Nghị ĐỊNH: Chương 1



tải về 2.66 Mb.
trang1/17
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích2.66 Mb.
#5633
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17


CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


Số: 13/2003/NĐ - CP

Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ13/2003/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 02 NĂM 2003 QUY ĐỊNH DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM, VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM BẰNG ĐƯỜNG BỘ



CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh


1. Nghị định này quy định danh mục hàng nguy hiểm, việc vận chuyển hàng nguy hiểm và thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện vận tải đường bộ.

2. Đối với hoạt động vận chuyển các chất phóng xạ thực hiện theo Nghị định số 50/1998/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 1998 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh về an toàn và kiểm soát bức xạ.

3. Đối với hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp ngoài việc thực hiện Nghị định này còn phải thực hiện Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng


1. Nghị định này áp dụng với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài vận chuyển hàng nguy hiểm trên lãnh thổ Việt Nam.

Trường hợp Điều ước quốc tế liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bằng đường bộ mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

­2. Việc vận chuyển các loại hàng nguy hiểm phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của lực lượng vũ trang giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Điều 3. Các trường hợp được miễn áp dụng các quy định tại Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định:

1. Hàng phục vụ cho yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.

2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không ký kết hoặc gia nhập điều ước với các nước, tổ chức quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích từ ngữ


Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

2. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

3. Bên gửi hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên gửi hàng nguy hiểm.

4. Bên nhận hàng là cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng tên nhận hàng nguy hiểm.

5. Bên vận tải là cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận vận chuyển hàng nguy hiểm.

6. Quyết định thông quan là việc cơ quan hải quan quyết định hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh.

Chương 2
HÀNG NGUY HIỂM

Điều 5. Phân loại hàng nguy hiểm

1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1:

Nhóm 1.1: Các chất nổ.



Nhóm 1.2: Các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2:


Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí ga độc hại.

Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4:

Nhóm 4.1: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy.



Nhóm 4.2: Các chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5:

Nhóm 5.1: Các chất ôxy hóa.

Nhóm 5.2: Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6:


Nhóm 6.1: Các chất độc hại.

Nhóm 6.2: Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ.

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9: Các chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Các bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.



Điều 6. Danh mục hàng nguy hiểm

1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm loại kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm nêu tại Phụ lục số 1.

2. Bộ Công nghiệp quy định danh mục hàng nhóm 1.2 loại1 (các chất và vật liệu nổ công nghiệp)

3. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định danh mục hàng loại 7 (các chất phóng xạ).

4. Sự nguy hiểm của mỗi chất trong hàng hóa được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm 2 đến 3 chữ số được nêu ở Phụ lục số 2.

Điều 7. Đóng gói hàng nguy hiểm để vận chuyển

1. Hàng nguy hiểm thuộc loại phải đóng gói trong quá trình vận chuyển thì phải đóng gói tại nơi sản xuất hoặc nơi phân phối. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 6, Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.

2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Những loại hàng, nhóm hàng chưa có TCVN thì các Bộ quản lý ngành có quy định bổ sung.

Điều 8. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm

1. Bộ quản lý ngành hàng quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì chứa đựng, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.

2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt tiêu chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 9. Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo các quy định trong quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại mục 1 Phụ lục số 3.

3. Các phương tiện vận chuyển, container có chứa hàng nguy hiểm:

a) Có dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện hoặc container có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện, container cũng dán đủ biểu trưng các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện, container;

b) Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại mục 2 Phụ lục 3. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.



Điều 10. Việc kiến nghị bổ sung danh mục hàng nguy hiểm tại khoản 1 Điều 6; quy định quy cách đóng gói tại Điều 7; tiêu chuẩn bao bì chứa đựng, thùng chứa tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm tại khoản 2 Điều 9 do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

3. Bộ Thương mại xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt.

4. Bộ Công nghiệp xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

Điều 11. Bộ trưởng các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục hàng nguy hiểm cần vận chuyển.


Каталог: 3cms -> upload -> sct -> File
File -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ nghị
File -> Phụ lục số 1 phâN ĐỊnh trách nhiệm công tác an toàn vệ sinh lao đỘng cho cán bộ quản lý VÀ CÁc phòng (ban) nghiệp vụ Ở MỘT DOANH nghiệP
File -> TÊn doanh nghiệP
File -> Căn cứ Luật Tổ chức HĐnd và ubnd ngày 26/11/2003
File -> BỘ CÔng thưƠng số: 1344/QĐ-bct cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> Căn cứ Nghị định số 52/2013/NĐ-cp ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử
File -> VĂn phòng chính phủ
File -> TÊn doanh nghiệP
File -> VĂn phòng quốc hội cơ SỞ DỮ liệu luật việt nam lawdata quyếT ĐỊNH
File -> Hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất độc và sản phẩm có hoá chất độc hại, tiền chất ma tuý, hoá chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp

tải về 2.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương