Nghị ĐỊnh quy định tăng cường VI chất dinh dưỡng vào thực phẩm



tải về 64.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích64.42 Kb.
#30376

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



S
DỰ THẢO 1

Ngày 30/3/2015
ố: /2015/NĐ-CP

Hà Nội, ngày tháng năm 2015

 
NGHỊ ĐỊNH

Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm




Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm mà thiếu hụt các vi chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của con người; các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và điều kiện an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở); các chính sách trợ giúp tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.



Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm là việc chủ động đưa thêm một hay nhiều vi chất dinh dưỡng với hàm lượng nhất định vào thực phẩm.

2. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khăc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng.

3. Vi chất dinh dưỡng là các vitamin và chất khoáng mà nhu cầu cơ thể cần dưới 100mg/ngày, cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì sự sống cho cơ thể con người.

4. Chất tăng cường là chất ở dạng tự nhiên hay hóa học được bổ sung vào thực phẩm để tăng giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Chất tăng cường là chất được sử dụng để tăng cường vào thực phẩm.



Chương II

THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀ CHẤT TĂNG CƯỜNG

Điều 3. Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

1. Các thực phẩm sau đây phải tuân thủ quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng.

a) Dầu ăn tăng cường vitamin A theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành theo Nghị định này;

b) Bột mỳ tăng cường sắt, kẽm và acid folic theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành theo Nghị định này;

c) Muối ăn tăng cường iod theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành theo Nghị định này;

c) Xì dầu (Nước tương) tăng cường sắt theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành theo Nghị định này.

2. Tùy theo từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ soát xét và bổ sung các thực phẩm phải tăng cường vi chất dinh dưỡng khi có đầy đủ bằng chứng về sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Điều 4. Chất tăng cường vào thực phẩm

Các chất tăng cường vào thực phẩm phải đạt yêu cầu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và các quy định của pháp luật có liên quan.



Chương III

SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH THỰC PHẨM TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

Điều 5. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở tăng cường vi chất dinh dưỡng phải tuân thủ các điều kiện về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện chung đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và Thông tư số 16/2012/TT-BYT ngày 22/10/2012 của Bộ Y tế quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

2. Cơ sở phải áp dụng hệ thống Thực hành sản xuất tốt (GMP), Thực hành vệ sinh tốt (GHP) hoặc các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

3. Cơ sở phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm đối với sản phẩm của mình và thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.



Điều 6. Công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và Thông tư số 19/2012/TT-BYT ngày 09/11/2012 của Bộ Y tế về hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.



Điều 7. Ghi nhãn thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm bao gói sẵn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 về hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn.

Ngoài ra trên nhãn của sản phẩm phải ghi dòng chữ bằng tiếng Việt “Thực phẩm tăng cường vi chất ….”.

Chương IV

CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP TĂNG CƯỜNG VI CHẤT DINH DƯỠNG VÀO THỰC PHẨM

Điều 8. Nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật

1. Khuyến khích các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng nâng cao năng lực công nghệ và trình độ kỹ thuật thông qua chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2. Khuyến khích cơ sở đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị kỹ thuật theo chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất của cơ sở đối với các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Điều 9. Đào tạo nguồn nhân lực

1. Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo, tập huấn về an toàn thực phẩm, mức kinh phí đào tạo, tập huấn phải phù hợp với các quy định hiện hành.

2. Mỗi lao động chỉ được đào tạo tối đa (01) một lần/năm và thời gian đào tạo được hỗ trợ kinh phí không quá (06) sáu tháng.

Điều 10. Phát triển thị trường

1. Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí quảng cáo sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và thành phố nơi cơ sở đầu tư.

2. Cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí tiếp cận thông tin thị trường, giá cả dịch vụ từ cơ quan xúc tiến thương mại của nhà nước.

Điều 11. Các tổ chức trợ giúp

Khuyến khích các tổ chức hiệp hội, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trợ giúp các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.



CHƯƠNG V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và các chất được tăng cường vào thực phẩm.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương có trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng các quy trình công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh các thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng theo chức năng quản lý của Bộ.

3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này trong phạm vi địa phương.

4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng và vận động nhân dân sử dụng thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

5. Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình trợ giúp được quy định trong Nghị định này trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.



Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày......tháng.......năm 2015.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc hướng dẫn, tổ chức triển khai thi hành Nghị định này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện và những vấn đề mới nảy sinh cần xử lý.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.



Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Quốc hội;

- Lưu: Văn thư,





TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỞNG



Phụ lục 1
QUY ĐỊNH TĂNG CƯỜNG VITAMIN A VÀO DẦU ĂN
(Ban hành kèm theo Nghị định số…../2015/NĐ-CP ngày ….tháng….năm 2015 của Chính phủ)
Yêu cầu kỹ thuật đối với dầu ăn tăng cường vitamin A:

- Dầu ăn được tăng cường vitamin A phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với Dầu ăn được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vitamin A và hàm lượng được tăng cường vào dầu ăn được quy định như sau:


Vi chất

dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng


Chất tăng cường

Vitamin A
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Retinyl palmitat


Phụ lục 2
QUY ĐỊNH TĂNG CƯỜNG SẮT VÀ KẼM VÀO BỘT MỲ
(Ban hành kèm theo Nghị định số…../2015/NĐ-CP ngày ….tháng….năm 2015 của Chính phủ)
Yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ tăng cường vi chất dinh dưỡng:

- Bột mỳ tăng cường vi chất dinh dưỡng phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với bột mỳ được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng vi chất dinh dưỡng và hàm lượng các vi chất dinh dưỡng được tăng cường vào bột mỳ được quy định như sau:


Vi chất

dinh dưỡng


Hàm lượng vi chất dinh dưỡng


Chất tăng cường

Sắt (Fe)
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc giavề thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng


- Sắt sulfat

- Sắt EDTA



Kẽm (Zn)

Kẽm oxyd


Acid folic

Acid folic


Phụ lục 3
QUY ĐỊNH TĂNG CƯỜNG IOD VÀO MUỐI ĂN

(Ban hành kèm theo Nghị định số…../2015/NĐ-CP ngày ….tháng….năm 2015 của Chính phủ)
Yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn tăng cường iod

- Muối ăn tăng cường iod phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với muối ăn được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng iod và hàm lượng iod được tăng cường vào muối ăn được quy định như sau:


Vi chất dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng

Chất tăng cường

Iod
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng




Kali iodat



PHỤ LỤC 4
QUY ĐỊNH TĂNG CƯỜNG SẮT VÀO XÌ DẦU (NƯỚC TƯƠNG)

(Ban hành kèm theo Nghị định số…../2015/NĐ-CP ngày ….tháng….năm 2015 của Chính phủ)
Yêu cầu kỹ thuật đối với nước tương tăng cường chất sắt

- Nước tương được tăng cường chất sắt phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với nước tương được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.

- Dạng chất sắt và hàm lượng chất sắt được tăng cường vào nước tương được quy định như sau:


Vi chất dinh dưỡng

Hàm lượng vi chất dinh dưỡng

Chất tăng cường

Sắt (Fe)
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

- Natri sắt (III) EDTA trihydrat

- Sắt fumarat



- Sắt sulfat








tải về 64.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương