Nghề Bầy Trưởng Bản Pháp Văn của Louis doliveux như Ban Trong số này



tải về 307.33 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu10.03.2018
Kích307.33 Kb.
#36424
  1   2
VERA O. BARCLAY

Nghề

Bầy Trưởng
Bản Pháp Văn

của Louis DOLIVEUX

Như Ban
Trong số này:

- Lập một Bầy mới

- Hoạt động liên tục

- Ba tháng thứ nhì

- Bằng chuyên môn

- Công việc Bầy

- Các buổi họp

- Thi Đàn

- Các cuộc săn

- Lễ Lên Đoàn


Đôi lời


Trong công việc dìu dắt thanh thiếu niên theo phương pháp Hướng đạo, Trưởng đóng một vai trò quan trọng. Hoạt động và tiến bộ của đơn vị đó một phần lớn nơi tài năng của Trưởng. Thiện chí rất cần, nhưng chưa đủ. Trưởng phải có một vốn kỹ thuật vững chắc, cần thấm nhuần phương pháp điều khiển để công việc mới có hiệu quả. Có thể có những người có sắn thiên tư, biết hướng dẫn thanh niên, nhưng nếu tự ý mình điều khiển, sẽ đưa thanh niên vào một đường lối khác với đường lối chung. Sức mạnh của phong trào Hướng đạo quốc tế, nhờ nơi những nguyên tắc, tôn chỉ, mục tiêu căn bản và ở một lối huấn luyện mà sắc thái địa phương chỉ giúp cho thêm vững chắc, chứ không thay đổi nguyên cốt.

Tôi mượn những lời trên của anh Trại Trưởng Việt Nam để mở đầu, có lẽ chúng ta cũng không nên thêm một lời nào vì vấn đề đã minh bạch. Và cuốn sách nhỏ này, dĩ nhiên không có những ý kiến riêng của cá nhân, vì là một bản dịch, chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ phù hợp với địa phương và chỉ lấy những điểm cần yếu.

Câu văn không được chải chuốt, nhưng có lẽ chúng ta đang chú trọng đến trọng tâm cuốn sách là tạo cho anh em một phương tiện để đi đến đích: Huấn luyện trẻ.

Mong rằng đây chỉ là bước đầu và chúng ta sẽ có những cuốn sách đầy đủ hơn.



Như Ban

Chương thứ nhất

LẬP MỘT BẦY SÓI

Mục đích - Bước đầu - Chọn Sói - Tiếp xúc với phụ huynh - Những buổi họp lúc đầu - Hành chánh.
Mục đích: Không một ai khi làm một việc gì mà không nhằm trước một mục đích và nghĩ đến kết quả và không có một động lực thúc đẩy. Bởi vậy khi người huynh trưởng muốn lập Bầy nghĩa là khi người ấy đã chọn một việc làm hướng đến lý tưởng, với lòng ao ước nhiệt thành nghĩ đến sự giáo dục các em.

Chăm nom đến trẻ nhỏ và biết hướng dẫn một cách có hiệu quả, tạo cho các em một ý tưởng sống hoạt động và thực hành những điều đã học hỏi. Phương pháp làm việc, trò chơi, tạo cho các em một tinh thần tự chủ, tập sự sống đoàn kết giữa các em. Phương pháp Sói con là một phương pháp giản dị, dễ áp dụng và nắm chắc được kết quả hơn hơn các phương pháp giáo dục khác, vì phần nhiều lối giáo dục của nhà trường, gia đình và các tổ chức đoàn thể, tôn giáo đôi khi quá chú trọng đến lý thuyết một cách máy móc, có khi đến khắc nghiệt. Kết quả của phương pháp Sói con được chứng tỏ bằng sự ham thích của trẻ con đủ mọi phương diện vì hấp dẫn.

Kinh nghiệm cho ta thấy rằng đã có nhiều phương pháp giáo dục không thu được kết quả. Trong khi Huân tước Baden Powell là người đã nắm được kết quả mong ước với lối giáo dục đặc biệt của ông.

Nói tóm lại, nếu muốn áp dụng đúng chương trình giáo dục Sói con, chúng ta phải loại những tư tưởng riêng của cá nhân ta, những phát minh riêng, để theo dõi đúng đường lối đã vạch sẵn do người Huynh trưởng già dặn của chúng ta đã viết trong cuốn “SÁCH SÓI CON” (Le Livre des Louveteaux) trong đó đã chỉ rõ ràng phương pháp cho chúng ta, hãy để hết sự tin cậy vào đó mà hành động. Như thế chúng ta chắc chắn sẽ thu được kết quả hoàn toàn. Dĩ nhiên ta cũng nên hiểu rằng rất có thể áp dụng thêm những điều hay do kinh nghiệm điều khiển đã gây cho ta, nhưng không phải là những kinh nghiệm sai lầm và chống đối với những điều đã nói rõ trong sách Sói con và phương pháp Hướng đạo. Vì rất có thể anh hay chị có rất nhiều ý kiến hay, nhưng chỉ có thể đem áp dụng trong một trường hợp khác, nhưng đó không phải là Hướng đạo. Hơn nữa, là Huynh trưởng, chúng ta không thể tự ý theo con đường riên của chúng ta đặt ra vì trước khi nhận làm Trưởng cho phong trào, chúng ta đã nguyện sẽ theo đúng con đường mà B.P đã vạch sẵn. Đó là một sự dĩ nhiên như những nét truyền thần, phải theo đúng những nét chính, vì con đường theo dõi ấy là do sự ham thích với lòng nhiệt thành, làm cho mình chú trọng đến.

Chúng ta không thể nói là sẽ làm được tất cả, nhưng chúng ta bao giờ cũng thừa sự cố gắng, đúng như chúng ta hằng mong ước làm trọn vẹn lời hứa “Tôi xin hứa lấy danh dự làm tròn phận sự đối với tâm linh, tín ngưỡng và quốc gia tôi, giúp đỡ mọi người bất cứ lúc nào và tuân theo Luật Hướng đạo”.

Nếu đó là điều mong ước của anh, anh không thất vọng vì lầm lạc đâu.



Bước đầu: Như đã nói trên, bởi chúng ta là Huynh trưởng Hướng đạo nên chúng ta phải theo dõi và thi hành đúng thể thức trong bước đầu khi lập một Bầy.

Việc đầu tiên là phải đọc qua cuốn “Sách Sói Con”, nguyện hoà mình vào thế giới trẻ con với một tâm hồn trẻ trung, quen sống với không khí Hướng đạo. Phải biết rõ tâm lý của trẻ con. Chức vụ của Bầy trưởng dòi hỏi sự kiên nhẫn, lòng hy sinh và có đủ những đức tính của một Huynh trưởng Hướng đạo. Tìm đủ tài liệu cần thiết để lập Bầy.

Liền đó, anh phải vạch liền một chương trình hành động, có qui củ, mạch lạc hầu tránh những trở ngại về sau. Tổ chức ngay những buổi họp giữa các Huynh trưởng tương lai của Bầy để bàn định những công việc làm. Từ sổ sách, giấy tờ về hành chính, tiếp xúc với phụ huynh các em v.v...

Một điều quan trọng là tìm một địa điểm thuận tiện để họp. Trù liệu gây ngân quỹ cho Bầy, trước hết chỉ cần mua những thứ thật cần dùng lúc đầu.

Liên lạc với anh Uỷ viên Ngành hay Uỷ viên Đạo trưởng, cùng theo đúng thể thức hành chính khi lập một đơn vị, sau khi anh làm xong các thể thức, anh sẽ bắt đầu săn với các em.

Chọn Sói: Cũng ngay từ lúc đầu, phải biết cách chọn lựa các em, nên dự trên những điều kiện liên lạc thuận tiện, như nên tìm những em cùng xóm, chung học một trường và những em nào tự tìm đến với Bầy.

Những em đầu sẽ là nòng cốt của Bầy sau này, nên phải lựa chọn kỹ càng. Phương diện dễ dàng để tìm các em là nên liên lạc với những người năng tiếp xúc với trẻ nhất, như các vị giáo viên v.v...

Hay đến những nơi nào trường có các em tụ tập chơi đùa, tiếp xúc với các em để hiểu tính tình những em mà anh định nhận vào Bầy, cắt nghĩa cho các em hiểu thế nào là Sói con, kể những câu chuyện hấp dẫn để gây cảm tình, cùng chơi với các em, đó là phương sách các anh nên theo. Có thể ghi tên những em thích vào Bầy anh ngay tại chỗ và chỉ nên nhận những em nào tỏ ra đáng được nhận vào Bầy. Nên hỏi qua ý kiến những người đỡ đầu và những người gần các em nhất.

Thường chỉ nên nhận những em từ khoảng 9 đến 10 tuổi, vì những em 11 tuổi già dặn quá, khó thành Sói ngoan và những em dưới 9 tuổi lại quá non nớt, không thể thành những Sói nòng cốt cho Bầy, trong khi đang cần những em dễ đào tạo



Tiếp xúc với phụ huynh: Khi anh đã tìm ra số 12 em để đủ 2 đàn, việc đầu tiên là phải tiếp xúc ngay với các phụ huynh của các em để giải thích mục đích và phương pháp Sói con cho họ hiểu. Nếu các anh không đủ thì giờ hay phương tiện thì cũng có thể giao thiệp bằng thư, trình bày rõ ràng mục đích, chương trình và sự hoạt động của Bầy anh và chính họ sẽ đem con em đến tận nơi họp để giao cho Bầy.

Điều cấp nhất là làm thế nào để giải thích cho họ hiểu rằng họ cũng có bổn phận cộng tác mật thiết với Bầy trưởng để giáo dục con em và trách nhiệm của người Bầy trưởng không phải là có bổn phận chăm sóc con em họ như một người làm việc lấy công, mà phải làm cho họ hiểu rằng anh làm việc ấy là do lý tưởng của anh và bổn phận đối với phong trào của anh đeo đuổi.

Giữa gia đình và Bầy là một sự cộng tác, để phụ huynh có thể biết sự hoạt động của con em họ ở Bầy và ngược lại để Bầy trưởng có thể hiểu đời sống của Sói tại gia đình, như thế mới có thể theo dõi từng em một để hướng dẫn.

Buổi họp mở đầu: Anh hãy tìm gặp các em (những nơi đông trẻ, như ở trường học chẳng hạn) và cho các em hiểu rõ về Sói con, những cái hay, nét đẹp của đời Sói con để gây cho các em một ấn tượng đẹp của cuộc đời các em sắp theo đuổi. Muốn đạt được kết quả ấy, anh hãy kể lại những câu chuyện thuật rõ trong phần I Sách Sói con, như chuyện Mâu Li, trẻ Zoulou, những nhà hiệp sĩ thời xưa, và đồng thời anh cũng nên nhắc đến những điểm chính của chương trình Sói con như trò chơi, những ngày săn, những buổi họp trong khung cảnh đẹp của thiên nhiên và cũng chớ quên phần kỷ luật, tin tưởng và trung thành với lời Hứa, nhưng anh chưa nên nói rõ lời hứa có những gì khi em ấy chưa chính thức là Sói trong Bầy. Buổi họp đầu rất có thể là là một dịp để khuyến khích lòng nhiệt thành của các em.

Bây giờ anh có thể đi ngay vào chương trình hoạt động. Anh đã có được 12 em và hy vọng 12 em này sẽ là những Sói con vĩnh viễn của Bầy. Hãy áp dụng những cái hay của phương pháp Sói con, không phải là chỉ lý thuyết suông mà phải làm việc thật sự để đào tạo các em thành Sói ngoan.

Giảng cho các em biết thế nào là sự hợp quần trong phong trào, lòng thương yêu, sự giúp đỡ lẫn nhau. Đối với Sói con, cách nói phải làm thế nào thật hấp dẫn, cố tránh sự thuyết lý khô khan như một bài học đức dục ở nhà trường hoặc như đọc một bài diễn từ khô khan để rồi các em không thể thu thập được một tý gì, nếu không nói là chán nản.

Về 2 Điều Luật của Sói con, muốn cho các em chóng hiểu, anh có thể tập cho các em trong cách thực hành ở các tò chơi. Ví dụ anh đang cho các em chơi đùa náo nhiệt, bỗng anh ra dấu hiệu phải ngưng ngay sự ồn ào, xem các em có chịu vâng lời ngay không. Đấy là Sói con vâng lời Sói già. Đến Điều thư hai, bắt em làm một việc gì hơi quá sức em và nói cho các em biết rằng Sói con còn phải làm nhiều việc khó hơn thế nữa, phải trân trọng, hứa gắng sức để “Sói con không nghe mình”

Đến lời Hứa, phải có một sự gì nghiêm trang cao trọng chứ không phải là một lối nghiêm trang giả tạo. Một điều mà các em ao ước sẽ gắng sức tự nguyện tuân theo chứ không phải là một sự ép buộc, vì lời Hứa đó phát ra tự thâm tâm em chứ không phải anh Tưởng ra lệnh. Như một đức tin mạnh mẽ của tôn giáo, Sói con bao giờ cũng phải vui vẻ, tin tưởng, trung thành với Thượng đế và Tổ quốc, Luật Sói.

Sói con nghĩ đến người khác trước. Câu cách ngôn này nhắc nhở cho Sói con luôn nghĩ đến việc gì để giúp người khác, nghĩ đến điều thiện, vì khi em làm được một việc thiện thì chính trong lòng em vui thích, tâm hồn thơ thới. Anh hãy bẻo cho các em kể lại một vài việc thiện mà các em đã làm được hoặc những việc em có thể làm được.

Có gì vui hơn khi các em có thêm được nhiều anh em thân thiêt cùng chung vui buồn, chung một đoàn thể. vì vậy anh bày cho các em biết nhận xét và làm quen với những Sói khác, tập chào các anh em theo lối Sói con, đưa 2 ngón tay lên để nhớ 2 điều Luật, bắt tay trái nhau để biểu lộ tấm lòng thương yêu, vì tay trái là phía của trái tim, lối chào hỏi này chỉ dùng đối với các anh em trong phong trào Hướng đạo, lối chào hỏi này có một ý nghĩa đặc biệt, đừng làm mất tính cách đẹp đẽ và trang nghiêm của nó.

Như thế, các em đã biết được những việc phải làm của bổn phận một Sói con. Cho các em biết rằng cũng có khi các em gặp khó khăn, chán nản, nhưng em đã biết nghe lời Sói già chứ không nghe mình như xưa nữa.

Sau khi đã làm những việc trên, anh có thể hỏi từng em một xem có muốn trở thành Sói con và có thể hứa gắng sức mãi, nhận các em vào Bầy sau khi đã cho các em ấy biết thể thức xin nhập Bầy, sắm y phục Sói con.

Đấy là những điểm đại cương của những buổi họp đầu mà anh Bầy trưởng phải biết, những điều cần thiết để gây cho các em ý thức về Sói con. Anh nên nhớ rằng không phải chính anh sẽ gò bó và nhồi sọ các em thành những Sói con mà phải để cho các em nhận thấy một cách giản dị, rõ ràng, ý nghĩa của Sói con, và nhờ sự nhìn thấy ấy tự các em có thể theo để bước một bước đầu.



Phần Hành chính: Nếu anh hay chị muốn Bầy mới lập là một phần tử chính thức của Hội, nghĩa là Bầy anh được phép thành lập và công nhận, anh phải nghĩ đến phần hành chính ngay, điều này anh có thể liên lạc với anh Uỷ viên hành chính của Đạo hoặc anh Uỷ viên Đạo trưởng để xin các mẫu giấy tờ và chi tiết hành chính.

Khi phần hành chính đã hợp lệ, cấp Đạo sẽ chuyển theo hệ thống đến Tổng Hội. Nếu đủ điều kiện thì anh sẽ được cấp giấy phép để hoạt động. Tuy đã được phép nhưng tạm thời anh vẫn chưa được chính thức công nhận, mà chỉ là thừa nhận tạm, sau đó 3 tháng anh có thể xin thừa nhận chính thức.

Khi anh được giấy phép mở Bầy tức là anh đã chính thức nhận lấy trách nhiệm nặng nề về sự sinh hoạt của Bầy, của Sói. Ngay từ bây giờ, anh đã có thể cùng các em săn mồi.
Chương thứ hai

HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC

Tập sự (ếch) - chương trình Giò Non chọn Đầu đàn - chuyên môn và trò chơi trong 3 tháng đầu - mở mắt

Tập sự (ếch): Phần này không thấy nói rõ trong sách Sói con, chương trình cho một em mới nhập Bầy, đó là chương trình ếch như MâuLi. Khi mới nhập rừng, chưa quen với lối sống của Sói, em còn phải sống một thời kỳ cho quen với không khí Bầy. Bởi vậy, chưa có thể coi em là một Sói con chính thức mà chỉ ở giai đoạn thử thách, thời gian này đừng nên sớm quá mà cũng không nên kéo dài quá lâu, nếu có thể được, trong 4 tuần lễ là vừa. Các em sẽ cố gắng học hỏi để bước qua chương trình Giò Non. Trong thời gian này, nếu em tỏ ra cố gắng, chuyên cần thì Bầy sẽ chính thức nhận em vào làm một Sói con của đại gia đình Hướng đạo, em xứng đáng được Hứa.

Muốn được vậy, em phải gắng sức đi họp chuyên cần, tỏ ra ham muốn sống đời sống Sói con, có thể ở lâu dài trong Bầy. Nếu không thể được như thế, tốt hơn là anh hãy cho em ấy nghỉ ngay, vì nếu anh cứ tiếp tục để vậy thì càng thêm có hại cho Bầy.

Cũng như bất cứ một đoàn thể nào, kỷ luật phải được tôn trọng. Kỷ luật là một phương pháp khiến mọi người theo lẽ phải, nhất là trong một đoàn thể. Bởi vậy, ngay từ buổi họp đầu, anh phải áp dụng kỷ luật một cách chặt chẽ, có thể có những em thấy khó chịu vì kỷ luật bó buộc lúc đầu, nhưng anh cũng đừng ngại, vì các em sẽ quen dần với lề lối ấy. Đối với những em ngỗ nghịch, không chịu tuân theo lề luật, và không hoán cải được, thì anh cũng không ngần ngại gì loại từ những gương xấu ấy ra khỏi Bầy, nhưng anh cũng nên biết làm ngơ đối với những em hay có tính hờn mát, tự ái, nên giúp đỡ các em ấy.

Trẻ con thường có tính ích kỷ và vô kỷ luật, nên anh phải rất thận trọng và tế nhị. Việc thiện khiến cho em nghĩ đến người khác nhiều hơn, anh có thể lợi dụng những đức tính sẵn có của các em để làm nẩy nở thêm.

Những câu chuyện đầu tiên của anh nói với các em, không cần là những câu chuyện hồi họp, lạ lùng mà chỉ cần kể những câu chuyện thuộc về Sói con, chuyện rừng ...

Bầy anh có đứng vững được lâu dài hay không, sự ấy cũng tuỳ ở những bước đầu này, và các em có thể sông trọn đời Sói con không cũng do ở đó.



Chương trình Giò Non: Cũng như Sói trong rừng, khi em nhỏ đủ sức thì Bầy sẽ nhận vào cùng săn, cùng chia mồi, sau một thời gian tập sự ở chương trình ếch, em nhỏ đã học được vài điều cần thiết của một Sói Giò Non thì em ấy sẽ được chính thức nhận vào hàng anh em và được tuyên lời Hứa.

Muốn được nhận vào làm một Sói con chính thức, các em chỉ cần biết và làm được những điều sau đây:

1. Ít ra dự 4 buổi họp và gắng sức ở Bầy.

2. Hiểu thế nào là Sói con, biết chuyện MâuLi.

3. Thuộc lòng và hiểu:

- Luật của Bầy.

- Châm ngôn của Sói.

- Cách ngôn rừng.

- Lời hứa Sói con.

4. Biết làm Tiếng Rống lớn

5. Biết làm dấu hiệu và cách chào của Sói con.

6. Có thể viết ngay ngắn tên và chỗ mình ở.

7. Biết tự thắt nút khăn quàng và buộc giày bằng nút hoa.

Vì nó giản dị như thê nên phải biết và hiểu một cách tinh tường. Anh hãy nhớ, rằng những em Sói đầu tiên ấy sau này sẽ trở thành những huấn luyện viên rất đắc lực cho Bầy. Và tinh thần của Bầy cũng tuỳ theo tinh thần của 12 em này.

Luật Bầy và Lời Hứa sẽ là một sự giải nghĩa giản dị nhất của buổi họp đầu. Phải cho các em hiểu một cách thật rõ ràng, thấu đáo khiến các em phải ghi vào lòng. Muốn được thế, nếu có thể đem áp dụng trong các điệu múa, trò chơi, các câu chuyện, vì phương pháp giáo dục của Hướng đạo là lấy trò chơi làm phương tiện. tập cho các em tự lo kiểm soát lấy mình.

Tập cho các em cách chào, cách trình diện, và những thể thức tập họp.



LUẬT RỪNG

- Sói con nghe Sói già.

- Sói con không nghe mình.

CHÂM NGÔN

“Gắng sức”



CÁCH NGÔN RỪNG

- Sói con nghĩ đến người khác trước.

- Sói con mở mắt và vểnh tai.

- Sói con sạch sẽ.

- Sói con thật thà.

- Sói con vui vẻ.



LỜI HỨA

- Em hứa gắng sức:

“Trung thành với Tổ quốc, hiếu thảo với cha mẹ, tuân theo Luật Sói con, và mối ngày làm vui lòng một người”.

Tiếng Rống lớn: Mới lập Bầy dễ bị sơ suất và vì thế nên dễ bị lúng túng nên thường Tiếng Rống lớn không được hoàn bị. Phải lập ngay lúc đầu cho các em một cách kỹ lưỡng và thuần thục để sau khỏi bị vấp váp. Điều ấy rất quan hệ là cho các em biết chú trọng một cách nghiêm trang, và đồng thời cũng là một dụng ý làm cho các em nhớ Luật Sói con. Tiếng Rống lớn là một nghi lễ để tiếp đón Sói già Akela, hoặc là một Sói già khác. Điều cần nhất là các em phải hiểu rành lẽ. Chính ở đó các em sẽ biểu lộ rỏ ràng tình cảm và sự tôn kính của các em đối với Sói già Akela. Những tiếng kêu phải chậm, nhấn mạnh, rõ ràng. Đầu đàn được vinh hạnh điều khiển, phải xướng lệnh trước “Akela chúng em hết lòng cùng gắng sức” - “Các anh, gắng sức, gắng sức” - và tiếng trả lời của các Sói “Vâng, gắng sức, gắng sức”. Cần phải nhấn mạnh một cách hùng hồn, vang dội. Chúng ta không thể cho rằng một Bầy đã vững và khá khi Tiếng Rống lớn cử hành chưa được hoàn bị. Có thể điều này đòi hỏi ở các Sói một sự chú trọng và gắng sức rất nhiều. Nói tóm lại Tiếng Rống lớn từ buổi đầu không được tập kỹ càng vàthi hành đúng thì về sau rất khó lòng sửa đổi lại cho đúng được. Cũng như mọi sự khác đều có ảnh hưởng từ buổi đầu.

Trong những tuần đầu, phải cho các em chơi thật nhiều, học cách chơi, tập cách chơi, những trò chơi cần phải hợp với các em. Phải có nhiều trò chơi mới cho các em, và anh cần nhớ phải biết cách chơi cho hợp. Những trò chơi mới mà chơi không đúng cách cũng mất thú vị, trò chơi cũ cũng không nên cho chơi mãi, sợ hoá nhàm đi. Về sau, nếu các em cũ đã biết qua các trò chơi, thì những em mới có thể chơi một cách dễ dàng hơn. Lúc đầu trong chương trình các buổi họp nên cho chơi nhiều hơn, khoan nghĩ đến sự vào học các chương trình chuyên môn gấp. Vả lại, trò chơi cho các em rất nhiều đức tính và có thể cải tạo tính tình các em một cách có hiệu quả. Anh sẽ dễ dàng nhận xét tính tình và khả năng của từng em một và cũng giúp anh tìm thấy rõ những điểm cần thiết trong công việc lựa chọn các Đầu Đàn sau này.



Chọn Đầu Đàn: Sau 1 tháng tập sự, và trước khi làm lễ ra mắt của Bầy, một sự cần phải giải quyết là chọn Đầu Đàn, Thứ Đàn và chia Đàn. Đầu Đàn phải do Bầy trưởng chọn, cần có 3 điểm chính đáng chú trọng:

- Biết theo đúng quy tắc Sói con.

- Trình độ khả năng tuổi.

- Và vấn đề uy tín.

Ngoài ra về đức hạnh, hành động thường ngày cũng đáng chú ý. Cần nhất là phải có trí thông minh, có khả năng và tấm lòng nhiệt thành đối với lý tưởng Sói con.

Những điểm ấy anh sẽ thấy rõ ràng trong những cuộc chơi của mấy tuần đầu, trong ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của các em. Thường những em xuất sắc sẽ nổi bật trong số các em trong Bầy. Đó là lúc người Bầy trưởng tìm thấy và chọn Đầu Đàn. Sau khi anh đã chọn được Đầu Đàn, các anh nên thảo luận với các em ngay, chỉ dẫn cho các em cách thức, bổn phận của một Đầu Đàn, những hành động và trách nhiệm của các em. Đến phần chọn Thứ Đàn, các anh nên cho các em Đầu Đàn biết những quy tắc, điều kiện phải có của một Thứ Đàn và hãy để cho các Đầu Đàn tự chọn lấy theo ý các em. Điều cần nhất là các anh nên cho các em biết Đầu và Thứ Đàn cần phải tâm đầu ý hợp, như thế về sau Đàn của các em có thể vui và tiến hơn.

Về vấn đề chia, khi anh đã lựa chọn được Đầu Đàn, anh có thể để cho các em tự lựa lấy những em còn lại để chia Đàn sau khi anh nói cho các em cách chia cho hợp lý và thuận tiện, những em ở gần và cùng xóm nên là một Đàn với nhau.

Bây giờ, 2 Đàn đã thành hình, và đã có thể hoạt động từ đó về sau các em họp nhau lại để học hỏi, chơi theo chương trình của Bầy và mỗi Đầu Đàn chịu trách nhiệm cho Đàn mình, dưới sự săn sóc của các Sói già.



Lễ tuyên lời Hứa: Tất nhiên là phải thật nghiêm trang, giành riêng vinh dự cho những em đã đủ tư cách và cố gắng. Trước buổi lễ bắt đầu, anh Bầy trưởng cần phải nhắc lại những điều cần yếu, các em phải tỏ ra cố gắng để có thể làm gương mẫu cho những em chung quanh, phải tỏ ra là những em Sói ngoan ngoãn, biết vâng lời bề trên. Em đã tỏ ra xứng đáng và được nhận là một Sói con chính thức của Hội và lần đầu tiên, em được mang những huy hiệu của Hội. Bởi vậy, nên y phục của các em thật phải đứng đắn. Nói về điểm này, tưởng cũng nên nhắc cho các anh chú trọng đến, vì các Sói sẽ trông vào anh mà bắt chước, nên y phục anh không chỉnh tề thì đừng mong các em vâng lời anh, vì chính các anh đã làm gương không hay cho các em.

CHUYÊN MÔN VÀ TRÒ CHƠI TRONG BA THÁNG ĐẦU

Hội họp: (xem lời dặn cho Bầy Trưởng trong Sách Sói con trang 230)

Bây giờ anh hãy nghĩ đến việc soạn thảo một chương trình hoạt động 3 tháng liên tục (nếu cần trong thời gian ấy, cho các em ở chương trình Giò non theo chương trình 1 sao - mở một mắt). Không thể nào anh theo dõi các em một cách chu đáo trong sự chuyên môn, nên các anh có thể giao một phần trách nhiệm huấn luyện cho các Đầu Đàn phải phụ trách lấy Đàn của mình, cố nhiên các Bầy Trưởng cũng phải để ý trông nom vào sự hướng dẫn ấy, và vì thế, anh nên lưu ý đến các Đầu Đàn hơn. Các Đầu Đàn phải cố gằng nhiều, nhưng em sẽ thu thập được nhiều kinh nghiệm, và các Sói cũng thu thập được nhiều kết quả trong sự học hỏi.

Các Đầu Đàn, Thứ Đàn và mỗi Sói đều phải có một cách săn nào em để luôn luôn thấy những điểm căn bản của chương trình Sói con, giúp cho các em đầy đủ tài liệu và dễ dàng trong sự điều khiển và học hỏi.

Anh phải nhớ, trước mỗi buổi họp, anh phải để ý nhận xét tất cả mọi chi tiết, hợp với chương trình buổi họp, lập một chương trình đầy đủ trước khi họp. Phải thật chu đáo và chương trình cần phải có một sự liên tục, điều tối kỵ là có một chương trình rời rạc, như thế, buổi họp sẽ mất hết hứng thú, gây nên những khoảng trống, đứt đoạn nửa chừng. Người Bầy Trưởng không thể tự hỏi mình “Bây giờ ta sẽ làm gì?” Trong buổi họp, mà tất cả phải đều sẵn sàng để buổi họp được kết quả.

Không bao giờ nên làm chương trình bằng trí nhớ hay gặp đâu hay đó, mà phải làm bằng giấy tờ những bảng chương trình hoạt động phải để một chỗ nếu có Bầy Quán thì dán vào chỗ chương trình hoạt động, hoặc không, cũng phải được xếp vào một hồ sơ riêng biệt. Theo nguyên tắc, chương trình phải làm thật rõ ràng, định giờ khắc cho đúng, phải cố theo cho đúng chương trình đã vạch. Và chương trình là một sự hoà hợp đầy đủ các chỉ tiêu của chương trình Sói con.

Anh cần phải tự làm một chương trình cho Bầy anh, chứ đừng ỷ lại và bắt chước chương trình của một người khác, vì người ta có thể theo chương trình của chính mình vạch ra một cách nhiệt thành và đứng đắn hơn là theo dõi một người khác.

Chương trình cần phải thay đổi luôn để cho sự hoạt động được vui vẻ và hấp dẫn. Một bài lý thuyết dài dòng, một trò chơi lâu dứt, sẽ không thâu được kết quả như ý muốn mà trái lại cong nhiều tai hại gây nên sự uể oải, chán nản. Các em có thể ngồi nghe anh kể một câu chuyện thích thú, hấp dẫn một cách say mê không chán chứ không thể ngồi nghe một bài đức dục, tốt cuộc thảo luận khô khan, quá một khắc đồng hồ.

Khung cảnh rừng, là một khung cảnh tự nhiên, thiên nhiên, có không khí phóng khoáng, có sự tự do và vui vẻ, có những nét tưới sáng, chứ không có một không khí quá ràng buộc khắt khe như ở nhà trường. Muốn tạo một khung cảnh rừng, anh cần phải dung hoà những cái cần thiết.

Trò chơi làm bài học chứ không phải lấy bài học làm trò chơi, vì Sói con phải làm việc một cách thiết thực, làm đến nơi đến chốn, chứ không phải cái gì cũng để dở dang. Và trò chơi, đừng cho rằng chỉ đứng trên phương diện giải trí mà chính là những bài học rất thiết thực và kết quả. Nên cho chơi những trò chơi có tính cách chuyên môn, nhưng phải làm thế nào để cho các em chơi với một sự ham thích, mỗi chương trình chơi một khác. Tinh thần trong trò chơi không làm trở ngại trí hiểu biết và sự phát huy khả năng mà chính là để phát triển khả năng của các em.

Mỗi buổi họp không được quá 90 phút (1g30) vì nếu để nhiều hơn sẽ mất hết những kết quả của nó. Chính vì sự mệt nhọc gây nên sự uể oải, kém vui. Và làm cho các em có cảm tưởng biến thành một buổi họp bằng buổi họp ép buộc.

Chính vì sự họp ít thì giờ ấy sẽ gây cho các em một sự thích thú và thích đi họp, trông cho đến buổi họp.

Có thể ví dụ một món ăn rất quý mà ăn quá nhiều sẽ mất ngon mà rất có thể biến thành một món ăn khó tiêu và hết cả thích thú của lúc đầu. Thì giờ họp phải tuỳ theo phương tiện của các em, phải họp những lúc trời mát mẻ như thật sớm hay chiều. Thì giờ phải hợp với các em để tránh sự đi trễ, chính là một lý do để cho các em bỏ cuộc.

Những buổi họp về ban đêm không được kéo dài quá khuya, vì như thế sẽ có nhiều điều bất tiện, nhất là giấc ngủ của các em không được xâm phạm đến, giấc ngủ của các em là nguồn sức khoẻ và sự vui tươi.

Những buổi họp không nên có nhiều quá, không phải ngày nào và lúc nào cũng họp mới gọi là đúng. Hay hơn hết là mỗi tuần lễ chỉ nên cho họp 1 lần vào những ngày nghỉ học. Nếu họp nhiều, lòng hăng hái của các em sẽ kém dần vì cái gì mà quá nhiều cũng sinh chán.

Trong các buổi họp phải đi và họp cho đúng giờ, không quá sớm mà cũng không trễ. Anh Bầy Trưởng là người làm gương mẫu trước tiên và đừng để cho các em đi lang thang ở ngoài đường, hay chờ đợi anh đến trễ, hoặc bận việc không đến mà không báo trước.


Каталог: sites -> default -> files
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”

tải về 307.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương