Nghiên cứu các yếu tố Ảnh hưỞng đẾn sự LỰa chọN ĐIỂM ĐẾn của khách du lịch đÔng nam bộ: trưỜng hợP ĐIỂM ĐẾN ĐÀ LẠT



tải về 466.25 Kb.
Chế độ xem pdf
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2023
Kích466.25 Kb.
#54716
1   2   3   4   5   6   7   8   9
57751-Article Text-162523-1-10-20210524
TCKH 51 14 p1
TT 
Các khái niệm 
M 
SD 

Kiến thức và khám phá
3.76 
0.64 

Giải trí và thư giãn 
3.81 
0.65 

Văn hóa và tôn giáo 
3.76 
0.78 

Gia đình và bạn bè 
4.01 
0.62 

Tự hào về chuyến đi 
3.69 
0.75 

An toàn cá nhân 
3.86 
0.80 

Thông tin về điểm đến 
3.60 
0.87 

Đặc trưng của điểm đến 
3.89 
0.56 

Chi phí cho chuyến đi 
3.93 
0.60 
10 
Lịch trình chuyến đi hợp lý và thuận tiện 
4.05 
0.75 
Ghi chú: M là điểm trung bình: 1 ≤ M ≤ 5; SD là độ lệch chuẩn.
(Nguồn: Số liệu điều tra 2020) 
4.2. Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông 
Nam Bộ ở gốc độ nhân khẩu học 
Phân loại du khách là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi muốn dự báo, 
nâng cao chất lượng phục vụ của doanh nghiệp du lịch, thì không thể không nghiên cứu 
đặc điểm tâm lý của nhóm du khách được (Nguyễn Hữu Thụ, 2009). Trong nghiên cứu 
này, chúng tôi phân tích động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông 
Nam Bộ ở các góc độ nhân khẩu học, bao gồm tuổi tác và nghề nghiệp.
- Sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt đi du lịch của du khách Đông Nam 
Bộ theo lứa tuổi. 
Mỗi giai đoạn lứa tuổi của con người có tâm sinh lý, văn hóa ứng xử và mong muốn khác 
nhau. Do đó, động cơ lựa chọn điểm đến của du khách có độ tuổi khác nhau có thể khác 
nhau. Kết quả phân tích phương sai một yếu tố cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống 
kê giữa các nhóm du khách có độ tuổi khác nhau ở một số động cơ lựa chọn điểm đến 
(Bảng 2). 


NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN...
113 
Về động cơ đẩy, dữ liệu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các 
nhóm yếu tố. Cụ thể, yếu tố “Kiến thức và khám phá” của nhóm du khách dưới 24 tuổi 
có điểm trung bình cao hơn của nhóm trên 65 tuổi, từ 45-65 tuổi và từ 25-44 tuổi 
(p=0,003). Yếu tố “giải trí và thư giãn của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung 
bình cao hơn của nhóm từ 25 – 44 tuổi, trên 65 tuổi và từ 45-65 tuổi (p=0,001). Yếu tố 
“Văn hóa và tôn giáo” của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của 
nhóm trên 65 tuổi, từ 25 – 44 tuổi, và từ 45-65 tuổi (p=0,009). Yếu tố “Tự hào về chuyến 
đi” của nhóm du khách dưới 24 tuổi có điểm trung bình cao hơn của nhóm trên từ 25 – 
44 tuổi, 65 tuổi, và từ 45-65 tuổi (p=0,004). Về động cơ kéo, dữ liệu cho thấy có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê đối với các yếu tố “Thông tin điểm đến”, “Đặc trưng của điểm 
đến”, “Chi phí cho chuyến đi” (p<0,005). Các yếu tố còn lại không có sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p>0,005). Kết quả từ dữ liệu cho thấy, lứa tuổi của 
du khách ảnh hưởng đến động cơ lựa chọn điểm đến. Theo Nguyễn Hữu Thụ, nhóm du 
khách càng trẻ tuổi càng có xu hướng tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm những điều mới 
lạ ở nơi du lịch. Đồng thời, những người trẻ thường quan tâm đến thông tin về điểm đến 
và đặc trưng của điểm đến qua các kênh thông tin. Tuy nhiên, là nhóm trẻ tuổi nên đối 
tượng này có nghề nghiệp và thu nhập chưa ổn định, tích lũy tài chính chưa tốt, nên 
thường đề cao chi phí của chuyến đi. Vì vậy biện pháp để thu hút tốt nhất đối với thị 
trường khách du lịch Đông Nam Bộ trẻ tuổi là marketing trực tuyến và sản phẩm du lịch 
nên tập trung vào xây dựng, khai thác những điểm tham quan có tính mới mẽ, độc đáo, 
và có nhiều cơ sở vui chơi giãi trí và thư giãn. 
Bảng 2. Kiểm định sự khác biệt về động cơ lựa chọn điểm đến Đà Lạt
của du khách Đông Nam Bộ theo lứa tuổi 

tải về 466.25 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương