Nghề Bầy Trưởng Bản Pháp Văn của Louis doliveux như Ban Trong số này



tải về 307.33 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích307.33 Kb.
#36424
1   2

CHƯƠNG TRÌNH SÓI MỞ MẮT

(Sao mắt)

Các Sói ở Rừng muốn săn cho giỏi, muốn tự kiếm lấy mồi cho mình và Bầy, thì phải mở mắt. Bởi vậy, sau khi đã qua được chương trình Giò non, anh Bầy trưởng phải lo cho các Sói mở mắt (xem trang 61 trong Sách Sói con). Những chương trình rất giản dị, hãy cho các em biết những gì mà các em có thể biết được, và tuỳ theo trình độ. Mỗi Đàn nên có dụng cụ riêng để học hỏi cùng nhau dưới sự chỉ huy của Đầu Đàn. Sau một thời kỳ theo chương trình, anh hãy tổ chức một buổi họp đặc biệt, hoặc một ngày săn để các em thi chuyên môn theo chương trình và thi từng em một, như thế các anh sẽ lựa được những em xứng đáng đươck mở mắt, và những em bị loại sẽ sửa soạn lại để thi một kỳ khác. Những đề tài để thi, đã có nói rõ ở trong Sách Sói con.

Ngày mà các Sói trong Bầy đã được mở mắt và làm lễ gắn sao là phải một ngày lễ trọng đại của Bầy, một ngày đầy vinh dự, những sự đó là chứng tỏ Sói đã cố gắng để làm một vài phần trong công việc và đã bước một bước dài.

Về nghi lễ gắn sao mở mắt cho Sói, hãy xem trang 146 trong Sách Sói con có nói rõ.

Cho những Sói vừa được mở mắt thấy và biết trách nhiệm của các em vừa đến . Tuy các Sói đã mở một mắt, nhưng ở rừng muốn sắn được nhiều mồi hơn nữa phải cần cố gắng hơn. Và muốn trở thành một Sói hoàn toàn các em phải cố gắng để mở thêm một mắt nữa.

Chương thứ ba

BA THÁNG THỨ NHÌ

Nhận thêm Sói mới - Chương trình 2 sao mắt

Khi 12 Sói đầu đã qua được chương trình một sao, chính là lúc cần phải nhận thêm Sói mới, vì:

1. các Sói cũ đã tiến được một bước dài, và lúc bây giờ chính là lúc để các em lấy trau dồi để tiến thêm bằng cách dắt dẫn nhiều em mới, những em đó sẽ sung sướng đem tất cả lòng nhiệt thành và hăng hái, đem sự hiểu biết ra giúp các em mới, đó là một phương pháp để khích lệ các em. và với những thành tích ấy, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và học hỏi thêm để qua chương trình hai sao. Chính 12 em cũ này sẽ là nòng cột cho việc xây dựng của Bầy anh sau này sẽ là huấn luyện viên đắc lực cho những em mới.

2. Một bầy đủ 3 hay 4 Đàn thường dễ có tinh thần hơn là chỉ có 2 Đàn. Nhưng chỉ với điều kiện là 2 Đàn cũ đã vững vàng rồi, đã qua được chương trình Giò non. Như thế anh Bầy trưởng sẽ khỏi phải khó nhọc hơn. Tuy vậy sự bành trướng của Bầy cũng phải từ từ mới có kết quả, theo đúng chương trình. mối lần chỉ nên thêm một Đàn mà thôi và vài tháng mới có một dịp ấy nếu bầy tỏ ra chạy đều, thà rằng thong thả nhưng chắc chắn, cho đến khi được 4 Đàn.

Anh không thể lập một Bầy đầy đủ 24 em luôn một lần, gì cũng phải từ từ, nhất là về ngành bầy.

3. Nếu những Sói cũ của bầy đều có một sao thì các em mới có thể có uy tín để dắt dẫn, chỉ vẽ cho những em mới được. Còn nếu các em cũ chưa qua được chương trình một sao thì phương pháp này sẽ không có hiệu quả khi Bầy đã có một tinh thần tương trợ, giúp đỡ, biết vâng lời thì tự nhiên bầy sẽ có một không khí kỷ luật tốt đẹp. Phải chứng tỏ rằng Bầy không phải là một lớp học và học sinh thông minh cầm đầu, mà chính mỗi Sói con có bổn phận và danh dự riêng.

4. Sự tin tưởng và tự chủ là yếu tố của phong trào Hướng đạo. Trong phạm vi nhỏ của Bầy Sói con nhờ sự săn sóc và điều khiển của Sói già. Nhưng khi đã nhận thêm được em mới, đã chứng tỏ sự trưởng thành của Bầy, của những Sói cũ, những em này đã biết tự săn lấy mồi cho mình và Sói già có thể để tâm nhiều hơn đến những em mới nhập vào bầy.

5. Sự nhận thêm 6 Sói mới vào một lần để huấn luyện theo phương pháp Sói con, và với ý để những em này sẽ là những Đầu Đàn tương lai của Bầy là một phương pháp thích ứng. Có những em trước kia rất tầm thường, khó dạy nhưng sau khi nhận vào Bầy rồi, với châm ngôn Gắng sức đã trở thành những Sói ngoan, không phải dùng đến sự trừng phạt. Nhờ những ảnh hưởng ấy về sau các em dẽ chóng thành Sói ngoan.

6. Khi có thêm được 6 em, ta có thể tìm lấy 2 em cũ có khả năng để làm Đầu và Thứ Đàn và chỗ trống của Đàn cũ sẽ được thay thế bằng 2 em mới. Dĩ nhiên là những em mới này lại phải qua một thời kỳ tập sự để chọn lọc, lúc đầu thế nào cũng có một vài sự lộn xộn vì sự xáo trộn, nhưng qua một thời gian ngắn, bầy lại có thể tiến lại và tiến mạnh.

MỞ HAI MẮT

Qua thời kỳ mở được một mắt, bây giờ các em có thể tự sửa soạn để mở thêm một mắt nữa và có thể đi săn được một mình có kết quả. Lần này không phải do sự thúc đẩy của Sói già như trước nữa mà phải do sự cố gắng và lòng ham muốn của các em Sói ấy.



Muốn được 2 sao, các em phải:

1. Có 1 sao ít ra được 6 tháng.

2. Biết hát bài Quốc ca.

3. Biết rửa một vết thương và dúng băng hình tam giác để buộc (vết thương ở tay hay chân), biết sự nguy hiểm của vết trầy da bị bẩn.

4. Biết dọn mâm (bày bàn ăn), nhóm một bếp lửa ở nhà hay ngoài trời, đánh giày, chải giặt, gấp quần áo, quét nhà.

5. Biết những chữ số của Morse và có thể đọc hay truyền những chữ số đó bằng cờ hay còi.

6. Biết 4 phương chính và 4 phương bàn.

7. Biết làm nút thợ dệt, nút người câu cá, nút thuyền chài và nút đầu ruồi, hiểu công dụng của những nút ấy.

8. Có thể làm cẩn thận, một mình một vật gì có ích, hãy vẽ 5 cái hoa hay 5 con vật để tên rõ ràng, hay 2 bức tranh chuyện Rừng (đừng cóp lại những tranh đã có).

9. Biết hai cách tập thể dục và nhắc lại mỗi cách ấy 5 lần (đứng thẳng, cúi mình đầu ngón tay chấm đầu ngón chân, không gấp đầu gối - đứng thẳng, ngồi xổm xuống vào gót chân và giữ thăng bằng đầu ngón chân).

10. Có thể nhắc một tin mưới lăm tiếng sau khi đã chạy ba trăm thước đem tin đi theo một đường định sẵn.
Chương thứ tư

BẰNG CHUYÊN MÔN

Khi đã mở được hai mắt, em Sói có thể tiến sâu hơn nữa bằng cách đi dần vào chương trình các bằng chuyên môn. Là một sự khích lệ lòng hăng hái, chí kiên và chịu khó. Làm nẩy nở năng khiếu các em theo đúng phương pháp Hướng đạo. Bầy không phải là một Trường kỹ nghệ, không có sự ganh đua với những Bầy khác về chuyên môn. Một bầy vững không hẵn là có nhiều Sói có nhiều Bằng chuyên môn, vid trong phương pháp giáo dục Sói con, trong mỗi Bầy gồm có nhiều trình độ khác nhau, miễn các chương trình ấy được theo đúng phương pháp. Ngoài sự phát triển khả năng từng em, sự kiên nhẫn và khéo tay, nó còn tạo cho các em được những tính khí tốt.

Sự lựa chọn một ngành chuyên môn, các Sói phải tự lựa lấy do sự ham thích của các em cùng sự nâng đỡ của Bầy trưởng, Bầy trưởng không thể ép buộc các Sói con phải theo một chuyên môn nào đó do các anh đề xướng. Các em có quyền làm theo sở thích, chứ không bị ép buộc.

Học chuyên môn: Khi Bầy đã có một trình độ để thi Bằng chuyên môn, thì phải có những buổi học chuyên môn, do bầy trưởng hoặc một huấn luyện viên hướng dẫn, và những Sói 2 sao dự. Những Sói Giò non và 1 sao không dự những buổi học này.

Trong chương trình chuyên môn gồm có nhiều phần chuyên môn như Cấp cứu, Truyền tin, Nội trợ và Khéo tay v.v...

Trong các chương trình chuyên môn này, có nhiều phần do Sói con tự luyện lấy, Bầy trưởng chỉ cho ý kiến và hướng dẫn một cách sơ lược thôi, như phần Truyền tin. Có thể học ở Đàn trong những lúc về huấn luyện lại cho các Sói chương trình 1 sao, các Sói 2 sao sẽ tự học hỏi thêm được rất nhiều. Bằng Nội trợ thì có thể học ngay ở nhà v.v...

Để giúp đỡ thêm, Bầy trưởng có thể đặt những câu hỏi trong phạm vi các chuyên môn, viết vào một cuốn sổ tay dành riêng cho Sói và các em sẽ trả lời vào đó mỗi khi tìm ra câu trả lời, xong trình cho anh Bầy trưởng xem.



Thi Bằng chuyên môn: Thi chuyên môn là một dịp để cho Sói con thi thố tài nghệ khéo léo và tỏ ra xứng đáng được thưởng Bằng chuyên môn. Cuộc thi phải tổ chức chu đáo, nếu không, công trình học hỏi của các Sói sẽ mất cả giá trị.

Bầy trưởng phải tìm một Ban giám khảo lành nghề, có thể là các Bầy trưởng của các bầy khác, trong số phụ huynh của các Sói. Như thế Bằng chuyên môn cấp sẽ có một giá trị khả quan và có vẻ công bằng hơn.


Chương thứ năm

CÔNG VIỆC BẦY

Tủ sách Bầy - Hát - Đội bóng - Du ngoạn - Lễ Bầy - Kể chuyện

Trong các chương trước chỉ nói đến sao và chuyên môn. Nhưng thật ra thì trong tầm của chương trình Sói con không phải chỉ có chương trình Sao mắt và các Bằng chuyên môn mà thôi. Ngoài ra còn có nhiều đề mục khác nữa, tuy ta không thấy nói rõ ràng từ đầu nhưng chính ra đã có từ khi Bầy mới khai sinh.



Tủ sách Bầy: Đó là một kho tàng lợi ích và thích thú của Sói. Vì như chúng ta đã thấy phần nhiều các em bé đều thicha đọc sách, nhưng không biết chọn sách và sắn sách để đọc. Bở vậy, để tránh sự đọc sách một cách bừa bãi, có tai hại, Bầy trưởng nên chú trọng đến sự lập một tủ sách cho Bầy và chọn những sách hay, hữu ích. Phải đọc qua những cuốn sách ấy mới có thể nhận định được là những sách nào nên để Sói đọc. Được đọc toàn những sách hay là một cách đào tạo đức tính, gặt hái kinh nghiệm và luyện trí hiểu biết và trí thông minh. Nhân đó các em sẽ thu thập được nhiều tư tưởng hay, trau dồi tiếng Mẹ. Ngoài ra Bầy trưởng còn có thể nhận xét tính tình của các Sói bằng cách tìm hiểu các Sói là hay đọc những loại sách nào.

Đội bóng; Nếu đủ phương tiện, nên tổ chức một đội bóng, việc này sẽ giúp một cách hữu hiệu trong sự giáo dục về tinh thần kỷ luật và thể thao.

Hát: Các em thường thích hát để biểu lộ sự vui vẻ, sung sướng, hát là một nguồn hạnh phúc của tuổi trẻ. Nhưng hát phải có âm điệu, trầm bỗng, có tiết tấu nhịp nhàng chứ không phải là toàn những tiếng reo ồn ào mất trật tự.

Âm nhạc có một giá trị lớn lao trong việc đào tạo đức tính, như ta hay xem những em hát hay và hay hát phần nhiều là những em có đức tính tốt và những em thô bạo cục cằn là những em rất ít hát. Sự vâng lời, hoà nhã v.v... chịu ảnh hưởng rất nhiều trong âm nhạc.



Du ngoạn: Những tuổi Sói con rất thích những nơi mới là và vì trí tưởng tượng của các em không được thoả mãn vì luôn sống trong một khung cảnh chật hẹp, nên thỉnh thoảng Bầy trưởng cần phải tổ chức những buổi du ngoạn. Nhưng phải thận trọng khi tìm địa điểm thích hợp, có điều kiện thuận tiện. Du ngoạn làm nẩy nở sự hiểu biết của accs em về tạo vật, thiên nhiên. Tuy không phát biểu được cảm tưởng nhưng các em có thể thông cảm ngay được những nét đẹp của vũ trụ và thiên nhiên.

Những cuộc du ngoạn có thể rất tốn tiền và để làm kiệt quệ quỹ bầy, vì thế anh nên dự trữ về tài chính trước khi phát hoạ một chương trình.



Lễ Bầy: (Xem chi tiết ở Sách Sói con trang 239) Tâm lý của Sói là luôn muốn biểu dương tài nghệ của mình trên một phương diện nhất là khi nghe đến việc tổ chức kịch nhạc, thì em nào cũng mong ước mình sẽ thành một diễn viên xuất sắc. Nhưng những dịp này là chỉ nên tổ chức trong những Lễ Bầy hàng năm. Trong buổi Lễ Bầy sẽ có thêm những trò vui bằng trò chơi. Ý nghĩa của Lễ Bầy là để phô trương tinh thần của Bầy và những công việc thường xuyên.

Kể chuyện: Sói con đang thời kỳ phải sống trong một khung cảnh tưởng tượng, bởi vậy trí tưởng tượng của Sói rất dồi dào, thích những cảnh sống thần tiên. Chính nhờ những điểm đó, về sau Sói dễ có một quan niệm đẹp đẽ về cuộc đời. Những chuyện hào hiệp của những hiệp sĩ thời xưa sẽ có một ảnh hưởng rất tốt cho các em trong việc rèn luyện tính khí. Nói tóm lại, phần đông trẻ em ao ước được sống trong một khung cảnh đẹp đẻ do trí tưởng tượng tạo nên.

Bởi vậy trong phương pháp Sói con cũng đã lấy phần kể chuyện mà làm một trong những phương tiện giáo dục.

Để đạt được kết quả ấy, trong những buổi họp, các anh nên chú trọng đến phần kể chuyện. Nên đem những chuyện có tính cách hay và thiết thực kể cho các em. Nhuyện quá hoang đường và có vẻ vô lý nên cần phải loại ra. Nhưng cần nhất là người kể chuyện phải kể một cách hấp dẫn, mạch lạc, như thế các em mới có thể ngồi nghe một cách say mê. Có những chuyện kể ra thì thật không được hay mà nhờ người kể một cách duyên dáng làm cho cốt truyện thành hay và cũng có khi một câu chuyện rất hay nưng người kể lại kể một cách lúng túng, không mạch lạc rõ ràng, không những đã làm mất giá trị của nó mà lại không hấp dẫn được các em. Bởi vậy, các anh Bầy trưởng cần phải biết rõ những bí quyết để nói chuyện và kể chuyện, tuy không khó nhưng cũng phải luyện tập rất nhiều và phải thuộc lòng câu chuyện đem ra kể. Giọng nói khi trầm, bỗng và cần phải diễn tả bằng cử chỉ, nét mặt làm cho người nghe có thể tưởng tưởng là câu chuyện đang xảy ra ngay trước mắt và chính người nghe nhìn nhân vật trong câu chuyện. Nhất là các em có một trí tưởng tượng rất mạnh. Vì vậy anh Bầy trưởng cần phải đọc những sách có ích cho các em và những sách cổ tích, và sưu tâm câu chuyện hay để làm mồi cho các em. Các em sẽ thấy nó kết quả đến thế nào.
Chương thứ sáu

HỘI ĐỒNG

Hội đồng Sói Già: Là một buổi họp gồm các Sói già trong Bầy để giải quyết hoặc bàn định những công việc tiến triển của Bầy. Có thể có các Đầu Đàn đến dự và phát biểu những ý kiến về những công việc của Bầy.

Họp Đầu Đàn: Ngoài những buổi họp thường của Bầy, cần phải có buổi họp của Đầu Đàn (có thể có buổi họp trước khi họp Bầy 1/2 giờ) để các Đầu Đàn có thể trao đổi kinh nghiệm và rút ưu khuyết điểm cùng duyệt lại những công việc đã làm và bàn định những việc sắp làm. Dưới sự hướng dẫn của Bầy trưởng các Đầu Đàn có thể học thêm phần chuyên môn.

Thỉnh thoảng cũng nên có một buổi họp đặc biệt cho Đầu Đàn của các Bầy trong Đạo. Trong buổi họp này không phải để thuyết trình một vấn đề gì, có Tiếng Rống lớn và chương trình chơi, hát, múa v.v... mục đích để điều hoà chương trình của các Bầy trong Đạo và thắt chặt tình thân ái của các Đầu Đàn.



Hội đồng Minh Nghĩa: Là một phiên họp đặc biệt khi có việc gì cần phải giải quyết về vấn đề kỷ luật. Gồm các Bầy trưởng và các Đầu Đàn dự mà thôi, những gì biểu quyết cần phải được giữ kín. Hội đồng này được triệu tập để xét những vi phạm đến kỷ luật của các Sói như: Thiếu chuyên cần, không vâng lời và những lỗi rất có hại cho uy tín của Bầy, hoặc phong trào v.v... Chủ toạ trình bày những lỗi đã phạm của Sói đó, Hội nghị cân nhắc và thảo luận, nhưng đừng quên trước khi kết luận thì phải cân nhắc đến hạnh kiểm của Sói đó đã, điều này phải tôn trọng ý kiến của các Đầu Đàn, vì các Đầu Đàn gần Sói hơn các anh. Sói vi phạm kỷ luật cũng được gọi đến trước Hội đồng vì cũng có quyền tự bào chữa.

Sau khi Hội nghị đã biểu quyết một quyết định trừng phạt thì sẽ tuyên bố trước hội nghị. Nhưng hình phạt không nên quá nặng nề, chỉ nên có tính cách cảnh cáo, trừ phi khi nào Sói ấy đã phạm lỗi nhiều lần.

Nhưng, Hội đồng Minh nghĩa không nên có luôn, chỉ trường hợp nào cần lắm mà thôi, vì nếu một Bầy mà Hội đồng Minh nghĩa họp luôn luôn sẽ gieo hoang mang cho các Sói trong Bầy vì đó là triệu chứng suy sụp. Các anh nên cẩn thận trên vấn đề này và cho các Sói thấy rằng trong Sói con hay thưởng hơn là hay phạt.

ĐẦU ĐÀN NHẤT

Đầu Đàn nhất là một Đầu Đàn xuất sắc trong Bầy và là một Đầu Đàn xuất sắc nhất trong số các Đầu Đàn ưu hạng. Bởi vậy các anh nên thận trọng trong việc phong nhậm kẻo mất giá trị. Sau đây là thể thức để phong nhậm cho một Đầu Đàn nhất:

- Một năm hoạt động liên tục ở Bầy.

- Đã làm Đầu Đàn trên 6 tháng.

- Phải là Sói đã mở 2 mắt.

Ngoài điều kiện nói trên, Đầu Đàn ấy cần phải được các Đầu Đàn khác công nhận, các Sói có cảm tình, không những chỉ có các Sói trong Đàn mà thôi, mà là phải của tất cả các Sói. Cảm tình đây có nghĩa là được chú ý vì: Công bằng, thật thà, có tinh thần tương thân, tương ái và có năng lực về sinh hoạt Bầy. Hơn nữa Đầu Đàn nhất phải được các huynh trưởng tín nhiệm, có tài điều khiển và nhất là bao giờ cũng để bổn phận lên trên sở thích cá nhân. Có tinh thần trách nhiệm, dầu có bầy trưởng hay Bầy trưởng vắng mặt. Luôn luôn giữ danh dự cho Bầy. Về thể chất phải là Sói khoẻ mạnh và lớn hơn các Sói khác để có thể có uy tín. Đầu Đàn nhất phải lưu ý đến mọi mặt vật chất đến tinh thần của tất cả các Đàn trong Bầy.

Đầu Đàn nhất đeo 3 vành vàng ở tay áo trái. Tóm lại sự phong nhậm một Đầu Đàn nhất cần phải thận trọng vì giá trị của nó và không bắt buộc Bầy nào cũng phải có Đầu Đàn nhất. và còn một điều cần nên tránh là đừng có sự phong nhậm vì ganh đua với các Bầy khác.

Huấn luyện viên chuyên môn

Huấn luyện viên giúp Bầy trưởng trong phạm vi các chuyên môn, là một Hướng đạo sinh, tốt nhất là một Hướng đạo sinh từng ở Bầy lên. Huấn luyện viên chỉ phụ trách về các phần chuyên môn chứ không dính dáng gì đến nội bộ của Bầy. Nhưng cần phải hiểu rõ sinh hoạt của Bầy và có thể hành động như một Phó Bầy trưởng. Một Bầy có thể có nhiều huấn luyện viên, nhưng nên lưu ý răng đừng thay thế hẳn các Đầu Đàn, nếu như thế sẽ làm mất cả trách nhiệm và uy tín của các Đầu Đàn.



Phó Bầy Trưởng

Tất cả những gì nói về Bầy trưởng đều áp dụng cho Phó Bầy trưởng và Phó Bầy trưởng là cánh tay phải của Bầy trưởng, thay thế Bầy trưởng những lúc vắng mặt, để điều khiển và lãnh trách nhiệm Bầy. Phó Bầy trưởng phải làm tất cả những việc mà Bầy trưởng phải làm để tỏ rằng một sự công tác chặt chẽ vì ích lợi chung của Bầy. Bầy trưởng với Phó Bầy trưởng như hình với bóng, tâm đầu ý hiệp, mới mong nâng Bầy lên đến chỗ khả quan. Tự tìm lấy trách nhiẹm để lo làm ngoài trách nhiệm chính đã được Bầy trưởng giao phó cho. Và chịu trách nhiệm chung với Bầy trưởng về mọi mặt và sự thăng trầm của Bầy.


Chương thứ bảy

THI LIÊN ĐOÀN

Muốn Bầy được tiến, thỉnh thoảng nên tổ chức những cuộc thi Đàn, để cho các em một ít ý thức về làm việc, nhưng nhớ rằng chỉ tổ chức khi nào nhận thấy rằng sự hoạt động Bầy có vẻ uể oải mà thôi. Vì nếu tổ chức luôn sẽ gây trong các em một mầm chia rẻ, sự ganh đua đến làm mất tinh thần tương thân tương ái, sinh ra sự ghen tỵ. Như thế đã không có lợi gì mà trai lại sẽ mất ảnh hưởng tốt, phải coi nó như một con dao hai lưỡi.

Anh nên làm một bảng chấm điểm theo kiểu mẫu sau đây và có thể làm luôn trong thời kỳ 1 tháng (4 tuần) rồi sau cùng cộng chung lại tất cả số điểm để định thứ hạng.

Những cuộc thi này sẽ làm nẩy nở những đức tính của Sói, nhưng sau khi thu được kết quả, phải thật khéo léo để tránh tình trạng kiêu ngạo của Đàn thắng và những sự bất mãn của những Đàn thua. Và phải tìm cách để khuyến khích các Đàn kém để tránh sự chia rẽ trong Bầy. và sự thắng của một Đàn cũng là vinh dự chung cho cả Bầy, vì sự cố gắng chung.

Trẻ con thích sự công bằng, nên sự chấm điểm với sự công bằng và vô tư là bổn phận của Bầy trưởng. Anh có thể nhận xét trong các trò chơi, trong các buổi họp, những nét tinh tường để định điểm.


CUỘC THI LIÊN - ĐÀN

Tuần thứ nhất

Các phần

chấm điểm

Trắng

Xám

Nâu

Đen

- Chuyên cần

- Y phục chỉnh tề

- Hạnh kiểm

-

-


















Chương thứ tám

SĂN - TRẠI

Đi săn, là một sự thích thú của Sói con, còn gì hơn trong một khung cảnh thiên nhiên, trong sạch. Các em sẽ tận hưởng những nét đẹp của một chân trời phóng khoáng. Vì vậy, Săn, Trại không thể thiếu trong chương trình Sói con. Điều này đòi hỏi ở Bầy trưởng một khả năng vững chắc và kinh nghiệm.

Nếu thuận tiện, nên cho Bầy đi săn mỗi tháng một lần trong những ngày nghỉ học.

Đất săn: Phải chọn trước, tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt, xa thành phố càng tốt. Có không khí trong sạch, cây cao bóng mát thiên nhiên, hợp với khung cảnh rừng, nên tránh không bao giờ nên chọn đất săn gần nơi Thiếu sinh cắm trại, vì đời sống của Thiếu sinh dể gây ảnh hưởng không hay cho Bầy.

Chương trình: Phải soạn sẵn trước, có một sự liên tục đối với chương trình sinh hoạt của Bầy. Các chi tiết nên vừa phải, không quá tham lam, là một chương trình quá nhiều mục và cũng không nên để bị đứt quãng. Những điều trên sẽ khiến cho cuộc săn mất hết hứng thú vì quá mệt nhọc hay uể oải.

Những cuộc săn 24 giờ lại càng phải nghiên cứu và sắp đặt kỹ càng hơn, nơi ăn ở. Sói không bao giờ được ngủ dưới lếu và ngoài trời, nằm đất. Sói con phải ngủ đủ 9 giờ một đêm. Tóm lại, chương trình phải thật đầy đủ và hấp dẫn.



Người giúp việc: Phải đầy đủ, mỗi người lãnh một trách vụ. Có thể nhòw Tráng sinh theo giúp, đừng để các Bầy trưởng gánh quá nhiều việc, vì như thế Bầy trưởng sẽ không có thì giờ để thi hành chương trình.

Sự lợi ích của các cuộc săn rất quan trọng, có thể nói rằng kết quả còn hơn nhiều buổi họp thường. Nhưng nhất thiết phải tổ chức một cách chu đáo.




Chương thứ chín

LÊN ĐOÀN

Có thể nói rằng, cái ngày mãn nguyện nhất của anh (và cũng có sự buồn rầu) trong đời Bầy trưởng của anh là ngày tiễn Sói ở Bày lên Đoàn, không mãn nguyện sao được, sau một thời gian khá dài, đem tinh thần để đào tạo một em bé thành một Sói ngoan qua hết chương trình và không buồn sao được, khi sắp phải xa một đứa em thân yêu đã từng sống với nhau hàng bao nhiêu năm.

Nhưng dù thế nào, anh cũng gạt tất cả những cảm tình riêng của anh để đưa Sói lên Đoàn, khi Sói ấy đã 12 tuổi, hay lúc anh nhận thấy chương trình Sói con đối với em không thích hợp nữa, để em sống theo một cuộc đời khác hợp với tuổi tác của em: đời Thiếu sinh.

Anh phải có một thời gian chuẩn bị, liên lạc với anh Đoàn trưởng và cũng không quên liên lạc với phụ huynh em ấy để báo cho hạ biết con em họ sắp phải qua một chương trình giáo dục khác thích hợp hơn, giới thiệu Đoàn trưởng tương lai với phụ huynh để sự liên lạc giữa gia đình với phong trào vẫn được mật thiết.

Nên tổ chức thành một buổi Lễ, nếu được trong một cuộc săn càng hay.

Những huy hiệu thuộc về Sói con để để lại cho Bầy, trừ các sao thâm niên về ngành Sói của các em. Lần thứ hai trong đời sói con, em được anh Bầy trưởng dắt vào vingf Hội đồng để vinh dự nhận Tiếng Rống lớn của các Sói trong Bầy reo mừng và tiển đưa.

Xong, em được anh Bầy trưởng dắt đến giao cho anh Đoàn trưởng và Đội trưởng đứng đón ở chỗ khuất đó.

Công việc của Bầy trưởng đến với em Sói đến đây tạm xong, từ khi một em nhỏ mới nhập vào Bầy đến lúc lên Đoàn, đưa em bé vào Đại gia đình HƯỚNG ĐẠO.



--------------





Tài liệu sinh hoạt Hướng Đạo

Đạo Đăk Bla - Kon Tum



Năm 2014





Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 307.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương