣t mô ̣t lớp màng chống ăn mài mòn. 
Chúng thuộc nhóm các chất hữu cơ - lưu huỳnh, hữu cơ - halogen, hữu cơ - 
phospho.. Các hợp chất chính: ZnDDP, tricresylphotphat, dithiocacbamat, sulfua, 
disulfua, các dẫn xuất của axit béo… 
* Sự mài mòn và nguyên nhân gây mài mòn 
Mài mòn là sự tổn thất kim loại giữa các bề mặt chuyển động tương đối với 
nhau. Yếu tố chủ yếu gây nên ăn mòn bao gồm: 
+ Sự tiếp xúc kim loại với kim loại (mài mòn dính) 
+ Sự có mặt của hạt mài (mài mòn hạt) 
+ Sự tấn công của các chất gây ăn mòn (mài mòn do ăn mòn hoặc mài mòn 
hóa học). 
Sự mài mòn kết dính trong hệ thống bôi trơn xảy ra khi ở điều kiện tỉ trọng 
tốc độ và nhiệt độ, màng dầu bôi trơn trở nên mỏng đến mức các chỗ mấp mô trên 
bề mặt tiếp xúc với nhau. Do đó nó là sự mài mòn do vật liệu chuyển từ bề mặt này 
sang bề mặt kia trong khi hai bề mặt chuyển động tương đối với nhau dẫn tới quá 
trình hàn dính pha rắn. Sự tiếp xúc kim loại với kim loại có thể ngăn cản được khi 
cho chất tạo màng vào dầu nhờn và nhờ đó có sự hấp phụ vật lý hoặc phản ứng hóa 
học mà nó được bảo vệ. 
Sự mài mòn do cọ sát (mài mòn hạt) là do các hạt mài mòn, các tạp chất từ 
bên ngoài đưa vào hoặc do các phần từ từ mài mòn dính gây ra. Cơ chế chủ yếu của 
sự mài mòn vật liệu là sự cắt vi mô của các hạt cứng. Mài mòn hạt có thể ngăn cản 
được nếu ta dùng biện pháp lọc để tách hạt cứng ra ngoài. 
Mài mòn do ăn mòn này nảy sinh từ phản ứng hóa học trên bề mặt kim loại 
kết hợp với tác động cọ sát làm cho chỗ kim loại bị ăn mòn bị cắt tách ra. Do ăn 
mòn oxy hóa khử của các hợp chất axit (H
2
SO
4
), HNO
3
axit carboxylique, sản phẩm 
cháy). Mài mòn, ăn mòn có thể xuất hiện ở thành xy lanh và vòng găng pitông, đặc 
biệt ở động cơ diezel tốc độ thấp do sản phẩm có tính axit cao tao ra trong quá trình 


10 
cháy nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao gây nên. Các axit mạnh được tạo thành 
có thể tấn công vào bề mặt kim loại tạo ra các hợp chất mà chúng dễ bị bốc ra khi 
vòng găng chà xát vào thành xylanh. Dạng mài mòn này có thể kiềm chế được bằng 
cách sử dụng chất tẩy rửa kiềm cao có tác dụng trung hòa các sản phẩm mang tính 
axit của quá trình đốt cháy. 
Mài mòn mỏi: bề mặt kim loại bị phá hỏng khi chịu tác động cơ học hay tác 
dụng nhiệt được lặp đi lặp lại nhiều lần. 
Mài mòn do hiện tượng khí xâm thực: do sư va đập khi các túi khi trong dầu 
(hơi nước, khí cháy...) bị phá vỡ với tốc độ gây nóng chảy cực bộ tạo ra lỗ thủng. 
Các phụ gia chống mài mòn bao gồm các phụ gia tribology có hiệu lực trong 
vùng bôi trơn hỗn hợp khí mà sự thẩm thấu màng dầu bị các điểm nhấp nhô bề mặt 
làm gián đoạn. Tại các chỗ tiếp xúc kim loại cục bộ trên hai bề mặt các phụ gia hấp 
phụ hóa học và phản ứng với kim loại tạo ra hỗn hợp chất bề mặt thường bị biến 
dạng do chảy dẻo dẫn tới sự phân bố tải trọng khác đi. Kết quả là sự mài mòn dính 
bị ngăn ngừa hoặc bị giảm đi. Phụ gia chống mài mòn thường có hàm lượng nhỏ 
khoảng 0,01%. 

tải về 4.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   35




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương