Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN



tải về 0.92 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.92 Mb.
#11165
1   2   3   4   5   6

Nhn xét: tần suất sử dụng một liệu trình kháng sinh chiếm tỉ lệ nhiều nhất (nhóm trẻ đẻ non là 69,4%, nhóm trẻ đủ tháng là 73,7%), tần suất phối hợp từ hai kháng sinh trở lên ở nhóm trẻ đẻ đủ tháng cao hơn nhóm trẻ đẻ non.
3.2. Căn nguyên và yếu tố liên quan đến NKSS
Bảng 3.16. Kết quả nuôi cấy vi khuẩn



Nuôi cấy
Vi khuẩn

Nuôi cấy dịch tỵ hầu

(n = 56)

Nuôi cấy nƣớc tiểu

(n = 30)

n

%

n

%

Staphylococcus epidermidis

24

42,9

2

6,7

Citrobacter

9

16,1

1

3,3

Staphylococcus aureus

7

12,5

1

3,3

Enterobacter

1

1,8

1

3,3

Haemophilus influenzae

1

1,8

0

0

Pseudomonas aeruginosa

4

7,1

4

13,3

Âm tính

10

17,8

21

70,0

Cộng

56

100,0

30

100,0

Nhn xét: tỉ lệ nuôi cấy dịch tỵ hầu dương tính là 82,2% (46/56 trường
hợp) trong đó vi khuẩn gây bệnh gặp nhiều nhất là S. epidermidis, tỉ lệ nuôi

cấy nước tiểu dương tính là 30% (9/30 trường hợp) trong đó vi khuẩn gặp nhiều nhất là P. aeruginosa.



Bảng 3.17. Kết quả nuôi cấy dịch tỵ hầu


Tuổi thai

Vi khuẩn

Đẻ non

Đủ tháng

Tổng số


p(1),(2)

n

%

n

%

N

%

Gram(+)


S. aureus

4

7,1

3

5,4

7

12,5


< 0,05

S. epidermidis

7

12,5(1)

17

30,3(2)

24

42,8

Gram(-)


P. aeruginosa

4

7,1

0

0,0

4

7,1

Citrobacter

7

12,5

2

3,6

9

16,0

Enterobacter

1

1,8

0

0

1

1,8

H. influenzae

0

0

1

1,8

1

1,8

Âm tính

2

3,6

8

14,3

10

18,0

Cộng

25

44,6

31

55,4

56

100




Nhn xét: tỉ lệ vi khuẩn S. epidermidis phân lập ở nhóm trẻ đủ tháng
30,3% và ở nhóm trẻ non tháng là 12,5% (p < 0,05), tỉ lệ vi khuẩn Citrobacter
phân lập ở nhóm trẻ non tháng 12,5% và ở nhóm trẻ đủ tháng là 3,6%.
Bảng 3.18. Kết quả nuôi cấy nước tiểu


Tuổi thai

Vi khuẩn

Đẻ non

Đủ tháng

Tổng số

n

%

n

%

N

%

Gram (+)


S. aureus

1

3,3

0

0

1

3,3

S. epidermidis

2

6,7

0

0

2

6,7

Gram (-)


P. aeruginosa

3

10,0

1

3,3

4

13,3

Citrobacter

1

3,3

0

0

1

3,3

Enterobacter

0

0

1

3,3

1

3,3

Âm tính

9

30

12

40,0

21

70,0

Cộng

16

53,3

14

46,7

30

100

Nhn xét: tỉ lệ nuôi cấy nước tiểu dương tính là 30%, trong đó vi
khuẩn gram (-) chiếm 20,0% (đứng hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa và gặp nhiều hơn ở nhóm trẻ đẻ non) và vi khuẩn gram (+) chiếm 10,0% (đều gặp ở nhóm trẻ đẻ non).

Bảng 3.19. Nhiễm khuẩn sơ sinh liên quan đến cuộc đẻ


Yếu tố

n

Tỷ lệ (%)

p

Cân nặng lúc đẻ



< 2500gram

159

62,3


< 0,05

≥ 2500gram

96

37,7

Ngạt lúc đẻ





134

52,5


< 0,05

Không

121

47,5

Vỡ ối sớm





140

54,9


< 0,05

Không

115

45,1

Mẹ sốt trước đẻ, mẹ NĐTN



145

56,8


< 0,05

Không

110

43,2

Nhn xét: trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh có cân nặng dưới 2500gram, có tiền
sử như ngạt lúc đẻ, mẹ vỡ ối sớm, mẹ sốt trước đẻ - nhiễm độc thai nghén có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm trẻ có cân nặng ≥ 2500gram và tiền sử

sản khoa bình thường (p < 0,05).
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu trên 255 trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh, chúng tôi
nhận thấy:
4.1. Đặc điểm nhiễm khuẩn sơ sinh
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ NKSS ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (62,3% so với 37,7%). Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Tú, thấy tỉ lệ NKSS ở trẻ nam cao hơn nữ (70,3% so với

29,7%) [29]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Đinh Thị Thuý Hà tại Thái Nguyên, nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, đều thấy tỉ lệ NKSS ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ [1], [7], [15].

Trẻ sơ sinh càng non tháng và cân nặng càng thấp thì tỉ lệ nhiễm khuẩn càng cao và mức độ NKSS càng nặng. Kết quả nghiên của chúng tôi thấy tỉ lệ NKSS ở nhóm trẻ có cân nặng dưới 2500gram cao hơn nhóm trẻ có cân nặng

≥ 2500gram (62,3% so với 37,7%). Các nghiên cứu của Đinh Thị Thuý Hà, Phạm Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Kiều Nhi, Đinh Văn Thức, Vũ Thị Thuỷ đều cho thấy sức đề kháng của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ non tháng kém hơn so với trẻ lớn. Đáp ứng miễn dịch kém, đồng thời sự ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn trong và sau đẻ như ngạt, đẻ non tháng, đẻ thiếu cân... làm cho trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn [7], [15], [18], [24], [28]. Vì vậy quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thấp cân đòi hỏi người mẹ phải có kiến thức tốt về chăm sóc, dinh dưỡng, vệ sinh và hiểu biết về bệnh tật ở nhóm trẻ có nhiều nguy cơ này.

Khi phân tích nhóm trẻ theo khu vực nông thôn và thành thị, chúng tôi thấy NKSS ở khu vực nông thôn có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở thành thị (65,9% so với 34,1%). Tỉnh Thái Nguyên có tỉ lệ người dân ở nông thôn 50 - 60%, trong khi đó ở thành phố thì tỉ lệ hộ nông nghiệp chiếm khoảng 20%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây ở các tỉnh mà chủ yếu người dân làm nông nghiệp [3], [7].

Trong số 255 bệnh nhân NKSS chúng tôi nghiên cứu, dân tộc Kinh chiếm 69,4%, dân tộc thiểu số chiếm 30,6%. Trong số dân tộc thiểu số thì dân tộc Tày chiếm tỉ lệ cao nhất 12,9%, dân tộc Nùng 8,6%, các dân tộc khác

9,1%. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Đinh Thị Thuý Hà tại Thái Nguyên thấy dân tộc Kinh chiếm 76,7%, dân tộc thiểu số chiếm 23,3% trong đó dân tộc Tày chiếm tỉ lệ cao nhất 11,7% [7]. Kết quả này cũng phù hợp với phân bố dân tộc tại tỉnh Thái Nguyên.

Trong số các bệnh nhân NKSS, chúng tôi thấy viêm phổi có tỉ lệ cao nhất 84,3%, kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy viêm phổi luôn là bệnh nhiễm khuẩn có tỉ lệ cao nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh thấy có 331 trẻ viêm phổi trong tổng số 1000 trẻ sơ sinh vào viện [1]. Tạ Văn Trầm và CS nghiên cứu tại Tiền Giang thấy viêm phổi sơ sinh chiếm 16,3% trẻ sơ sinh nhập viện [30]. Chúng

tôi thấy các bệnh nhiễm trùng khác có tỉ lệ thấp: viêm rốn kết hợp viêm phổi
7,5%, viêm da 3,5%, nhiễm khuẩn tiết niệu 3,5%, chỉ có 2 bệnh nhân viêm màng não mủ (0,8%), 1 bệnh nhân nhiễm trùng huyết (0,4%).

Nghiên cứu của chúng tôi thấy 3,5% bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu, tỉ lệ này cũng gần với kết quả nghiên cứu của Barton M. và CS nghiên cứu tại Bệnh viện trường Đại học Y khoa miền tây Ấn Độ. Ghaemi S. và CS nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa khu Nemazee - Iran. Xinias I. và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Thessaloniki - Hy Lạp lần lượt có tỉ lệ là 3,8%, 5,8%, 6,5% [38], [42], [56]. Theo Đặng Phú Ân tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ sơ sinh

0,1 - 1% và tăng cao dần đến 10% ở trẻ sơ sinh nhẹ cân [2]. Chúng tôi chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu dựa vào bạch cầu niệu và nuôi cấy nước tiểu. Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu được chẩn đoán sớm khá cao cũng do trẻ được kiểm tra xét nghiệm nước tiểu ngay khi vào viện, nhưng chúng tôi nhận thấy việc lấy nước tiểu của trẻ sơ sinh nhất là các trẻ gái là rất khó khăn.

Tỉ lệ viêm màng não mủ theo nghiên cứu của chúng tôi là 0,8%, kết quả nghiên cứu của chúng tôi gần với kết qủa nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ viêm màng não mủ sơ sinh dao động từ 0,9 đến 1,5% tuỳ theo năm [22]. Khác với chúng tôi, nghiên cứu của May M. và CS thấy tỉ lệ viêm màng não mủ sơ sinh là 9,2% [44]. Chúng tôi chỉ phát hiện được một bệnh nhân nhiễm trùng huyết (0,4%), tỉ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Xuân Tú tại Bệnh viện Nhi Trung ương thấy tỉ lệ nhiễm trùng huyết sơ sinh là 2,1% [26], theo chúng tôi bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối và nhiều bệnh nhân nặng hơn.

Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ viêm phổi gặp nhiều hơn trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (47,0% so với 37,3%), viêm da trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm và nhiễm khuẩn sơ sinh muộn không có sự khác biệt, ở trẻ dưới 3 ngày tuổi viêm da là 1,6%. Khác với chúng tôi, Nguyễn Thị Kim Anh thấy viêm phổi gặp nhiều hơn trong nhiễm khuẩn sơ sinh muộn (77,9% so với 22,1%) [1].

Rất ít bệnh nhân vào viện vì viêm rốn đơn thuần, mà chúng tôi gặp viêm rốn trong khi đang điều trị các bệnh khác. Hiện nay quan điểm của các nhà sản khoa và nhi khoa là không băng kín rốn mà để hở rốn ngay từ sau khi cắt rốn, đây là điều kiện tốt để tránh nhiễm trùng rốn và có thể phát hiện sớm các trường hợp viêm rốn [15].

Chúng tôi thấy số trẻ được chẩn đoán nhiễm khuẩn trước 24 giờ còn thấp, chỉ có 22,3% bệnh nhi NKSS được đến viện trước 24 giờ trong khi có

48,6% bệnh nhân đến viện sau 3 ngày. Kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Anh thấy có 64,9% bệnh nhân đến viện 3 ngày sau khi bị bệnh [1].

Chúng tôi thấy 8/9 trường hợp bệnh nhân viêm da được phát hiện sớm, trong khi đó viêm rốn thường được phát hiện sau 3 ngày, có thể trẻ được chăm sóc da hàng ngày nên các dấu hiệu bất thường sẽ được phát hiện sớm trong khi rốn băng kín nên ít được quan tâm hơn. Các trường hợp viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết đều phát hiện muộn sau 3 ngày.

Tỉ lệ NKSS tương đối cao như vậy cho thấy người bác sỹ Nhi khoa lâm sàng cần hết sức chú ý khám lâm sàng, theo dõi trẻ có yếu tố nguy cơ NKSS để phát hiện triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn kịp thời, làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán sớm, điều trị sớm nhiễm khuẩn cho trẻ.

- Đặc điểm lâm sàng của NKSS rất đa dạng, tuỳ theo lứa tuổi của trẻ, vị trí tổn thương và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Ở trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ non tháng cũng có những biểu hiện lâm sàng riêng biệt, những dấu hiệu đầu tiên ở lứa tuổi này thường rối loạn hô hấp và rối loạn tuần hoàn...

Rối loạn thân nhiệt: sốt là triệu chứng phản ánh tình trạng phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh, nhưng sốt không phải là triệu chứng đặc hiệu trong chẩn đoán NKSS mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy NKSS thường có sốt. Tuy nhiên trong các trường hợp như trẻ sơ sinh non tháng, khi bị

nhiễm khuẩn trẻ không sốt mà thậm chí còn hạ nhiệt độ. Chúng tôi gặp
176/255 trường hợp có nhiệt độ bình thường (69,0%), 46/255 trường hợp có sốt (18,0%) và 33/255 trường hợp hạ thân nhiệt (13,0 %). Trong 46 trường hợp sốt có 36 trẻ đủ tháng, chiếm 14,1% và 10 trẻ đẻ non tháng, chiếm 3,9%. Trong số 33 trường hợp hạ thân nhiệt có 5 trẻ đủ tháng, chiếm 2,0% và 28 trẻ đẻ non tháng chiếm 11,0%. Kết quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Weisman L. thấy trong NKSS, tăng thân nhiệt thường gặp ở trẻ đủ tháng hơn ở trẻ đẻ non (12% so với 1%), ngược lại dấu hiệu hạ thân nhiệt gặp ở trẻ đẻ non nhiều hơn trẻ đủ tháng (13% so với 3,4%) [55]. Nguyễn Tiến Dũng khi nghiên cứu 84 trẻ dưới 2 tháng tuổi vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai thấy chỉ có 23,8% bệnh nhi có tăng thân nhiệt [5]. Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung thấy 78,4% bệnh nhân vào điều trị tại khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiệt độ bình thường [3].

Chúng tôi gặp triệu chứng rối loạn hô hấp gặp ở 98,0% (250/255 trường hợp). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Huệ cho thấy hội chứng rối loạn hô hấp là 69,2% và nghiên cứu của Mehr S. cho thấy hội chứng rối loạn hô hấp là 68% ở NKSS [9], [45].

Chúng tôi thấy thở nhanh trên 60 lần/phút ở nhóm trẻ đẻ non là 16,9% và 16,1% ở nhóm trẻ đủ tháng. Ở trẻ sơ sinh khả năng điều hoà nhịp thở của trẻ sơ sinh còn kém, đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy bằng cách tăng nhịp thở trong thời gian rất ngắn và nhanh chóng dẫn đến cơn ngừng thở. Thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất của triệu chứng hô hấp khi trẻ bị viêm phổi. Khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, Khu Thị Khánh Dung thấy dấu hiệu thở nhanh chỉ gặp 29,8% ở trẻ đẻ non viêm phổi. Đinh Thị Thuý Hà thấy dấu hiệu thở nhanh gặp 26,7% ở trẻ đủ tháng và 21,7% ở trẻ đẻ non bị viêm phổi [3], [7].

Dấu hiệu rút lõm lồng ngực gặp ở hai nhóm trẻ đủ tháng và non tháng đều là 9,8%. Trẻ đẻ non thường thở nông, yếu do cơ hô hấp chưa phát triển

đầy đủ đặc biệt là cơ lồng ngực. Dấu hiệu nhịp thở nhanh và rút lõm lồng ngực là hai dấu hiệu chính của viêm phổi được TCYTTG khuyến cáo sử dụng để đánh giá, phân loại viêm phổi, nếu trẻ có một trong hai dấu hiệu này là viêm phổi nặng [7].

Thở rên là dấu hiệu hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt gặp nhiều hơn ở trẻ đẻ non. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ thở rên ở trẻ đẻ non cao hơn ở trẻ đủ tháng (29,4% so với 9,4% với p < 0,05). Nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy tỷ lệ tỉ lệ thở rên ở trẻ đẻ non cao hơn ở trẻ đủ tháng. Khu Thị Khánh Dung thấy thở rên gặp nhiều ở trẻ đẻ non chiếm 68,4% và trẻ đủ tháng là

44,2% [3]. Đinh Thị Thuý Hà thấy thở rên chiếm tỉ lệ 16,7% ở trẻ đẻ non và
8,3% ở trẻ đủ tháng [7].
Triệu chứng thở chậm và ngừng thở cơn ngừng thở gặp nhiều hơn ở trẻ đẻ non so với trẻ đủ tháng (4,3% so với 2,3%). Những trẻ đẻ non có dấu hiệu thở chậm và ngừng thở thì khả năng bị viêm phổi cao hơn so với những trường hợp không có dấu hiệu này. Do đặc điểm cấu tạo phổi của trẻ đẻ non, nên khi phổi bị tổn thương gây ảnh hưởng rất lớn đến việc trao đổi khí và trẻ nhanh chóng bị suy hô hấp. Một số kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy dấu hiệu thở chậm và ngừng thở ở trẻ đẻ non gặp nhiều hơn trẻ đủ tháng bị viêm phổi: Khu Thị Khánh Dung thấy tỉ lệ là 52,4% và 19,7%, Đinh Thị Thuý Hà thấy tỉ lệ là 16,7% và 13,3% [3], [7]. Cơn ngừng thở còn là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh khác nhau của sơ sinh như nhiễm trùng huyết, xuất huyết não màng não, hạ đường huyết. Cơn ngừng thở ở trẻ sơ sinh thường do hoạt động của vỏ não chưa hoàn chỉnh, cơn ngừng thở dưới 10 giây trong một chu kỳ thở được coi là bình thường. Chính vì đặc điểm này của trẻ sơ sinh mà các thầy thuốc cần phải lưu ý khi thăm khám, hỏi bệnh và kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng khác để có thể chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

Triệu chứng về tuần hoàn cũng hay gặp chiếm 65,4% (ở nhóm trẻ non tháng là 46,2% và ở nhóm trẻ đủ tháng là 19,2%). Trong đó da tái xám gặp


vân tím gặp 30,9% (ở nhóm trẻ non tháng là 20,4% và nhóm trẻ đủ tháng là
10,5%), tím lạnh đầu chi là 7,0%, nhịp tim nhanh trên 160 lần/phút là 1,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Phan Thị Huệ cho thấy 71,2% trẻ NKSS có dấu hiệu về tim mạch [9].

Tím tái là một trong những dấu hiệu có giá trị dự đoán tiên lượng bệnh nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi da tái, nổi vân tím là dấu hiệu gặp nhiều hơn ở trẻ đẻ non chiếm tỉ lệ 39,6%. Theo Đinh Thị Thuý Hà tím tái cũng là dấu hiệu gặp nhiều hơn ở trẻ đẻ non chiếm 43,3% [7]. Tại những nơi chưa đo được huyết áp thường qui như khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên thì dấu hiệu da tái xám, nổi vân tím, tím lạnh đầu chi, là những dấu hiệu biểu hiện giảm tưới máu ngoại vi, giảm thể tích tuần hoàn trong sốc nhiễm khuẩn. Đứng trước một trẻ sơ sinh có dấu hiệu tím tái, nổi vân tím, cần phải nghĩ đến nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhịp tim nhanh ít gặp trong nghiên cứu của chúng tôi có thể do triệu chứng này rất khó nhận biết trong khi chúng tôi chưa có monitoring theo dõi các chỉ số chức năng sống.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, triệu chứng rối loạn thần kinh ít gặp, chiếm 3,3%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Merh S. là 18,0% và nghiên cứu của Phan Thị Huệ là 67,3% [9], [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi dấu hiệu giảm trương lực cơ gặp 8/255 trường hợp (trong đó trẻ đẻ non có

6 trường hợp), dấu hiệu tăng trương lực cơ và li bì đều gặp 2/255 trường hợp.


Đặc điểm thần kinh trẻ non tháng là li bì, nên với trẻ non tháng dấu hiệu li bì ít có giá trị trong đánh giá nhiễm khuẩn. Ngược lại, đối với trẻ đủ tháng, li bì là một dấu hiệu có giá trị để nghi ngờ trẻ có khả năng nhiễm khuẩn. Triệu chứng giảm trương lực cơ hay gặp ở trẻ đẻ non và giảm trương lực cơ cũng là một đặc điểm của trẻ đẻ non. Vì vậy, các bác sỹ Nhi khoa cần phải chú ý phân biệt giảm trương lực cơ do nhiễm khuẩn với giảm trương lực cơ ở trẻ non tháng không có nhiễm khuẩn.
loạn tiêu hoá ít gặp chỉ chiếm 8,9% (ở nhóm trẻ non tháng là 3,1% và ở nhóm trẻ đủ tháng là 5,8%). Trong đó bỏ bú - bú kém gặp 5,8% (ở nhóm trẻ non tháng là 2,7% và nhóm trẻ đủ tháng là 3,1%), nôn gặp 1,9% (ở nhóm trẻ non tháng là 0,4% và nhóm trẻ đủ tháng là 1,5%) và chướng bụng là 1,2% (đều gặp ở nhóm trẻ đủ tháng). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Huệ cho thấy triệu chứng rối loạn tiêu hoá là 44,2% [9] và nghiên cứu của Tollner U. cho thấy triệu chứng rối loạn tiêu hoá là

21% [52].


Bú kém, bỏ bú, nôn là triệu chứng hay gặp và thường biểu hiện sớm trong các trẻ nhiễm khuẩn có dấu hiệu tiêu hoá và có giá trị trong dự đoán nguy cơ nặng của bệnh. Các triệu chứng chướng bụng, tiêu chảy, gan to, lách to thường biểu hiện ở trẻ có triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn rõ.

Triệu chứng về da chúng tôi gặp 11,7% (ở nhóm trẻ non tháng là 3,5% và nhóm trẻ đủ tháng là 8,2%). Triệu chứng hay gặp là viêm rốn chiếm 5,1% và viêm da chiếm 3,1%. Chúng tôi chỉ gặp 2 trường hợp xuất huyết dưới da ở trẻ nhiễm khuẩn nặng. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Phan Thị Huệ cho thấy triệu chứng về da, niêm mạc là 55,8% [9].

Qua các số liệu nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các biểu hiện lâm sàng của trẻ NKSS thường đa dạng, triệu chứng có thể khó nhận biết (như nhịp tim nhanh), có thể dễ nhận ra (như thở rên, thở nhanh...) và thường biểu hiện rối loạn ở nhiều hệ thống cơ quan của cơ thể. Tuy nhiên các dấu hiệu lâm sàng này của nhiễm khuẩn không đặc hiệu vì có thể gặp ở nhiều bệnh khác không phải nhiễm khuẩn. Vì vậy chúng tôi thấy rằng để chẩn đoán sớm một trẻ NKSS, không thể chỉ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng mà cần phải dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng có độ tin cậy cao để chẩn đoán. Như vậy sẽ tránh được việc điều trị kháng sinh và nằm viện không cần thiết cho trẻ. Mặt khác,

chẩn đoán sớm sẽ giúp có quyết định điều trị kháng sinh đúng và kịp thời, giảm được tỷ lệ bệnh nặng và tử vong do NKSS.

- Những thay đổi số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính trong NKSS là chỉ số khách quan phản ánh khả năng phản ứng nội môi với tình trạng nhiễm trùng. Tuy vậy ở trẻ đẻ non, cân nặng thấp khả năng này hạn chế. Vì vậy ít biến động về số lượng bạch cầu và tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, chứng tỏ khả năng phòng vệ của nhóm trẻ này rất kém. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy số lượng bạch cầu trong giới hạn bình thường chiếm

87,0%, bạch cu tăng trên 20 000/mm3 chiếm 12,2%, bch cu gim dưi
5000/mm3 chiếm 0,8%. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy mặc dù số lượng bình thường nhưng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính đã tăng chiếm 51,4% (ở nhóm trẻ đủ tháng tăng nhiều hơn nhóm trẻ đẻ non), có 37,3% bạch cầu đa nhân trung tính trong giới hạn bình thường. Kết quả này cho thấy sau khi tiếp xúc với yếu tố gây bệnh khả năng phản ứng của cơ thể đối với tình trạng nhiễm khuẩn ở trẻ đủ tháng là khá rõ hơn ở nhóm trẻ đẻ non tháng. Khu Thị Khánh Dung nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vi khuẩn và một số yếu tố liên quan đến viêm phổi sơ sinh [3], Nguyễn Hồng Điệp nghiên cứu viêm phổi nặng ở trẻ em dưới một tuổi [7], Phan Thị Huệ nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm [9], Lê Hoàng Sơn nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, nguyên nhân, điều trị viêm phổi cấp tính trẻ em từ 0 - 3 tuổi [21] đều cho rằng số lượng bạch cầu ít có giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn vì khoảng giới hạn bình thường rất rộng. Chúng tôi thấy xét nghiệm tế bào máu ngoại biên ngay sau đẻ ít có giá trị trong chẩn đoán NKSS. Tuy nhiên, nó là một xét nghiệm dễ thực hiện, nên cũng có thể giúp ích cho chẩn đoán khi có biến đổi, nhưng nếu bình thường cũng không loại trừ được khả năng nhiễm khuẩn.

- Kết quả điều trị 84,3% khỏi bệnh, trong đó nhóm trẻ đủ tháng chiếm


50,6%, nhóm trẻ non tháng chiếm 33,7% sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Có 8 trường hợp nặng lên xin chuyển viện chiếm 3,1% tập trung

chủ yếu ở nhóm trẻ đủ tháng chiếm 2,3% trong khi đó nhóm trẻ đẻ non chiếm


0,8%. Có 32 trường hợp tử vong chiếm 12,6% tập chung chủ yếu ở nhóm trẻ đẻ non chiếm 11,8% trong khi đó nhóm trẻ đủ tháng chiếm 0,8%. Như vậy nhóm trẻ đẻ non có tỉ lệ tử vong và xin chuyển viện cao hơn so với nhóm trẻ đủ tháng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Mai thấy tỉ lệ tử vong chung do nhiễm khuẩn sơ sinh là

6,8% trong đó tử vong do nhiễm trùng huyết chiếm 44,4% [15]. Lương Ngọc Trương và CS nghiên cứu tại Thanh Hoá thấy tỉ lệ tử vong do viêm phổi chiếm 16,1% tử vong sơ sinh [29]. Một số tác giả khác cũng thấy nhóm trẻ đẻ non có tỉ lệ tử vong và chuyển viện cao hơn so với nhóm trẻ đủ tháng [3], [7].

Qua nghiên cứu việc sử dụng kháng sinh trong điều trị, chúng tôi thấy việc sử dụng một loại kháng sinh đơn thuần ở trẻ đẻ non cao hơn trẻ đủ tháng (67,2% so với 30,5%), Tỉ lệ trẻ phải phối hợp từ hai loại kháng sinh trở lên ở nhóm trẻ đủ tháng cao hơn so với nhóm trẻ non tháng (86,8% so với 68,8%) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thuý Hà và CS, cho thấy sử dụng một loại kháng sinh đơn thuần ở trẻ non tháng chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ đủ tháng (56,3% so với 43,7%) và phối hợp từ hai loại kháng sinh trở lên ở nhóm trẻ đủ tháng cao hơn nhóm trẻ non tháng (82,1% so với 81,3%) [7]. Chúng tôi nhận thấy nhóm Betalactamin được dùng nhiều nhất trong cả hai nhóm trẻ, loại thuốc được dùng để phối hợp nhiều nhất là nhóm Betalactamin phối hợp với nhóm Aminosid. Gentamycin và Amikacin không được dùng đơn độc để điều trị, nhưng Gentamycin lại được chọn sử dụng và dùng nhiều nhất để phối hợp với Ampiciline.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty

tải về 0.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương